Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới

Tóm tắt

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo là một trong các thành tố, tố chất thẩm mỹ quan

trọng nhất thuộc cấu trúc nhân cách chủ quan của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong

cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930),thành tố, tố chất

thẩm mỹ đó được tập trung thể hiện rõ nét và điều đó có ý nghĩa quan trọng, sâu

sắc với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới hiện nay. Bài viết này, tác

giả tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ tính độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

(03/02/1930). Trên cơ sở đó, phân tích để rút ra ý nghĩa của nó với công cuộc xây

dựng đất nước thời kỳ đổi mới hiện nay.

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 1

Trang 1

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 2

Trang 2

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 3

Trang 3

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 4

Trang 4

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 5

Trang 5

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 6

Trang 6

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 7

Trang 7

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4160
Bạn đang xem tài liệu "Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới
an Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái 
Quốc quyết định sang phƣơng Tây, nơi đang sống của kẻ thù. Mục đích xuất dƣơng của 
Ngƣời cũng khác. Nếu nhƣ Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp (khác 
nào đuổi hổ cửa truớc, ruớc beo cửa sau), Cụ Phan Châu Trinh muốn cải cách xã hội, yêu 
cầu ngƣời Pháp trả tự do (khác gì xin giặc rủ lòng thƣơng). Nguyễn Ái Quốc sang phƣơng 
Tây để tìm con đƣờng cứu nƣớc cho dân tộc. 
 Ngày 5/6/1911, với cái tên Nguyễn Văn Ba, Ngƣời đã bắt đầu hành trình đến 
phƣơng Tây mang theo hoài bão, khát vọng tìm kiếm con đƣờng mang đến độc lập cho 
Tổ quốc. Việc lựa chọn hƣớng đi đúng đắn là dấu ấn quan trọng đầu tiên thể hiện tính độc 
1 Trần Dân Tiên (2005), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Nghệ An, 
tr.13. 
 337| 
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
lập, tự chủ trong tƣ duy của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đây cũng là bƣớc đi “then 
chốt” quyết định sự nghiệp hoạt động cách mạng của Ngƣời và của cách mạng Việt Nam. 
 b. Chủ động, sáng tạo trong lựa chọn con đuờng cứu nước và truyền bá về Việt Nam 
 Trong quá trình bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc, Ngƣời đã đến nhiều nơi, tiếp xúc với 
nhiều tầng lớp trong xã hội. Thông qua học tập, nghiên cứu lý luận và các hoạt động đấu 
tranh cách mạng sôi nổi trong thực tiễn. Ngƣời trực tiếp khảo sát ba cuộc cách mạng nổi 
tiếng là Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789) và Cách mạng tháng Mƣời Nga 
(1917), Ngƣời nhận thấy Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp tuy thành công nhƣng 
“không đến nơi” bởi ngƣời dân lao động vẫn chịu áp bức bóc lột, chỉ có Cách mạng tháng 
Mƣời Nga năm 1917 là “đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng đƣợc 
hƣởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng, không phải tự do và bình đẳng giả dối nhƣ đế 
quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”2. 
 Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp ánh sáng của của chủ nghĩa Mác - Lênin 
thông qua đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề 
thuộc địa của Lênin. Lúc đầu, Nguyễn Ái Quốc “ủng hộ Cách mạng tháng Mƣời chỉ là 
theo cảm tính tự nhiên”, “kính yêu Lênin vì Lênin là một ngƣời yêu nƣớc vĩ đại đã giải 
phóng đồng bào mình”3. Song, với nhãn quan chính trị sắc bén, Ngƣời đã thấy rõ con 
đƣờng cách mạng đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua là con đƣờng cách 
mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội và cách mạng Việt Nam là một 
bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới. 
 Kể từ đây, đánh dấu bƣớc ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, 
từ ngƣời “tìm đƣờng” trở thành ngƣời “dẫn đƣờng” cho cách mạng Việt Nam, giải 
