Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số

Tóm tắt: Bằng việc soi chiếu tình hình nghiên cứu thương mại hóa thông tin/báo

chí trên thế giới, bài viết đưa ra một cách hiểu về thương mại hóa báo chí, từ đó nhận

diện một số biểu hiện của thương mại hóa báo chí ở Việt Nam hiện nay được khái quát

trong mối quan hệ với xã hội tiêu dùng, đạo đức báo chí, niềm tin của công chúng và

Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Bộ Thông

tin và Truyền thông. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để hạn chế xu

hướng thương mại hóa báo chí trong tương lai.

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số trang 1

Trang 1

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số trang 2

Trang 2

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số trang 3

Trang 3

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số trang 4

Trang 4

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số trang 5

Trang 5

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số trang 6

Trang 6

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6060
Bạn đang xem tài liệu "Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số

Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số
g sự tung hô quá 
khích của số đông. Chính những hiện 
tượng này đã xóa nhòa ranh giới giữa báo 
chính thống và các trang tin điện tử tổng 
hợp, bởi chúng gặp nhau ở mục tiêu tăng 
vọt lượng view nhờ thỏa trí tò mò và nhu 
cầu giải trí của công chúng. 
Một thực trạng đáng lo ngại là những 
hiện tượng tiêu cực về đạo đức nghề 
nghiệp của người làm báo trong quá trình 
tác nghiệp. Một số nhà báo đã bị khởi tố 
bởi hành vi tống tiền doanh nghiệp hay 
các đối tượng khai thác thông tin. Những 
hiện tượng trên lí giải tại sao nhiều đối 
tượng xấu có thể trót lọt giả danh nhà báo 
để cưỡng đoạt tài sản của các cơ quan 
chức năng. 
2.3. Chủ nghĩa tiêu thụ vừa là nguyên 
nhân, vừa là hệ quả của thương mại hóa 
báo chí 
Trong tác phẩm “The theory of the 
leisure class”, Thorstein Veblen đã đưa ra 
lý thuyết về xã hội tiêu dùng, hay còn gọi 
là chủ nghĩa tiêu thụ. Theo ông, đây là 
một trật tự xã hội và kinh tế trên cơ sở 
phát triển nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch 
vụ với số lượng lớn để thỏa mãn nhu cầu 
tiêu dùng, hưởng thụ ngày càng cao của 
đời sống nhân dân trong quá trình toàn 
cầu hóa [9]. 
Một xã hội tiêu dùng sẽ thúc đẩy việc 
tự do sản xuất và lưu thông hàng hóa, tự 
do lưu hành dịch vụ và đề cao tính lựa 
chọn và tăng tính phục vụ. Trong xã hội 
này, đồng tiền sẽ chiếm ưu thế, người tiêu 
dùng sẽ được đề cao; việc bảo vệ người 
tiêu dùng sẽ được chú trọng. Các nhà sản 
xuất, nhà quảng cáo sẽ phải điều chỉnh 
chính sách nhằm phục vụ tối đa và trung 
thực nhất lợi ích của người mua. 
Mặt trái của nó là tư duy về khoảng 
cách giàu nghèo trong xã hội sẽ ngày càng 
nặng nề, vì người nghèo cảm thấy không 
thể theo kịp những xu thế do xã hội tiêu 
dùng tạo ra ngày càng nhiều. Ngoài ra, xã 
hội tiêu dùng cũng góp phần tạo ra tâm lý 
hưởng thụ, hưởng lạc, chạy theo lợi ích 
vật chất, đồng tiền, là một hiểm họa của 
xã hội dân sự [9]. Điều nguy hại của chủ 
nghĩa hưởng thụ là đằng sau những phồn 
hoa đô thị là cảm giác thịnh vượng ảo cho 
