Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1)

Mức độ kinh nghiệm

1) Sơ cấp

Nhân viên cán bộ ở mức độ sơ đẳng nhất trực tiếp đƣợc giám sát chặt chẽ, nhƣng

họ sẽ đƣợc làm những công việc đúng chuyên môn và đây là cấp độ tối thiểu. Những

cán bộ ở mức độ sơ đẳng có những kỹ năng, khả năng cơ bản để tìm ra những thông

tin để mở rộng, thúc đẩy những thông tin đó. Thƣờng thì phải mất khoảng hai năm để

thực hiện các công việc đẳng cấp này.

2) Trung cấp

Những cán bộ có trình độ trung cấp hầu hết làm việc độc lập, yêu cầu trực tiếp một

số các hoạt động. Những ngƣời bắt đầu ở mức độ trung cấp có 2 đến 4 năm kinh

nghiệm. Thời gian trung bình ở cấp độ này từ 2 đến 5 năm.

3) Cao cấp

Các cán bộ ở mức độ này có một trình độ nhất định về công việc và kinh nghiệm

kỹ thuật đào tạo, huấn luyện ngƣời khác. Những nhân viên này giám sát ngƣời khác,

phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp của các dự án, họ thƣờng xuyên có điều kiện tiên

quyết để lãnh đạo. Những cán bộ có từ 5 đến 7 năm kinh nghiệm và có ít nhất là 3 năm

để học các kỹ năng. Rất nhiều ngƣời đã kết thúc sự nghiệp học vấn của họ ở cấp độ

này và lƣu lại một vài năm nữa để hoàn thành dự án, trở thành chuyên gia cả về công

nghệ và ứng dụng.

4) Lãnh đạo

Những nhà lãnh đạo làm việc một mình. Họ kiêm tất cả các nhiệm vụ giám sát.

Một ngƣời lãnh đạo thƣờng đƣợc gọi là những chuyên gia phụ trách các dự án. Những

chuyên gia này có kinh nghiệm, kỹ năng cả ở trình độ đại học và có mong muốn đƣợc

quản lý các vị trí.

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 137 trang duykhanh 9040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1)

