Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay

TÓM TẮT

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3

mặt của sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu đời sống con

người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương

lai. Giáo dục vì sự bền vững là một khái niệm gắn liền với Phát triển bền vững. Đây không những

là một nội dung mà còn là một yêu cầu trong giáo dục, khi mà ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài

nguyên không chỉ gây nguy hại đến con người và thiên nhiên mà còn làm tổn thất đến thế hệ tương

lai. Giáo dục bền vững ở nhiều nước phát triển đã được tiến hành nhiều năm qua. Bài viết này giới

thiệu một số hình thức tổ chức giáo dục đại học bền vững phù hợp với tình hình phát triển kinh tế

- xã hội ở Việt Nam

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay trang 1

Trang 1

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay trang 2

Trang 2

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay trang 3

Trang 3

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay trang 4

Trang 4

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngày nay
72
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH NGÀY NAY
Lê Thị Hiền*
TÓM TẮT
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 
mặt của sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu đời sống con 
người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả nĕng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương 
lai. Giáo dục vì sự bền vững là một khái niệm gắn liền với Phát triển bền vững. Đây không những 
là một nội dung mà còn là một yêu cầu trong giáo dục, khi mà ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài 
nguyên không chỉ gây nguy hại đến con người và thiên nhiên mà còn làm tổn thất đến thế hệ tương 
lai. Giáo dục bền vững ở nhiều nước phát triển đã được tiến hành nhiều nĕm qua. Bài viết này giới 
thiệu một số hình thức tổ chức giáo dục đại học bền vững phù hợp với tình hình phát triển kinh tế 
- xã hội ở Việt Nam
Từ Khóa: giáo dục đại học, phát triển bền vững, bối cảnh ngày nay.
HIGHER EDUCATION FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT 
IN TODAY’S CONTEXT
ABSTRACT
Education for sustainability is a deinition closely attached to Sustainable Development. 
This is not only a content but also a requirement in education while environmental pollution and 
resource depletion not only harm human as well as nature but also affect future generations. 
Education for sustainable development in developed countries have been conducted for years. This 
article presents some forms of sustainable education in some institutions that can be applicable for 
the situation of social- economic development in Viet Nam.
Keywords: education, sustainable development, in today’s context.
* ThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
1. GIÁO DỤC VÌ SỰ BỀN VỮNG 
Phát triển bền vững là một khái niệm có 
từ khá lâu. Vào những nĕm 70 của thế kỷ 
XX, quan niệm thường thiên về sự giàu có và 
tổng hợp sản phẩm xã hội. Nĕm 1980, “Chiến 
lược bảo tồn thế giới” do chương trình môi 
trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), Hiệp 
hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và 
quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đưa 
ra đã đề cập đến thuật ngữ “phát triển bền 
vững”, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh nó ở 
góc độ bền vững sinh thái bảo tồn tài nguyên 
sinh vật. Nĕm 2002, hội nghị thượng đỉnh thế 
giới về phát triển bền vững được tổ chức tại 
Johannesburg (Nam Phi) đánh dấu mốc quan 
trọng của loài người trong nỗ lực tiến tới mục 
73
Giáo dục đại học . . .
tiêu phát triển bền vững toàn cầu, lúc này thì 
khái niệm phát triển bền vững đã được hiểu 
một cách đầy đủ và toàn diện hơn. 
Trong khái niệm phát triển bền vững, 
không thể tách rời được ba thành tố là xã hội, 
môi trường và kinh tế, ẩn sau chúng là vĕn 
hóa, được xem như là nhân tố nội hàm của ba 
nhân tố này.
Giáo dục vì sự phát triển bền vững là đề 
ra một hướng đi mới về giáo dục và học tập 
cho tất cả mọi người. Nó được dựa trên những 
giá trị nguyên tắc và thực tiễn cần thiết để đáp 
ứng hiệu quả những thách thức hiện tại và 
tương lai.
Nội dung về giáo dục vì sự phát triển bền 
vững bao gồm: các nội dung về vĕn hóa – xã 
hội gồm có quyền con người, hòa bình và an 
ninh, bình đẳng giới, đa dạng vĕn hóa và hiểu 
biết về giao thoa vĕn hóa, sức khỏe, HIV/ 
AIDS, thể chế; các nội dung về môi trường 
gồm có: nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay 
đổi khí hậu, phát triển nông nông, đô thị hóa 
bền vững, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; 
các nội dung về kinh tế bao gồm: giảm nghèo, 
tinh thần và trách nhiệm học tập, kinh tế thị 
trường, phát triển bền vững và nhu cầu học 
tập thường xuyên, học tập suốt đời.
Liên Hợp Quốc đã công bố 2005 – 
2015 là thập kỷ của nền giáo dục vì sự Phát 
triển bền vững (Education for Sustainable 
Development), gọi tắt là Giáo dục bền vững 
(Sustainability Education). Giáo dục bền 
vững được định nghĩa là quá trình học dẫn 
đến kết quả là hình thành nơi người học khả 
nĕng giải quyết vấn đề, trình độ hiểu biết về 
khoa học và xã hội và những hành động hợp 
tác cần thiết để đảo bảo cho một xã hội công 
bằng, thịnh vượng và môi trường trong lành. 
Giáo dục bền vững muốn phá bỏ lối giáo dục 
truyền thống như: học theo môn học và ủng 
hộ lối học kết hợp liên ngành; học theo giá trị; 
học có tư duy chứ không học thuộc lòng; tiếp 
cận đa phương pháp, đa hình thức: thơ, kịch, 
vẽ, tranh luận; tham gia vào việc ra quyết 
định; tiếp cận thông tin địa phương phù hợp 
vẫn hơn thông tin cấp quốc gia.
Giáo dục môi trường và giáo dục bền 
vững cùng có những tính chất giống nhau như 
Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc 
sống và ổn định xã hội; đồng thời lại có những 
điểm khác biệt như: Giáo dục bền vững chú 
trọng đến việc sử dụng tài nguyên một cách 
khôn ngoan để không gây tai hại cho các thế 
hệ tương lai chứ không chỉ chú ý đến những 
tác động tiêu cực trên môi trường. Ngoài ra 
Giáo dục bền vững còn nhấn mạnh đến thể 
chế chính trị và kinh tế, ví dụ: chất lượng cuộc 
sống, dân chủ, an sinh toàn cầu.
Một trường học bền vững chính là trường 
học đặt trọng tâm trên việc học hỏi từ cộng 
đồng, trong đó, trẻ con, người lớn và cộng 
đồng giao lưu và học hỏi cùng nhau.Vì vậy, 
Giáo dục vì sự bền vững khác với giáo dục 
môi trường truyền thống ở chỗ nhấn mạnh đến 