quyết khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc cho dân tộc. Bằng những hoạt động kiên trì 
của mình, Nguyễn Ái Quốc sáng tạo ra cách truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt 
Nam hết sức độc đáo. 
 Ngoài viết sách, báo tuyên truyền cách mạng, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành 
lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ 
cách mạng. Đội ngũ này sẽ đuợc cử về nƣớc, sống và làm việc với công nhân, nông dân 
để trực tiếp tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đƣa phong trào cách mạng phát triển 
mạnh theo khuynh hƣớng vô sản. Những ngƣời chiến sĩ cộng sản - là phƣơng tiện 
tuyên truyền “sống”, hết sức sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc. 
2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.280 
3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.561. 
|338 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Những bài giảng của Ngƣời đƣợc tập hợp thành cuốn sách Đường Kách mệnh 
xuất bản năm 1927. Trong tác phẩm, Ngƣời nêu rõ: “Cách mệnh trước hết phải có cái 
gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, 
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách 
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”4. 
 Nguyễn Ái Quốc đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều nội 
dung quan trọng, đặc biệt là về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã 
hội ở các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc. Nguyễn Ái Quốc từng nói: "Mác đã xây dựng 
học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhƣng lịch sử nào? Lịch sử 
châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chƣa phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa 
Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phƣơng Đông”5. Đối với các 
dân tộc phƣơng Đông, cần phải “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc 
tế Cộng sản”6. Trên cơ sở triết lý phƣơng Đông, Nguyễn Ái Quốc nêu ra một luận điểm 
có giá trị khoa học đặc sắc: “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nƣớc Phát 
động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản là một chính sách mang 
tính hiện thực tuyệt vời Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi,... nhất định chủ 
nghĩa dân tộc ấy sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế. Trong khi chờ đợi, chủ nghĩa dân tộc 
sẽ quấy rối chủ nghĩa đế quốc Pháp và bằng việc làm này, Quốc tế Cộng sản sẽ đƣợc 
lợi trực tiếp”7. 
 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về cách mạng vô 
sản, về tính chất cách mệnh, về lực lƣợng cách mạng, lãnh đạo cách mạng, quan hệ 
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới và phƣơng pháp cách mạng. Ở nội dung 
nào, Nguyễn Ái Quốc cũng học tập và vận dụng sáng tạo. 
 Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm 
của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Vận dụng sáng 
tạo quy luật này ở một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn lạc hậu nhƣ 
Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào 
công nhân và phong trào yêu nƣớc đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
 Đây chính là sáng tạo nổi bật nhất của Hồ Chí Minh trong quá trình vận động 
thành lập Đảng. Ngƣời trung thành với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy 
4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. 
5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.509-510. 
6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.513. 
7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.467. 
 339| 
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
luật ra đời của Đảng, đồng thời có bổ sung, sáng tạo vào quy luật ấy với điều kiện cụ 
thể của Việt Nam, đó là phong trào yêu nƣớc. Hồ Chí Minh đã phân tích rất kỹ tính 
chất xã hội, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam để chỉ ra quy luật này. 
 Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân 
Pháp, số lƣợng ít, chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền mà chƣa phải là công 
nhân đại công nghiệp nhƣ ở phƣơng Tây. Tuy vậy, giai cấp công nhân Việt Nam cũng 
