Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh

Lãnh thổ là tài sản vô giá của quốc gia. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là quyền

thiêng liêng bất khả xâm phạm của công dân Việt Nam. Mỗi người dân, đặc biệt là

thế hệ trẻ cần phải nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, luôn thể hiện tinh

thần, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Thực hiện nâng cao giáo dục ý thức chủ

quyền biển, đảo cho sinh viên ngay từ trong trường đại học là việc làm cần thiết, có

ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Trong

bài viết, tác giả tập trung làm rõ vai trò của môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

đối với mục tiêu giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên.

Từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoạt động giáo dục hiệu quả hơn.

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 1

Trang 1

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 2

Trang 2

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 3

Trang 3

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 4

Trang 4

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 5

Trang 5

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 6

Trang 6

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 7

Trang 7

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 8

Trang 8

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh
rọng, mang tính thời sự và có 
ý nghĩa thực tiễn cao, 
Thứ tư, các hoạt động hỗ trợ dạy 
học, hoạt động ngoại khóa chưa được 
quan tâm và tổ chức thực hiện tích cực, 
còn thiếu về số lượng và còn tình trạng 
thực hiện mang tính tượng trưng chưa 
đi vào chiều sâu, chất lượng chưa cao. 
Chính những hạn chế đang tồn tại 
đã dẫn đến hoạt động giáo dục ý thức 
bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho SV hiện 
nay chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, 
ý thức và hành động của SV đối với 
công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo 
chỉ dừng lại ở mức hành động theo đám 
đông chưa có mục tiêu, định hướng rõ 
ràng. Bởi lẽ các em SV còn thiếu kiến 
thức, thậm chí là các kiến thức cơ bản 
liên quan đến chủ quyền biển, đảo của 
Việt Nam. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
78 
3. Giải pháp nâng cao ý thức bảo 
vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên 
thông qua môn học Giáo dục quốc 
phòng và an ninh 
Để phù hợp với thời đại mới, con 
người mới; để có thể khắc phục những 
rào cản và giải quyết các vấn đề khó 
khăn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng 
cao về tri thức khoa học đòi hỏi cấp 
lãnh đạo, các tổ chức giáo dục và trực 
tiếp là người giáo viên cần đổi mới tư 
duy lẫn hành động, áp dụng đồng bộ 
nhiều giải pháp giúp nâng cao giáo dục 
ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho 
SV trong dạy học Giáo dục quốc phòng 
và an ninh. Cụ thể là: 
Một là cập nhật, bổ sung nội dung 
kiến thức hoặc xây dựng chuyên đề mới 
về vấn đề biển đảo. 
Đây là giải pháp cơ sở, là điều kiện 
để tiến hành các giải pháp tiếp theo. Bởi 
lẽ giáo trình môn học được xem như là 
gốc rễ, là nền tảng để nghiên cứu sâu; là 
một loại “vũ khí” cần thiết giúp SV 
giành thắng trong cuộc chiến “chiếm giữ 
tri thức”. Do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo 
cần kết hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ 
