Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Tóm tắt – Nghiên cứu này nhóm tác giả giới thiệu các khái niệm liên quan

về kinh tế tuần hoàn, du lịch bền vững, du lịch tuần hoàn, những nguyên lí và

cách thức vận hành để hướng tới một nền kinh tế du lich theo định hướng du lịch

tuần hoàn và bền vững. Nội dung chính nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng

hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, thực hiện trong bối cảnh từng bước tiếp cận

với nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, qua đó làm cơ sở cho việc nhận

diện những cơ hội và thách thức mà du lịch Trà Vinh có thể đối mặt khi tiếp cận

với du lịch tuần hoàn trong những giai đoạn sắp tới. Cuối cùng, bài viết tập trung

phân tích về thực hiện du lịch bền vững mà Trà Vinh đang áp dụng hướng đến

tiếp cận như là một nền kinh tế du lịch tuần hoàn, đồng thời qua đó gợi ý một số

giải pháp phát triển du lịch tuần hoàn của địa phương trong tương lai.

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 1

Trang 1

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 2

Trang 2

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 3

Trang 3

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 4

Trang 4

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 5

Trang 5

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 6

Trang 6

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 7

Trang 7

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 8

Trang 8

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 9

Trang 9

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 22 trang xuanhieu 7460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
phát triển theo hướng chú trọng tăng trưởng kinh tế xanh, du lịch có trách 
nhiệm gắn liền với phát triển bền vững theo chủ trương của Chính phủ tại Quyết 
định số 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát 
triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho giai đoạn 2016 – 2020 và tầm 
nhìn đến năm 2030. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển kinh tế du 
lịch tuần hoàn là một trong những hướng đi phù hợp, được ưu tiên lựa chọn để 
góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long và kinh tế của tỉnh Trà Vinh nói riêng. Hiện nay, kinh tế tuần 
hoàn về du lịch đang trở thành xu hướng phát triển chung trên toàn cầu và được 
Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO khuyến khích thực hiện gắn với mục tiêu phát 
triển bền vững của ngành du lịch. 
Trong thực tế cho thấy, nhiều quốc gia đã áp dụng thành công trong việc 
phát triển mô hình kinh tế du lịch tuần hoàn và thu được nhiều lợi ích. Cụ thể như 
Thụy Điển, Hà Lan. Hai quốc gia này đã trở thành một trong những nước hàng 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
101 
đầu trên thế giới về quản lí và tái chế chất thải. Nhật Bản, Thụy Sĩ, Canada, 
Trung Quốc đã xây dựng nhiều mô hình khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch thu 
hút được nhiều du khách, ở đây thực hiện chương trình “không rác thải” (zero 
wasted), sử dụng năng lượng xanh – sạch, rất nhiều chất thải, nước thải được tái 
chế và tái sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng. Việt 
Nam có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước và rút ra bài học 
để áp dụng sao cho phù hợp với bối cảnh trong nước [9]. 
Thứ hai, hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Trà 
Vinh ngày càng lớn mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cùng với mức sống dân cư 
không ngừng được cải thiện, việc tham gia du lịch nhất là du lịch sinh thái sông 
nước – miệt vườn đang trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhiều tầng lớp dân 
cư (outbound and inbound), cộng với chính sách tuyên truyền quảng bá về du lịch 
có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng đối với du khách tại các điểm đến, 
qua đó ý thức của du khách tham gia du lịch và kể cả người dân bản địa phần nào 
thay đổi, nhận thức được nâng cao và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành 
một nền kinh tế du lịch tuần hoàn với sự đồng thuận tham gia của người dân. 
Thứ ba, việc phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn có thể thúc đẩy hoạt động 
du lịch xanh – sinh thái nông nghiệp bền vững, giải quyết được sự khan hiếm tài 
