Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này hs phải:

- biết được vai trò , tác dụng của rừng đối với nền kinh tế xã hội

- biết được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề trồng rừng.

b. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và liên hệ

c. Thái độ

- Có ý thức trồng và bảo vệ rừng.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của GV

 Nghiên cứu kĩ nội dung SGK và các tài liệu có liên quan

 Sưu tầm một số tranh ảnh về cảnh quan cây rừng

b. Chuẩn bị của HS

- Đọc bài trước khi đến lớp

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

b. Bài mới

Tiết 2,3: Bài 1: Vai trò của giống cây rừng. Nguyên tắc chọn cây lấy giống.

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức

Sau khi học xong bài này hs cần phải:

- Hiểu được vai trò của giống cây rừng trong sản xuất lâm nghiệp.

- Hiểu được nguyên tắc chọn cây lấy giống.

b. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và liên hệ

c. Thái độ

- Có ý thức cải tạo và phá huy đặc tính tốt của giống; làm theo đúng nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả của nghề trồng rừng.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của GV

 - Nghiên cứu SGK và sưu tầm tư liệu về giống cây rừng trong sản xuất lâm nghiệp.

 - Sưu tầm một số cách chọn cây lấy giống trong thực tiễn sản xuất ở địa phương.

 - Sưu tầm tranh ảnh về giống cây rừng.

b. Chuẩn bị của HS

- Đọc bài trước khi đến lớp

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ:

*Câu hỏi : Phân tích vai trò , vị trí của nghề trồng rừng?

* Trả lời: 1. Cung cấp sản phẩm và nguyên liệu :

gỗ , củi và các nguyên liệu cho ngành công nghiệp ( giấy, sợi tơ nanh, hương liệu, dược liệu, thực phẩm.)

 2. Bảo vệ môi trường sinh thái:

Cây rừng hấp thụ khí CO2 và nhả khí O2 , vì vậy rừng có tác dụng duy trì sự cân bằng khí O2 và CO2 trong khí quyển.

3. Nuôi dưỡng nguồn nước , hạn chế lũ lụt, hạn hán: nơi có rừng thì tốc độ dòng chảy giảm, lượng nước thấm xuống đất nhiều.

4. Rừng có tác dụng làm đẹp cảnh quan đất nước.

 Vườn phong nha , vịnh hạ long, đền hùng,.đều gắn liền với cảnh đẹp của núi rừng.

5. Rừng có vai trò quan trọng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

6. Triển vọng phát triển của nghề trồng rừng.

 

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 1

Trang 1

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 2

Trang 2

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 3

Trang 3

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 4

Trang 4

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 5

Trang 5

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 6

Trang 6

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 7

Trang 7

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 8

Trang 8

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 9

Trang 9

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 85 trang xuanhieu 5540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn

