Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi

15.1. Các dịch vụ

Chúng ta có thể viết một chương trình mô phỏng việc cung cấp các dịch vụ.

Chẳng hạn tại quầy bán vé các tuyến bay, có nhiều người đang đến và đang sắp

hàng chờ để mua vé. Có khả năng chỉ có một nhân viên bán vé, hoặc có nhiều

nhân viên bán vé đồng thời. Sinh viên hãy xem đây như là một gợi ý để viết

thành một ứng dụng cho CTDL hàng đợi. Những điều thường được quan tâm là:

• Thời gian chờ đợi trung bình (queue time) của một khách hàng từ lúc đến cho

đến lúc được bắt đầu được phục vụ.

• Thời gian phục vụ trung bình (service time) mà một dịch vụ được thực hiện.

• Thời gian đáp ứng trung bình (response time) của một khách hàng từ lúc đến

cho đến lúc rời khỏi quầy (chính bằng tổng hai thời gian trên).

• Tần suất đến của khách hàng.

Dựa vào những điều trên người ta có thể điều chỉnh các kế hoạch phục vụ cho

thích hợp hơn.

15.2. Phân loại

Một ví dụ về phân loại là việc sử dụng nhiều hàng đợi cùng một lúc. Tùy theo

đặc điểm của các yêu cầu công việc, mỗi hàng đợi chỉ nhận các công việc cùng đặc

điểm mà thôi. Như vậy đầu ra của mỗi hàng đợi sẽ là những công việc có chung

đặc điểm. Việc sử dụng hàng đợi ở đây giúp ta phân loại được công việc, đồng thời

trong các công việc cùng loại, chúng vẫn giữ nguyên thứ tự ban đầu giữa chúng.

Hình ảnh dễ thấy nhất chính là ví dụ trên với mỗi hàng người đợi sẽ được mua vé

đi cùng một tuyến bay nào đó (một ô cửa chỉ bán cho một tuyến bay nhất định).

Một ví dụ khác về sự phân loại các bưu kiện tại một trung tâm chuyển phát: các

bưu kiện sẽ được phân loại vào các hàng đợi dựa vào thể tích, trọng lượng, nơi

đến, ., mà thứ tự giữa chúng trong một hàng đợi là không thay đổi.

 