một nền kinh tế mất cân đối giữa sản xuất 
và tiêu dùng. 
Về mặt xã hội, nó tạo nên sự bất bình 
đẳng giữa các nhóm trong xã hội; nó còn 
dẫn đến tình trạng hoen rỉ tâm hồn của 
những cư dân đang biến mình thành tín đồ 
của chủ nghĩa vật chất và cam phận làm 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 28-34 
 31 
nô lệ cho những lạc thú bản năng. Nhiều 
cư dân trong xã hội này đề cao sự tiêu xài 
mà ít chú trọng đến tiết kiệm và các kế 
hoạch chi tiêu tài chính dài hạn. Điều 
đáng ngại là nhiều người đang bị thống trị 
bởi chủ nghĩa hưởng thụ, mà ẩm thực chỉ 
là những chấm phá của một bức tranh 
toàn cảnh về một xã hội tiêu dùng. Liên 
hợp quốc xếp “chủ nghĩa tiêu thụ” cùng 
với hiện tượng khí hậu trái đất ấm lên là 
hai hiểm họa lớn nhất đe dọa cuộc sống 
con người. 
Vậy xã hội tiêu dùng là nguyên nhân 
hay hệ quả của thương mại hóa báo chí? 
Có thể nói thương mại hóa báo chí là 
một sản phẩm của chủ nghĩa tiêu thụ. Khi 
đồng tiền định hình mọi hoạt động và lĩnh 
vực trong xã hội, đồng thời là mục đích 
cuối cùng của những hoạt động đó thì 
chức năng mang tính cộng đồng của 
chúng sẽ trở thành thứ yếu. Và báo chí 
cũng không phải là ngoại lệ. Lợi nhuận 
trở thành vấn đề cốt tử, là thuyền trưởng 
lèo lái động cơ và phương thức đưa tin, 
đồng thời tác động đến tư duy nghề 
nghiệp của những người làm báo, sẽ làm 
biến dạng diện mạo nền báo chí. Khi đó, 
báo chí trở thành một hoạt động dịch vụ 
và bị đặt trong hệ quy chiếu của kinh tế xã 
hội, là hậu quả của việc chủ nghĩa tiêu thụ 
lên ngôi. 
Bên cạnh đó, các sản phẩm báo chí 
cũng tác động không nhỏ đến xu hướng 
phát triển của xã hội tiêu dùng. Những bài 
viết đưa tin sao mặc váy hay dùng túi 
hàng trăm triệu, bộ sưu tập siêu xe của 
các công tử nhà giàu tạo ra những ảo 
ảnh cho giới trẻ về đời sống xa hoa của 
những người nổi tiếng. Ngoài việc quảng 
bá cho các thương hiệu và lăng xê cho các 
ngôi sao đang lên, những bài báo đó sẽ 
ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy về con 
người, xã hội, các hệ giá trị của công 
chúng. Hoặc người nghèo sẽ ý thức sâu 
sắc hơn về địa vị của mình trong xã hội, 
hoặc họ sẽ cố gắng rút ngắn khoảng cách 
giàu nghèo đó bằng các giá trị ảo. Khi đó, 
việc một người lao động vài năm để mua 
một cái túi hàng hiệu hay người dân Việt 
Nam xếp hàng ở Singapore mua cho kì 
được Iphone đời mới, một nước nghèo lại 
tiêu thụ khá nhiều sản phẩm “limited” 
(phiên bản giới hạn) trên thế giới thực sự 
là vấn đề đáng bàn. Những mối tình chân 
dài đại gia tràn ngập mặt báo, giá cát xê 
trên trời của các ca sĩ hạng sao cho vài bài 
hát cũng khiến giới trẻ định hình sai lầm 
về mối quan hệ giữa lao động và của cải 
vật chất. Tất cả những điều đó đều có thể 
là hậu quả của việc đưa tin tràn lan, thiếu 
định hướng, chỉ nhằm mục đích thu hút sự 
chú ý của số đông công chúng. 
Như vậy, thương mại hóa báo chí có 
điều kiện để phát triển mạnh mẽ trong xã 
hội tiêu dùng, đồng thời, cũng có thể là 
động lực để chủ nghĩa tiêu thụ thống trị 
thế giới. 
2.4. Thương mại hóa báo chí trong 
mối quan hệ với đạo đức nghề báo và 
niềm tin của công chúng 
Như đã nói ở trên, xu hướng thương 
mại hóa báo chí đang làm xói mòn các giá 
trị đạo đức mà nghề báo được tôn vinh từ 
trước đến nay. 
