Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương

Chọn mẫu kiểm toán giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Xác định phương pháp đúng và thực hiện chọn mẫu kiểm toán thu ngân sách địa phương (NSĐP) phù hợp giúp giảm thiểu rủi ro kiểm toán, gia tăng hiệu quả và tiết kiệm kinh phí kiểm toán. Thực hiện phân nhóm các đơn vị được kiểm toán; đánh giá rủi ro kiểm toán của các khoản mục, nội dung cần kiểm toán thông qua xác định trọng yếu kiểm toán; và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro người nộp thuế (NNT) sẽ giúp kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) lựa chọn được những khách thể kiểm toán phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương trang 1

Trang 1

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương trang 2

Trang 2

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương trang 3

Trang 3

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương trang 4

Trang 4

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương trang 5

Trang 5

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương trang 6

Trang 6

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6220
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương

Giải pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán thu ngân sách địa phương
g thời gian 
có hạn, tiết kiệm kinh phí trên cơ sở đảm bảo chất 
lượng kiểm toán. 
Chọn mẫu kiểm toán cần được tiến hành dựa 
trên các phương pháp phù hợp để tránh hai rủi ro 
cơ bản do lấy mẫu dẫn tới, đó là:
(1) KTV kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả 
cao hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát 
đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận 
rằng không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại 
có (đối với kiểm tra chi tiết). Loại kết luận này dẫn 
đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.
(2) KTV kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả 
kém hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát 
đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận 
rằng có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không 
có (đối với kiểm tra chi tiết). Loại kết luận sai này 
ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì 
thường phải thực hiện các công việc bổ sung để 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 137 - tháng 3/2019
chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng.
Để nâng cao chất lượng chọn mẫu kiểm toán 
trong kiểm toán thu NSĐP, KTVNN nên thực hiện 
các giải pháp cơ bản sau:
Một là, lựa chọn các đơn vị được kiểm toán trên 
cơ sở phân nhóm đơn vị được kiểm toán phù hợp.
Căn cứ vào mục tiêu, trọng tâm của cuộc kiểm 
toán, đặc điểm và quy mô tổng thể của cuộc kiểm 
toán và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán để 
phân nhóm các đơn vị được kiểm toán theo tính 
chất hoạt động của các đơn vị và theo rủi ro kiểm 
toán trong mỗi nhóm đơn vị. Chọn mẫu đơn vị 
được kiểm toán thường có rủi ro chọn mẫu lớn hơn 
chọn mẫu kiểm toán của các khoản mục, nội dung 
kiểm toán; do vậy, KTVNN cần phân loại đơn vị, 
đánh giá rủi ro kiểm toán và tình hình đơn vị một 
cách thận trọng để đảm bảo rủi ro chọn mẫu thấp 
ở mức có thể chấp nhận được. Việc chọn mẫu được 
tiến hành cho từng nhóm đơn vị có sự tương đồng 