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 1

Trang 1

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 2

Trang 2

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 3

Trang 3

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 4

Trang 4

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 5

Trang 5

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 6

Trang 6

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 7

Trang 7

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 8

Trang 8

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 9

Trang 9

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi trang 10

Trang 10

pdf 10 trang duykhanh 6760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi

Giáo trình Cấu trúc dữ liệu - Chương 15: Ứng dụng của hàng đợi
c. 
 Phần lớn các việc cần làm trong chương trình này là việc hiện thực các 
 phương thức của Polynomial. Chẳng hạn chúng ta cần phương thức equals_sum 
 để cộng hai đa thức. Cho p, q, r là các đối tượng đa thức, p.equals_sum(q,r) sẽ 
thay p bởi đa thức tổng của hai đa thức q và r. Tương tự chúng ta có các phương 
thức equals_difference, equals_product, và equals_quotient để thực 
 hiện các phép tính số học khác trên đa thức. 
 Ngoài ra, lớp Polynomial còn hai phương thức không thông số là print và 
 read để xuất và đọc đa thức. 
 15.5.2.2. Thực hiện các yêu cầu 
 Hàm do_command nhận đối tượng ngăn xếp là tham biến do ngăn xếp cần 
 được biến đổi trong hàm. 
 bool do_command(char command, Stack &stored_polynomials) 
 /* 
 pre: command chứa ký tự hợp lệ biểu diễn yêu cầu của người sử dụng. 
 post: Yêu cầu của người sử dụng được thực hiện đối với các đa thức trong ngăn xếp, hàm trả về 
 true ngoại trừ trường hợp command='q' thì hàm trả về false. 
 uses: Các lớp Stack và Polynomial. 
 */ 
 Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 379
Chương 15 – Ứng dụng của hàng đợi 
{ 
 Polynomial p, q, r; 
 switch (command) { 
 case '?': 
 p.read(); 
 if (stored_polynomials.push(p) == overflow) 
 cout << "Warning: Stack full, lost polynomial" << endl; 
 break; 
 case '=': 
 if (stored_polynomials.empty()) 
 cout << "Stack empty" << endl; 
 else { 
 stored_polynomials.top(p); 
 p.print(); 
 } 
 break; 
 case '+': 
 if (stored_polynomials.empty()) 
 cout << "Stack empty" << endl; 
 else { 
 stored_polynomials.top(p); 
 stored_polynomials.pop(); 
 if (stored_polynomials.empty()) { 
 cout << "Stack has just one polynomial" << endl; 
 stored_polynomials.push(p); 
 } 
 else { 
 stored_polynomials.top(q); 
 stored_polynomials.pop(); 
 r.equals_sum(q, p); 
 if (stored_polynomials.push(r) == overflow) 
 cout << "Warning: Stack full, lost polynomial" << endl; 
 } 
 } 
 break; 
 // Cần bổ sung các dòng lệnh để thực hiện các phép tính còn lại. 
 case 'q': 
 cout << "Calculation finished." << endl; 
 return false; 
 } 
 return true; 
} 
15.5.2.3. Các mẩu chương trình và công việc kiểm tra 
 Cách làm sau đây minh họa ý tưởng sử dụng các mẩu tạm trong chương trình 
như đã trình bày trong phần 1.5.3 (các kỹ năng lập trình). 
 Hiện tại chúng ta chỉ phát triển chương trình vừa đủ để có thể dịch, chỉnh sửa 
lỗi, và kiểm tra tính đúng đắn của những phần đã viết. 
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 380
 Chương 15 – Ứng dụng của hàng đợi 
 Để dịch thử chương trình, chúng ta cần tạo các mẩu cho mọi phần tử còn thiếu 
của chương trình. Phần tử còn thiếu ở đây là lớp Polynomial. Do chúng ta còn 
chưa quyết định sẽ hiện thực các đối tượng đa thức như thế nào, chúng ta hãy 