Giáo trình Công nghệ phần mềm (Phần 1)
cần thiết cho dự 
 án 
 6. Nghiên cứu tính khả thi của các dự án 
 7. Hỗ trợ các vấn đề liên quan đến khảo sát và phân tích 
 8. Báo cáo và tổng hợp kết quả khảo sát và phân tích 
 9. Lập và lƣu trữ các hồ sơ liên quan đến khảo sát và phân tích 
 10. Thu thập và kiểm soát các dữ liệu liên quan đến các hoạt động khảo sát và 
 phân tích 
 11. Tính toán và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến các hoạt động khảo sát và 
 phân tích 
4.5. Tƣ liệu hóa yêu cầu phần mềm 
 Các yêu cầu hệ thống đƣợc trình bày trong tài liệu các yêu cầu phần mềm cho biết 
những thứ cán bộ phát triển hệ thống cần biết. Tài liệu này bao gồm các định nghĩa về 
yêu cầu và các đặc tả về các yêu cầu. Trong một số trƣờng hợp, chúng không đƣợc 
trình bày riêng biệt mà đƣợc tích hợp làm một. Đôi khi, định nghĩa yêu cầu đƣợc trình 
bày nhƣ là một giới thiệu tới đặc tả yêu cầu. Cách tiếp cận hiệu quả nhất là trình bày 
các đặc tả chi tiết nhƣ là phụ lục của yêu cầu. 
 Tài liệu yêu cầu phần mềm không phải tài liệu đặc tả. Nó cần phải mô tả cái hệ 
thống cần phải làm chứ không phải làm thế nào. Tài liệu này cần dễ dàng đƣợc đặc tả 
và ánh xạ sang các phần tƣơng ứng của thiết kế hệ thống. Nếu các dịch vụ, ràng buộc 
và các đặc tả thuộc tính trong tài liệu yêu cầu phần mềm đƣợc thỏa mãn bởi thiết kế thì 
thiết kế này đƣợc coi là giải pháp thích hợp với vấn đề. 
Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 115 
Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 Về nguyên tắc, các yêu cầu cần đƣợc hoàn chỉnh và chắc chắn. Mọi chức năng hệ 
thống cần đƣợc đặc tả và các yêu cầu không đƣợc mâu thuẫn. Tuy nhiên các thiếu sót 
là không thể tránh khỏi, do vậy tài liệu nên đƣợc cấu trúc dễ cho việc thay đổi. Nội 
dung nên đƣợc chia thành các chƣơng. Sáu yêu cầu cần đƣợc thỏa mãn là: 
 - Mô tả các hành vi hệ thống bên ngoài 
 - Mô tả các ràng buộc về thực hiện 
 - Phải dễ thay đổi 
 - Phải là công cụ tham chiếu cho ngƣời bảo trì hệ thống 
 - Ghi đƣợc vòng đời của hệ thống 
 - Biểu thị đƣợc các đáp ứng chấp nhận đƣợc với các sự kiện không dự kiến 
 Cấu trúc chung của tài liệu yêu cầu phần mềm gồm các phần nhƣ sau: 
 - Giới thiệu: mô tả sự cần thiết của hệ thống. Nó cần sự mô tả sơ lƣợc các chức 
năng của mình và giải thích cách làm việc với các hệ thống khác. Nó cũng cần mô tả 
làm thế nào hệ thống đáp ứng đƣợc toàn bộ các mục tiêu chiến lƣợc và nghiệp vụ. 
 - Thuật ngữ: nó cần định nghĩa các khái niệm kỹ thuật đƣợc sử dụng trong tài liệu 
này. Không đƣợc giả định ngƣời đọc đã có kinh nghiệm. 
 - Mô hình hệ thống: phần này lập một hoặc nhiều mô hình hệ thống cho biết các 
quan hệ giữa các cấu thành hệ thống với hệ thống và môi trƣờng của nó. Nó cần bao 
gồm các mô hình đối tƣợng, mô hình luồng dữ liệu và ngữ nghĩa dữ liệu. 
 - Định nghĩa yêu cầu chức năng: các dịch vụ cung cấp cho ngƣời dùng cần đƣợc 
mô tả trong mục này. Mô tả có thể dùng ngôn ngữ tự nhiên, sơ đồ hoặc các dạng ghi 
chép khác cho phép khách hàng có thể hiểu đƣợc. Các dịch vụ cung cấp cho 