là giai cấp đại diện cho phƣơng thức sản xuất tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để 
nhất, có mối liên hệ mật thiết với nông dân, là lực lƣợng lãnh đạo cách mạng. Phong 
trào công nhân diễn ra nhƣng quy mô còn nhỏ, tổ chức chƣa chặt chẽ. Bên cạnh đó, 
phong trào yêu nƣớc Việt Nam diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút đƣợc đông đảo các 
giai cấp, tầng lớp tham gia. Vì vậy, phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc cần 
phải hỗ trợ nhau để thu hút lực lƣợng đông đảo trong xã hội, nhất là nông dân. 
 c. Chủ động, sáng tạo trong cách thức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
 Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 
khi xác định con đƣờng cách mạng vô sản là con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc 
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chủ động tuyên truyền tƣ tƣởng, lý luận chủ nghĩa Mác-
Lênin vào phong trào công nhân, chủ động tổ chức Đảng. Cùng với việc xây dựng học 
thuyết cách mạng giải phóng dân tộc và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Ái 
Quốc đã tích cực chuẩn bị về tổ chức, đào tạo cán bộ cách mạng. Xuất phát từ thực tiễn 
của đất nƣớc những năm 20 của thế kỷ XX, mặc dù phong trào cách mạng theo khuynh 
hƣớng vô sản ngày càng phát triển, song trình độ nhận thức của nhân dân ta còn thấp, 
giai cấp công nhân giai cấp cách mạng, tiên tiến có số luợng ít (chiếm tỷ lệ khá nhỏ 
trong khối dân cƣ), trình độ giác ngộ chƣa đủ để có thể tiến hành thành lập ngay một 
chính Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành các bƣớc quá độ, từng bƣớc một. 
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận với những thanh niên yêu nƣớc Việt Nam cấp tiến trong tổ 
chức Tâm tâm xã, tuyên truyền, giác hộ họ để thành lập nên nhóm Cộng sản đoàn 
(2/1925). Dựa trên nhóm Cộng sản đoàn, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội 
Việt Nam cách mạng Thanh niên - một tổ chức quá độ, trung gian và vừa tầm - từ 
đó bằng nhiều cách thức khác nhau, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị mọi điều kiện để thành 
lập Đảng. 
 Chủ động chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Khi phong trào cách mạng theo 
khuynh hƣớng vô sản trong nƣớc đang trên đà phát triển, Hội Việt Nam cách mạng 
thanh niên đã phân liệt, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản là Đông Dƣơng 
|340 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
Cộng sản đảng (6/1929), An Nam Cộng sản đảng (8/1929) hoạt động riêng rẽ và có 
biểu hiện công kích nhau. Cùng thời gian đó, những ngƣời tiên tiến trong Đảng Tân 
Việt cũng tập hợp lại và tuyên bố lập ra Đông Dƣơng Cộng sản liên đoàn (9/1929). 
 Khi thấy đƣợc yêu cầu cần thống nhất các tổ chức cộng sản trong nƣớc, Nguyễn 
Ái Quốc đã rời Xiêm (11/1929) trở lại Trung Quốc để thực hiện nhiệm vụ lịch sử thống 
nhất các tổ chức cộng sản nhằm chấm dứt tình trạng hoạt động phân tán, ảnh hƣởng 
đến khối đại đòan kết dân tộc. Để hợp nhất các tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ 
động triệu tập chủ trì Hội nghị, chủ động xây dựng một cƣơng lĩnh cách mạng sáng tạo, 
phù hợp. Cương lĩnh chính trị đầu tiên “chủ trƣơng làm tƣ sản dân quyền cách mệnh và 
thổ địa cách mệnh để đi tới xã hội cộng sản”... “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và 
bọn phong kiến. Làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn toàn độc lập”8 thể hiện sự lựa chọn dứt 
khoát con đƣờng đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cƣơng 
lĩnh còn chủ trƣơng đoàn kết hết thảy mọi lực lƣợng cách mạng vào cuộc cách mạng 
chung của dân tộc. Đây là chủ trƣơng đúng đắn và phù hợp với cách mạng một nƣớc 
thuộc địa nhƣ Việt Nam. Đặc biệt, việc đặt cách mạng Việt Nam vào trào lƣu tiến bộ 
nhất của loài ngƣời trong thế kỷ XX là sáng tạo rất lớn của Đảng ta. 
 Sự ra đời của Đảng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của lịch sử và có ý 
nghĩa thực tiễn sâu sắc, đồng thời qua đó thấy đƣợc tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, 
sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc xác lập con đƣờng đi cho cách 