những vấn đề xã hội phức tạp và đòi hỏi công 
dân phải có các kỹ nĕng tư duy phê phán, kỹ 
nĕng hợp tác, tham gia và hành động.
Khảo sát các chỉ số về Phát triển bền vững 
do Liên Hợp Quốc đề ra, về ba mặt: Kinh tế, 
xã hội và môi trường, chúng ta dễ nhận thất 
những vấn đề được đề cập nhiều đối với các 
nước phát triển là: nĕng lượng, khí hậu toàn 
cầu nóng lên, rác thải. Đối với các nước phát 
triển thì nhấn mạnh đến: dân số, ô nhiễm môi 
trường, phá rừng, phát triển con người.
Hiện nay, các trường đại học ở nước ta nói 
chung chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề giáo 
dục về sự bền vững cho sinh viên. Tuy nhiên, 
với xu thế phát triển chung của thế giới về 
phát triển bền vững thì việc vạch ra một chiến 
74
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
lược nhằm đưa nội dung giáo dục bền vững 
vào chương trình học, bên cạnh các nội dung 
giáo dục dân số, giáo dục môi trường là hết 
sức cần thiết.
Vậy để tiếp cận mục tiêu giáo dục bền 
vững trong trường Đại học, bên cạnh nội 
dung, chương trình, tài liệu, giáo trình chúng 
ta cần triển khai những phương pháp và các 
hình thức tổ chức dạy và học như thế nào cho 
phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và 
những đặc điểm về điều kiện môi trường của 
nước ta?
2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO 
DỤC BỀN VỮNG
2.1. Giáo dục bền vững qua môn học qua 
các buổi hội thảo, tập huấn
Qua nhiều phân môn khác nhau, các kiến 
thức về phát triển bền vững, những chỉ dẫn 
thực hiện cách sống bền vững trong đời sống 
hàng ngày về vấn đề sử dụng nĕng lượng, 
mua sắm, đi lại, rác thải và phế liệu, được 
truyền đạt cho sinh viên dưới nhiều hình thức:
- Lồng ghép vào tiết học.
- Lập các bảng thông tin hay các áp phích 
đặt gần hành lang, lối đi trong trường
- Tổ chức hội thảo
Khi lồng ghép vào tiết học, không chỉ đơn 
thuần giáo viên trình bày, mà còn cần tổ chức 
các hoạt động tích cực cho người học (thảo 
luận, thuyết trình, đóng vai,) hoặc sinh viên 
tự tay sử dụng các dụng cụ đo đạc các chỉ số 
sử dụng nĕng lượng.
Hội thảo được tổ chức với sự giúp đỡ của 
các đơn vị sẽ có khả nĕng cung cấp miễn phí 
các tài liệu tham khảo cho người tham dự, 
không chỉ là các thông tin về chính những nội 
dung trong buổi hội thảo, mà còn bao gồm cả 
những thông tin về bất cứ lĩnh vực nào của 
phát triển bền vững
2.2. Tổ chức sự kiện
Sự kiện có thể được tổ chức vào một ngày 
đặc biệt: ngày môi trường Thế giới, ngày Đa 
dạng sinh học Thế giới, Đặc điểm của hình 
thức này là huy động mọi người cùng tham 
gia. Các hình tức tổ chức sự kiện như:
- Tổ chức một hội chợ với nhiều gian hàng 
của các khoa, lớp, trưng bày các thông tin, các 
chỉ dẫn để sống bền vững hoặc bán các sản 
phẩm thân thiện với môi trường. Tùy quy mô 
của hội chợ, có thể liên kết với các đơn vị kinh 
doanh sản xuất theo mô hình bền vững (ví dụ 
đối với đơn vị sản xuất túi nylon tự hủy có thể 
phát miễn phí tại chỗ cho người tham dự).
- Tổ chức cuộc thi đi bộ đồng hành (ví dụ 
đi bộ vì màu xanh của Trái Đất); tổ chức cuộc 
chạy đua xe đạp kêu gọi tiết kiệm nĕng lượng 
và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
2.3. Dự án, chiến dịch, cuộc thi:
Các dự án, cuộc thi cần vạch ra các mục 