nguyên, khuyến khích việc cung ứng sản phẩm địa phương, giảm thiểu chất thải, 
hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch, bảo vệ môi trường, ứng phó 
với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đạt được nhiều 
mục tiêu, chỉ tiêu yêu cầu thuộc các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia (SDGs) 
và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn 
sẽ nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao từ toàn xã hội. Đây là một nguồn động 
lực rất lớn nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế này. 
* Thách thức: Bên cạnh những cơ hội trên, việc phát triển mô hình kinh tế 
tuần hoàn về du lịch cũng gặp không ít thách thức, có thể nhận diện đối với tỉnh 
Trà Vinh như sau: 
Thứ nhất, khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn nói 
chung và du lịch tuần hoàn nói riêng đang ở tầm vĩ mô, chưa được xây dựng cụ 
thể, rõ ràng. Nước ta hiện chưa có hành lang pháp lí tổng thể cho phát triển kinh tế 
tuần hoàn. Các hoạt động thực hiện phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn hiện nay 
tại một số điểm đến vẫn chỉ là tự phát do các chương trình phi chính phủ phối hợp 
thực hiện hoặc do các đơn vị lữ hành triển khai cùng với cộng đồng sở tại và chịu 
sự điều chỉnh của động lực thị trường nên không liên tục, chưa thật sự rõ ràng và 
bền vững. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí để nhận diện đánh giá, tổng kết và đưa ra phân 
loại chính xác mức độ phát triển của kinh tế tuần hoàn theo ngành, lĩnh vực hoặc 
theo từng địa phương, cho mỗi khu du lịch là rất cần thiết nhưng hiện chưa được 
xây dựng và phát hành. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
102 
Thứ hai, nhận thức về kinh tế tuần hoàn, kinh tế du lịch tuần hoàn và sự cần 
thiết chuyển đổi sang phát triển các dạng mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn còn hạn 
chế. Du lịch tuần hoàn ngoài yêu cầu sinh thái xanh – bền vững còn yêu cầu đạo 
đức trách nhiệm đối với cộng đồng các điểm đến du lịch. Đặc biệt, kinh tế du lịch 
tuần hoàn đòi hỏi phải có sự phân loại, làm sạch chất thải và nguồn nước trước khi 
đưa vào tái sử dụng, tái chế, đây là thách thức lớn đối với thực tiễn vận hành kinh 
tế của tỉnh vốn chịu ảnh hưởng sâu nặng từ lâu của một nền kinh tế tuyến tính có 
cội rễ từ nền nông nghiệp thuần túy. Trong khi đó, công tác truyền thông giúp 
nâng cao hiểu biết về kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng xã hội chỉ mới khởi phát 
chưa được triển khai một cách đầy đủ. Riêng với tỉnh Trà Vinh, nguồn tài nguyên 
du lịch đang khai thác chủ yếu từ thiên nhiên, môi trường cảnh quan sông nước 
nên rất dễ bị tác động suy thoái, do đó, ngay từ khâu khởi phát, chúng ta cần có 
những nhận thức đúng về kinh tế du lịch tuần hoàn, cần được chú trọng thực hiện 
từ khâu thiết kế loại hình, tour – tuyến, tổng hợp hệ thống sản phẩm – dịch vụ, tới 
khâu triển khai đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp, mỗi cộng 
đồng điểm đến và cần được đồng thuận, thống nhất từ lãnh đạo, các cấp quản lí tới 
từng doanh nghiệp và người dân. Với mặt bằng nhận thức, quản lí, khai thác du 
lịch như hiện nay, điều này là một thách thức không nhỏ đối với môi trường hoạt 
động không chỉ của tỉnh Trà Vinh mà còn đối với Việt Nam hiện nay. 
Thứ ba, Trà Vinh là vùng đất giàu tiềm năng, nhưng nguồn lực đầu tư cho 
sự phát triển kinh tế – xã hội gắn với phát triển trong lĩnh vực du lịch còn gặp 
nhiều khó khăn, đặc biệt là sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp còn 
quá ít. Việc phát triển kinh tế du lịch chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên 
nhiên dưới dạng có sẵn từ sông – hồ – biển, khai thác cảnh quan tự nhiên các vùng 
ven biển, cửa sông nhưng trình độ khai thác còn sơ khai lạc hậu, còn mang tính 
tự phát, thiếu sự liên kết vùng. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ 
đến sự phát triển của kinh tế chung và du lịch của tỉnh theo hướng kinh tế xanh – 
sinh thái, bền vững. Hiện nay, hoạt động du lịch của tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn 
tài nguyên có sẵn từ thiên nhiên, việc khai thác đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong 
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, việc chuyển đổi 