về tính chất hoạt động. Trong trường hợp số lượng 
đơn vị của cuộc kiểm toán quá nhỏ hoặc các đơn 
vị không có sự tương đồng về tính chất hoạt động 
hoặc rủi ro kiểm toán được xác định là quá lớn thì 
KTVNN có thể đưa ra quyết định kiểm toán 100% 
số đơn vị thuộc khách thể kiểm toán.
Hai là, chọn mẫu các khoản mục, nội dung kiểm 
toán tổng hợp tại các cơ quan quản lý thu.
Các cơ quan quản lý thu chủ yếu được lựa chọn 
kiểm toán là cơ quan Hải quan (Cục Hải quan và 
Chi cục Hải quan), cơ quan thuế (Cục Thuế và các 
Chi cục Thuế), cơ quan tài chính (Sở Tài chính và 
các Phòng Tài chính - Kế hoạch) và một số cơ quan 
khác có liên quan, tùy thuộc vào nội dung và phạm 
vi kiểm toán. Tại các cơ quan này, KTVNN:
(1) Xác định trọng yếu của các khoản mục, nội 
dung cần kiểm toán
Mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo quyết 
toán thu NSĐP thường được xác định tùy thuộc vào 
quy mô ngân sách từng địa phương hoặc mục đích 
người sử dụng thông tin trên cơ sở các tiêu chí:
- Tổng thu NSNN: Thu NSNN trên địa bàn 
(tỉnh/thành phố) phản ánh tình hình động viên 
tài chính trên địa bàn vào NSNN để thực hiện các 
nhiệm vụ chi, đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá 
tiềm lực của NSĐP.
- Cơ cấu các khoản thu trong tổng thu NSĐP: 
So sánh giữa kết quả thực hiện thu NSĐP với dự 
toán thu, chi NSĐP; tỷ trọng các khoản thu; tính 
toán sự biến động và xác định ban đầu về các nhân 
tố chính tác động đến một số chỉ tiêu thu NSĐP 
lớn có ảnh hưởng đến cân đối NSĐP...
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 137 - tháng 3/2019
(2) Đánh giá rủi ro kiểm toán của các khoản 
mục, nội dung cần kiểm toán
Trên cơ sở thông tin khảo sát, thu thập được 
KTVNN đánh giá và xác định rủi ro kiểm soát dựa 
trên những đánh giá tổng quát về các đơn vị làm 
cơ sở cho lựa chọn đơn vị được kiểm toán. Để giải 
quyết được vấn đề này đòi hỏi KTVNN phải thu 
thập đầy đủ các thông tin cơ bản về đơn vị, quy 
định của nhà nước về quản lý NSĐP; thông tin 
về tình hình tài chính của đơn vị; thông tin về hệ 
thống kiểm soát nội bộ (thông tin liên quan đến 
môi trường kiểm soát; thông tin liên quan đến hệ 
thống kế toán; thông tin liên quan đến các thủ tục 
kiểm soát); thông tin khác có liên quan. Trên cơ sở 
đó phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và 
các thông tin đã thu thập. KTVNN tiến hành đánh 
giá rủi ro tiềm tàng. Mỗi địa phương có những đặc 
thù riêng, trong quá trình kiểm toán KTVNN cần 
cân nhắc tác động của các yếu tố đặc thù đó và với 
kinh nghiệm kiểm toán thực hiện các xét đoán 
thận trọng, ví dụ như: Người nộp thuế (NNT) có 
xu hướng kê khai không đầy đủ doanh thu, tăng chi 
phí để giảm số phải nộp ngân sách; tổ chức hạch 
toán, kê khai thuế không đầy đủ và đúng quy định...
Mẫu chọn các nội dung, khoản mục cơ bản 
trong kiểm toán thu NSĐP như sau:
- Nội dung về kiểm toán công tác lập, giao dự 
toán thu ngân sách: Cần chọn mẫu những hồ sơ 
liên quan đến các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn, 
các khoản thu mang tính đặc thù của địa phương
- Nội dung về kiểm toán chấp hành dự toán thu 
nội địa: Chọn mẫu những khoản thu chiếm tỷ trọng 
lớn, những khoản thu có biến động bất thường 
để phân tích, đánh giá tính bền vững của nguồn 
thu ngân sách tại địa phương thông qua phân tích 