chạy chương trình như một máy tính Balan ngược dành cho các số thực. Thay vào 
chỗ cần khai báo dữ liệu cho lớp Polynomial, chúng ta khai báo số thực. 
 class Polynomial { 
 public: 
 void read(); 
 void print(); 
 void equals_sum(Polynomial p, Polynomial q); 
 void equals_difference(Polynomial p, Polynomial q); 
 void equals_product(Polynomial p, Polynomial q); 
 ErrorCode equals_quotient(Polynomial p, Polynomial q); 
 private: 
 double value; // mẩu tạm dùng để thử chương trình. 
 }; 
 Phương thức equals_quotient cần kiểm tra phép chia 0 nên cần trả về 
ErrorCode. Hàm sau đây là một điển hình cho mẩu phương thức dùng để thử 
 chương trình. 
 void Polynomial::equals_sum(Polynomial p, Polynomial q) 
 { 
 value = p.value + q.value; // Chỉ viết tạm, sau sẽ viết lại đúng cho đa thức. 
 } 
 Việc tạo ra một bộ khung chương trình tại thời điểm này cho phép chúng ta 
 kiểm tra xem ngăn xếp và các gói tiện ích (chứa các hàm phụ trợ) đã được kết nối 
 một cách đúng đắn trong chương trình hay chưa. Chương trình, cùng các mẩu thử 
 của nó, phải thực thi một cách chính xác cả với hiện thực ngăn xếp liên tục lẫn 
 ngăn xếp liên kết. 
 15.5.3. Cấu trúc dữ liệu của đa thức 
 Chúng ta hãy quay lại nhiệm vụ chính của chúng ta là chọn lựa cách biểu diễn 
 đa thức và viết các phương thức xử lý cho chúng. Các đa thức có dạng sau 
 3x5 – 2x3 + x2 + 4 
 Thông tin quan trọng trong một đa thức là các hệ số và các số mũ của x, còn 
 bản thân x chỉ là một biến. Chúng ta xem đa thức được tạo thành từ các số hạng 
 (term), mỗi số hạng chứa một hệ số và một số mũ. Trong máy tính có thể xem đa 
 thức là một danh sách các cặp gồm hệ số và số mũ. Chúng ta dùng struct để 
 khai báo số hạng 
 Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 381
 Chương 15 – Ứng dụng của hàng đợi 
 struct Term { 
 int degree; 
 double coefficient; 
 Term (int exponent = 0, double scalar = 0); 
 }; 
 Term::Term(int exponent, double scalar) 
 /* 
 post: Term được khởi tạo bởi hệ số và số mũ nhận được, nếu không có thông số truyền vào thì 
 hai số này được gán mặc định là 0. 
 */ 
 { 
 degree = exponent; 
 coefficient = scalar; 
 } 
 Chúng ta chưa lưu tâm về thứ tự của các số hạng trong đa thức, tuy nhiên nếu 
 cho phép các số hạng có một thứ tự tùy ý thì chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc 
 nhận ra các đa thức bằng nhau cũng như trong việc tính toán trên các đa thức. 
 Chúng ta chọn phương án buộc các số hạng trong một đa thức phải có thứ tự giảm 
dần theo số mũ, đồng thời cũng không cho phép hai số hạng có cùng số mũ hoặc 
số hạng có hệ số bằng không. Với sự ràng buộc này, khi thực hiện một phép tính 
số học nào đó trên hai đa thức, chúng ta thường lần lượt xử lý cho từng cặp số 
hạng của hai đa thức từ trái sang phải. Các số hạng của đa thức kết quả cũng 
được ghi vào đa thức theo thứ tự này. Một đa thức được biểu diễn bằng một danh 
sách các Term. Như vậy, các phép tính số học có thể xem đa thức như là một 
Queue, hay chính xác hơn, như là Extended_queue, vì chúng ta thường xuyên 
 cần đến các phương thức clear và serve_and_retrieve. 
 Chúng ta thử hỏi nên dùng hàng liên tục hay hàng liên kết. Nếu biết trước bậc 
 của đa thức và các đa thức ít có hệ số bằng không thì chúng ta nên dùng hàng 
 liên tục. Ngược lại, nếu không biết trước bậc, hoặc đa thức có rất ít hệ số khác 
 không thì hàng liên kết thích hợp hơn. Hình 15.1 minh họa đa thức hiện thực 
 bằng hàng liên kết. 
 Mỗi phần tử trong hàng chứa một số hạng của đa thức và chỉ có những số hạng có 
 hệ số khác không mới được lưu vào hàng. Đa thức bằng 0 biểu diễn bởi hàng rỗng. 