mạng Việt Nam. 
2.2. Ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới 
 Cách mạng là sáng tạo và luôn luôn đòi hỏi sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới là một sự 
sáng tạo do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên 
chức, cần có tinh thần sáng tạo trong lao động, công tác, không giáo điều, rập khuôn, 
máy móc. Những di sản tƣ tƣởng độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo trên đây của Bác có 
ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay. Chúng ta cần ghi nhớ 
phƣơng châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Bác, giữa chiến lƣợc và sách lƣợc làm 
sao hài hòa, giữ vững nguyên tắc nhƣng hình thức, bƣớc đi phải rất uyển chuyển, tránh 
giáo điều, duy ý chí, nóng vội. Quan trọng là vận dụng sáng tạo và phát triển, không 
rập khuôn, cứng nhắc. Bác dặn học tập Mác - Lênin là học phƣơng pháp vận dụng, chứ 
không phải là học câu chữ. 
 Tƣ duy đổi mới sáng tạo về kinh tế, chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại... của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, có ý nghĩa vƣợt thời gian. 
8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.1. 
 341| 
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
Thế giới hiện nay là thế giới của tri thức sáng tạo, học tập phong cách tƣ duy Hồ Chí 
Minh là học tập tinh thần sáng tạo để hành động cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra. 
Phong cách tƣ duy Hồ Chí Minh là không giáo điều, rập khuôn, tránh lối cũ, đƣờng 
mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tƣợng để 
tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. 
 Trong thời đại toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất 
nƣớc đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức mới. Khung cảnh của thế giới hiện 
đại là những quan hệ chằng chịt. Nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau, nhiều cách 
thức phát triển xã hội khác nhau đang cùng tồn tại. Quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng, 
nhiều chiều, phức tạp. Giữa các nƣớc và các chế độ xã hội có sự đấu tranh với nhau, có 
sự tác động phụ thuộc lẫn nhau, có cả chuyển hóa lẫn nhau. Vậy nên, thực hiện quá 
trình đa dạng hóa và đa phƣơng hóa quan hệ quốc tế là phải biết giữ mình, không để bị 
méo mó đi, hoặc bị hòa tan. Cùng với đó, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các 
nƣớc khác nhau có thể đƣợc tiến hành bằng những con đƣờng khác nhau, thể hiện dƣới 
những hình thức khác nhau, phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi nƣớc, mỗi dân tộc. 
Trong quá trình phát triển, ta cần tăng cƣờng giao lƣu, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm ở 
những nƣớc có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, quá trình tiếp thu, học hỏi phải 
luôn vận dụng linh hoạt, chọn lọc và sáng tạo khi đƣa vào Việt Nam sao cho phù hợp 
với điều kiện thực tiễn của đất nƣớc. 
III. KẾT LUẬN 
 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đánh dấu bƣớc ngoặt lịch sử của 
cách mạng Việt Nam, vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Trong suốt 
quá trình tìm đƣờng, khi tìm thấy con đƣờng đấu tranh phù hợp cho cách mạng Việt 
Nam (1920), chuẩn bị các điều kiện về tƣ tƣởng, lý luận, tổ chức cho đến khi thành lập 
Đảng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm với cách mạng 
dân tộc; tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong tƣ tƣởng và thực tiễn hoạt động cách mạng. 
Trong quá trình đổi mới đất nƣớc ngày càng sâu rộng, đầy thử thách và vinh quang 
ngày nay, phát huy tinh thấn cách mạng đó, chúng ta phải vừa phát huy tối đa nội lực, 
vừa phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi quốc tế mang lại nhằm xây dựng một 
nƣớc Việt Nam dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “sánh vai với các 
cuờng quốc năm châu trên thế giới”. 
|342 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Trần Dân Tiên (2005), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, 
 Nxb Nghệ An. 
 343| 

File đính kèm:

  • pdfdoc_lap_tu_chu_doi_moi_sang_tao_cua_ho_chi_minh_trong_van_do.pdf