tiêu cụ thể và kế hoạch để đạt được mục tiêu 
một cách chi tiết, tỉ mỉ. Một dự án thường tiến 
hành trong suốt học kỳ.
- Một dự án có thể nhận được sự tài trợ 
(từ doanh nghiệp hay một tổ chức Môi trường) 
thông qua một hợp đồng trong đó xác định rõ 
khi kết thúc dự án, người tham gia phải hoàn 
thành những chỉ tiêu hợp đồng đề ra, ví dụ % 
số lượng điện đã tiết kiệm (giảm tiêu thụ) được.
- Chiến dịch hành động cá nhân. Ví dụ 
“Chiến dịch 3 – 2 – 1” nhắm vào mục tiêu tiết 
kiệm nĕng lượng và hạn chế rác thải. Cụ thể, 
mỗi cá nhân tham gia cam kết: Thực hiện 3 
hành động mỗi ngày như rút phích cắm điện 
ra khỏi ổ điện khi không sử dụng; Tắt đèn khi 
không sử dụng; Nhặt phế liệu để tái chế; Thay 
thế bóng đèn thông thường bằng bóng đèn 
compact. Hoặc mang theo hai túi đựng đồ khi 
đi mua sắm (không dùng túi nylon). Bên cạnh 
các hành động cá nhân, một số hoạt động khác 
75
Giáo dục đại học . . .
huy động sự thi đua tập thể, sẽ góp phần nâng 
cao nhận thức hữu hiệu hơn, như các chiến 
dịch giảm rác trong khuôn viên trường (phòng 
làm việc, lớp học, kí túc xá, cĕn tin. Qui mô 
chiến dịch có thể khác nhau, nhưng cần có 
đánh giá, dựa trên các tiêu chí. Ví dụ: % lượng 
giác có thể tái chế được; Số lượng phế liệu thu 
gom được; Lượng chất thải rắn/ người ít nhất; 
Lượng rác tái chế được lớn nhất.
- Các nhóm sinh hoạt định kỳ, ví dụ câu 
lạc bộ sinh thái. Các thành viên của nhóm họp 
mặt hàng tháng hay nửa tháng, để trao đổi tiến 
độ thi đua. Hoạt động của câu lạc bộ đa dạng, 
từ thu gom phế liệu; hoặc khảo sát tình hình sử 
dụng nĕng lượng trong trường; đến thiết kế các 
tờ bướm phát cho cộng đồng và gia đình mình.
2.4. Hướng dẫn cho học sinh cấp dưới
Trong giáo dục bền vững, việc tổ chức 
chương trình ngoại khóa, trong đó người học 
lớp trên dạy lại cho cấp dưới không những 
giúp nâng cao kiến thức, nhận thức, kĩ nĕng 
cho người học mà còn giúp họ hiểu biết sâu 
sắc hơn.Trong việc tiếp cận với các học sinh 
nhỏ hơn này, các sinh viên có thể tiến hành 
nhiều hoạt động phong phú, nhưng vẫn phải 
lấy học sinh làm trung tâm.
Người dạy (Sinh viên) có thể tổ chức các 
hoạt động như:
- Thuyết trình (Sinh viên)
- Trò chơi để lồng ghép giáo dục về nhận 
thức, thái độ đối với sự bền vững
- Thi đố về những kiến thức về phát triển 
bền vững
- Trình diến: hát, vẽ, đóng kịch,
- Thảo luận, tranh luận
2.5. Hành động vì cộng đồng
Hoạt động này có thể tổ chức riêng hoặc 
kết hợp vào các chiến dịch của Trường, Khoa, 
Đoàn Thanh niên. Ví dụ thu gom sách giáo 
khoa tặng cho học sinh vùng nghèo; thu gom 
các thiết bị, dụng cụ đồ gia dụng không cần 
đến (nhưng còn dùng được) cho “ngày hội 
hàng cũ giá rẻ” vào dịp đầu nĕm học, chủ yếu 
cho các bạn ở khu tập thể hoặc ở trọ. Hoặc góp 
phần cải thiện môi trường như vớt rác trên ao 
hồ, kênh rạch. Ngoài ra, nhà ĕn liên kết với 
các hộ nông dân sản xuất rau sạch để mua trực 
tiếp các thực phẩm thân thiện môi trường, vừa 
giảm phí trung gian, vừa kích thích tiêu dùng 
sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.6. Tham quan, thực địa
Nghe và nhìn chiếm một lượng khả nĕng 
lưu giữ thông tin khá lớn trong quá trình dạy 
và học. Do đó, người học cần được “mắt thấy, 
tai nghe” trực tiếp ngoài thiên nhiên hoặc cơ 
sở sản xuất, dịch vụ.