ngƣời dùng cần đƣợc mô tả trong mục này. Mô tả có thể dùng ngôn ngữ tự nhiên, sơ 
đồ hoặc các dạng ghi chép khác cho phép khách hàng có thể hiểu đƣợc. 
 - Định nghĩa yêu cầu phi chức năng: các ràng buộc về phần mềm và các hạn chế 
đối với thiết kế cần phải đƣợc mô tả trong phần này. Nó có thể bao gồm các chi tiết 
của biểu diễn dữ liệu, thời gian đáp ứng và yêu cầu bộ nhớ,...Các tiêu chuẩn về sản 
phẩm và quy trình cần tuân thủ cũng đƣợc mô tả. 
 - Tiến triển hệ thống: phần này mô tả các giả thiết căn bản làm cơ sở cho hệ thống 
và dự đoán các thay đổi về phát triển phần cứng, yêu cầu ngƣời dùng 
 - Đặc tả yêu cầu: mô tả các yêu cầu cơ bản chi tiết hơn. Nếu cần các chi tiết hơn có 
thể đƣợc thêm vào các yêu cầu phi chức năng, ví dụ giao diện với các hệ thống có thể 
đƣợc định nghĩa. 
 - Phần cứng: nếu hệ thống đƣợc phát triển trên một phần cứng đặc biệt, phần cứng 
này và giao diện cần đƣợc mô tả. Nếu phần cứng bán sẵn đƣợc sử dụng, các cấu hình 
cực tiểu và cực đại phải đƣợc mô tả. 
116 Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 
 Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 - Yêu cầu dữ liệu: tổ chức logic của dữ liệu đƣợc sử dụng bởi hệ thống và các quan 
hệ giữa chúng đƣợc mô tả, có thể dùng sơ đồ thực thể liên kết. 
 - Chỉ mục có thể đƣợc cung cấp. Ví dụ chỉ mục theo chữ cái, chỉ mục theo chƣơng, 
theo chức năng.... 
 Do hệ thống đƣợc vận hành trong thời gian dài, nên môi trƣờng hệ thống và mục 
đích nghiệp vụ có thể thay đổi. Khi đó tài liệu yêu cầu cũng cần phải thay đổi. Với 
mục đích tiến triển, tài liệu yêu cầu thƣờng đƣợc chia theo hai phân loại: 
 - Các yêu cầu ổn định: đƣợc suy dẫn từ các hoạt động cốt lõi của tổ chức tƣơng đối 
liên quan trực tiếp tới miền hệ thống. 
 - Các yêu cầu bất thƣờng: các yêu cầu có thể thay đổi khi phát triển hệ thống sau 
này nhƣ: các yêu cầu xuất hiện nhƣ là sự hiểu biết của khách hàng về sự phát triển của 
hệ thống trong quá trình xây dựng hệ thống, các yêu cầu đƣợc sinh ra do sự xuất hiện 
của việc tin học hóa làm thay đổi các quy trình nghiệp vụ. 
Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 117 
Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƢƠNG 4 
 1. Nêu các loại thông tin cần thiết liên quan đến yêu cầu phần mềm. Hãy xác định 
các loại thông tin cần thiết cho hệ thống: Quản lý điểm, Quản lý tuyển sinh, Quản lý 
lƣợng, Quản lý sinh viên, Quản lý thƣ viện, Quản lý mua bán hàng. 
 2. Nêu các yêu cầu của hệ thống phần mềm. 
 3. Nêu khái niệm yêu cầu chức năng. Phân loại các yêu cầu chức năng. Phân biệt 
sự khác nhau giữa yêu cầu hệ thống và yêu cầu của ngƣời sử dụng. 
 4. Nêu khái niệm yêu cầu phi chức năng. Phân loại các yêu cầu phi chức năng. Yêu 
cầu của ngƣời sử dụng là yêu cầu chức năng hay yêu cầu phi chức năng hay cả hai. 
 5. Nêu quy trình xác định yêu cầu. Nêu các nhiệm vụ chính của mỗi giai đoạn 
trong quy trình xác định yêu cầu. 
 6. Nêu các đối tƣợng thực hiện việc xác định yêu cầu. Nêu các bƣớc xác định yêu 
cầu. 
 7. Nêu các hiện trạng cần xác định khi khảo sát hiện trạng. 
 8. Nêu các bƣớc xác định: 
 - Yêu cầu chức năng nghiệp vụ 
 - Yêu cầu chức năng hệ thống 