Công an tiến hành nghiên cứu, xây dựng 
và cập nhật, bổ sung các kiến thức hoặc 
những chuyên đề mới với một số nội 
dung cơ bản như: khái quát về biển, đảo 
Việt Nam (quá trình hình thành và xác 
lập chủ quyền); vị trí, vai trò, tầm quan 
trọng của vùng biển Việt Nam đối với 
các hoạt động dân sự và lĩnh vực quân 
sự; các chủ trương, quan điểm, chính 
sách, pháp luật, sách lược của Đảng, Nhà 
nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo; 
trách nhiệm và hành động của SV trong 
công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo,... 
vào giáo trình giảng dạy đang lưu hành. 
Việc làm này có ý nghĩa quan trọng đối 
với công tác giáo dục ý thức cho SV. 
Trước mắt đây sẽ là một nguồn tri thức 
đã được chuẩn hóa, chính thống và có độ 
tin cậy cao để SV có thể dễ dàng tiếp cận 
và chiếm lĩnh. Trên cơ sở đó, các em sẽ 
có hiểu biết nhất định, hiểu đúng và đủ 
về nội hàm của các vấn đề phát sinh liên 
quan đến biển, đảo Việt Nam giúp hình 
thành tri thức khoa học, xây dựng hệ ý 
thức và hành động đúng đắn trong việc 
thể hiện lòng yêu nước, yêu biển, đảo 
quê hương. 
Hai là tăng cường sử dụng tài liệu 
giảng dạy và cung cấp các tài liệu môn 
học có liên quan đến vấn đề chủ quyền 
biển, đảo. 
Môn học Giáo dục quốc phòng và 
an ninh chủ yếu giúp SV có điều kiện 
tiếp cận hệ thống lý luận cơ bản trong 
lĩnh vực quốc phòng - an ninh (70% nội 
dung chương trình là lý thuyết) cũng 
như định hướng cho các em có phương 
pháp quan sát và đánh giá các vấn đề 
liên quan đến chủ quyền biển, đảo 
thông qua quá trình nghiên cứu và tìm 
hiểu thông tin từ các loại tài liệu, sách, 
báo chí và nguồn internet, Trong quá 
trình đó, việc SV tiếp cận các kênh 
thông tin chính thống là không dễ dàng 
bởi sự ảnh hưởng của tính đặc thù về 
nội dung môn học; mặt khác, nhận thức 
về tầm quan trọng của môn học và tính 
tự giác trong nghiên cứu của bản thân 
các em còn chưa cao. Các thông tin 
không chính thống, thiếu tính khoa học, 
có tính chất xuyên tạc, sai sự thật lại 
khá phổ biến. Thực trạng này sẽ ảnh 
hưởng xấu và gây trở ngại rất lớn cho 
quá trình giáo dục ý thức, xây dựng 
động cơ bảo vệ Tổ quốc cho SV. Song 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
79 
để khắc phục hạn chế đó không phải là 
việc làm khó và không thể đối với 
người giáo viên. 
Từ đó, trong quá trình tương tác 
giữa người học và người dạy, yêu cầu 
giáo viên phải cung cấp cụ thể thông tin 
và “địa chỉ” tìm kiếm của các loại tài 
liệu, các nghiên cứu chỉ rõ bằng chứng 
cụ thể, chính xác về chủ quyền biển. 
đảo để sinh viên tham khảo như: các bộ 
sách hỏi đáp về chủ đề biển, đảo (Hỏi – 
đáp về biển, đảo Việt Nam; 100 câu hỏi – 
đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt 
Nam; Hoàng Sa, Trường Sa: Hỏi và 
đáp;); sách về quá trình xác lập và 
khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở 
Biển Đông (Chủ quyền của Việt Nam 
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa, Bộ sách: Chủ quyền biển 
đảo Việt Nam; Bằng chứng lịch sử và 
cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là 
của Việt Nam; Những bằng chứng về 
chủ quyền của Việt Nam đối với hai 
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Tìm 
hiểu về biển đảo Việt Nam;). Việc 
làm này sẽ giúp SV có thể tiếp cận 
nhiều hơn các thông tin chính thống, 
làm nền tảng cho việc củng cố cơ sở lý 
luận khoa học và nguồn tri thức thực 