tính ổn định, xu hướng của một số khoản thu chủ 
yếu. Chọn mẫu một số hồ sơ kê khai, nộp thuế để 
đối chiếu việc thực hiện của cơ quan Thuế, NNT 
với văn bản quy định về phân cấp nguồn thu giữa 
các cấp ngân sách của cấp có thẩm quyền để kiểm 
tra việc phản ánh đúng, đủ nguồn thu giữa các niên 
độ ngân sách, các cấp ngân sách.
- Quản lý, điều hành các khoản thu do Sở Tài 
chính quản lý thu: Chọn mẫu hồ sơ về một số 
khoản thu để kiểm tra việc tuân thủ quy định trong 
kê khai, quản lý các sắc thu, như: thu đấu giá quyền 
sử dụng đất và các tài sản tịch thu; thu bán nhà 
thuộc sở hữu nhà nước.
- Công tác miễn, giảm thuế, hoàn thuế: Chọn 
mẫu một số hồ sơ miễn, giảm thuế của NNT để 
đánh giá việc tuân thủ quy định về miễn, giảm, 
trong đó lưu ý xác định đối tượng, thời gian, thẩm 
quyền, số thuế được miễn, giảm.
- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế; chống thất 
thu NSNN của cơ quan Thuế địa phương: Chọn 
mẫu hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế của một số 
NNT đã được cơ quan thuế kiểm tra tại trụ sở cơ 
quan thuế và không thuộc danh sách kiểm tra tại 
trụ sở cơ quan thuế để tiến hành kiểm tra, đánh giá: 
Tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế (về số lượng, loại 
hồ sơ); thủ tục, thời hạn thực hiện; lưu trữ hồ sơ 
kiểm tra; việc xử lý các hành vi vi phạm theo pháp 
luật thuế của cơ quan thuế; việc tuân thủ pháp luật 
thuế của NNT.
- Công tác quản lý nợ thuế, xoá nợ thuế và tiền 
phạt: Chọn mẫu một số hồ sơ xóa nợ thuế và tính 
tiền chậm nộp thuế, gia hạn nợ thuế, phân kỳ nộp 
thuế để kiểm tra việc xử lý của Cục Thuế theo quy 
định hiện hành.
- Kiểm toán một số khoản thu như: phí, lệ phí, 
các khoản thu từ đất: Chọn mẫu một số tờ khai, 
quyết toán phí, lệ phí của một số đơn vị thu phí 
trên địa bàn để kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của 
NNT trong việc kê khai, thu, nộp, trích để lại của 
một số loại phí và lệ phí.
Ba là, xây dựng bộ tiêu chí hỗ trợ công tác chọn 
mẫu các doanh nghiệp được kiểm tra, đối chiếu thuế
Xây dựng phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu trên 
cơ sở đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán thu 
NSĐP là cơ sở giúp KTVNN thực hiện phân tích, 
đánh giá lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để chọn 
mẫu kiểm tra, đối chiếu; tạo sự thống nhất, khách 
quan trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, đối 
chiếu NNT nhằm ngăn chặn và phát hiện, xử lý kịp 
thời các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế, gian 
lận thuế, góp phần nâng cao hiệu quả chống thất 
thu NSNN.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 137 - tháng 3/2019
STT Tiêu chí Chỉ số tiêu chí Trọng số Điểm số
Phần I: Tiêu chí xếp loại quy mô doanh nghiệp
1
Tiêu chí 1: 
Quy mô doanh 
nghiệp
Quy mô doanh nghiệp 
theo doanh thu năm 
đánh giá:
Doanh nghiệp lớn
2,0
5
Doanh nghiệp vừa 4
Doanh nghiệp nhỏ 2
Doanh nghiệp rất nhỏ 1
Phần II: Tiêu chí đánh giá rủi ro
2
Tiêu chí 2: 
Ngành nghề 
kinh doanh
Ngành nghề kinh 
doanh chính của doanh 
nghiệp tại năm đánh giá 
thuộc:
Nhóm ngành nghề kinh 
doanh rủi ro thấp
1,0
1
Nhóm ngành nghề kinh 
doanh rủi ro trung bình 2
Nhóm ngành nghề kinh 
doanh rủi ro cao 4
3
Tiêu chí 3: Tỷ lệ 
“Thuế TNDN 
của hoạt động 
sản xuất kinh 
d o an h / D o an h 
thu thuần”