Trên thế giới, có đến 70% bản quy tắc 
đạo đức nghề báo cho rằng minh bạch 
trong quan hệ tài chính là yếu tố cơ bản 
tạo niềm tin, uy tín và lương tâm nghề 
nghiệp của người làm báo [2]. Việc nhà 
báo trực tiếp hay gián tiếp nhận các vật 
phẩm, tiền thưởng, quà tặng hay các ưu 
đãi khác nhằm mục đích che giấu hay bóp 
méo thông tin, đặc biệt nhận hối lộ, tham 
nhũng, tống tiền là những hành vi vi 
phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, 
ảnh hưởng đến sự độc lập, công bằng, 
tính liêm chính của nghề nghiệp và danh 
dự nhà báo. 
N. T. Q. Nga / Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số 
 32 
Nhiều bản quy tắc đạo đức nghề báo 
trên thế giới cho rằng nhà báo phải có 
trách nhiệm xã hội trong việc truyền tải 
thông tin đến công chúng. Nghĩa là, bên 
cạnh đưa những thông tin mang lại “lợi 
ích công chúng”, báo chí cũng cần tránh 
đưa những thông tin đi ngược lại với tính 
nhân văn, hay góp phần tạo ra tư duy lệch 
lạc cho công chúng về các vấn đề xã hội. 
Về vấn đề quảng cáo, nhiều bản quy 
tắc đạo đức nhấn mạnh việc không để 
quảng cáo làm mất đi giá trị của trang 
báo, không vi phạm các quy định của luật 
pháp về quảng cáo. Đặc biệt, việc không 
tách biệt các bài báo và bài quảng cáo, 
PR, gây sự nhầm lẫn cho công chúng 
cũng là một trong những điều vi phạm 
đạo đức nghề báo. Điều này sẽ khiến công 
chúng nghi ngờ tính khách quan của ban 
biên tập cũng như sự độc lập của phương 
tiện truyền thông đại chúng. 
Trong thời đại công nghệ phát triển 
không ngừng, báo chí bị tác động không 
nhỏ bởi sự cạnh tranh gay gắt của mạng 
xã hội và các trang tin điện tử tổng hợp. 
Ngoài sự thua kém Facebook, Twitter 
về tốc độ đưa tin cũng như tính đa chiều 
khi thảo luận về mọi vấn đề xã hội, báo 
chí cũng không đặt tiêu chí chiều chuộng 
thị hiếu độc giả lên hàng đầu như các 
trang tin tổng hợp. Trước tình thế có thể 
bị lép vế trước các phương tiện truyền 
thông mới trong lòng công chúng, báo chí 
chỉ có thể cạnh tranh bằng một thuộc tính 
mang tính sống còn: tính khả tín. Do đó, 
sẽ không phải là quá lời khi cho rằng xu 
hướng lá cải hóa chính là kẻ âm thầm giết 
chết tương lai báo chí. 
Như vậy, nếu không bồi đắp và duy 
trì những giá trị cốt lõi của nghề nghiệp, 
báo chí rất khó giữ vững vị thế của mình 
đối với công chúng trong kỉ nguyên số và 
thời kì báo chí công dân lên ngôi. 
2.5. Đề án Quy hoạch phát triển và 
quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 
và những nguy cơ về thương mại hóa báo 
chí 
Tờ Independent của Anh chính thức 
đình bản vào ngày 26/3/2016 và có thể sẽ 
còn nhiều tờ báo in trên thế giới cũng sẽ 
có quyết định tương tự. Các chuyên gia 
nhận định rằng đây là cái chết tất yếu 
trong thời đại thông tin điện tử và thủ 
phạm chính là Internet. Tuy nhiên, với các 
tờ báo mạng, việc cân bằng giữa sản xuất 
thông tin và quảng cáo mà vẫn đảm bảo 
doanh thu là một thử thách không hề nhỏ. 
Trên thế giới, The New York Times đã 
chính thức thu phí độc giả với khoảng 35 
USD mỗi tuần. Đây có thể sẽ là hướng đi 
mới, đồng thời cũng nâng cao tính cạnh 
tranh về giá trị thông tin giữa các ấn phẩm 
báo chí. 
Ở Việt Nam, Đề án Quy hoạch phát 
triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 
năm 2025 cũng là một thách thức đối với 
