Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô
1.1. Nhiệm vụ:
- Cung cấp nhiên liệu diesel có áp suất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy
của xi lanh đúng thời điểm, phù hợp với từng chế độ tải trọng và tốc độ của động cơ.
1.2. Yêu cầu:
- Dầu diesel cung cấp cho động cơ phải sạch.
- Thời diểm bắt đầu phun phải chính xác, thời diểm kết thúc phải dứt khoát không
bị nhỏ giọt.
- Lượng cung cấp nhiên liệu phải đồng đều giữa các xi lanh của động cơ.
- Áp suất phun phải bảo đảm để nhiên liệu phun ra dưới dạng sương mù.
- Lượng cung cấp phải phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ.
1.3. Phân loại.
1.3.1. Theo phương pháp phun nhiên liệu
a. Hệ thống phun nhiên liệu bằng không khí nén
Ở thời kỳ đầu phát triển động cơ diesel, người ta đã dùng không khí nén dưới áp
suất 50-60 bar để phun nhiên liệu vào xylanh động cơ. Phương pháp này không yêu cầu
phải có các chi tiết siêu chính xác mà vẫn đảm bảo chất lượng hoà trộn nhiên liệu với
không khí khá tốt. Tuy nhiên, động cơ phải máy nén khí nhiều cấp, vừa cồng kềnh vừa
tiêu thụ một phần đáng kể công suất của động cơ (công suất do máy nén khí tiêu thụ bằng
khoảng 6 - 8 % công suất của động cơ, trong khi hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực
tiêu thụ khoảng 1,5 - 3,5 % ); ngoài ra, việc điều chỉnh lượng nhiên liệu chu trình cũng
phức tạp và khó chính xác, nên kiểu hệ thống phun nhiên liệu bằng khí nén ở động cơ
diesel đã được thay thế hoàn toàn bởi hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực.
b, Hệ thống phun nhiên liệu bằng thủy lực.
Ở hệ thốn phun nhiên liệu bằng thuỷ lực, nhiên liệu được phun vào buồng đốt do sự
chênh lệch áp suất rất lớn giữa áp suất của nhiên liệu trong vòi phun và áp suất của khí
trong xylanh. Dưới tác dụng của lực kích động ban đầu trong tia nhiên liệu và lực cản khí
động của khí trong buồng đốt, các tia nhiên liệu sẽ bị xé thành những hạt có đường kính
rất nhỏ để hoá hơi nhanh và hoà trộn với không khí.
1.3.2. Theo phương pháp tạo và duy trì áp suất phun.
a. Hệ thống phun trực tiếp.
HTPNL trực tiếp là một loại HTPNL bằng thuỷ lực, ở đó nhiên liệu sau khi ra
khỏi BCA được dẫn trực tiếp đến vòi phun bằng ống dẫn cao áp có dung tích nhỏ. Ưu
điểm của HTPNL kiểu này là: kết cấu tương đối đơn giản, có khả năng nhanh chóng thay
đổi các thông số công tác phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. Nhược điểm cơ bản
của HTPNL trực tiếp là: áp suất phun giảm khi giảm của tốc độ quay của động cơ, điều
đó hạn chế khả năng làm việc ổn định của động cơ ở tốc độ quay thấp. Mặc dù chưa đáp
ứng hoàn toàn các yêu cầu đặt ra, nhưng HTPNL trực tiếp vẫn được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay cho tất cả các kiểu động cơ diesel
b. Hệ thống phun gián tiếp.