Tỷ lệ “Thuế TNDN 
của hoạt động sản xuất 
kinh doanh/Doanh 
thu thuần” của doanh 
nghiệp so với trung 
bình ngành và so với 
năm trước liền kề năm 
đánh giá:
Bằng hoặc cao hơn trung 
bình ngành và bằng hoặc 
tăng so với năm trước
2,0
1
Bằng hoặc cao hơn trung 
bình ngành và giảm so với 
năm trước
2
Thấp hơn trung bình 
ngành và bằng hoặc tăng 
so với năm trước
3
Thấp hơn trung bình ngành 
và giảm so với năm trước 4
Không có thông tin 3
4
Tiêu chí 4: Tỷ 
lệ “Thuế GTGT 
phát sinh/Doanh 
thu thuần”
Tỷ lệ “Thuế GTGT phát 
sinh/Doanh thu thuần” 
của doanh nghiệp so 
với trung bình ngành và 
so với năm trước liền kề 
năm đánh giá:
Bằng hoặc cao hơn trung 
bình ngành và bằng hoặc 
tăng so với năm trước
2,0
1
Bằng hoặc cao hơn trung 
bình ngành và giảm so với 
năm trước
2
Thấp hơn trung bình 
ngành và bằng hoặc tăng 
so với năm trước
3
Thấp hơn trung bình 
ngành và giảm so vớỉ năm 
trước
4
Không có thông tin 3
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 137 - tháng 3/2019
5 Tiêu chí 5: Thuế Tiêu thụ đặc biệt Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 1,5 2
6
Tiêu chí 6: Tỷ lệ 
“Số Thuế TNDN 
được ưu đãi, 
miễn giảm trong 
kỳ/Thu nhập 
chịu thuế từ hoạt 
động sản xuất 
kinh doanh”
Tỷ lệ “Số Thuế TNDN 
được ưu đãi, miễn giảm 
trong kỳ/Thu nhập chịu 
thuế từ hoạt động sản 
xuất kinh doanh” của 
doanh nghiệp so với 
trung bình ngành và so 
với năm trước liền kề 
năm đánh giá:
Bằng hoặc cao hơn trung 
bình ngành và bằng hoặc 
tăng so với năm trước
1,5
1
Bằng hoặc cao hơn trung 
bình ngành và giảm so với 
năm trước
2
Thấp hơn trung bình 
ngành và bằng hoặc tăng 
so với năm trước
3
Thấp hơn trung bình 
ngành và giảm so với năm 
trước
4
Không có thông tin 3
7
Tiêu chí 7: Tỷ lệ 
“Tổng doanh thu 
GTGT hàng hóa 
dịch vụ bán ra so 
với tổng doanh 
thu thuần về bán 
hàng, CCDV và 
thu nhập khác”.
Doanh nghiệp có tỷ lệ 
biến động “Tổng doanh 
thu GTGT hàng hoá 
dịch vụ bán ra so với 
Tổng doanh thu thuần 
bán hàng hóa và CCDV 
và thu nhập khác” trong 
năm đánh giá:
Tỷ lệ > 10%
1,5
4
5% < Tỷ lệ < 10% 3
1% < Tỷ lệ < 5% 2
Tỷ lệ < 1% 1
Không có thông tin 3
8
Tiêu chí 8: Tỷ 
lệ “Doanh thu 
thuần bán hàng 
hóa, CCDV/Vốn 
chủ sở hữu”
Tỷ lệ “Doanh thu thuần 
bán hàng hóa, CCDV/
Vốn chủ sở hữu” của 
doanh nghiêp trong 
năm đánh giá:
Tỷ lệ > 10 lần
1,5
4
5 lần < Tỷ lệ < 10 lần 3
3 lần < Tỷ lệ < 5 lần 2
Tỷ lệ < 3 lần 1
Không có thông tin 3
9
Tiêu chí 9: 
Doanh nghiệp có 
số lỗ luỹ kế vượt 
quá vốn chủ sở 
hữu nhưng tiếp 
tục đầu tư mở 
rộng kinh doanh
Doanh nghiệp có số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu 
nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh 1,5 4
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 137 - tháng 3/2019
10
Tiêu chí 10: Biến 
động của các 
khoản mục tài 
chính trọng yếu
1. Tổng các khoản phải trả người bán tăng trên 50% so 
với năm trước và lớn hơn 10% doanh thu thuần
1,0
4
2. Tổng các khoản người mua trả tiền trước tăng trên 
50% so với năm trước và lớn hơn 10% doanh thu thuần 4
3. Tổng các khoản dự phòng tăng trên 50% so với năm 
trước và lớn hơn 10% tổng chi phí 3
11
Tiêu chí 11: Báo 
cáo tài chính của 
doanh nghiệp
1. Tại năm đánh giá rủi 
ro, doanh nghiệp thuộc 
trường hợp
Chưa nộp Báo cáo tài chính
1,5
4
Nộp Báo cáo tài chính 
chưa được kiểm toán độc 
lập theo quy định
3
2. ý kiến kiểm toán độc 
