Đồng hành cùng doanh nghiệp: Báo chí phải thực sự thông tin có trách nhiệm
Trước hết, phải khẳng định rằng, từ khi ra đời, trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng, báo chí luôn đóng vai trò rất quan trọng. Như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói, nhà báo là chiến sĩ cách mạng, trang giấy và ngòi bút là vũ khí
sắc bén của họ.
Trong công cuộc đổi mới, báo chí phát hiện, ghi nhận, cổ vũ, nâng niu
những nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Với vai trò là cơ quan ngôn luận của
tổ chức Đảng, Nhà nước và là diễn đàn tin cậy của nhân dân, thông tin báo
chí giúp Đảng, Nhà nước đề ra những quyết sách quan trọng, là kênh điều
hành không thể thiếu được của Đảng và Nhà nước.
Thời gian qua, báo chí cả nước đã thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi
diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế- xã hội trong và ngoài nước.
Báo chí đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tuyên truyền các giải
pháp điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ. Phản ánh thận trọng, khách
quan những vấn đề nóng của nền kinh tế như sự phá sản của nhiều doanh
nghiệp; nợ thuế, nợ ngân hàng của các đơn vị kinh tế tư nhân, góp phần xử
lý khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đồng hành cùng doanh nghiệp: Báo chí phải thực sự thông tin có trách nhiệm
Đồng hành cùng doanh nghiệp: Báo chí phải thực sự thông tin có trách nhiệm Trước hết, phải khẳng định rằng, từ khi ra đời, trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, báo chí luôn đóng vai trò rất quan trọng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, nhà báo là chiến sĩ cách mạng, trang giấy và ngòi bút là vũ khí sắc bén của họ. Trong công cuộc đổi mới, báo chí phát hiện, ghi nhận, cổ vũ, nâng niu những nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Với vai trò là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước và là diễn đàn tin cậy của nhân dân, thông tin báo chí giúp Đảng, Nhà nước đề ra những quyết sách quan trọng, là kênh điều hành không thể thiếu được của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, báo chí cả nước đã thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế- xã hội trong và ngoài nước. Báo chí đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tuyên truyền các giải pháp điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ. Phản ánh thận trọng, khách quan những vấn đề nóng của nền kinh tế như sự phá sản của nhiều doanh nghiệp; nợ thuế, nợ ngân hàng của các đơn vị kinh tế tư nhân, góp phần xử lý khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Báo chí cũng đã kiên quyết đấu tranh với những tiêu cực, lãng phí, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với đường lối của Đảng, chính sách điều hành của Nhà nước. Đối với một số lĩnh vực kinh tế, như ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài, yêu cầu của việc thông tin chính xác, trung thực, đúng định hướng phát triển kinh tế – xã hội càng đặt ra cao hơn. Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, trong đó kinh tế là lĩnh vực hội nhập nhanh, đa dạng và hiệu quả. Điều này không chỉ thể hiện ở sự liên kết, liên thông, chịu ảnh hưởng tác động lẫn nhau của từng lĩnh vực kinh tế, mà còn thể hiện ở sự tác động rất nhanh, nhạy về thông tin kinh tế, đơn cử như, một biến động nhỏ về giá xăng dầu, hay giá vàng thế giới cũng ngay lập tức đặt ra những kịch bản khác nhau cho các ngành, lĩnh vực trong nước, tác động tới kế hoạch chi tiêu của từng doanh nghiệp. Chính vì thế, yêu cầu thông tin về những lĩnh vực đó càng đòi hỏi phải chính xác, khách quan, trung thực, đúng định hướng, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển lành mạnh, bền vững, đúng với định hướng đã đề ra. Tôi cho rằng, thời gian qua, báo chí nói chung và nhất là các ấn phẩm báo chí kinh tế đã quan tâm đầu tư cả về hạ tầng, cơ sở vật chất lẫn nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ phóng viên, biên tập viên để phản ánh kịp thời, chính xác, phân tích những tác động của từng thông tin, diễn biến kinh tế – xã hội trong và ngoài nước. Có thể nói, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương điều hành có hiệu quả nền kinh tế đất nước thời gian qua. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, vẫn còn một bộ phận báo chí và nhà báo chưa làm tốt chức năng của mình, chưa thể hiện hết trách nhiệm công dân và đạo đức người làm báo khi thông tin về những vấn đề nhạy cảm của nền kinh tế, đưa những thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu cân nhắc, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý xã hội, nhiều trường hợp tác động trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước. Nói cách khác, đó là tình trạng thiếu tính xây dựng, thiếu trách nhiệm trong thông tin báo chí. Ông chia sẻ gì thêm với báo chí và báo chí kinh tế nói chung, với Báo Đầu tư nói riêng về trách nhiệm công dân, về đạo đức nghề nghiệp khi thông tin về kinh tế, doanh nghiệp, doanh nhân? Đây là vấn đề lớn, vấn đề báo chí cần thường xuyên quan tâm. Như trên tôi có đề cập, vẫn còn tình trạng thông tin chưa thể hiện hết trách nhiệm xã hội và đạo đức của người làm báo, thậm chí, có lúc, có khi khá nghiêm trọng. Tại Hội nghị báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thẳng thắn nêu một số khuyết điểm của báo chí thời gian qua, trong đó có tình trạng báo chí thiếu bản sắc, đưa tin không đúng tôn chỉ, mục đích; một số tờ báo, trang thông tin tổng hợp còn thông tin bịa đặt hoàn toàn, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, nhiều báo khác dẫn theo tùy tiện, trở thành cái sai dây chuyền. Nếu những thiếu sót, sai phạm đó không được khắc phục, sửa chữa có hiệu quả sẽ gây hậu quả lớn, nhất là đối với kinh tế – xã hội. Nói như vậy là bởi, doanh nghiệp, doanh nhân là nhân tố cốt lõi của nền kinh tế, là tế bào của nền kinh tế. Nếu thông tin khách quan, chính xác, hợp lý, hợp tình, có trách nhiệm, thì những tế bào đó phát triển tốt, nền kinh tế sẽ phát triển tốt. Ngược lại, thông tin thiếu trách nhiệm, không cân nhắc, làm cho các tế bào đó bị thui chột, thì cơ thể nền kinh tế không thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện được. Báo chí là tấm gương phản ánh đời sống kinh tế – xã hội. Tôi cho rằng, phương châm đó của Báo Đầu tư thể hiện rõ nét điều này. Một người đồng hành thực sự phải luôn sát cánh bên ta trong từng bước đi, kể cả lúc vui, khi buồn; lúc thành công, khi thất bại; biết sẻ chia, góp ý chân tình, động viên cái đúng, chỉ ra cái sai, cái thiếu sót, vì sự tiến bộ, phát triển. Tôi thấy, với tư cách là cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Đầu tư đang nỗ lực để ngày càng làm tốt hơn vai trò đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Việc Báo Đầu tư không bị cơ quan quản lý nhắc nhở về những thiếu sót trong định hướng thông tin chỉ là một phần của sự ghi nhận. Quan trọng hơn, tôi thấy Báo đã nỗ lực cả về thông tin trên trang báo và những hoạt động kết nối cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Những chuyên trang, chuyên mục hay các sự kiện do Báo Đầu tư tổ chức trở thành cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan quản lý, tạo được những diễn đàn hữu ích để phân tích, chia sẻ, giải đáp kịp thời những khúc mắc trong thực tiễn nền kinh tế, trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh. Đó là những điều đáng hoan nghênh, cần tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, theo tôi, Báo Đầu tư cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước. Đồng thời, tăng cường các thông tin sâu hơn, cụ thể hơn về hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân, chỉ ra những vướng mắc, những cách làm hay, nỗ lực của doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, kinh doanh hiệu quả. Nhân đây, tôi xin chúc tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Đầu tư tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, ngày càng nâng cao chất lượng nội dung và hình thức các ấn phẩm, làm tốt hơn nữa vai trò của một cơ quan báo chí uy tín về kinh tế, đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế đất nước.
File đính kèm:
- dong_hanh_cung_doanh_nghiep_bao_chi_phai_thuc_su_thong_tin_c.pdf