Ở hệ thống phun gián tiếp (còn gọi là hệ thống tích phun), nhiên liệu từ BCA
không được đưa trực tiếp đến vòi phun mà được bơm đến ống cao áp chung. Thông
thường, ống cao áp chung có dung tích lớn hơn nhiều lần so với thể tích nhiên liệu được
phun vào buồng đốt trong một chu trình, nên áp suất phun hầu như không thay đổi trong2
suốt quá trình phun. Điều đó đảm bảo chất lượng phun tốt trong một phạm vi rộng của
tốc độ quay và tải. Để đảm bảo yêu cầu định lượng và định thời, hệ thống tích phun có
kết cấu khá phức tạp. Vì vậy nó thường chỉ được sử dụng cho những động cơ diesel có
yêu cầu cao về chất lượng phun nhiên liệu ở những chế độ tải nhỏ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
p. B-mòn xi lanh và piston ở phía cửa xả Thanh răng bị kẹt: xảy ra với bơm cao áp vòi phun làm cho không thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp, khi giảm tải gây vượt tốc. Lò xo hồi vị piston yếu, gãy, kẹt có thể làm thay đổi hành trình cấp hoặc không cấp nhiên liệu được. Đối với bộ điều tốc: lò xo gãy, yếu, khớp truyền động bị gãy, lỏng, kẹt có thể do thiếu dầu làm bộ điều tốc mất tác dụng. Đối với bộ điều chỉnh góc phun sớm tự động: lò xo gãy, yếu, chốt quay bị mòn làm sai lệch thời điểm điều chỉnh góc phun sớm. Lắp bơm sai dấu có thể làm cho động cơ không nổ được. Van ổn áp đường dầu về nếu chỉnh không đúng có thể làm cho động cơ làm việc không ổn định. 3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp * Tháo lắp bơm VE 1. Tháo bơm cao áp từ động cơ - Làm sạch bên ngoài bơm. - Tháo bơm cao áp từ động cơ xuống (đúng quy trình đã học) 2. Tháo rời bơm cao áp - Rửa sạch bên ngoài bơm tháo rời các chi tiết của bơm (theo đúng quy trình). - Dùng dầu rửa sạch các chi tiết của bơm, để đúng nơi quy định. . Bàn tháo lắp, khay đựng chi tiết và dầu diesel sạch để rửa các chi tiết của bơm. - Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bơm VE. 3. Quy trình lắp 1. Lắp các chi tiết của bơm theo thứ tự (ngược với quy trình tháo). Cân chỉnh áp suất, lưu lượng, điểm bắt đầu bơm và bộ phun sớm. 2. Lắp bơm lên động cơ (đúng quy trình) * Kiểm tra bơm VE 1. Xác định lượng nhiên liệu bơm của các nhánh cao áp sau một số lần bơm nhất định. 59 2. Kiểm tra áp suất nén nhiên liệu của bơm . Dùng đồng hồ áp suất lắp trên từng nhánh bơm để kiểm tra. 3. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình "MS" - Hành trình "MS" là khoảng hở đầu trục bộ điều tốc (khi chưa làm việc) Với bề mặt cơ cấu đẩy van trượt. Khoảng "MS" = 1 - 1, 2 mm, tương ứng với khe hở L/ = 0,15 - 0,35 mm (là khe hở bề mặt bích bánh răng bộ điều tốc và chốt trong thân bơm cao áp). - Khi kiểm tra tiến hành đo khe hở L/ và "MS" sau đó so với tiêu chuẩn. Nếu khe hở L/ và " MS " không đúng tiêu chuẩn thì tiến hành điều chỉnh như sau: . Văn vừa chặt trục bộ điều tốc sau đó đo khoảng cách L (khoảng cách từ bề mặt trục bộ điều tốc đến bề mặt thân bơm cao áp). L = 1, 5 - 2, 0 mm. . Nếu L không đúng tiêu chuẩn cần tiến hành điều chỉnh thêm, bớt đệm. . Sau khi điều