 - Yêu cầu phi chức năng 
 9. Nêu các công việc của cán bộ phân tích. 
 10. Nêu các phẩm chất của cán bộ phân tích. 
 11. Đặc tính dữ liệu là gì? Mục đích của việc tìm hiểu đặc tính dữ liệu. 
 12. Nêu các kỹ thuật thu thập dữ liệu. 
 13. Nêu mục đích và các nguyên lý của giai đoạn phân tích yêu cầu. 
 14. Nêu các phƣơng pháp phân tích yêu cầu. Nêu các mô hình của phƣơng pháp 
phân tích có cấu trúc . 
 15. Nêu các ký pháp cơ bản của sơ đồ luồng dữ liệu. Trình bày sơ đồ tổng quát của 
sơ đồ luồng dữ liệu. 
 16. Nêu các ký pháp của sơ đồ thực thể liên hệ. 
 17. Nêu một số công việc và một số công cụ sử dụng trong phƣơng pháp phân tích 
hƣớng đối tƣợng. 
 18. Cấu trúc của một tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống phải bao gồm những nội dung 
gì? 
 19. Xét phần mềm Quản lý học sinh, nhà phát triển phần mềm cần thu thập thông 
tin liên quan đến học sinh để giúp cho quá trình phân tích và thiết kế về dữ liệu. Vậy 
nhà phát triển phần mềm nên chọn kỹ thuật thu thập thông tin nào. 
118 Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 
 Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 20. Xét phần mềm Quản lý học sinh, nhà phát triển phần mềm cần thu thập thông 
tin liên quan đến yêu cầu về giao diện và hình thức thao tác của các chức năng. Vậy 
nhà phát triển phần mềm nên chọn kỹ thuật thu thập thông tin nào. 
 21. Xét hệ thống quản lý điểm của một Khoa trong Trƣờng Đại học A. 
 - Giáo vụ khoa phải thực hiện các công việc nghiệp vụ sau: Nhận bảng điểm 
(mẫu M2-01) từ giáo viên và cập nhật vào sổ điểm chung; tìm kiếm thông tin về điểm 
của sinh viên; tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tích lũy biết rằng điểm 
trung bình đƣợc tính theo công thức 
 Trong đó A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích 
lũy, ai là điểm của học phần thứ i, ni là số tín chỉ của học phần thứ i, n là tổng số học 
phần; in bảng điểm học kỳ (Mẫu M2-03), in bảng điểm tích lũy (Mẫu M2-04). 
 - Yêu cầu đối với hệ thống mới: Ngƣời quản trị đƣợc thực hiện đƣợc tất cả các 
chức năng, giáo vụ khoa tất cả các chức năng ngoại trừ chức năng phân quyền; cho 
phép thay đổi công thức tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tích lũy; cho 
phép nhập điểm vào cơ sở dữ liệu từ tập tin Excel và xuất ra bảng điểm dƣới dạng tập 
tin Excel; cho phép in ấn các mẫu biểu một cách nhanh chóng, thuận tiện; hệ thống 
đƣợc sử dụng trên môi trƣờng Internet và tích hợp vào đƣợc cổng thông tin trung trong 
toàn Trƣờng. 
 Hãy xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý điểm trên. 
 22. Xét hệ thống quản lý tuyển sinh của Trƣờng Đại học A. 
 - Ban tuyển sinh phải thực hiện các công việc nghiệp vụ sau: Nhận hồ sơ từ thí 
sinh và cập nhật vào tệp hồ sơ; nhập kết quả thi (Mẫu KQT) từ Ban chấm thi; xét đỗ 
trƣợt biết rằng thí sinh đỗ là thí sinh có tổng điểm 3 môn và điểm cộng lớn hơn 15 và 
không có môn nào nhỏ hơn 1; in giấy báo dự thi (Mẫu GBDT), in danh sách phòng thi 
(Mẫu DSPT), in kết quả thi (Mẫu KQT), in giấy báo nhập học (Mẫu GNH). 