sự quản lí vận hành từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn về du 
lịch sẽ gặp những thách thức không nhỏ. 
Thứ tư, do chương trình triển khai thực hiện chính sách kinh tế tuần hoàn về 
du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đang 
còn sơ khai dẫn đến việc chuẩn bị nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đối sang 
phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn chưa có gì. Kinh tế du lịch tuần hoàn yêu cầu 
phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến, lấy nội dung xanh – 
sạch – sinh thái môi trường và cộng đồng bền vững làm nền tảng. Bên cạnh đó, để 
phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn, nhất là đối với khu vực du lịch gắn với môi 
trường tự nhiên, sông hồ,vùng cửa sông – ven biển của tỉnh hiện nay, những vùng 
nhạy cảm dễ bị tác động suy thoái môi trường do xả thải, khai thác quá mức đòi 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
103 
hỏi chúng ta phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có thể giải quyết được các vấn đề từ 
khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình tuần hoàn. Hiện nay, những chuyên gia, 
nhà quản lí vận hành doanh nghiệp cung ứng du lịch hầu hết chưa được đào tạo 
đầy đủ và chưa có chuyên ngành đào tạo cụ thể. Do đó, để đáp ứng yêu cầu hoạt 
động, các nguồn lực về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực quản lí kinh 
doanh, quản lí vận hành cũng trở thành một thách thức lớn cần phải vượt qua. 
Đề xuất, gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn trên 
địa bàn tỉnh Trà Vinh 
Thứ nhất, về vĩ mô, các cơ quan quản lí cần sớm xây dựng một hành lang 
pháp lí rõ ràng cho hình thành, phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và du lịch 
tuần hoàn nói riêng. Tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường dựa trên các 
tiêu chí của hiệu quả đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, người dân, nhất là khu 
vực tư nhân đầu tư, thực hiện phát triển các lĩnh vực thuộc kinh tế tuần hoàn về du 
lịch. Xác lập rõ vai trò của doanh nghiệp cung ứng trong việc thực hiện phát triển 
kinh tế du lịch tuần hoàn. Kinh nghiệm các nước đã và đang thực hiện kinh tế du 
lịch tuần hoàn đều có định chế luật pháp và quy định pháp lí rõ ràng về cơ chế 
cũng như vai trò tham gia của các bên liên quan (như Hà Lan, Canada, Trung 
Quốc). Nước ta, trên góc độ vĩ mô, sau đó triển khai xuống các địa phương tiến 
hành đồng bộ thiết kế một lộ trình và tiến tới xây dựng luật, các văn bản dưới luật 
cụ thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như hoạt động của kinh tế tuần hoàn 
trong du lịch. 
Thứ hai, tỉnh Trà Vinh cần hợp tác triển khai nghiên cứu sâu rộng các mô 
hình về phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn từ cách tiếp cận thông tin của các nước 
trong khu vực và chung toàn cầu. Nguyên tắc xác lập nghiên cứu theo ngành, lĩnh 
vực, triển khai mô hình, tiêu chí hoạt động liên quan đến mô hình kinh tế tuần 
hoàn trong du lịch. Từ đó, tỉnh Trà Vinh lựa chọn và vận dụng cụ thể vào hoàn 
cảnh thực tiễn. Trước tiên, tỉnh Trà Vinh triển khai các mô hình kinh tế thí điểm 
gần với cách tiếp cận kinh tế du lịch tuần hoàn, sau đó, bổ sung hoàn thiện và có 
sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, từng lĩnh vực, từ thí điểm đến triển khai 
nhân rộng và phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp lữ 
hành, du khách, các nhà quản lí và cộng đồng sở tại để học tập và áp dụng. 
Thứ ba, vì kinh tế tuần hoàn trong du lịch là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và 
phức tạp. Do đó, tỉnh cần chú trọng tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ 
các tỉnh thành trong nước, từ quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang thực hiện 
thành công bước đầu các mô hình kinh tế du lịch tuần hoàn (như Hà Lan, Thụy Sĩ, 
Nhật Bản, Canada, Trung Quốc), từ đó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ 
thể của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. 
Các mô hình kinh tế tuần hoàn thường đòi hỏi gắn với công nghệ cao, do vậy, các 
cơ quan quản lí cần có cơ chế, chính sách cho phát triển công nghệ sạch, tái sử 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
104 
dụng, tái chế chất thải (rắn và lỏng), chất thải phải trở thành nguồn tài nguyên 