chỉnh xong, xiết chặt đai ốc hãm lại. 60 Bài 6: Sửa chữa vòi phun cao áp 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp 1.1 Nhiệm vụ. So với nhiều chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ disel, vòi phun tuy giá thành chế tạo không cao nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc và độ tin cậy của hệ thống nói riêng và động cơ diesel nói chung. Đặc tính phun nhiên liệu, chất lượng hình thành hỗn hợp trong xilanh của động cơ và diễn biến quá trình cháy phụ thuộc nhiền vào kết cấu và các thông số của vòi phun. Vì vậy vòi phun phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: -Phun nhiên liệu do bơm cao áp cung cấp vào xilanh của động cơ với một áp suất nhất định. -Đảm bảo độ phun tơi, độ phun xa, số lượng và cấu trúc tia phun phù hợp với hình dạng và kích thước của buồng cháy, phương pháp hình thành hỗn hợp nhiên liệu. -Cùng với bơm cao áp vòi phun đảm bảo quá trình phun nhiên liệu được bắt đầu nhanh và dứt khoát. 1.2. Yêu cầu . Vòi phun là một trong các chi tiết làm việc trong điều kiện rất nặng nề vì đầu vòi phun tiếp xúc trực tiếp với khí cháy trong xilanh. Vì vậy đối với vòi phun phải đảm bảo các yêu cầu: độ bền cao, dễ thay thế và sửa chữa, gía thành thấp. 1.3 Phân loại : 1.3.1– Căn cứ vào số lò xo trong kim: - Kim phun thân kim có một lò xo. H 7.1 - Kim phun thân kim có hai lò xo. H7.2 Hình 6.1 Hình 6.2 1.3.2 Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim người ta chia ra hai loại sau: Kim phun hở: Loại này không có kim đóng kín ở đót kim, dầu cao áp phun trực tiếp vào xy lanh. 61 Kim phun kín: Loại này có kim đóng kín lỗ phun ở đót kim, tùy theo loại đót kim và lỗ phun mà người ta chia ra làm hai loại sau: Đót phun kín lỗ tia hở: Hình 6.3: Đót phun kín lỗ tia hở Loại này ở đầu kim dạng côn đóng kín bề mặt côn trên đót kim, như vậy có lỗ phun không được đóng kín. Với loại nầy có loại 1 lỗ và nhiều lỗ (Từ 2 đến 10 lỗ), với loại nầy áp suất phun cao từ (180250) kg/cm2. Đót phun kín lỗ tia kín: 62 Hình 6.4: Đót kín lỗ tia kín Loại này ở đầu kim phun có một chuôi hình trụ (hoặc hình côn) ló ra ngoài lỗ phun đóng kín lỗ phun, nhờ có chuôi nên lỗ phun không bị nghẹt do đóng muội than. Với loại nầy áp suất phun thấp từ: (120150) kg/cm2, thường sử dụng cho động cơ có buồng cháy phụ. Tùy theo chuôi kim phun ta có các loại: – Chuôi hình trụ hình (a) – Chuôi hình côn hình (d) và (e), loại nầy thay đổi góc chùn tia phun tùy theo dộ mở của kim phun. – Loại có lỗ tia phụ như hình (c). 63 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp 2.1. Sơ đồ cấu tạo của vòi phun : Hình 6.5: Cấu tạo vòi phun 2.2 Nguyên lý làm việc: Trước khi phun: Nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường dầu đến vào vòi phun nằm ở khoang chứa dầu, lúc nầy áp suất dầu nhỏ hơn lực căng lò xo nên ép kim phun đóng kín bề mặt côn bên dưới giữ dầu không chảy qua lỗ phun. Phun nhiên liệu: Piston bơm cao áp nén nhiên liệu, đến vòi phun làm áp suất dầu ở khoang chứa tăng lớn hơn lực căng lo xo sẽ tác dụng lên mặt côn phía trên làm nâng kim phun 64 lên, tách khỏi bề mặt côn dưới làm nhiên liệu qua lỗ phun, phun vào buồng đốt. Do nhiên liệu có áp suất cao và qua lỗ phun có kích thước nhỏ nên nhiên liệu bị xé tơi. Khi dứt phun: Khi bơm cao áp ngừng cung cấp, áp suất nhiên liệu giảm xuống nhỏ hơn lực căng lò xo, lò xo đẩy cây đẩy kim đi xuống đóng kín bề mặt côn chấm dứt phun. Một phần nhiên liệu chui qua khe hở giữa thân và đót kim phun theo đường dầu hồi trở về thùng chứa. Hình 6.6: Nguyên lý làm việc vòi phun 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp 3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. Lượng phun giảm, động cơ làm việc yếu. Mòn ở đầu côn gây phun rớt, động cơ có khói đen, có thể gây tắc lỗ phun, công suất động cơ giảm, dầu diesel lọt xuống các te. Tắc lỗ phun: do đóng muội, làm cho qui luật phân bố tia nhiên liệu không đúng, gây tiêu hao nhiên liệu tăng, máy nóng, công suất giảm, động cơ làm việc không ổn định. Lò xo kim phun yếu, gãy do mỏi: gây khói đen, máy yếu, máy nóng, đóng muội. Kim bị kẹt: do lâu không sử dụng, lọc kém, động cơ không nổ được. Hở giữa vòi phun và nắp máy: do đệm đồng không đủ đàn hồi, động cơ yếu. 3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp 4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp vòi phun cao áp Quy trình tháo, lắp vòi phun cao áp Quy trình tháo: 65 Quy trình tháo vòi phun cao áp : STT Các bước thực hiện và hình Dụng cụ Yêu cầu kỹ minh hoạ thuật 1 Tháo từ động cơ 1.1 Tháo các đường ống dầu – Nới lỏng rắc co ống dẩu cao áp ở bơm cao áp. – Tháo các rắc co cao áp đến vòi phun. – Tháo đường ống dầu hồi. – Làm dấu vị trí lắp các vòi phun. 1.2 Tháo vòi phun ra khỏi động cơ – Tháo các bu-lông giữ vòi phun lấy vòi phun ra ngoài. Chú ý: Nếu khó lấy phải dùng búa cao su gỏ cho vòi phun xoay tròn sẽ dễ lấy, chú ý đệm làm kín. – Dùng vải sạch bịt kín lỗ lắp vòi phun. 2 Tháo rời chi tiết 2.1 dùng bàn chải – Vệ sinh bên ngoài, cước làm sạch sạch muội than xung quanh đầu 66 phun, tránh va chạm vào đầu kim phun. 2.5 Thao tác nhẹ – Kẹp vòi phun lên êtô hàm mềm cho đầu vòi phun quay nhàng tránh trầy xuống xước, móp méo các chi tiết. - Kẹp vừa tánh biến dạng chi tiết - Tháo nắp chụp bên ngoài. Thao tác cẩn - Nới đai ốc khoá, vặn vít điều thận lấy chỉnh ra vài vòng để giảm lực -Tháo nắp căng lò xo. chụp lò xo lấy lò xo, đế lò xo để vào khay sạch có lót giấy 67 2.6 Mở vòi phun ra khỏi êtô Cẩn thận không nghiêng lấy ty đẩy. va chậm vào Gá vòi phun trở lại và đầu vòi các vấu cam, phun quay lên bạc đạn vào thành bơm gây trầy, mẻ các bề mặt láng. 2.7 Thao tác cẩn – Tháo đai ốc giữ đầu phun và lấy đầu phun ra khỏi thân vòi thận tránh trầy phun. Tránh làm rơi chi tiết đầu phun. Tháo kim phum ra xước. khỏi đót, nếu khó mở ta dùng - Ngâm đầu búa quán tính. phun trong dầu sạch. Chú ý: gá đồng bộ kim phun vào đót tránh làm lẫn lộn. 2.8 Tháo răc co ống hút và ống thoát Khi lấy ra đặt lên tờ giấy sạch * Làm sạch, kiểm tra và sửa chữa. ST Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật