Dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam đã
chỉ rõ, để Đảng vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ, cần phải xây dựng Đảng trên tất
cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Trong điều kiện Đảng đã trở thành
Đảng cầm quyền, xây dựng, chỉnh đốn Đảng càng phải tiến hành thường xuyên hơn.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ thường xuyên,
liên quan trực tiếp đến vận mệnh, sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tồn
vong của chế độ. Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn để hạn chế,
ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hóa, biến chất trong nội bộ Đảng. Xây
dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm
chất và năng lực trước những yêu cầu ngày càng cao, càng phức tạp của nhiệm vụ cách
mạng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ làm cho toàn Đảng trở thành một khối thống nhất
về nhận thức, tư tưởng và hành động, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến về
phía trước, vượt qua những khúc quanh đầy thử thách
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại học Huế “ ” Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Bác Hồ với giáo dục DỰA VÀO NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Hồ * Nguyễn Tất Thắng ** 1. Dựa vào dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, để Đảng vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ, cần phải xây dựng Đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, xây dựng, chỉnh đốn Đảng càng phải tiến hành thường xuyên hơn. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ thường xuyên, liên quan trực tiếp đến vận mệnh, sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hóa, biến chất trong nội bộ Đảng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu ngày càng cao, càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ làm cho toàn Đảng trở thành một khối thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến về phía trước, vượt qua những khúc quanh đầy thử thách. Trong Di Chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta những công việc phải làm khi Tổ quốc đã thống nhất, trong đó, nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng được Người quan tâm đầu tiên: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta 1 cũng nhất định thắng lợi”P2F .P * TS, Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Khu vực III. ** PGS.TS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 1 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.503. 205 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” Để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phát huy dân chủ trong Đảng, tự phê bình và phê bình thường xuyên và nghiêm túc; xây29T dựng đạo29T đức cách mạng,Trong đó, dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một giải pháp vô cùng quan trọng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, và cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực 2 lượng vĩ đại của toàn dân”P3F .P Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, viết năm 1953, ở Phần 37 Tự phê bình và phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức đó là đường lối xây dựng Đảng. Đó không những là công việc của Đảng và của đảng viên mà là của toàn dân. Nhân dân giúp xây dựng Đảng bằng cách: hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối với công tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình. Đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng. Tức là: hết lòng ra sức phục vụ nhân dân, tin tưởng vào lực lượng nhân dân, học hỏi nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và không một phút nào rời xa nhân dân, cùng nhân dân kết thành một khối. Chống bộp chộp, nóng nảy, quan liêu, mệnh lệnh. Như vậy thì nhất định được nhân dân 3 ủng hộ và việc gì to mấy, khó mấy cũng làm nên”P4F .P Đảng Cộng sản Việt Nam từ nhân dân mà ra, đảng viên là những người con do nhân dân sinh ra, nuôi dưỡng, giáo dục thành những công dân ưu tú trước khi trở thành đảng viên. Mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân được hình thành, phát triển bắt nguồn từ điều kiện khách quan đó. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng. Nguồn gốc sức mạnh của Đảng là ở mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân và được thể hiện trước tiên là Đảng phải chăm lo đầy đủ lợi ích của quần chúng nhân dân. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân còn được thể hiện ở sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đi sâu, đi sát quần chúng, lắng nghe ý kiến và tạo điều kiện cần thiết để phát huy năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân. Đảng có vai trò sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo nhân dân, nhưng nhân dân lại là người chủ của đất nước. Đảng rất cần dân, nhưng ngược lại nhân dân cũng rất cần Đảng. Đảng 2 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.505. 3 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.235. 206 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế phải gắn bó với dân thì dân mới tin yêu và theo Đảng, Đảng mới lãnh đạo được nhân dân. Nhân dân luôn kỳ vọng ở Đảng phải ngang tầm nhiệm vụ chính trị của đất nước và họ có mong muốn rất chính đáng là được góp phần công sức, trí tuệ, lòng nhiệt thành của mình trong xây dựng Đảng để Đảng xứng đáng là đội tiên phong của nhân dân và của cả dân tộc. Chính vì vậy, để tổ chức Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nhất thiết phải biết dựa vào sự giúp đỡ, ủng hộ từ sức mạnh to lớn của nhân dân. Dựa vào quần chúng, vận động quần chúng tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất định sẽ nâng cao được sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, củng cố sự liên hệ máu thịt giữa Đảng và quần chúng, nâng cao uy tín của Đảng. Tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhân dân đấu tranh loại bỏ dần tệ quan liêu, tham nhũng, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, cùng những biểu hiện tiêu cực khác của một số cán bộ, đảng viên, ngăn chặn việc kết nạp những người không đủ tiêu chuẩn vào Đảng, phát hiện những phần tử cơ hội đang thao túng trong một số tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước. 2. Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay Thực hiện những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, suốt 50 năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam, đã ban hành nhiều chủ trương, quy định để không ngừng phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiêu biểu như: Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18-02-1998, “Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”; Quy định số 290-QĐ/TW, ngày 25-02- 2010, “Về việc ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013, “Về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013, “Ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền”; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-01-2012, “Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03-6-2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30-10-2016 “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03-10-2017, của Ban Bí thư về việc “Ban hành hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02-02- 2018, “Về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và 207 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã giúp Đảng ta ngày càng lớn mạnh, lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng còn nhiều bất cập như “năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu”; “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một 4 bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi”P5F .P Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm trong nội bộ Đảng đã được Đảng ta chỉ ra là: “Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, “tự diễn 5 biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao”P6F .P Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, hơn bao giờ hết, Đảng càng phải ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Để Đảng ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo đó, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt mấy vấn đề sau: Một là, phải làm tốt công tác tư tưởng để nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tính cấp bách của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Đặc biệt, phải làm cho nhân dân thấy rõ sự quyết tâm của Đảng, cũng như trách nhiệm, vai trò của người dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 4 Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2016) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 5 Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2016) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 208 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế Hai là, phải thực hành dân chủ rộng rãi, xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia đóng góp, giám sát, phản biện các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên. Bảo đảm dân chủ từ trong Đảng đến dân chủ xã hội được thực hiện ở các cấp, các địa bàn, các lĩnh vực để làm sao thật sự dân là chủ, dân làm chủ. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi lẽ chỉ có dân chủ thực sự thì người dân mới có thể phát huy vai trò tham gia xây dựng Đảng. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về phát huy quyền dân chủ, về mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” để nhân dân thực hiện tốt hơn quyền dân chủ trực tiếp cùng với quyền dân chủ gián tiếp thông qua đại diện của mình. Đảng, Nhà nước cần đổi mới cơ chế và quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý theo hướng phát huy dân chủ, phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chủ trương, chính sách. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình ra các quyết định liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân của nhân dân. Tham gia giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật. Tham gia giám sát đảng viên thực hiện Điều lệ Đảng, Quy định về những điều đảng viên không được làm, giám sát việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước,... Đẩy mạnh thực hiện các định chế phát huy dân chủ hiện có như: Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Để nhân dân có thể giám sát, phản biện và góp ý thì việc cung cấp thông tin từ phía cơ quan Đảng, Nhà nước hết sức cần thiết. Cần thực hiện nghiêm túc chế độ cung cấp thông tin cho nhân dân và trách nhiệm tiếp thu, trách nhiệm giải trình của cá nhân, tổ chức trước nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, giải quyết yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Ba là, các cấp ủy, tổ chức đảng phải thực sự quyết tâm, tỏ rõ thái độ nghiêm túc, quyết liệt đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Xử lý nghiêm những phần tử thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cho cá nhân, vi phạm quyền lợi chính đáng của nhân dân, không còn được nhân dân tín nhiệm. Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, kịp thời phát hiện, uốn nắn 209 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức, lối sống. Phải thực hiện tốt, có nền nếp việc tự phê bình của các tổ chức Đảng trước nhân dân. Đối với những ý kiến phê bình đúng của nhân dân, các tổ chức Đảng phải tiếp thu nghiêm túc và có biện pháp sửa chữa. Đối với những ý kiến không đúng, phải phân tích, giải thích đầy đủ với thái độ thực sự “trọng dân” và có ý thức trách nhiệm. Quan tâm giải quyết những bức xúc, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, giải tỏa đền bù thu hồi đất, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội... Cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe... Chỉ có như vậy mới củng cố, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng, gắn ý Đảng với lòng dân, mới phát huy được sức mạnh của nhân dân tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. 210
File đính kèm:
- dua_vao_nhan_dan_de_xay_dung_chinh_don_dang_theo_di_chuc_cua.pdf