Giáo án Nghề trồng rừng - Năm học 2012-2013 - Đinh Anh Tuấn
rồng rừng sản xuất gồm hàng trăm loài cây.
2. Nội dung lao động:
- Nghiên cứu đặc điểm sinh lí, sinh thái của các loài cây tham gia trồng rừng.
- Nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật lâm sinh.
- Nghiên cứu chọn giống các loài cây rừng.
3. Công cụ lao động:
- Trước đây CCLĐ chủ yếu là thủ công, thô sơ, những năm gần đây CCLĐ là máy đào hố, máy xúc đất, máy trồng cây,
4. Điều kiện lao động:
- Chủ yếu LĐ ngoài trời, trên địa hình đồi núi dốc, do vậy đòi hỏi người LĐ phải có sức khỏe tốt cũng như nắm vững những thao tác cơ bản của nghề trồng rừng.
5. Các yêu cầu của nghề đối với người LĐ:
- Người trồng rừng phải hiểu biết rõ đặc điểm sinh lí, sinh thái cũng như các biện pháp kĩ thuật lâm sinh cho từng đối tượng LĐ để có các biện pháp kĩ thuật phù hợp.
II. Thông tin về thị trường lao động nghề:
- Hiện nay thị trường LĐ nghề trồng rừng tương đối đông, khoảng 25 triệu người có nhu cầu sử dụng, tuy nhiên số những người này chưa có kiến thức phổ thông về nghề trồng rừng. Do đó khai thác sử dụng rừng không theo hướng bền vững, nên thường làm rừng nghèo kiệt và diện tích rừng ngày càng giảm mạnh.
III. Triển vọng, nơi đào tạo và nơi hoạt động nghề trồng rừng:
1. Triển vọng phát triển nghề trồng rừng:
- Do tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn TV, ĐV rất phong phú -> tiềm năng phát triển vốn rừng và khai thác sử dụng còn rất lớn.
- Nghề trồng rừng có nguồn lao động dồi dào, vừa có khả năng cung ứng và có nhu cầu được sử dụng.
 2. Nơi đào tạo:
 a. Các trường Công nhân kĩ thuật:
Thời gian đào tạo 6 tháng.
- Trường Công nhân lâm nghiệp TW 1 Hữu Lũng - Lạng Sơn.
- Trường Công nhân lâm nghiệp TW 3 Thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
- Trường Công nhân lâm nghiệp TW 4 Phú Thọ.
b. Các trường Trung học lâm nghiệp:
Thời gian đào tạo 2 năm.
- Trường TH Lâm nghiệp Yên Hưng - Quảng Bình.
- Trường TH Lâm nghiệp Pleiku – Gia Lai.
- Trường TH Lâm nghiệp Đồng Nai.
c. Các trường Đại học:
Thời gian đào tạo 4 năm.
- Trường ĐH Lâm nghiệp - Xuân Mai - Chương Mĩ - Hà Tây.
- Trường ĐH Nông nghiệp I – Hà Nội.
- Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
- Trường ĐH Nông Lâm Thừa Thiên Huế.
- Trường ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường ĐH Tây Nguyên.
 3. Nơi hoạt động nghề trồng rừng:
- Nghề rừng hoạt động ở địa bàn miền núi, vùng dân tộc và một số ít diện tích hoạt động trồng rừng theo hướng thâm canh cao thuộc vùng đồi trung du Bắc Bộ. Ngoài ra còn có hoạt động nghề rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung. 
c. Củng cố, luyện tập
-Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn, triển vọng phát triển nghề rừng?
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố
- Liên hệ thực tế
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và Chuẩn bị bài mới 
- GV yêu cầu học sinh về ôn bài và chuẩn bị cho bài mới. 
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
Tiết 95, 96, 97
Bài 26: ôn tập cuối năm
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nghề trồng rừng: sản xuất hạt giống, sản xuất cây con; trồng rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại cây rừng; tìm hiểu nghề trồng rừng.
b. Kĩ năng
 - Kĩ năng phân tích, so sánh, chọn lọc
 - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất tại địa phương.
 - HS ôn tập kĩ kiến thức chuẩn bị cho kiểm tra học kì. 
c. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, giáo trình nghề trồng rừng
- Tài liệu tham khảo
- GV phân công từng nhóm HS chuẩn bị các phần kiến thức ôn tập theo câu hỏi GV cho trước.
b. Chuẩn bị của HS
- HS ôn tập các kiến thức về sản xuất hạt giống cây rừng, sản xuất cây con, trồng rừng, phòng, trừ sâu bệnh hại cây rừng; tìm hiểu nghề trồng rừng.
- Ôn lại kiến thức đã học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
b. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu học sinh nhắc lại vị trí,vai trò của nghề?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức vai trò của giống, nguyên tắc chọn cây lấy giống, sản xuất hạt giống cây rừng?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
Lập vườn ươm cây kiến thức sản xuất cây con bằng hạt, sản xuất giống cây rừng bằng phương pháp nhân giống vô tính?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
Kiến thức kĩ thuật làm đất trồng rừng, trồng rừng bằng cây con, chăm sóc và bảo vệ rừng?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
kiến thức: tác hại của sâu, bệnh hại cây rừng, thuốc phòng, trừ sâu, bệnh hại, một số sâu, bệnh hại và cách phòng, trừ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
đặc điểm, yêu cầu của nghề trồng rừng, các nơi đào tạo nghề?
- Nhắc lại kiến thức
- Thảo luận nhanh và đại diện trả lời
- Các nhóm khác bổ sung
- Thảo luận nhanh và đại diện trả lời
- Các nhóm khác bổ sung
- Thảo luận nhanh và đại diện trả lời
- Các nhóm khác bổ sung
- Thảo luận nhanh và đại diện trả lời
- Các nhóm khác bổ sung
- Thảo luận nhanh và đại diện trả lời
- Các nhóm khác bổ sung
1. Vị trí,vai trò của nghề:
2. Sản xuất hạt giống cây rừng
- Vai trò của giống
- Nguyên tắc chọn cây lấy giống
- Sản xuất hạt giống cây rừng
3. Sản xuất cây con
- Lập vườn ươm cây
- Sản xuất cây con bằng hạt
- Sản xuất giống cây rừng bằng phương pháp nhân giống vô tính
4. Trồng rừng: 
- Kĩ thuật làm đất trồng rừng
- Trồng rừng bằng cây con
- Chăm sóc và bảo vệ rừng
5. Phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng:
- Tác hại của sâu, bệnh hại cây rừng
- Thuốc phòng, trừ sâu, bệnh hại 
- Một số sâu, bệnh hại và cách phòng, trừ
6. Tìm hiểu nghề trồng rừng:
- Đặc điểm, yêu cầu của nghề
- Đào tạo nghề
c. Củng cố, luyện tập
- Giải thích những thắc mắc của học sinh
- Nhấn mạnh những ý chính cần ôn để kiểm tra
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và Chuẩn bị bài mới 
- Yêu cầu học sinh ôn những nội dung sau để giờ sau kiểm tra:
1. Trình bày quy trình trồng cây rừng bằng cây con rễ trần. Nêu ưu điểm của phương pháp này?
2. Trình bày quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu. Nêu ưu điểm của phương pháp này. Hiện nay ở địa phương em, trồng cây rừng thường áp dụng phương pháp nào? Giải thích tại sao?
3. Nêu những công việc cần làm trong chăm sóc và bảo vệ rừng. Theo em, rừng ở địa phương em bị tàn phá do nguyên nhân nào? Đề xuất biện pháp khắc phục?.
4. Nêu các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng. Theo em trong các biện pháp trên biện pháp nào là quan trọng nhất? Em có đề xuất biện pháp nào nữa không? Tại sao?
5. Rừng ở địa phương em thường gặp loại sâu, bệnh nào phá hại. Nêu các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả đã áp dụng?.
6. Em nhận một khoảng đất để trồng rừng. Hãy xây dựng kế hoạch trồng rừng sao cho có hiệu quả kinh tế?.
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
Tiết 98, 99 	 Kiểm tra học kì II
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức
- Nhớ lại nội dung đã học
- Làm được bài tập
b. Kĩ năng
- Kĩ năng giải bài tập, phân tích, so sánh, khái quát hóa
- Liên hệ thực tế
c. Thái độ
- Nghiêm túc trong thi cử kiểm tra
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a. Chuẩn bị của GV
- Đề kiểm tra, đáp án
b. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại toàn bộ những câu hỏi tiết trước đa giao
3. Tiến trình bài dạy : 
a. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
b. Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Nhắc nhở học sinh
- Phát đề kiểm tra cho học sinh
- Theo dõi học sinh làm bài
 Chuẩn bị giấy kiểm tra
- Nhận đề và làm bài
- Làm bài
c. Củng cố, luyện tập :
- Thu bài kiểm tra 
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài mới :
- Dặn dò HS chuẩn bị thiết bị cần thiết để tham quan rừng
Đề bài:
Câu 1 (6 điểm): 
a. Trình bày quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu.
b. So sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu so với trồng rừng bằng cây con rễ trần.