T 68 1 Làm sạch các chi tết trong dầu Dụng cụ làm sạch vòi Không dùng vải để diesel phun lau chi tiết, tránh trầy xước và sụ bám dính cử xơ vải 1.1 Làm sạch đầu phun - Dùng bàn chải cước để đáng sạch bên ngoài đầu vòi phun như hình vẽ. 1.2 Làm sạch đường dầu Dùng mũi khoan thao nhúng vào dầu diesel rồi tác nhẹ nhàng như hình vẽ 1.3 Làm sạch khoang dưới Dùng thanh cạo thao tác như hình vẽ. Thao tác nhẹ nhàng tránh trầy xước 1.4 Làm sạch khoang áp suất Dùng thanh cạo thao tác như hình vẽ. Thao tác nhẹ nhàng tránh trầy xước 69 1.5 Làm sạch mặt côn Dùng thanh cạo thao tác như hình vẽ. Thao tác nhẹ nhàng tránh trầy xước 2 Kiểm tra các chi tiết 2.1 Kiểm tra sữa chữa kim phun: Dùng kính lúp quan sát vết trầy xướt, tróc rỗ trên phần thân kim phun, nếu nhiều thay mới. 2.2 Kiềm tra khe hở giữa thân và - Thao tác như hình vẽ Còn các trường đót kim phun: Nhúng kim và đót kim hợp sau: phun trong dầu diesel - Kim chạy vào sạch, cho kim phun vào nhanh do kim phun đót và đặt nghiêng một o mòn, phải thay góc khoảng 45 . Nếu kim mới. phun chạy vào từ từ là tốt. - Nếu kim không chạy vào được có thể bị dính bụi hoặc trầy xướt. Nếu trầy xướt nhẹ ta dùng nhớt hay mỡ trù để xoáy lại. 2.3 Kiêm tra, sửa chữa bề mặt phẳng giữa đót kim và thân vòi phun: Bề mặt tiếp xúc bị trầy xước, rỗ dùng cao rà, rà lại bề mặt phẳng của đót và thân kim trên bàn máp. Khi rà phải rà theo hình số 8 2.4 Kiểm tra sửa chữa phần thân vòi phun: – Kiểm lò xo: Bị nứt gãy, biến dạng. Nếu có thay mới. – Kiểm tra ty đẩy: Bị nứt, gảy, cong. Nếu bị cong ta nắn nguội. – KIểm tra sự chờn ren của các phần có ren. 3 Kiểm tra điều chỉnh trên bàn thử: Việc kiểm tra vòi phun trên bàn chuyên dùng có thể thực hiện trước và sau khi tháo lắp để kiểm tra sửa chữa. 70 3.1 Thiết bị kiểm tra vòi phun: Hình 6.7: Thiết bị kiểm tra vòi phun Gồm có bình chứa nhiên liệu, Bơm cao áp đơn, vít hạn chế hành trình bơm, cần bơm tay, vít xả không khí, đường ống nối vòi phun, đồng hồ áp suất cao. 3.2 Các bươc kiểm tra: a Gá lắp vòi phun: – Gá vòi phun trên bàn thử, đầu phun quay xuống. – Khóa van đến đổng hồ, ấn mạnh cần bơm tay xả gió trong vòi phun. b Kiểm tra điều chỉnh áp suất phun: – Mở van đến đồng hồ áp suất. – Ấn cần bơm tay từ từ cho áp suất nhiên liệu nơi đồng hồ tăng dần lên đến khi nhiên liệu phun ra. – Ghi nhận áp suất phun trên đồng hồ, so với áp suất phun trên qui định của nhà chế tạo. – Nếu chưa đúng thì điều chỉnh lại: Áp suất phun thấp hơn qui định vặn vít điều chỉnh vào hoặc thêm đệm. Áp suất phun cao hơn qui định vặn vít điều chỉnh ra hoặc bớt đệm. Chú ý: Nếu không có trị số áp suất phun của nhà chế tạo ta có thể điều chỉnh áp suất phun như sau: Loại đót kín lỗ tia kín: P = 120-150kG/cm2 71 Loại đót kín lỗ tia hở: P = 150-180kG/cm2 c Kiểm tra nhỏ giọt trước khi phun và độ kín (áp suất ngã): – Mở van đến đồng hồ. – Lau khô vòi phun, đầu phun và các đầu nối ống. – Ấn cần bơm từ từ cho áp trên đồng hồ lên đến nhỏ hơn áp suất phun khoảng (710)kG/cm2, giữ cần