lập đối với Báo cáo tài 
chính của doanh nghiệp
ý kiến kiểm toán trái ngược 5
Từ chối đưa ra ý kiến 5
ý kiến ngoại trừ 3
12
Tiêu chí 12: 
Tình hình chấp 
hành pháp luật 
thuế trong năm 
đánh giá
1. Trong vòng 24 tháng 
tính đến trước thời 
điểm đánh giá, doanh 
nghiệp bị xử lý vi phạm 
hành chính về thuế đối 
với hành vi vi phạm 
về thủ tục thuế, ấn chỉ 
thuế; xử phạt vi phạm 
liên quan đến lĩnh vực 
kế toán, kiểm toán.
Từ 3 lần trở lên hoặc có tổng 
số tiền phạt từ 10 triệu đồng 
trở lên
2,0
4
 2 lần hoặc có tổng số tiền 
phạt từ 5 triệu đến dưới 10 
triệu đồng
3
1 lần hoặc có sổ tiền phạt từ 
2 triệu đến dưới 5 triệu đồng 2
Trong vòng 24 tháng 
tính đến trước thời 
điểm đánh giá, doanh 
nghiệp bị xử phạt vi 
phạm hành chính đối 
với hành vi khai sai dẫn 
đến thiếu số tiền thuế 
phải nộp, giảm số tiền 
thuế được khấu trừ, 
tăng số tiền thuế được 
hoàn, tăng số tiền thuế 
được miễn giảm, với 
tổng số tiền là:
Từ 1 tỷ đồng trở lên
2,0
5
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 
đồng 4
Từ 100 triệu đến dưới 500 
triệu đồng 3
Từ 50 triệu đến dưới 100 
triệu đồng 2
Dưới 50 triệu đồng 1
13
Tiêu chí 13: Tình 
hình nợ thuế của 
doanh nghiệp
Tại thời điểm đánh giá, 
doanh nghiệp có số 
tiền nợ thuế lũy kế từ 
91 ngày trở lên (thuộc 
trường hợp áp dụng các 
biện pháp cưỡng chế nợ 
thuế):
Từ 500 triệu đồng trở lên
1,5
4
Từ 300 triệu đến dưới 500 
triệu đồng 3
Từ 100 triệu đến dưới 300 
triệu đồng 2
Từ 50 triệu đến dưới 100 
triệu đồng 1
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 137 - tháng 3/2019
14
Tiêu chí 14: Kỳ 
đã được thanh 
tra, kiểm tra gần 
nhất
Kỳ đã được thanh tra, 
kiểm tra gần nhất của 
doanh nghiệp tính đến 
thời điểm đánh giá:
1 năm
1,5
1
2 năm 2
3 năm 3
4 năm trở lên 4
15
Tiêu chí 15: Số 
thuế truy thu, 
truy hoàn của kỳ 
thanh tra, kiểm 
tra gần nhất
Số thuế truy thu, truy 
hoàn của kỳ thanh tra, 
kiểm tra gần nhất của 
doanh nghiệp tính đến 
thời điểm đánh giá 
thuộc nhóm:
DN có số thuế truy thu, 
truy hoàn của kỳ thanh 
tra, kiểm tra gần nhất cao
1,5
5
DN có số thuế truy thu, 
truy hoàn của kỳ thanh 
tra, kiểm tra gần nhất 
trung bình
4
DN có số thuế truy thu, 
truy hoàn của kỳ thanh 
tra, kiểm tra gần nhất thấp
3
DN có số thuế truy thu, 
truy hoàn của kỳ thanh 
tra, kiểm tra gần nhất rất 
thấp
2
Không có số thuế truy thu, 
truy hoàn
1
Trên cơ sở thông tin về NNT do cơ quan thuế 
cung cấp; thông tin về NNT thu thập được trong 
quá trình quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra 
NNT của ngành thuế; thông tin về NNT do các cơ 
quan, đơn vị khác có liên quan cung cấp, KTVNN 
xác định điểm số rủi ro của từng NNT. Điểm số rủi 
ro là tổng điểm số rủi ro tính theo từng tiêu chí, 
trong đó điểm rủi ro của mỗi tiêu chí = Điểm số x 
Trọng số.
Mức độ rủi ro của NNT được xếp từ trên xuống 
dưới. Tùy thuộc vào nhân lực KTVNN của Tổ 
kiểm toán, thời gian kiểm toán, đặc thù của từng 
địa phương, cũng như việc xác định rủi ro kiểm 
toán để lựa chọn số lượng NNT cho phù hợp với 
từng cuộc kiểm toán trên cơ sở đảm bảo chất lượng 
kiểm toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực KTNN số 1530 - Lấy mẫu kiểm 
toán trong kiểm toán tài chính;
2. Luật Kiểm toán nhà nước.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_chon_mau_kiem_toan_trong_kiem_toan_thu_ngan_sach_d.pdf