Câu 2 (4 điểm): Nêu các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng. Theo em trong các biện pháp trên biện pháp nào là quan trọng nhất?
Đáp án:
Câu 1 (6 điểm)
a. Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu: HS cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Cây con được nuôi dưỡng trong vườn ươm 1 thời gian khá dài, đã hình thành đủ thân, rễ, lá, được sử dụng làm vật liệu để trồng rừng. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nước ta, đảm bảo tỉ lệ thành rừng cao nhất hiện nay (1 điểm).
* Phương pháp trồng cây rừng bằng cây con có bầu (2 điểm):
- Kĩ thuật:
+ Nếu vỏ bầu bằng chất dẻo polietilen, lấy dao rạch vỏ bầu.
+ Đặt cây có bầu vào chính giữa hố, đường kính cổ rễ của cây ngang bằng hoặc thấp hơn mặt đất 1-2cm, bầu và thân cây thành một đường thẳng đứng.
+ Dùng tay vun đất tơi nhỏ (loại bỏ cỏ dại, sỏi đá) lấp xung quanh bầu, lấy tay ấn chặt xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu, sau cùng dùng cuốc vun đất cao hơn mặt đất 5- 8cm, hình mu rùa. 
b. So sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu so với trồng rừng bằng cây con rễ trần
- Có 2 loại cây con: cây con rễ trần và cây con có bầu nên có 2 phương pháp tương ứng
- Giống nhau (1 điểm): 
+ Ưu điểm: tiết kiệm hạt giống, giảm được thời gian và số lần chăm sóc.
+ Nhược điểm: tốn chi phí cho tạo cây con và vận chuyển cây con đến nơi trồng.
* Phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu (1 điểm):
- Ưu điểm: Do bầu đất có thành phần dinh dưỡng khoáng hợp lí. Khi bứng cây đem trồng, bộ rễ cây được bảo vệ không bị tổn thương, do đó cây trồng có tỷ lệ sống cao, hiện nay ở nước ta phương pháp này được áp dụng rộng rãi.
- Nhược điểm: Giá thành trồng rừng thường cao. 
* Phương pháp trồng rừng bằng cây con rễ trần (1 điểm):
- Ưu điểm: giá thành trồng rừng thấp.
- Nhược điểm: chỉ áp dụng cho ít loài cây (tếch, phi lao, xà cừ, xoan ta..) do đó ở nước ta phương pháp này ít được áp dụng.
Câu 2 (4 điểm): 
Các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng gồm:
1. Biện pháp kĩ thuật canh tác
- Đây là biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất, các biện pháp kĩ thuật cụ thể là luân canh cây trồng, trồng hỗn loài, tránh trồng thuần loài trên diện tích rộng, gieo trồng đúng thời vụ,
- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.
2. Biện pháp phòng, trừ sinh học
- Là biện pháp sử dụng sinh vật, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra.
- Ưu điểm: là biện pháp có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Biện pháp hóa học
- Là biện pháp sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh hại. Biện pháp này chỉ được sử dụng khi sâu, bệnh hại tới ngưỡng gây thiệt hại tới năng suất và chất lượng cây trồng và chỉ được sử dụng các loại thuốc được cấp có thẩm quyền cho phép.
4. Biện pháp sử dụng các giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu, bệnh
- Là cách sử dụng các giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.
5. Biện pháp thủ công
- Khi cây mới bị bệnh, hoặc bị trên diện tích rất nhỏ, tiến hành chặt bỏ cành, lá bị bệnh đưa ra khỏi rừng đốt hoặc ngâm nước để tiêu diệt nguồn bệnh.
- Đối với sâu, hại thường xuyên thăm rừng và vườn ươm, khi gặp sâu hại dùng kẹp các ổ trứng, bắt nhộng và sâu non. Tập trung lại một chỗ đốt hoặc ngâm nước để tiêu diệt.
6. Biện pháp vật lí
- Sâu trưởng thành của nhiều loài sâu có tính xu quang và xu hóa.
- Dùng bẫy đèn hoặc dùng bẫy hóa chất để dẫn dụ sâu trưởng thành đến để tiêu diệt.
* Biện pháp quan trọng nhất là biện pháp kĩ thuật canh tác, vì biện pháp này tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt, có sức đề kháng cao với sâu bệnh, đồng thời biện pháp này làm hạn chế sự sinh trưởng phát triển của sâu, bệnh hại (1 điểm).
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
11A
11B
11C
 Tiết 100, 101, 102, 103, 104, 105	Bài 25: Thực hành: Tham quan rừng
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức 
 Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Bổ sung kiến thức thực tế về tài nguyên rừng, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở địa phương.
b. Kĩ năng
- Thực hiện đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
c. Thái độ
- Học sinh yêu rừng, yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và ngành lâm nghiệp.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV
- Chuẩn bị địa điểm, liên hệ với các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, các trạm khuyến lâm nội dung tham quan, người giới thiệu, thời gian tham quan, tổ chức phương tiện đi lại, nơi ăn nghỉ.
- Chuẩn bị băng ghi hình về rừng tự nhiên, rừng trồng, về phổ biến kĩ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc rừng trồng.
b. Chuẩn bị của HS
- Giầy, dép quai hậu
- Đồ ăn khô
- Máy ảnh, bút, vở ghi
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
b. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giáo viên giới thiệu nơi thực hành và quy trình thực hành cho học sinh
- Chiếu một số hình ảnh về rừng trồng và rừng tự nhiên cho học sinh quan sát
- Giáo viên nhắc học sinh khi tham quan chú ý các vấn đề sau: rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng thuần loài, rừng hỗn loài lá rộng với lá rộng, lá rộng với lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn,... Tài nguyên rừng ngoài gỗ lớn (các loài cây làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, nhựa, thủ công mĩ nghệ, cây cảnh,..). Các loài động vật rừng
- Đối với với nội dung trên đây, học sinh viết thu hoạch thống kê những loài phát hiện ở địa phương thuộc tài nguyên nào? Ghi tên loài cây theo tên gọi của địa phương
- Hướng dẫn học sinh quan sát và ghi chép
- Yêu cầu học sinh đánh giá kết quả thực hành về:
+ Nhận xét, đánh giá về rừng trồng, rừng tự nhiên có ở địa phương.
+ Nhận xét, đánh giá về rừng giống, vườn ươm, rừng trồng của cơ sở sản xuất.
+ Những phát hiện tài nguyên rừng hiện có địa phương.
- Nghe và ghi chép
- Xem và ghi chép
- Nghe và ghi chép
- Thực hành theo nhóm để quan sát và ghi chép những vấn đề quan sát được
- Viết thu hoạch:
+ Nhận xét, đánh giá về rừng trồng, rừng tự nhiên có ở địa phương.
+ Nhận xét, đánh giá về rừng giống, vườn ươm, rừng trồng của cơ sở sản xuất.
+ Những phát hiện tài nguyên rừng hiện có địa phương.
I. Quy trình thực hành:
- Tham quan rừng trồng, rừng tự nhiên có tại địa phương.
- Tham quan cơ sở sản xuất lâm nghiệp (rừng giống, vườn ươm, rừng trồng).
- Xem băng ghi hình về rừng trồng, rừng tự nhiên,...
- Trong khi tham quan, học sinh cần đi sâu vào phát hiện tài nguyên rừng hiện có ở địa phương theo các nội dung sau:
+ Tài nguyên rừng bao gồm: rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng thuần loài, rừng hỗn loài lá rộng với lá rộng, lá rộng với lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn,... Tài nguyên rừng ngoài gỗ lớn (các loài cây làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, nhựa, thủ công mĩ nghệ, cây cảnh,..). Các loài động vật rừng.
+ Đối với với nội dung trên đây, học sinh viết thu hoạch thống kê những loài phát hiện ở địa phương thuộc tài nguyên nào? Ghi tên loài cây theo tên gọi của địa phương.
II. Thực hành
II. Đánh giá kết quả:
- Học sinh viết bản thu hoạch về:
+ Nhận xét, đánh giá về rừng trồng, rừng tự nhiên có ở địa phương.
+ Nhận xét, đánh giá về rừng giống, vườn ươm, rừng trồng của cơ sở sản xuất.
+ Những phát hiện tài nguyên rừng hiện có địa phương.
c. Củng cố, luyện tập
- Nhận xét giờ thực hành ( đánh giá kết quả thực hành của học sinh thông qua bản thu hoạch).
- Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thực hành
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và Chuẩn bị bài mới
- Yêu cầu HS ôn lại toàn bộ nội dung chuẩn bị kiểm tra
Hết
Bao nhiêu công sức mới soạn xong! Thầy cô nào tải về thì cảm ơn nhau một câu cho khoan khoái nhé!

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_trong_rung_nam_hoc_2012_2013_dinh_anh_tuan.doc