nhiều tòa soạn. “Bầu sữa” ngân sách bị 
cắt giảm, nguồn thu chính của các tờ báo 
vốn đến từ Nhà nước sẽ chuyển sang công 
chúng báo chí. Các đài truyền hình địa 
phương hoàn toàn tự chủ về tài chính và 
sẽ có quy định cụ thể về tỉ lệ số kênh 
nước ngoài được khai thác cũng như thời 
lượng chương trình sản xuất trong nước. 
Khi các cơ quan báo chí độc lập về tài 
chính và không còn phụ thuộc vào ngân 
sách Nhà nước, việc sản xuất tin bài có 
thể được định đoạt bởi chính công chúng 
báo chí, là nguyên nhân dẫn đến hai xu 
hướng tất yếu: 1/ Hoặc tính cạnh tranh về 
chất lượng thông tin giữa các ấn phẩm 
báo chí sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc 
có sự phân hóa rõ rệt về mặt thứ hạng 
giữa các cơ quan báo chí, và khả năng bị 
đào thải nếu không theo kịp các “anh, 
chị” trong làng báo sẽ cao hơn; 2/ Xu 
hướng thứ hai là các tờ báo sẽ trở nên dễ 
dãi trong việc đưa tin, tối đa hóa lợi 
nhuận bằng việc chiều chuộng tâm lý số 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 28-34 
 33 
đông, và báo chí ngày càng tiệm cận với 
một dịch vụ thương mại đơn thuần. Lúc 
đó khách hàng sẽ là đối tượng trực tiếp 
hoặc gián tiếp trả tiền cho các thông tin 
mình cần trên báo chí, tòa soạn sẽ thu phí 
theo các gói tin tức, hoặc tìm mọi cách 
tăng lượng view để đạt doanh thu quảng 
cáo. 
Nếu như không có sự quản lý nghiêm 
ngặt, chặt chẽ và đồng bộ với những điều 
khoản chi tiết trong đề án để giảm thiểu 
những tiêu cực trong đời sống báo chí thì 
đây có thể là những áp lực tạo điều kiện 
cho hiện tượng thương mại hóa báo chí 
phát triển trong tương lai. 
2.6. Đề xuất giải pháp 
Sự quy hoạch đơn thuần về mặt số 
lượng các cơ quan báo chí ở Việt Nam 
cùng với sự giới hạn hỗ trợ về mặt tài 
chính từ phía nhà nước sẽ dẫn đến tình 
trạng lợi bất cập hại. Một số giải pháp đề 
xuất sau có thể góp phần hạn chế xu 
hướng thương mại hóa báo chí trong 
tương lai: 
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ 
chuyên môn, nhận thức về đạo đức nghề 
nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập 
viên, nhà báo một cách định kỳ, với nội 
dung cập nhật theo xu thế báo chí trong 
nước và thế giới. 
- Cần luật hóa các quy định về bản 
quyền báo chí: những trang tin tổng hợp, 
các tờ báo điện tử sao chép, “xào xáo” sản 
phẩm của các tờ báo khác cần phải trả 
một khoản phí nhất định; những website 
cố tình vi phạm: lấy bài không xin phép, 
không dẫn nguồn, không gỡ bài khi có 
yêu cầu từ cơ quan chức năng cần bị xử 
lý hành chính. 
- Xử lý nghiêm theo quy định pháp 
luật những trường hợp vi phạm luật và 
đạo đức báo chí. 
- Mỗi cơ quan báo chí cần tổ chức các 
phòng, ban chuyên trách về quảng cáo 
khu biệt với bộ phận phóng viên, biên tập 
viên. Đặc biệt, tránh tình trạng giao “định 
mức” quảng cáo cho bộ phận chuyên đi 
lấy tin, viết bài để hạn chế tối đa những 
hiện tượng tiêu cực khi làm việc với các 
doanh nghiệp hay đối tượng vi phạm. 
- Cần khích lệ, định hướng cho các cơ 
quan báo chí xây dựng thương hiệu thông 
tin của riêng mình bằng cách tăng cường 
xuất bản các thông tin độc quyền, chọn 
lọc và có giá trị về mặt tư tưởng; không 
để các tờ báo bị trộn lẫn giữa sự phát triển 
ồ ạt của các trang điện tử tổng hợp với 
thông tin giật gân, câu khách nhằm tăng 