tiễn của bản thân về vấn đề biển đảo. 
Từ đó, các em sẽ hình thành niềm tin, 
niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê 
hương, đất nước và lý tưởng cống hiến 
vì sự nghiệp giữ vững chủ quyền biển, 
đảo, đặc biệt là đối với hai quần đảo 
Hoàng Sa và Trường Sa. 
Ba là tổ chức nghiên cứu và thảo 
luận nhóm về nội dung chủ quyền và 
bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 
Thảo luận nhóm là một hình thức 
học tập mang tính hợp tác nhằm tăng 
khả năng chiếm lĩnh tri thức chứ không 
phải lĩnh hội tri thức và nâng cao chất 
lượng học tập của SV. Bởi lẽ trong tư 
duy giáo dục hiện nay SV đóng vai trò 
chủ động trong việc chọn lọc và tiếp thu 
tri thức. Thảo luận nhóm với nội dung 
tập trung vào chủ đề biển, đảo một mặt 
đáp ứng được nhu cầu mở mang tri thức 
về vấn đề “nóng” và đang được toàn xã 
hội quan tâm của SV; mặt khác, tạo 
điều kiện cho SV có cơ hội giao lưu, 
trao đổi với nhau để đạt được kết quả 
cao trong học tập. Từ đó, tạo sự hứng 
thú học tập cho SV, giúp các em có thể 
ghi nhớ, khắc sâu kiến thức về chủ 
quyền biển, đảo đã học trên lớp, hiểu 
biết thêm về thực tiễn của vấn đề. Ngoài 
ra, thông qua hoạt động các em có thể 
rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nhận định, 
đánh giá và trình bày vấn đề, có thể ứng 
dụng lý thuyết vào thực tiễn, học đi đôi 
với hành. Chính các hoạt động này sẽ 
giúp cho ý thức bảo vệ chủ quyền biển, 
đảo của SV có cơ sở hình thành, nâng 
cao và củng cố vững chắc. Qua đó, để 
giáo dục nâng cao ý thức cho SV về vấn 
đề biển đảo, người dạy có thể định 
hướng nghiên cứu và tổ chức thảo luận 
theo dạng chủ đề sau: 
- Nghiên cứu quá trình xác lập và 
bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là 
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 
bằng bài viết và tư liệu minh chứng 
thực tế. 
- Tìm hiểu về cuộc sống đời 
thường, những đóng góp trong công tác 
của các chiến sĩ và người dân đang sinh 
sống, làm việc ở các đảo, quần đảo của 
Việt Nam thuộc Biển Đông. 
- Sưu tập hình ảnh, những mẩu 
chuyện về các nhân vật, các anh hùng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
80 
dân tộc, những sự kiện lịch sử quan 
trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền 
biển, đảo. 
- Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của 
các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển 
đảo mà chúng ta đang thực hiện và đề 
xuất những giải pháp thúc đẩy những 
mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu kém. 
Bốn là đẩy mạnh tuyên truyền và 
tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo định 
kỳ tập trung vào nội dung “Bảo vệ chủ 
quyền biển, đảo Tổ quốc trong tình 
hình mới”. 
Có thể nói rằng, sinh hoạt chuyên 
đề là điều kiện, cơ hội để SV có thể tiếp 
cận các tri thức mới nhất, là phương 
pháp chiếm lĩnh tri thức nhanh và chính 
xác về các vấn đề xoay quanh chủ đề 
biển đảo. Bởi nguồn thông tin của hoạt 
động được cung cấp từ những nhà khoa 
học, các cơ quan chuyên môn nên luôn 
có tính khoa học và chuẩn xác. Như 
vậy, thực hiện tuyên truyền, sinh hoạt 
chuyên đề muốn mang tính giáo dục 
cao thì đòi hỏi đơn vị tổ chức phải 
chuẩn bị cả về nội dung lẫn phương 
pháp, giáo dục lý luận phải gắn với thực 
tiễn, phải quan tâm đến đối tượng tham 
gia và sử dụng nhiều hình thức để tạo 
sự hứng thú cho SV. Chẳng hạn như: 
Trình bày tham luận, các bài nghiên cứu 
về quan điểm, chủ trương của Đảng, 
Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề 
tranh chấp trên biển; Báo cáo tình hình 
tranh chấp biển, đảo trên thế giới, 
nguyên nhân và xu hướng tranh chấp 
hiện nay, những âm mưu, thủ đoạn của 
một số nước lớn với vùng biển nước ta; 
Tổ chức cho sinh viên tranh tài thông 
qua phần thi trả lời nhanh; Giới thiệu, 
tuyên truyền thông qua các phóng sự 
ghi nhận về quá trình hình thành, đấu 
tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt 
Nam;... Với mục đích cung cấp cho SV 
những bằng chứng lịch sử và các tài liệu 
khoa học khẳng định chủ quyền thiêng 
liêng của hai quần đảo Trường Sa và 
Hoàng Sa nhằm tuyên truyền sâu rộng 
những nghị quyết, chỉ thị của Đảng, 
Nhà nước về biển, đảo; giáo dục về tầm 
quan trọng của biển, đảo Việt Nam 
trong tình hình mới. Từ đó, giúp các em 
tăng cường nhận thức về biển, đảo; tin 
tưởng vào chủ trương, đường lối của 
Đảng, chính sách của Nhà nước trong 
giải quyết vấn đề trên biển; hiểu được 
vai trò, trách nhiệm của mình trong 
công cuộc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền 
biển, đảo góp phần xây dựng, củng cố 
và nâng cao ý thức, trách nhiệm, ý chí 
quyết tâm thực hiện trách nhiệm của SV 
đối với nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo 
quê hương. 
Năm là tăng cường tổ chức các hoạt 
động ngoại khóa tìm hiểu về biển, đảo 
quê hương. 
Đây là một hoạt động gắn kết giữa 
lý luận và thực tiễn, là một hoạt động rất 
quan trọng, có tính hệ thống để chứng 
minh và cơ hội để kiểm chứng các kiến 
thức mà SV đã chiếm lĩnh. Cho nên quá 
trình tổ chức hoạt động này phải đảm 
bảo tính khách quan, tính thực tiễn và 
tính khoa học; phải có kế hoạch cụ thể, 
đúng yêu cầu nội dung, tình hình và điều 
kiện thực tế; giữa các bên liên quan phải 
phối hợp tổ chức chặt chẽ, không được 
tùy tiện, thời vụ. Đồng thời cần có sự 
quan tâm, ủng hộ của các cơ quan quản 
lý giáo dục cấp trên, các đoàn thể và SV. 
Thời gian tổ chức các hoạt động ngoại 
khóa giáo dục về biển, đảo có thể được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
81 
thực hiện vào các dịp có những ngày lễ, 
ngày kỷ niệm như Tuần lễ Biển và Hải 
đảo Việt Nam; Ngày phát động thi tìm 
hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh 
trên biển”; Ngày hội “Tuổi trẻ vì biển, 
đảo thân yêu”; Phong trào “Góp đá xây 
dựng Trường Sa”; với các hoạt động 
cụ thể như: 
Tổ chức cuộc thi viết báo: nhằm rèn 
luyện cho SV khả năng tiếp nhận, tổng 
hợp thông tin và đánh giá vấn đề liên 
quan đến biển đảo. Từ đó, SV cơ hội 
trình bày quan điểm cá nhân, thể hiện 
lòng yêu nước, yêu biển, đảo bằng “bút 
mực”; giúp các em có đầy đủ nhận thức 
về các vấn đề thực tiễn và ý thức được 
nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối 
với Tổ quốc và trong tương lai sẽ có 
những đóng góp cụ thể, thiết thực phù 
hợp với khả năng vào hoạt động bảo vệ 
chủ quyền biển, đảo. 
Tổ chức du khảo về nguồn, tham 
quan thực tế: địa điểm thực hiện tại các 
di tích lịch sử, tại các đơn vị lực lượng 
vũ trang đang thực hiện nhiệm vụ bảo 
vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Khi 
tham gia các hoạt động này, SV sẽ thấy 
được những hình ảnh chân thật, nghe 
được những chia sẻ đời thật, có hiểu 
biết thêm về công việc, cuộc sống, 
nhiệm vụ của “những người giữ chủ 
quyển biển đảo” góp phần tạo sự hứng 
thú, yêu thích môn học tạo điều kiện 
cho quá trình tích cực học tập và nghiên 
