Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội

Tác giả đã tìm hiểu về cách thức giảng dạy của giáo viên trong các giờ học nói tiếng Nhật

thuộc học phần thực hành tiếng của Khoa tiếng Nhật trƣờng Đại học Hà Nội thông qua việc

điều tra ý kiến của những sinh viên học tiếng Nhật. Báo cáo này trình bày kết quả điều tra và

phân tích những vấn đề còn tồn tại, để đƣa ra những đề xuất về hoạt động giờ học giúp giải

quyết những vấn đề đó. Kết quả phân tích cho thấy, việc sửa lỗi cho phát ngôn từ phía giáo

viên đã có sự tập trung đều đến cả bốn yếu tố nội dung, ngữ pháp, từ vựng, phát âm của bài

hội thoại. Tuy nhiên, giáo viên chƣa xác định rõ ràng các phƣơng pháp, phƣơng thức để thúc

đẩy hiệu quả sự tƣơng tác, giao tiếp của sinh viên trong lớp học; giáo viên chƣa thực hiện

những phƣơng pháp để thúc đẩy tính chủ động của sinh viên trong quá trình học tập.

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 1

Trang 1

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 2

Trang 2

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 3

Trang 3

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 4

Trang 4

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 5

Trang 5

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 6

Trang 6

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 7

Trang 7

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 8

Trang 8

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 9

Trang 9

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3300
Bạn đang xem tài liệu "Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội

Điều tra về thực trạng giảng dạy kĩ năng nói trình độ sơ cấp tại khoa Tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội
sáng tạo của sinh viên. 
Trong 67 ngƣời đƣợc hỏi, có 37 (55%) ngƣời trả lời là ―hoạt động giờ học 1‖, 18 (27%) 
ngƣời trả lời là ―hoạt động giờ học 2‖, 12 (18%) ngƣời trả lời cả hai. 
5.2. Về các hoạt động trƣớc và sau khi cho sinh viên luyện hội thoại 
Chúng tôi đã tổng kết câu trả lời về các hoạt động trƣớc và sau khi cho sinh viên luyện hội 
thoại theo số lƣợng ngƣời và tỷ lệ phần trăm nhƣ bảng sau. 
Bảng 1: Hoạt động giờ học nói của giáo viên 
 Nội dung hoạt động Thƣờng 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Không 
bao giờ 
Trƣớc 
khi 
luyện 
hội 
thoại 
Cho sinh viên trao đổi với với 
nhau về chủ đề của bài hội thoại 
59 
(88%) 
7(10.6%) 1(1.5%) 0(0%) 
Giảng cho sinh viên về bài hội 
thoại mẫu 
65(97%) 1(1.5%) 0(0%) 1(1.5%) 
Giải thích cho sinh viên về cấu 
trúc mẫu câu 
63 (94%) 3(4.5%) 0 (0%) 1(1.5%) 
Sau 
khi 
luyện 
hội 
thoại 
Gọi một vài sinh viên thực hiện 
phần hội thoại trƣớc lớp và Thày/ 
Cô chữa phần hội thoại đó trƣớc 
lớp 
66(98%) 1(1.5%) 0 (0%) 0 (0%) 
Cho cả lớp tự luyện tập hội thoại 
với nhau và Thày/ Cô sẽ đến từng 
bàn chữa phần hội thoại cho sinh 
viên 
53 (79%) 9 (13,6%) 5 
(7,6%) 
0 (0%) 
Cho sinh viên nêu cảm nghĩ, nhận 
xét về hội thoại của bạn đã thực 
hiện trƣớc lớp 
22 (32%) 27 (40.9%) 16 
(24,2%) 
3 
(4,5%) 
Sau khi sinh viên tự luyện tập hội 
thoại, Thày/ Cô cho sinh viên trao 
đổi với nhau về hội thoại và đánh 
giá phần hội thoại của nhau 
43 (64%) 11 (16.7%) 10 
(15.2%) 
3 
(4.5%) 
Từ bảng 1, có thể thấy ở bƣớc trƣớc khi cho sinh viên luyện hội thoại, có 88% sinh viên nêu 
rằng giáo viên thƣờng xuyên cho sinh viên trao đổi với nhau về chủ đề hội thoại. Ở hoạt động 
giảng cho sinh viên về bài hội thoại mẫu, số sinh viên cho rằng giáo viên thƣờng xuyên thực 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 527 
hiện là 97%. Ở hoạt động giáo viên giải thích cho sinh viên về cấu trúc mẫu câu, 94% sinh 
viên cho ý kiến là giáo viên thƣờng xuyên thực hiện. 
Ở bƣớc sau khi luyện hội thoại, về hoạt động giáo viên gọi một vài sinh viên thực hiện phần 
hội thoại trƣớc lớp và Thày/ Cô chữa phần hội thoại đó trƣớc lớp, số sinh viên cho rằng giáo 
viên thƣờng xuyên thực hiện là 98%. Ở hoạt động giáo viên cho cả lớp tự luyện tập hội thoại 
với nhau và Thày/ Cô sẽ đến từng bàn chữa phần hội thoại cho sinh viên, tỷ lệ sinh viên nêu 
giáo viên thƣờng xuyên thực hiện cũng là 79%. 
Trong hoạt động truyền thống, giáo viên giữ vai trò tuyệt đối, là ngƣời nắm giữ kiến thức để 
truyền thụ cho sinh viên, và sẽ là ngƣời chữa lỗi cho sinh viên. Có thể thấy tỷ lệ sinh viên nêu 
giáo viên thƣờng xuyên thực hiện là rất cao đối với những hoạt động của giờ học truyền 
thống mà ở đó, vai trò giáo viên là chủ đạo. Điều này thể hiện ở phản hồi của phần câu hỏi: 
thầy/ cô giảng cho sinh viên về bài hội thoại mẫu (97%); giải thích cho sinh viên về cấu trúc 
mẫu câu (94%); gọi một vài sinh viên thực hiện phần hội thoại trƣớc lớp và thầy/ cô chữa 
phần hội thoại đó trƣớc lớp (98%). 
Đối với những hoạt động phát huy sự chủ động, thể hiện sự tham gia của sinh viên trong việc 
sửa lỗi phát ngôn, sửa chữa và nhận xét hội thoại cho bạn, có thể thấy tỷ lệ sinh viên đánh giá 
sự thƣờng xuyên thực hiện hoạt động này của giáo viên không còn cao áp đảo nhƣ vậy. Với 
hoạt động cho sinh viên nêu cảm nghĩ, nhận xét về hội thoại của bạn đã thực hiện trƣớc lớp, 
chỉ 32% sinh viên cho rằng giáo viên thƣờng xuyên thực hiện. Với hoạt động sau khi sinh 
viên tự luyện tập hội thoại, giáo viên cho sinh viên trao đổi với nhau về hội thoại và đánh giá 
phần hội thoại của nhau, có thể thấy giáo viên cũng đã cho sinh viên thực hiện thƣờng xuyên 