doanh thu quảng cáo. 
3. Kết luận 
Trên thực tế, báo chí đang ở giai đoạn 
chuyển hóa rất nhanh về phương diện văn 
hóa lẫn kĩ thuật truyền tải. Vì thế, việc 
định nghĩa và định vị một yếu tố tác động 
đến sự phát triển của báo chí khi đặt trong 
mối quan hệ với các yếu tố khác có thể 
chỉ mang tính thời điểm. Dù vậy, những 
nghiên cứu toàn diện và có chiều sâu về 
các xu thế phát triển của báo chí là vô 
cùng cần thiết, bởi nó tác động không nhỏ 
đến việc tìm ra các giải pháp thích hợp 
nhằm định hướng cho các xu thế đó trong 
tương lai. 
Ở Việt Nam, việc thương mại hóa báo 
chí theo hướng tư hữu các cơ quan báo 
chí chưa phải là vấn đề được đặt ra một 
cách cấp thiết. Thay vào đó, xu hướng 
thương mại hóa mang tính tiêu cực liên 
quan đến đạo đức làm nghề trong quá 
trình tác nghiệp lẫn đưa tin đến công 
chúng ngày càng trở nên phổ biến. Vì 
vậy, nếu không luật hóa một số điều 
khoản liên quan đến bản quyền thông tin, 
quảng cáo trên báo chí, xử lý nghiêm các 
trường hợp vi phạm luật và đạo đức báo 
chí thì khi Đề án Quy hoạch phát triển và 
quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 
được đưa vào thực hiện, chủ nghĩa tiêu 
dùng sẽ chi phối và làm biến đổi diện mạo 
của nền báo chí quốc gia. 
N. T. Q. Nga / Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số 
 34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Thông tin và truyền thông, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 
năm 2025, 2015. 
[2] Nguyễn Thị Trường Giang, 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, NXB Chính trị 
quốc gia - Sự thật, 2014. 
[3] Nguyễn Văn Dững, Truyền thông - lý thuyết và kĩ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, 
2012. 
[4] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, 
2012. 
[5] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Thương mại số 36/2005/QH11, 
2005. 
[6] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Báo chí số 103/2016/QH13, 2016. 
[7] Baldasty, Gerald J., The Commercialization of News in the Nineteenth Century, 1992. 
[8] Kate Azuka Omenugha & Majority Oji, News commercialization, ethics and objectivity in 
journalism practice in Nigeria: strange bedfellows? 
[9] Thorstein Veblen, The Theory of the Leisure Class: an Economic Study of Institutions, Dover 
Publications, Mineola, N. Y., 1994. 
[10] UNESCO, Many voices, one world, 1980, p. 152-158. 
[11] Ingela Warbring, Journalists care about commercialization, 2013. 
SUMMARY 
POSITIONING THE JOURNALISM’S COMMERCIALIZATION 
IN VIETNAM DURING THE DIGITAL ERA 
In reference to researching status of news/journalism’s commercialization in the 
world, the article brings out a way of interpretation about journalism’s 
commercialization. From that point, some signs of journalism’s commercialization in 
Vietnam currently are generalized in relationship with consumerism, journalism ethics, 
the trust of audiences and “The national press development and management scheme 
by 2025” of Ministry of Information and Communications. On those bases, the article 
proposes some solutions to restrain the trend of journalism’s commercialization in the 
future. 

File đính kèm:

  • pdfdinh_vi_thuong_mai_hoa_bao_chi_o_viet_nam_trong_ki_nguyen_so.pdf