cứu được diễn ra giúp SV tự nâng cao ý 
thức và củng cố lòng yêu quê hương, 
đất nước, biển, đảo Tổ quốc. 
Tổ chức triển lãm học liệu, tư liệu 
do sinh viên sưu tầm: mục đích của hoạt 
động là nhằm kích thích tính tích cực 
của các em SV tìm kiếm những học 
liệu, tư liệu có giá trị để các em có thêm 
sự hiểu biết về vấn đề biển đảo; mặt 
khác, thông qua buổi triển lãm sẽ giúp 
những nguồn học liệu, tư liệu đó sẽ đến 
gần hơn với các em SV. Việc làm này 
có thể được xem là chiếc cầu nối giúp 
“ngọn lửa đỏ” trong bản thân SV được 
nhân rộng. Nghĩa là, qua việc sưu tầm 
học liệu, tư liệu cũng như qua hoạt động 
tham quan triển lãm sẽ giúp SV nhận 
thức được tầm quan trọng, giá trị, ý 
nghĩa của hoạt động bảo vệ chủ quyền 
biển đảo và theo đó ý thức của các em 
cũng được hình thành, phát triển bền 
vững và sẽ được biểu hiện bằng các 
hoạt động thiết thực. 
4. Kết luận 
Có thể nói rằng, những kết quả mà 
môn học Giáo dục quốc phòng và an 
ninh đóng góp cho nền giáo dục Việt 
Nam đã thể hiện vai trò và ý nghĩa rất to 
lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý 
thức, phẩm chất đạo đức của con người 
Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi SV. 
Những kiến thức về chủ quyền biển, 
đảo mà môn học Giáo dục quốc phòng 
và an ninh giảng dạy trong những năm 
qua tuy còn hạn chế, quá trình giáo dục 
còn gặp không ít những khó khăn, trở 
ngại nhưng cơ bản đã phần nào góp 
phần khơi dậy tinh thần, thúc đẩy tình 
yêu quê hương, đất nước của SV. Qua 
đó, các giải pháp được đề xuất với 
mong muốn sẽ giúp các em hình thành, 
nâng cao ý thức và có hành động thiết 
thực thể hiện trách nhiệm công dân 
trong bảo vệ Tổ quốc ngay từ khi còn 
ngồi trên ghế nhà trường. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
82 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đức Thắng (2014), Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW “Về 
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”,  
PrintStory.aspx?distribution=29110&print=true, (truy cập ngày 15/7/2018) 
2. Bộ Tư lệnh Hải quân (1985), Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb Quân 
đội nhân dân, Hà Nội 
3. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
SOLUTIONS TO RAISE AWARENESS OF PROTECTING THE 
SOVEREIGNTY OF THE SEA AND ISLAND FOR STUDENTS THROUGH 
DEFENSE AND SECURITY EDUCATION 
ABSTRACT 
Territory is an invaluable asset of the country. Protection of territorial 
sovereignty is the sacred right of Vietnamese citizens. Every citizen especially the 
younger generation needs to raise their awareness of protecting the sovereignty of 
the country and always expressing their spirit and responsibility to the nation. 
Moreover, implementing the education of awareness of island sovereignty for 
university students is a necessity with an important meaning in building and firmly 
protecting the Vietnamese Fatherland. The article focuses on clarifying the role of 
defense and security Education with the aim of educating and raising the awareness 
of protecting the sovereignty of sea and island for students. From there, propose 
solutions to help educational activities more effective. 
Keywords: Sea and island, sovereignty, education, defense and security, awareness 
(Received: 7/11/2018, Revised: 12/2/2019, Accepted for publication: 24/4/2019) 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_chu_quyen_bien_dao_cho_sinh.pdf