với tỷ lệ sinh viên đánh giá thƣờng xuyên là 64%. 
Thông qua việc trao đổi, phỏng vấn về cách thức tiến hành giờ học của giáo viên, 
chúng tôi hiểu rằng các giáo viên đã đƣa vào trong giờ học hoạt động nhóm, tiến hành cho 
sinh viên chữa bài, sửa lỗi, nhận xét phát ngôn, hội thoại của nhau. Tuy nhiên, hoạt động này 
chƣa đƣợc thực hiện bài bản với các phƣơng tiện hỗ trợ. Các phƣơng tiện hỗ trợ để hoạt động 
hiệu quả nhƣ tasksheet chƣa đƣợc sử dụng. Hoạt động này còn mang tính chất tự phát. Giáo 
viên chƣa nắm bắt đƣợc hết những trao đổi của sinh viên để thúc đẩy và điều chỉnh sao cho 
những trao đổi đó có tác dụng cho quá trình học tập tiếng Nhật, cho việc nâng cao năng lực 
tiếng Nhật và khả năng sáng tạo, tự chủ trong học tập của sinh viên. 
5.3. Về tiêu chí trọng tâm khi giáo viên chữa bài nói cho sinh viên 
Với câu hỏi về tiêu chí trọng tâm khi giáo viên chữa bài nói cho sinh viên, kết quả phản hồi 
của sinh viên nhƣ bảng sau. 
Bảng 2: Tiêu chí trọng tâm khi giáo viên chữa bài nói cho sinh viên 
Tiêu chí 
Rất chú 
trọng 
Khá chú 
trọng 
Hơi chú 
trọng 
Hoàn toàn 
không chú 
trọng 
1. Nội dung (Có nêu rõ ràng điều mình 
muốn nói và thông điệp của đoạn hội 
thoại hay không?) 
31 (46%) 29 (43%) 04 (5.9%) 03 (4.5%) 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 528 
2. Ngữ pháp (Cách sử dụng cấu trúc, 
trợ từ... có chính xác hay không?) 
21 (31%) 30 (45%) 12 (18%) 4 (5.9%) 
3. Từ vựng/ Cách diễn đạt (Có sử dụng 
chính xác hay không?) 
33(49%) 26 (39%) 06 (9%) 02 (3%) 
4. Phát âm (Có rõ ràng, dễ hiểu và 
chính xác về mặt trọng âm, ngữ điệu 
hay không?) 
38(57%) 24 (36%) 03 (4.5%) 02 (3%) 
Nhìn vào bảng 02 nêu về tiêu chí trọng tâm khi giáo viên chữa bài nói cho sinh viên, có thể 
thấy giáo viên đã có sự tập trung đều đến cả bốn yếu tố nội dung, ngữ pháp, từ vựng, phát âm 
của bài hội thoại. Yếu tố đƣợc chú trọng nhất là phát âm với 57% ý kiến cho rằng rất đƣợc 
chú trọng; tiếp theo là yếu tố từ vựng với 49% ý kiến cho rằng rất đƣợc chú trọng. 
Khi phỏng vấn sinh viên về thái độ tham gia giờ học, về cách thức tham gia giờ học của sinh 
viên, nhiều ý kiến sinh viên cho rằng mình vẫn còn ỉ lại nhiều vào việc chữa phát ngôn của 
giáo viên. Giờ học vẫn tập trung vào sự hƣớng dẫn giảng, dạy của giáo viên. Giáo viên 
thƣờng nhấn mạnh với sinh viên tầm quan trọng của sự chính xác về mặt hình thức ngôn ngữ, 
mà chủ yếu là từ vựng, cấu trúc câu, phát âm. 
6. Thảo luận và đề xuất 
Nhƣ vậy, thông qua việc tìm hiểu về cách thức giảng dạy của giáo viên trong các giờ học 
tiếng Nhật kĩ năng nói thông qua việc điều tra ý kiến của sinh viên học tiếng Nhật, chúng tôi 
rút ra kết luận về tình hình của các giờ học hiện nay nhƣ sau. 
(1) Phƣơng pháp của giáo viên: 
- Việc sửa lỗi cho phát ngôn đã có sự tập trung đều đến cả bốn yếu tố nội dung, ngữ pháp, từ 
vựng, phát âm của bài hội thoại. 
- Giáo viên chƣa xác định rõ ràng các phƣơng pháp, phƣơng thức để thúc đẩy hiệu quả sự 
tƣơng tác, giao tiếp của sinh viên trong lớp học. 
Kết quả phiếu điều tra, đánh giá của ngƣời học với phần phản hồi thƣờng là ở câu trả lời ―rất 
thƣờng xuyên‖ và ‖khá thƣờng xuyên‖, ―rất chú trọng‖ và ―khá chú trọng‖ gần nhƣ đều trên 
70%. Vậy thì, ―vấn đề‖ của việc dạy môn nói ở đâu? Ngƣời học có thực sự không hài lòng 
không? Ngƣời học có yêu cầu gì đối với giờ học nói và phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên. 
Giờ học nói theo phƣơng pháp nào là hiệu quả? Phƣơng pháp nào thì thành tích học tốt hơn? 
Có lẽ cần nghiên cứu với hình thức khảo sát sâu hơn nữa để làm rõ hơn những vấn đề này. 
(2) Đánh giá của sinh viên về phƣơng pháp dạy nói của giáo viên: Chƣa thúc đẩy đƣợc tính 
chủ động của sinh viên trong quá trình học tập. Chƣa thúc đẩy mạnh mẽ đƣợc năng lực tự học 