 - Yêu cầu đối với hệ thống mới: Chỉ có trƣởng ban tuyển sinh mới có quyền sửa 
điểm sau khi phúc khảo, thí sinh chỉ đƣợc phép tra cứu điểm; cho phép thay đổi qui 
định xét đỗ trƣợt; cho phép nhập điểm vào cơ sở dữ liệu từ tập tin Excel và xuất ra kết 
quả thi dƣới dạng tập tin PDF; tốc độ nhập liệu cho mỗi hồ sơ không quá 20 giây; cho 
phép in ấn các mẫu biểu một cách nhanh chóng, thuận tiện; hệ thống đƣợc đƣợc viết 
bằng ASP.Net và C#; hệ thống có khả năng sao lƣu và phục hồi dữ liệu khi có sự cố. 
 Hãy xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý tuyển sinh trên. 
 23. Xét hệ thống quản lý lƣơng của Trƣờng Đại học A. 
Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 119 
Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 - Nhân viên phòng Tổ chức cán bộ phải thực hiện các công việc nghiệp vụ sau: 
Khi nhân viên mới đến nhận việc thì thông tin của nhân viên đƣợc cập nhật vào tệp hồ 
sơ; tính lƣơng hàng tháng biết rằng tiền lƣơng = (hệ số lƣơng+ hệ số phụ cấp)*1015; in 
bảng lƣơng (Mẫu BL), lập danh sách tăng lƣơng (Mẫu TL), lập danh sách về hƣu (Mẫu 
VH). 
 - Yêu cầu đối với hệ thống mới: Chỉ có Trƣởng phòng Tổ chức cán bộ mới có 
quyền sửa hệ số lƣơng và hệ số phụ cấp của nhân viên, nhân viên chỉ đƣợc phép tra 
cứu thông tin về lƣơng; cho phép thay đổi công thức tính lƣơng; tốc độ nhập liệu cho 
mỗi hồ sơ không quá 20 giây; cho phép in ấn các mẫu biểu một cách nhanh chóng, 
thuận tiện; hệ thống đƣợc đƣợc viết bằng VB.Net; hệ thống có khả năng bảo mật thông 
tin cá nhân của nhân viên; hệ thống có thể kết nối với các hệ thống ngân hàng. 
 Hãy xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý lƣơng trên. 
 24. Xét hệ thống bán vé tàu tự động, trích một đoạn tài liệu đặc tả: “Ngƣời sử 
dụng chọn đích đến và đƣa thẻ thanh toán vào máy, rồi nhập số PIN. Vé đƣợc in ra và 
tài khoản của ngƣời sử dụng bị thay đổi”. 
 a) Hãy phát hiện những nhập nhằng trong đoạn tài liệu đặc tả yêu cầu trên và 
sửa chúng. 
 b) Bổ sung thêm các yêu cầu phi chức năng của hệ thống. 
 c) Vẽ biểu đồ trình tự mô tả các hành động của hệ thống. 
 25. Xét phần mềm quản lý học sinh với nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ học sinh có 
biểu mẫu và quy định nhƣ sau: 
 Hãy lập sơ đồ luồng dữ liệu và sơ đồ thực thể liên hệ. 
 26. Xét phần mềm quản lý bán hàng với nghiệp vụ lập phiếu thu tiền của khách 
hàng có biểu mẫu và quy định nhƣ sau: 
120 Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 
 Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 Hãy lập sơ đồ luồng dữ liệu và sơ đồ thực thể liên hệ. 
 27. Xét phần mềm quản lý các đại lý với nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ đại lý có 
biểu mẫu và quy định nhƣ sau: 
 Hãy lập sơ đồ luồng dữ liệu và sơ đồ thực thể liên hệ. 
 28. Xét phần mềm quản lý giải vô địch bóng đá quốc gia có biểu mẫu và quy 
 định nhƣ sau: 
 Hãy lập sơ đồ luồng dữ liệu và sơ đồ thực thể liên hệ. 
 29. Chọn một phƣơng án tốt nhất cho các câu hỏi sau: 
 1) Các tính chất nào dƣới đây là đặc tính dữ liệu ? 
 a. Tính định hƣớng thời gian b. Tính cấu trúc 
 c. Tính đầy đủ d. Cả a, b, c 
