Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang

ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường lao động nước ta, làm thay đổi cơ cấu lao động,

tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về việc làm ở tất cả các lĩnh vực và các khu

vực kinh tế khác nhau (Nhà nước và tư nhân). Trong đó, ngành quản lý đất đai, bất

động sản, khoa học cây trồng là những ngành có những đặc thù riêng như ngành quản

lý đất đai đang phát triển theo hướng xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đa

mạc tiêu, thị trường bất động sản luôn “khát” nhân lực và chủ trương phát triển nông

nghiệp công nghệ cao, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần đội ngũ nhân lực có trình độ

để đảm trách. Điều này đặt ra yêu cầu mới cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tại

các trường đại học.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 1

Trang 1

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 2

Trang 2

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 3

Trang 3

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 4

Trang 4

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 5

Trang 5

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 6

Trang 6

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 7

Trang 7

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 8

Trang 8

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 9

Trang 9

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 1380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới
ói cho đất nông nghiệp được vận động theo quy luật thị trường nhằm khuyến khích 
doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, phát triển thị trường bất động sản nói 
chung và thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng để thu hút doanh 
nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. 
2.4. Cơ hội 
 Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển NNLCLC do lợi thế tự nhiên và thời cơ 
xuất hiện, cụ thể là: 
 Thứ nhất, trong mười năm qua mỗi năm có hàng nghìn sinh viên Việt Nam 
học tập tại các nước có hệ thống giáo dục tiên tiến và uy tín trên thế giới thông qua 
chương trình học bổng nhà nước theo đề án 991 theo Quyết định số 991/QĐ-TTg 
ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo 
giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020, 
mục tiêu của đề án là đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Ngoài ra, các trường đại học trong nước cũng 
liên kết với các trường đại học có uy tín trên thế giới để xây dựng các chương trình 
tiên tiến (tiếng Anh) tại Việt Nam, nhiều trường đại học đã mở ngành mới về công 
nghệ nông nghiệp, bất động sản. Các tập đoàn lớn về bất động sản còn có bộ phận 
chuyên đào tạo cho nhân viên của tập đoàn để tăng cường kiến thức, kỹ năng thực 
chiến trên thị trường, như Tập đoàn Hải Phát còn thành lập Học viện Hải Phát Land 
chuyên đào tạo nguồn nhân lực về ngành bất động sản cho tập đoàn. Đây là nguồn 
cung cấp NNLCLC cho thị trường lao động. 
 112 
 Thứ hai, Việt Nam đang là thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động dồi dào và 
cơ cấu lao động trẻ. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn giúp các nhà đầu tư quốc tế lĩnh vực 
công nghệ chọn Việt Nam làm môi trường đầu tư. Từ đó cũng tạo ra nhu cầu nâng 
cao trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều việc làm mới cho 
người lao động. 
 Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao, an ninh chính trị ổn 
định, an toàn cao về công tác phòng chống dịch bệnh (qua đợt phòng chống Covid 
19) thu hút được NNLCLC, các chuyên gia từ các nước đến làm việc, bù đắp sự thiếu 
hụt lao động chất lượng cao trong nước. 
 Thứ tư, Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công 
nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ: nhiều tập đoàn, doanh 
nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là khâu chế biến sản phẩm 
nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, điển hình như Vinamilk, 
Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Ba Huân, Biển ĐôngTheo 
thống kê từ Bộ NN&PTNT: năm 2019, số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản (NLTS) 