trong nền kinh tế xét cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng. 
Thứ tư, thực hiện phát triển du lịch kinh tế tuần hoàn cũng phải căn cứ dựa 
trên tổng thể nền kinh tế tuần hoàn chung, cần có lộ trình và ưu tiên trong phát 
triển dựa trên nhu cầu thị trường và đáp ứng của xã hội. Đối với tỉnh Trà Vinh nói 
riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vấn đề nguồn rác thực phẩm hữu 
cơ, rác thải trên sông rạch, ven biển phát sinh trong quá trình khai thác hoạt động 
du lịch đang là vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, cụ thể trước mắt là rác thải từ 
các khu du lịch nông nghiệp sông nước miệt vườn, từ nhà hàng khách sạn, các khu 
nghỉ dưỡng, từ các hoạt động du lịch lữ hành sông nước, ao hồ và biển bờ. Rác 
cần được phân loại tại nguồn và phải trở thành yêu cầu bắt buộc, rác sau khi phân 
loại phải được thu gom, làm sạch, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái chế. Trước 
hết, chất thải nhựa và túi ni-lon phải thực hiện và đưa vào kế hoạch năm năm tới 
để giải quyết triệt để (chú trọng nguồn rác thải rắn trên sông rạch, bãi biển), giảm 
thiểu tối đa phát thải ra môi trường dựa trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn. 
3. KẾT LUẬN 
 Để thực hiện thành công sự nghiệp chuyển đổi phát triển sang nền kinh tế 
du lịch tuần hoàn đầy thách thức, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và 
địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng cần phải hiểu rõ bản chất, các nội dung đặc thù 
hoạt động của các loại hình du lịch, địa bàn từng vùng, điểm du lịch. Đặc biệt, 
tỉnh Trà Vinh cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản trong yêu cầu vận hành của nó. 
Song song với việc tiến hành thực hiện phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong du 
lịch, các bên tham gia và có liên quan cần tổng kết, đánh giá những mô hình phát 
triển xanh – bền vững đã có đối với các hoạt động trong các lĩnh vực như loại 
hình du lịch, sản phẩm – dịch vụ các bên cung ứng, nhu cầu cần đáp ứng của du 
khách (được xem như là chủ thể của hoạt động du lịch), từ đó, nhận dạng những 
cách thức phát triển, tổ chức quản lí vận hành hoạt động gắn với việc tiếp cận kinh 
tế tuần hoàn làm cơ sở để phát triển theo những tiêu chí của kinh tế tuần hoàn 
trong du lịch. Cần nhận thức được những cơ hội để tận dụng hiệu quả các cơ hội 
này, mặt khác cũng phải nhận diện được những thách thức đối với phát triển kinh 
tế tuần hoàn sẽ gặp phải để có biện pháp khắc phục. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm 2013, 2014, 2016, 2017 
[2] UNWTO. Substainable Tourism Development. 2014, 2016, 2018, 2019. 
[3] European Commission, Unido, Ministry of Economic Development and 
Technology. Circular Economy in Tourism in South East Europe. Paper 
Conference on Circular Economy in South East Europe. 8 May 2018. 
Ljubljana, Slovakia. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
105 
[4] Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Trọng Hành. “Implementing Circular Economy: 
International Experience and Policy Implications for Vietnam”. VNU Journal 
of Science: Economics and Business. 2019;Vol. 35, No. 4 
[5] UNWTO . Long-term Forecast Report Tourism Towards 2030. 2016. 
www.unwto.org/archive/global/press-release/201-10-11/. International –
Tourists [Access on 20 October 2020]. 
[6] Luciano Lopez. Circular Economy in the Tourism. 2013. Retrieve from 
www.hospitalityinsights.ehl.edu/circular-economy-tourism sector. [Access on 
20 October 2020]. 
[7] Fao. Sustainable Development Goals. 2016. Retrieve from 
www.fao.org/sustainable-development-goals/indicators/241/en [Access on 20 
October 2020]. 
[8] Zing news. www.zingnews.vn/10-dieu-it- biet-ve-starbucks-post 464423.html 
[Access on 20 October 2020]. 
[9] Nguyễn Diệp Phương Nghi. Giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Trà Vinh. 
Hội thảo Khoa học: Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà 
Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 
09/01/2020. Trường Đại học Trà Vinh. 
[10] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tình hình công tác 
năm 2018 và kế hoạch công tác năm 2019. 2018. 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_phat_trien_kinh_te_du_lich_tuan_hoan_duoi_goc_nhi.pdf