 Với cấu trúc dữ liệu được chọn cho đa thức như trên chúng ta xây dựng lớp 
 Polynomial là lớp dẫn xuất từ lớp Extended_Queue, chúng ta chỉ việc bổ sung 
 các phương thức riêng của đa thức. 
 Để hiện thực cụ thể cho lớp dẫn xuất Polynomial, chúng ta cần đặt câu hỏi: 
 một đa thức có hẳn là một Extended_Queue hay không? 
 Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 382
Chương 15 – Ứng dụng của hàng đợi 
 Hình 15.1- Biểu diễn đa thức bởi một hàng liên kết các số hạng 
 Một Extended_Queue cung cấp các phương thức như serve chẳng hạn, 
phương thức này không nhất thiết và cũng không nên là phương thức của 
Polynomial. Sẽ là một điều không hay khi chúng ta cho phép người sử dụng gọi 
phương thức serve để loại đi một phần tử của Polynomial. Đa thức nên là một 
đối tượng đóng kín. Vì vậy một Polynomial không hẳn là một Extended_Queue. 
Mặc dù rất có lợi khi sử dụng lại các thuộc tính và các phương thức từ 
Extended_Queue cho Polynomial, nhưng chúng ta không thể sử dụng phép thừa 
kế đơn giản, vì quan hệ của hai lớp này không phải là quan hệ “is-a”. 
 Quan hệ “is-a” là dạng thừa kế public trong C++. Nếu khai báo thừa kế public thì người sử 
 dụng có thể xem một đa thức cũng là một hàng đợi. C++ cung cấp một dạng thừa kế thứ hai, gọi là 
 thừa kế riêng (private inheritance), đây chính là điều chúng ta mong muốn. Sự thừa kế riêng cho 
 phép lớp dẫn xuất được hiện thực bằng cách sử dụng lại lớp cơ sở, nhưng người sử dụng không gọi 
 được các phương thức của lớp cơ sở thông qua đối tượng của lớp dẫn xuất. Quan hệ này còn được 
 gọi là quan hệ “is implemented of”. Chúng ta sẽ định nghĩa lớp Polynomial thừa kế riêng từ lớp 
 Extended_Queue: các thuộc tính và các phương thức của Extended_Queue có thể được sử dụng 
trong hiện thực của lớp Polynomial, nhưng chúng không được nhìn thấy bởi người sử dụng. 
class Polynomial: private Extended_queue { // Thừa kế riêng. 
public: 
 void read(); 
 void print() const; 
 void equals_sum(Polynomial p, Polynomial q); 
 void equals_difference(Polynomial p, Polynomial q); 
 void equals_product(Polynomial p, Polynomial q); 
 Error_code equals_quotient(Polynomial p, Polynomial q); 
 int degree() const; 
private: 
 void mult_term(Polynomial p, Term t); 
}; 
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 383
Chương 15 – Ứng dụng của hàng đợi 
 Định nghĩa trên bổ sung thêm các phương thức như degree trả về bậc của đa 
thức và mult_term để nhân một đa thức với một term. 
15.5.4. Đọc và ghi các đa thức 
 Việc in đa thức đơn giản chỉ là duyệt qua các phần tử của hàng và in dữ liệu 
trong mỗi phần tử. Phương thức dưới đây in đa thức với một số xử lý cho các 
trường hợp đặc biệt như loại bỏ dấu + (nếu có) ở đầu đa thức, không in hệ số hoặc 
số mũ nếu bằng 1 và không in x0. 
void Polynomial::print() const 
/* 
post: Đa thức được in ra cout. 
*/ 
{ 
 Node *print_node = front; 
 bool first_term = true; 
 while (print_node != NULL) { 
 Term &print_term = print_node->entry; 
 if (first_term) { // Không in dấu ‘+’ đầu đa thức. 
 first_term = false; 
 if (print_term.coefficient < 0) cout << "- "; 
 } 
 else if (print_term.coefficient < 0) cout << " - "; 
 else cout << " + "; 
 double r = (print_term.coefficient >= 0) 
 ? print_term.coefficient : -(print_term.coefficient); 
 if (r != 1) cout << r; 
 if (print_term.degree > 1) cout << " X^" << print_term.degree; 
 if (print_term.degree == 1) cout << " X"; 
 if (r == 1 && print_term.degree == 0) cout << " 1"; 
 print_node = print_node->next; 
 } 
 if (first_term) 