thành lập mới là 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số 
doanh nghiệp nông nghiệp lên 12.581 doanh nghiệp, tăng 36,23%, năm 2019, có 17 
dự án với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào 
hoạt động. Từ năm 2018 đến nay, tổng vốn đầu tư trên 33.000 tỷ đồng với 30 dự án 
đã hoạt động và đang triển khai cả nước, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa 
dạng các mặt hàng NLTS. Năm 2019, sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều 
khó khăn, thách thức chung về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của 
nền kinh tế còn thấp. Tuy vậy, toàn ngành vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá và đạt 
được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Theo đó ước tính, 
tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,2% (trong đó thủy sản tăng cao 6,12%, lâm 
nghiệp tăng khá 3,98%) [12]. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong 3 năm qua, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào 
nông nghiệp đã tăng 3 lần, trải đều khắp các vùng miền và các lĩnh vực từ sản xuất 
đến chế biến và tiêu thụ nông sản [13]. 
 Từ phân tích nêu cho thấy ngành nông nghiệp cần nhu cầu quỹ đất và NLCLC 
lớn, thị trường bất động sản phát triển, thủ tục hành chính về đất đai đơn giản. Vấn đề 
đặt ra cho ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý đất đai và bất động sản 
cần phải có lực lượng lao động có chất lượng đảm trách như tái cơ cấu ngành nông 
nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu 
mới, thúc đẩy phát triển thị trưởng bất động sản. 
2.5. Thách thức 
 Bên cạnh cơ hội trên, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nguồn 
nhân lực Việt Nam nói chung và NNLCLC nói riêng: 
 113 
 Thứ nhất, cạnh tranh NNLCLC sẽ ngày càng lớn ở cả quy mô và phạm vi từ 
thế giới, khu vực và trong nước. Lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm 
việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn khắt khe, tác phong công nghiệp, 
trong khi môi trường giáo dục Việt Nam chưa theo kịp và chưa sẵn sàng để thích ứng. 
Yêu cầu đặt ra là giáo dục phải thay đổi hướng tới chuẩn mực thế giới và khu vực. 
 Thứ hai, yếu tố quan trọng đòi hỏi NNLCLC phải đáp ứng được đó là tiếng 
Anh, tác phong công nghiệp, khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý 
thức. Bởi vì những yếu tố này là hạn chế đối với lao động Việt Nam. Lao động Việt 
Nam sẽ cần một thời gian nhất định hòa nhập với môi trường làm việc mới (văn 
minh, ý thức, cạnh tranh, liên tục đòi hỏi phải đổi mới sáng tạo). 
 Thứ ba, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, khả năng và quyết tâm 
hoàn thiện sản phẩm không cao, tinh thần đoàn kết và làm việc nhóm trong công việc 
thấp. Trong khi đó môi trường làm việc mới cần có sự sáng tạo và làm việc hiệu quả 
theo nhóm để phát huy trí tuệ tập thể nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khoa 
học, công nghệ với giá trị gia tăng cao. 
 Thứ tư, thị trường NNLCLC luôn hướng tới và đạt chuẩn nghề nghiệp, nhưng 
hiện nay Việt Nam đang trong gia đoạn xây dựng nên sẽ cần thời gian nhất định để 
chuẩn hóa. 
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNLCLC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN 
HỘI NHẬP QUỐC TẾ 
3.1. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng 
 - Cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các chương trình đào tạo đảm bảo 
nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật kiến thức hiện đại về nông nghiệp công nghệ 
cao, nông nghiệp hữu cơ, tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao 
gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu 
hoạch, sơ chế, chế biến...), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu 
mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.. 
 - Tăng cường quan hệ quốc tế, trao đổi sinh viên quốc tế trong lĩnh vực nông 
nghiệp công nghệ cao, quản lý đất đai nhằm tiếp thu những kiến thức tiên tiến về 
nông nghiệp, quản lý đất đai và bất động sản trên cơ sở đó ứng dụng vào thực tiễn 
nước ta. 
 - Chú trọng liên kết đào tạo, nghiên cứu giữa nhà trường và doanh nghiệp, viện 
nghiên cứu, tổ chức các học kỳ doanh nghiệp (học sinh thực tập tại doanh nghiệp 