Ở mỗi khóa học và mỗi ngành học, phân 
phối chương trình đều có thiết kế một học 
phần tham quan thực tế cho sinh viên. Để thúc 
đẩy Giáo dục bền vững, các khoa, bộ môn cần 
đưa vào chuyến đi này những địa điểm điển 
hình về phát triển bền vững. Ví dụ tham quan 
nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ rác thải; nhà 
máy sản xuất thực phẩm từ nguồn thịt gia súc 
không chứa các chất độc hại (chất kích thích 
tĕng trưởng, chất tĕng trọng,) hay nhà máy 
sản xuất các tấm pa – nô để tạo ra nĕng lượng 
từ Mặt trời, hoặc tìm hiểu các hộ nông dân 
với qui trình sản xuất rau sạch; qui trình sản 
xuất và sử dụng biogas
2.7. Thực hiện các mẫu hình bền vững 
tại trường
Giáo dục bền vững cho sinh viên cần thể 
hiện sự bền vững đó qua cơ sở vật chất của 
trường học (trường học xanh, trường học thân 
thiện), ngoài ra nhân viên các phòng, ban 
cần được hướng dẫn cách tiết kiệm nĕng 
lượng và giảm rác thải khi sử dụng chúng (sử 
dụng máy vi tính, máy in, máy chiếu, đèn, 
quạt, máy lạnh, giấy,).
76
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Để tiết kiệm nĕng lượng và sử dụng nĕng 
lượng hiểu quả, cần trang bị:
- Các máy móc, thiết bị có dán nhãn ngôi 
sao nĕng lượng, như: máy vi tính, máy lạnh, 
máy chiếu, điện thoại hoặc các máy móc 
được cài đặt thiết bị kiểm soát điện nĕng, 
bấm giờ ngắt điện (giúp sử dụng nĕng lượng 
ít hơn).
- Các thiết bị sử dụng nước trong nhà ĕn, 
kí túc xá theo hướng tiết kiệm, thay các bóng 
đèn với điện nĕng vừa đủ (ví dụ 18W thay 
vì 26W).
- Hệ thống cửa sổ của các phòng bố trí sao 
cho đón được ánh sáng tự nhiên. 
- Sử dụng thùng rác có ngĕn để phân loại 
rác tại nguồn
- Sử dụng thực phmẩ hữu cơ càng nhiều 
càng tốt,
3. KẾT LUẬN
Giáo dục bền vững là một quá trình lâu 
dài, đi từ nhận thức đến kiến thức, rồi đến thái 
độ và hành động. Một trong những con đường 
thay đổi thói quen, hành vi, để xây dựng một 
cuộc sống bền vững là giáo dục. Từ cấp tiểu 
học đến đại học, từ ngành tự nhiên đễn xã hội, 
từ nước đang phát triển đến nước phát triển 
tất cả mọi người đều cần được dạy cho biết 
cách sống hài hòa với thiên nhiên và không 
làm biến đổi thiên nhiên, và quan trọng hơn, 
là con người phải chọn lựa cách sống bền 
vững. Trong quá trình phấn đấu trở thành 
những trường đại học có chương trình đào 
tạo tiên tiến, các trường đại học ở nước ta nói 
riêng cần thiết xem giáo dục bền vững không 
những là một nội dung giáo dục mà còn là 
trách nhiệm đối với thế hệ tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
[2]. Chương trình hành động quốc gia (2006 – 2014), về Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững
[3]. Trương Quang Học, 2012, Việt Nam thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững, Khoa học kỹ 
thuật, Hà Nội
[4]. Lê Vĕn Khoa (chủ biên), 2009, Môi trường và phát triển bền vững, Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Phạm Thị Oanh, 2013, Mối quan hệ con người - tự nhiên và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện 
nay, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[H]. Hồ Bá Thâm, 2012, Vĕn hóa với phát triển bền vững, Vĕn hóa – thông tin, Hà Nội

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_dai_hoc_vi_su_phat_trien_ben_vung_trong_boi_canh_ng.pdf