 cout << "0"; // Print 0 for an empty Polynomial. 
 cout << endl; 
} 
 Phương thức đọc đa thức thực hiện việc kiểm tra để các số hạng nhập vào thỏa 
điều kiện số mũ giảm dần và một số ràng buộc trong việc biểu diễn đa thức như 
đã nêu trên. Việc nhập kết thúc khi hệ số và số mũ đều nhận trị 0. 
void Polynomial::read() 
/* 
post: Đa thức được đọc từ cin. 
*/ 
{ 
 clear(); 
 double coefficient; 
 int last_exponent, exponent; 
 bool first_term = true; 
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 384
Chương 15 – Ứng dụng của hàng đợi 
 cout << "Enter the coefficients and exponents for the polynomial, " 
 << "one pair per line. Exponents must be in descending order." 
 << endl 
 << "Enter a coefficient of 0 or an exponent of 0 to terminate." << 
 endl; 
 do { 
 cout << "coefficient? " << flush; 
 cin >> coefficient; 
 if (coefficient != 0.0) { 
 cout << "exponent? " << flush; 
 cin >> exponent; 
 if ((!first_term && exponent >= last_exponent) || exponent < 0) { 
 exponent = 0; 
 cout << "Bad exponent: Polynomial terminates without its last 
 term." 
 << endl; 
 } 
 else { 
 Term new_term(exponent, coefficient); 
 append(new_term); 
 first_term = false; 
 } 
 last_exponent = exponent; 
 } 
 } while (coefficient != 0.0 && exponent != 0); 
} 
15.5.5. Phép cộng đa thức 
 Phần này chúng ta chỉ hiện thực phép cộng đa thức, các phép tính khác xem 
như bài tập. 
Do các số hạng trong cả hai đa thức có số mũ giảm dần nên phép cộng rất đơn 
giản. Chúng ta chỉ cần duyệt qua một lần và đồng thời đối với cả hai đa thức. Nếu 
gặp hai số hạng của hai đa thức có số mũ bằng nhau, chúng ta cộng hai hệ số và 
kết quả đưa vào đa thức tổng, ngược lại, số hạng của đa thức nào có số mũ cao 
hơn được đưa vào tổng, phép duyệt chỉ dịch chuyển tới một bước trên đa thức này. 
Chúng ta chỉ phải lưu ý đến trường hợp tổng hai hệ số của hai số hạng bằng 0 thì 
sẽ không có phần tử mới được đưa vào đa thức tổng. Ngoài ra, vì phương thức này 
sẽ phá hủy các đa thức toán hạng được đưa vào nên chúng được gởi bằng tham trị. 
void Polynomial::equals_sum(Polynomial p, Polynomial q) 
/* 
post: Đối tượng đa thức sẽ có trị bằng tổng hai đa thức nhận vào từ thông số. 
*/ 
{ 
 clear(); 
 while (!p.empty() || !q.empty()) { 
 Term p_term, q_term; 
 if (p.degree() > q.degree()) { 
 p.serve_and_retrieve(p_term); 
 append(p_term); 
 } 
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 385
 Chương 15 – Ứng dụng của hàng đợi 
 else if (q.degree() > p.degree()) { 
 q.serve_and_retrieve(q_term); 
 append(q_term); 
 } 
 else { 
 p.serve_and_retrieve(p_term); 
 q.serve_and_retrieve(q_term); 
 if (p_term.coefficient + q_term.coefficient != 0) { 
 Term answer_term(p_term.degree, 
 p_term.coefficient + q_term.coefficient); 
 append(answer_term); 
 } 
 } 
 } 
 } 
 Phương thức trên bắt đầu bằng việc dọn dẹp mọi số hạng trong đa thức sẽ 
 chứa kết quả của phép cộng. Phương thức degree được gọi để trả về bậc của đa 
thức, nếu đa thức rỗng, degree sẽ trả về -1. 
15.5.6. Hoàn tất chương trình 
15.5.6.1. Các phương thức còn thiếu 
 Phép trừ hai đa thức hoàn toàn tương tự phép cộng. Đối với phép nhân, trước 
hết chúng ta phải viết hàm nhân một đa thức với một số hạng, sau đó kết hợp với 
phương thức cộng hai đa thức để hoàn tất phép nhân. Phép chia đa thức phức tạp 
hơn rất nhiều, phép chia đa thức cho một kết quả là đa thức thương và một là đa 
thức số dư. 
 Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật 386

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cau_truc_du_lieu_chuong_15_ung_dung_cua_hang_doi.pdf