bơm. – Quan sát kim đồng hồ áp suất và đồng giờ, yêu cầu kim đồng hồ giảm giảm xuống không quá 14 kG/cm2 trong thời gian 35 giây. Nếu nhỏ hơn 35 giây cần xác định hư hỏng: Đầu phun bị nhỏ giọt là bề mặt côn dưới không kín thể xoáy lại bằng cát ra mịn như sau: Kẹp đuôi kim vào bầu khoan. Dùng que thấm một ít cao rà mịn vào bề mặt côn kim phun. Đặt đót kim vào kim phun. Cho máy khoan quay đồng thời di động đót kim ra vào. Tháo kim ra khỏi đót vệ sinh sạch sẽ, lắp vào kiểm tra lại. Chú ý: Có thể dùng giấy sạch thấm vào đầu vòi phun nếu bị ướt là đấu kim phun nhỏ giọt. Khâu nối ống chảy dầu do siết không chặt ta siết lại hoặc đầu ống không kín ta sựa chữa đầu ống Đai ốc giữ dầu phun bị chảy dầu do siết không chặt, siết lại hoặc mặt phẳng đót và thân kim phun không kín ta rà lại. Nếu dầu hồi nhiều do thân kim phun bị mòn, phài thay mới. d Kiểm tra nhỏ giọt sau khi phun và tình trạng phun: – Khóa van đến đồng hồ. – Ấn nhanh cần bơm tay cho nhiên liệu phun ra vài lần. – Sau khi phun quan sát chùm tia phun và đầu vòi phun: Nếu đầu phun bị nhỏ giọt là do lỗ phun mòn rộng, bị méo hoặc mẻ, ta phải thay mới đầu vòi phun đúng loại. Tình trạng chùm tia phun: 72 Hình 6.8: Các dạng chùm tia phun một lỗ Độ phun sương: Quan sát chùm tia phun ra, phải sương đều, nếu phun sương có kèm theo tiếng kêu Kít, kít chứng tỏ lổ tia phun và mặt côn còn tốt. Kiểm tra lỗ tia phun: Nhìn từ trên xuống xem tia phun: + Nếu không đủ tia do lỗ phun bị nghẹt, ta dây cước có kích thước phù hợp để thông lỗ phun. Chú ý: tránh làm gãy dây cước trong lỗ phun. + Tia phun bị lệch, phân bố không đều: Do lỗ phun bị biến dạng phải thay mới. + Kiểm tra góc độ chùm tia phun: Đối với đầu phun một lỗ, có chuôi xem có đúng góc độ không. Hình 6.9: Các dạng chùm tia phun nhiều lỗ 4 An toàn khi thử vòi phun trên thiết bị kiểm tra vòi phun: – Không để tay hoặc da thịt ngay chùm tia phun lúc thử vòi phun. – Tránh hít phải nhiên liệu phun sương. 73 – Không ấn cần bơm tay quá nhanh khi chưa khóa van đồng hồ vì sẽ làm hư hỏng đồng hồ. * Lắp các bộ phận của vòi phun: Lắp vòi phun được thực hiện sau khi bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế và công việc được tiến hành ngược với khi tháo nhưng cần chú ý: – Các chi tiết khi lắp phải sạch. – Lắp các chi tiết đầu phun phải lắp trước. – Sau khi lắp chi tiết phải kiểm tra điều chỉnh vòi phun trên bàn thử. – Khi lắp vòi phun vào động cơ phải có đệm làm kín và siết đúng lực. 74 Danh mục tài liệu cần tham khảo - Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel do Tổng cục dạy nghề ban hành - Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB HN-2005 - Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện-Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô - xe máy-NXB Lao động - Xã hội-2007 - Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại-NXB GTVT-2008 - Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ-NXB Giáo dục-2009
File đính kèm:
- giao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_dong_co.pdf