hoặc cơ quan quản lý nhà nước). 
 - Đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo năng lực thực 
hành, kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm cho học viên để thích ứng, phát 
huy trong môi trường công nghệ hiện đại và hội nhập quốc tế. NNLCLC phải có tư 
 114 
duy toàn cầu (phát triển kinh tế đất nước kết hợp cả nội lực và ngoại lực), tư duy phát 
triển liên tục tùy theo sự phát triển của thị trường toàn cầu mà chúng ta điều chỉnh 
công tác quy hoạch, dự báo và đào tạo và tư duy “chuẩn quốc tế” để đảm bảo khung 
chương trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cần được chuẩn 
hóa và được công nhận ở cả thị trường quốc tế. 
 - Thường xuyên cập nhật, sử dụng các công nghệ mới đặc thù trong nông 
nghiệp như: Công nghệ sinh học, công nghệ số, tự động hóa, cơ khí chính xác, vật 
liệu mới vào các chương trình đào tạo dài hạn; đào tạo theo hướng liên ngành, đa 
ngành; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất thông minh; nông nghiệp thông minh... 
 - Các trường đại học, dạy nghề cần nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ 
giáo viên, cán bộ quản lý; các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với cơ sở đào tạo, 
các trường đại học, đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp và cơ quan Nhà 
nước, gắn đào tạo kiến thức với thực tập, thực hành nghề tại các cơ sở doanh nghiệp.. 
Xây dựng chuẩn đầu tư theo nhu cầu thị trường lao động, khung trình độ quốc gia 
Việt Nam theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ 
tưởng Chính phủ. Định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh ngay khi còn học 
phổ thông. Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào của các cơ sở giáo dục đại học. 
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng đầu ra sinh viên của các cơ sở giáo dục đại 
học. Học tập, tự học tập chính là phương pháp quan trọng để tăng kiến thức, cải thiện 
khả năng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo nhằm hướng tới phát huy năng lực 
làm việc, tính sáng tạo của người lao động; phát triển các kỹ năng mềm của người lao 
động, tăng tính thích ứng, thích nghi với môi trường làm việc thực tế nhất là các lĩnh 
vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ sinh học... 
để giúp người lao động có thể làm chủ cuộc cách mạng số hóa hiện nay. 
3.2. Cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 
 - Chính phủ, các ngành và địa phương cần có chính sách đào tạo, sử dụng, đãi 
ngộ nhân tài. Phải xác định CMCN 4.0 và mở rộng hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu 
để người lao động bắt buộc phải thích nghi bằng cách chủ động học tập, rèn luyện để 
có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và năng lực sáng tạo để đón đầu các 
kỹ thuật, công nghệ mới áp dụng vào nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa. 
 - Các bộ ngành (giáo dục và đào tạo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài 
nguyên và môi trường) cần quan tâm và có cơ chế đặc biệt về tuyển sinh các Trường 
đại học khối nông - lâm nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do tình 
trạng tuyển sinh các ngành này ngày càng khó khăn để tránh tình trạng thiếu hút 
NNLCLC trong trung và dài hạn. Quan tâm trau dồi nguồn nhân lực giữa các quốc 
gia, hỗ trợ đổi mới phương pháp giáo dục nhằm thích nghi với tình hình hội nhập 
quốc tế. 
 115 
 - Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển NNLCLC. Nhà nước 
cần phải tạo ra những cơ chế tốt để giúp các doanh nghiệp với nhà trường có quan hệ 
để đào tạo đúng và phù hợp, gần sát nhất với nhu cầu của thị trường. 
 - Thực hiện hiệu quả Quyết định 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của 
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến 
năm 2020” để đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kiến thức, 
kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của 
người lao động và của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện 
thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển trường nghề 
chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù và hỗ trợ 
đầu tư đồng bộ cho các trường nghề được lựa chọn để đạt các tiêu chí của trường 
nghề chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong 
khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào 
tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh 
tế - xã hội của đất nước. 
 - Các nhà lãnh đạo, quản lý cần mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực trẻ chất 
lượng cao; lôi cuốn họ nỗ lực thực hiện những kiến thức, chuyên môn đã được tích 
lũy, được đào tạo thông qua những chính sách sử dụng hợp lý. Mặt khác, Nhà nước 
cần tiếp tục đổi mới thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý từ Trung ương đến địa 
phương nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực giáo dục đào tạo 
chất lượng cao, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực giáo dục đào tạo 
chất lượng; thị trường và sản phẩm khoa học - công nghệ theo hướng hội nhập, xây 
dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành, nghề kinh doanh mới ở Việt Nam 
đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc CMCN 4.0 [2]. 
 - Đưa lao động đi xuất khẩu lao động; khởi nghiệp phát triển hợp tác xã; khởi 
nghiệp trong chương trình OCOP; đào tạo phát triển du lịch cộng đồng làng nghề ở 
nông thôn, gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với khởi nghiệp ngay tại môi trường 
đại học, cao đẳng. 
4. KẾT LUẬN 
 - Đào tạo, phát triển NNLCLC là xu thế tất yếu của thời đại nhằm đáp ứng nhu 
cầu ngày càng khó tính của thị trường lao động thời hội nhập. Nguy cơ mất việc làm 
và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là hiện hữu đối với nguồn nhân lực trình độ thấp trong 
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cạnh tranh việc làm sẽ ngày càng khốc liệt 
trên các lĩnh vực, ở cả trong nước, khu vực và quốc tế, nhất là nông nghiệp công nghệ 
cao, bất động sản. Nhà nước phải có cơ chế và chính sách đặc thù về đào tạo 
NNLCLC ngành nông nghiệp do tuyển sinh đại học ngày càng khó khăn. 
 116 
 - Hội nhập tạo ra nhiều thách thức mới nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho 
phát triển NNLCLC ở Việt Nam thời kỳ dân số vàng, sự quan tâm của Đảng và Chính 
phủ về phát triển NNLCLC, môi trường chính trị ổn định. 
 - Đào tạo NNLCLC về nông nghiệp, quản lý đất đai, bất động sản cần có giải 
pháp đồng bộ, toàn diện, xây dựng môi trường sáng tạo, thu hút, đãi ngộ nhân tài với 
cơ chế tiền lương phù hợp, liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học, cao đẳng với 
doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo đơn 
đặt hàng của doanh nghiệp, NNLCLC phải hướng tới đạt chuẩn quốc tế, có năng lực 
toàn diện nhất là năng lực sáng tạo, thích ứng với với thay đổi của xã hội; tăng cường 
liên kết với nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Ban Chấp hành Trung ương (2008). Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 
tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông 
thôn. 
 2. 
giao-duc-viet-nam-trong-ky-nguyen-so-302483.html 
 3. 
giao-duc-viet-nam-trong-ky-nguyen-so-302483.html 
 4. 
tang-cao-nhat-trong-5-nam-tro-lai-day.html 
 5. Https://giaoducthoidai.vn/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-dap-
ung-yeu-cau-phat-trien-xa-hoi-3768229.html 
 6. 
24&print=true. 
 7. 
luc-luong-lao-dong-thap-ky-luc-trong-vong-10-nam-qua-322046.html 
 8. 
nghin-nguoi-tham-gia-bao-hiem-that-nghiep-319585.html 
 9. 
luong-cao-o-viet-nam-trong-hoi-nhap-quoc-te-65312.htm 
 10. ái-cơ-cấu-ngành-nông-
nghiệp-theo-hướng-nâng-cao-giá-trị-gia-tăng.aspx. 
 11. Https://baomoi.com/phat-trien-nguon-nhan-luc-nong-nghiep-4-0-yeu-cau-
cap-bach/c/26894019.epi 
 12. 
nong-nghiep/383280.vgp 
 13. 
nghiep-tang-3-lan-541807.html 
 117 
 14. Https://nhandan.org.vn/xahoi/item/41118202-ky-vong-nang-cao-chat-
luong-nguon-nhan-luc-trong-nuoc.html 
 15. 
nguon-nhan-luc-viet-nam-truoc-yeu-cau-so-hoa-nen-kinh-te-64335.htm 
 16. 
/2018/815949/phat-trien%2C-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-boi-canh-
cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx 
 17. Https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giai-phap-nao-de-phat-trien-
nhan-luc-trinh-do-cao-chat-luong-cao-20190303163039984.htm 
 118 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_dao_tao_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_trong_linh_v.pdf