 2) Kỹ thuật thu thập dữ liệu nào sau đây sẽ giúp thu thập thông tin phục 
 vụ cho giai đoạn phân tích hệ thống về mặt dữ liệu ? 
 a. Phỏng vấn b. Họp nhóm 
 c. Quan sát d. Xem xét tài liệu 
 3) Kỹ thuật thu thập dữ liệu nào sau đây đƣợc thực hiện bằng cách tập 
 hợp một số lƣợng ít ngƣời - thƣờng với một hoặc hai ngƣời - cho một thời gian 
 cố định với một mục đích cụ thể ? 
 a. Phỏng vấn b. Họp nhóm 
 c. Quan sát d. Xem xét tài liệu 
Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 121 
Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 4) Kỹ thuật thu thập dữ liệu nào sau đây đƣợc thực hiện bằng cách tập 
 hợp ba hoặc nhiều hơn một số ngƣời cho một thời hạn nhất định để thảo luận 
 một số chủ đề ? 
 a. Ấn định công việc tạm thời b. Họp nhóm 
 c. Quan sát d. Xem xét phần mềm 
 5) Kỹ thuật thu thập dữ liệu nào sau đây đƣợc thực hiện bằng cách ngồi 
 một chỗ và ghi chép các hoạt động, các bƣớc xử lý công việc ? 
 a. Ấn định công việc tạm thời b. Điều tra qua câu hỏi 
 c. Phỏng vấn d. Quan sát 
 6) Kỹ thuật thu thập dữ liệu nào sau đây đƣợc thực hiện bằng cách làm 
 quen thuộc với phần lớn các công việc thông thƣờng và các tình huống ngoại 
 lệ? 
 a. Ấn định công việc tạm thời b. Xem xét phần mềm 
 c. Phỏng vấn d. Họp nhóm 
 7) Kỹ thuật thu thập dữ liệu nào sau đây đƣợc thực hiện bằng cách xây 
 dựng các câu hỏi để phỏng vấn trên giấy hoặc máy tính ? 
 a. Ấn định công việc tạm thời b. Phỏng vấn 
 c. Điều tra qua câu hỏi d. Họp nhóm 
 8) Kỹ thuật thu thập dữ liệu nào sau đây đƣợc thực hiện bằng cách xem 
 xét các cẩm nang, quy định, các thao tác chuẩn mà tổ chức cung cấp ? 
 a. Xem xét tài liệu b. Phỏng vấn 
 c. Điều tra qua câu hỏi d. Xem xét phần mềm 
 9) Yêu cầu nào dƣới đây là yêu cầu của hệ thống phần mềm ? 
 a. Yêu cầu chức năng b. Yêu cầu nhân sự 
 c. Yêu cầu môi trƣờng d. Cả b và c 
 10) Yêu cầu nào dƣới đây là yêu cầu chức năng nghiệp vụ ? 
 a. Chức năng tra cứu b. Chức năng sao lƣu 
 c. Chức năng phân quyền d. Định cấu hình thiết bị 
 11) Yêu cầu nào dƣới đây là yêu cầu chức năng hệ thống ? 
 a. Chức năng tra cứu b. Chức năng kết xuất 
 c. Chức năng phân quyền d. Chức năng tính toán 
 12) Yêu cầu nào dƣới đây là yêu cầu sản phẩm phần mềm ? 
 a. Yêu cầu sử dụng b. Yêu cầu tƣơng thích 
 c. Yêu cầu chuyển giao d. Yêu cầu riêng tƣ 
 13) Yêu cầu nào dƣới đây là yêu cầu của tổ chức ? 
 a. Yêu cầu hiệu quả b. Yêu cầu cài đặt 
 c. Yêu cầu an toàn d. Yêu cầu hợp quy tắc 
122 Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 
 Tập bài giảng Công nghệ phần mềm 
 14) Yêu cầu nào dƣới đây là yêu cầu ngoài ? 
 a. Yêu cầu không gian b. Yêu cầu hợp chuẩn 
 c. Yêu cầu độ tin cậy d. Yêu cầu về luật 
 15) Mô hình nào sau đây là mô hình của phƣơng pháp phân tích có cấu 
 trúc ? 
 a. Mô hình ERD b. Mô hình đối tƣợng 
 c. Mô hình động học d. Mô hình chức năng 
 16) Mô hình nào sau đây là mô hình của phƣơng pháp phân tích hƣớng 
 đối tƣợng ? 
 a. Mô hình ERD b. Mô hình DFD 
 c. Mô hình động học d. Mô hình FHD 
Phạm Hùng Phú -Nguyễn Văn Thẩm 123 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_phan_mem_phan_1.pdf