và khả năng chủ động của sinh viên trong quá trình học tập kĩ năng nói. 
Nhƣ vậy, có thể thấy việc dạy học tiếng Nhật trong giờ học nói chƣa rèn luyện đƣợc cho 
sinh viên có năng lực tự học, chủ động trong quá trình học tập của mình, chƣa giúp cho sinh 
viên có sự chủ động trong việc tự rèn luyện, nâng cao năng lực tiếng Nhật. Sinh viên vẫn kì 
vọng và trông chờ vào việc dạy, sửa chữa phát ngôn, bài viết từ phía giáo viên. Giờ dạy với 
mô hình giáo viên là trung tâm vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Và nhƣ thế, sinh viên học với tƣ duy 
và thái độ bị động. Khi rời khỏi lớp học, sinh viên khó có thể tự mình giải quyết những vấn đề 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 529 
trong việc học các kĩ năng này. Điều này dẫn đến việc thiếu tự tin với năng lực tiếng Nhật của 
sinh viên. 
Chúng tôi cho rằng hoạt động học tập chủ động (active learning), hoạt động hợp tác 
giữa ngƣời học (peer learning)... có thể là chìa khóa giải quyết vấn đề này, giúp sinh viên có 
năng lực tự học, thúc đẩy tính sáng tạo và chủ động của sinh viên trong quá trình học tập. 
6. Kết luận 
Trong báo cáo này, chúng tôi đã tìm hiểu về cách thức giảng dạy của giáo viên trong các giờ 
học nói tiếng Nhật thuộc học phần thực hành tiếng của Khoa tiếng Nhật trƣờng Đại học Hà 
Nội thông qua việc điều tra ý kiến của những sinh viên học tiếng Nhật. Thông qua kết quả 
điều tra và phân tích những vấn đề còn tồn tại, chúng tôi đã đề xuất về việc thực hiện hoạt 
động học tập chủ động (active learning), hoạt động giờ học hợp tác giữa ngƣời học (peer 
learning) sẽ có thể giúp giải quyết những vấn đề đó. Hoạt động học tập chủ động (active 
learning) là hoạt động mà ở đó, ngƣời học không hình thành kiến thức, kĩ năng chỉ bằng cách 
thu nạp lời giảng của giáo viên; thay vào đó, kiến thức, kĩ năng đƣợc chuyển hóa thành ―hiểu 
biết‖ của riêng từng cá nhân khi ngƣời học đƣợc tƣơng tác với cộng đồng xung quanh (bao 
gồm bạn học, giáo viên, những cơ hội thực hành thực tế để kiểm chứng kiến thức và rèn 
luyện kĩ năng). Hoạt động hợp tác giữa ngƣời học (peer learning) là một trong số những hoạt 
động giảng dạy tích cực nhằm mục tiêu phát huy sự chủ động, năng lực tự học, tính sáng tạo 
của sinh viên, sẽ giúp nâng cao hiệu quả học kĩ năng nói cho sinh viên. 
Tài liệu tham khảo 
グエン, ホン・トゥ. (2008).「特定課題研究報告 ベトナム中南部の中学校日本語教
師の意識と教室活動の実態―コミュニケーション能力養成を目指して―」『日本言語
文化研究会論集』.国際交流基金日本語国際センター・国立国語研究所・政策研究大
学院大学.第4号.145‐172. 
グエン ソン ラン アイン (2009).「特定課題研究報告 即興スピーチにおけるピア
活動の影響―ハノイ大学での「話す授業」の改善を目指して―」.『日本言語文化研
究会論集』.第5号.国際交流基金日本語国際センター・国立国語研究所・政策研究大
学院大学.195‐222. 
ダン クィン チャム(2001).「特定課題研究報告 ベトナムにおける日本語の会話授業
の改善-コミュニケーション活動を積極的に取り入れるために-」.『日本言語文化
研究会論集』.第2号.国際交流基金日本語国際センター・国立国語研究所・政策研究
大学院大学.29‐64. 
ラミレス・ハラ,ホセ・アントニオ .(2009).「特定課題研究報告 学習者が話せるよ
うになる授業への改善の試み-ペルー日系人協会日本語・語学センターの初級を例に
-」.『日本言語文化研究会論集』.第5号.国際交流基金日本語国際センター・国立国
語研究所・政策研究大学院大学.87‐114. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 530 
AN INVESTIGATION INTO THE REALITY OF SPEAKING CLASS AT 
PRIMARY LEVEL AT JAPANESE DEPARTMENT, HANOI 
UNIVERSITY 
Abstract 
Through the survey with students studying Japanese, this study investigated the method 
that the teachers used in Japanese speaking classes at the Faculty of Japanese Language, 
Hanoi University. This article presents the results of the investigation and analysis of 
outstanding issues, to make suggestions about activities that help to address those issues. 
The analysis results show that correcting errors for teachers' speech has evenly focused 
on the four elements of content, grammar, vocabulary, pronunciation of the conversation. 
However, teachers have not clearly defined methods to effectively promote student 
interaction and communication in the classroom, nor implemented ways to promote 
student autonomy in the learning process. 
Keywords 
speaking skills, activities in class, teaching methods, interaction, autonomy 
Tƣ liệu điều tra 
PHIẾU ĐIỀU TRA GIỜ DẠY KỶ NĂNG NÓI TIẾNG NHẬT 
(Dành cho sinh viên) 
Với mục đích thiết kế giờ hoạt động giờ học phù hợp, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình 
giờ dạy kĩ năng nói tiếng Nhật. Xin cảm ơn các em đã hợp tác thực hiện điều tra này. Rất mong các 
em viết cụ thể về tình hình và nội dung thực hiện các hoạt động trong giờ học theo những câu hỏi dƣới 
đây. 
Họ và tên:________ Lớp:___ 
Giới tính:Nam( ) Nữ( ) Tuổi:___ 
*Nếu không phiền, mong em hãy ghi địa chỉ liên lạc của mình vào phần dƣới đây, vì có thể tôi sẽ liên 
lạc với em trong quá trình xử lý dữ liệu điều tra. Những thông tin cá nhân không nhằm phục vụ cho 
mục đích nào khác ngoài điều tra này. 
 Địa chỉ liên lạc (E-mail, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại) 
* Trình tự cơ bản của các giờ học thuộc kĩ năng nói trong các giờ học em đã và đang tham dự, về 
cơ bản các thày/ cô thực hiện ở lớp các em như thế nào? (Hãy viết ngắn gọn mô tả về giờ học đó 
nhƣ dƣới đây. Nếu các em học những thầy/ cô khác nhau và có phƣơng pháp, trình tự giờ học khác 
nhau, các em hãy ghi ra những phƣơng pháp, trình tự của những giờ học khác nhau đó) 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 531 
□ Kỹ năng nói 
D. KỶ NĂNG NÓI (Các Thầy/ Cô đã thực hiện hoạt động nào và với mức độ nhƣ thế nào trong 
số những hoạt động dƣới đây) 
* Về các hoạt động trước khi cho sinh viên luyện hội thoại 
1. Cho sinh viên trao đổi với với nhau về chủ đề của bài hội thoại 
 □ Thƣờng xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □ Không bao giờ 
2. Giảng cho sinh viên về bài hội thoại mẫu 
 □ Thƣờng xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □ Không bao giờ 
3. Giải thích cho sinh viên về cấu trúc mẫu câu 
 □ Thƣờng xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □ Không bao giờ 
4. Ngoài các hoạt động nêu trên, Thày/ Cô có thực hiện hoạt động nào khác không? Nếu có, các 
em ghi vào phần dưới đây: 
* Về các hoạt động sau khi cho sinh viên luyện hội thoại 
5. Gọi một vài sinh viên thực hiện phần hội thoại trước lớp và Thày/ Cô chữa phần hội thoại đó 
trước lớp 
 □ Thƣờng xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □ Không bao giờ 
6. Cho cả lớp tự luyện tập hội thoại với nhau và Thày/ Cô sẽ đến từng bàn chữa phần hội thoại cho 
sinh viên 
 □ Thƣờng xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □ Không bao giờ 
7. Cho sinh viên nêu cảm nghĩ, nhận xét về hội thoại của bạn đã thực hiện trước lớp 
 □ Thƣờng xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □ Không bao giờ 
8. Sau khi sinh viên tự luyện tập hội thoại, Thày/ Cô cho sinh viên trao đổi với nhau về hội thoại và 
đánh giá phần hội thoại của nhau 
 □ Thƣờng xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □ Không bao giờ 
9. Ngoài các hoạt động nêu trên, Thày/ Cô có thực hiện hoạt động nào khác không? Nếu có, các 
em ghi vào phần dưới đây: 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 532 
10. Khi chữa bài nói cho sinh viên, em nhận thấy Thày/ Cô đặt trọng tâm vào những tiêu chí nào 
trong số những tiêu chí dưới đây? 
Tiêu chí 
Rất chú 
trọng 
Khá chú 
trọng 
Hơi chú 
trọng 
Hoàn toàn 
không chú 
trọng 
1. Nội dung (Có nêu rõ ràng điều mình 
muốn nói và thông điệp của đoạn hội thoại 
hay không?) 
2. Ngữ pháp (Cách sử dụng cấu trúc, trợ 
từ... có chính xác hay không?) 
3. Từ vựng/ Cách diễn đạt (Có sử dụng 
chính xác hay không?) 
4. Phát âm (Có rõ ràng, dể hiểu và chính 
xác về mặt trọng âm, ngữ điệu hay không?) 

File đính kèm:

  • pdfdieu_tra_ve_thuc_trang_giang_day_ki_nang_noi_trinh_do_so_cap.pdf