Diễn biến kết cấu hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thể chất học sinh Mỹ qua các giai đoạn
Thể chất học sinh (HS) liên quan mật thiết đến
tương lai phát triển của một đất nước. Nó là vấn
đề luôn được các quốc gia trên thế giới coi trọng.
Mỹ là quốc gia luôn chú trọng về vấn đề nâng cao
thể chất cho HS và công tác kiểm tra đánh giá thể
chất HS. Bằng phương pháp tổng hợp tài liệu đề
tài tiến hành phân tích, tổng kết một cách có hệ
thống về diễn biến kết cấu các tiêu chuẩn kiểm
tra, đánh giá thể chất HS qua các giai đoạn khác
nhau của Mỹ. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham
khảo cho công tác kiểm tra đánh giá thể chất HS
tại Việt Nam hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Diễn biến kết cấu hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thể chất học sinh Mỹ qua các giai đoạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn biến kết cấu hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thể chất học sinh Mỹ qua các giai đoạn
ad jump) X X X 2 Kéo xà đơn đối với nam (Pull ups) ; kéo tay xà đơn chân tỳ sàn đối với nữ ( Modified pull up) X 3 Chạy 50 mã (45.72m) (50 yard dash) X X X 4 Chạy con thoi (Shuttle run) X X X 5 Nằm ngửa gập bụng - chân thẳng (Sit up -Straight-leg) X X X 6 Ném bóng (Softball throw) X X 7 Chạy 600 mã(548.64m) (600 yard run/walk) X X 8 Kéo xà đơn đối với nam (Pull ups); co hai tay giữ xà đơn thân mình thẳng đứng với nữ ( Flexed arm hang) X X 9 Chạy 1 dặm Anh (1.6km)/ 9 phút đối với lứa tuổi 10 - 12 ; chạy 1.5 dặm Anh (2.41 km) hoặc chạy 12 phút đối với học sinh trên 13 tuổi X AAHPER (D) YFT 10 Nằm ngửa gập bụng:co gối và hai tay bao sau gáy - Sit up (Flexed-leg, arms behindhead) X KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2020 LÝ LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO6 dung đánh giá chức năng tim mạch và thành phần cơ thể, đánh dấu sự chuyển dần từ phương diện kỹ năng vận động sang thể chất. Đến những năm 80 thế kỷ XX, tiêu chuẩn hệ thống chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thể chất thanh thiếu niên HS được ban hành và dẫn đến một cuộc tranh luận gay gắt ở Mỹ. Năm 1984, AAHPERD ban hành sổ tay về phương pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá thể chất HS; năm 1985 đề ra tiêu chuẩn tham chiếu đánh giá thể chất để không phải sử dụng tiêu chuẩn đánh giá trước đây nhưng không được sự tán thành của Uỷ ban thể chất Mỹ (PCPFSN). Năm 1986, PCPFEN vẫn sử dụng hệ thống chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thể chất năm 1976 của AAHPERD YFT tiến hành kiểm tra đánh giá thể chất HS trên phạm vi cả nước, đồng thời sử tiêu chuẩn chuẩn đánh giá thể chất thường quy. Cùng năm này, nhằm xây dựng một hệ thống thống nhất về chỉ tiêu kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá thể chất HS, các đại diện của AAH- PERD, PCPFSN và viện nghiên cứu vận động ưa khí Cooper - CIAR (Cooper Institute for Aerobics Reseach) tiến hành cuộc hội thảo nghiên cứu và thảo luận. Sau hội thảo, AAHPERD và CIAR nhất trí đề ra hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất HS gồm 3 phương diện: chức năng tim mạch, chức năng cơ xương và thành phần cơ thể; sử dụng tiêu chuẩn đánh giá thể chất năm 1985, tuy nhiên PCPFSN lại không nhất trí. Năm 1987, CIAR (Viện nghiên cứu vận động ưa khí Cooper) ban hành hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất, sử dụng tham chiếu tiêu chuẩn đánh giá mới; Qua đó nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống phần mềm máy tính tự phân tích, báo cáo thực trạng thể chất HS (Fitnessgram). Năm 1988, AAHPERD đề ra hệ thống chỉ tiêu kiểm tra Bảng 2. Hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất học sinh Mỹ những năm 80 thế kỷ XX Tên hệ thống Năm Khả năng trao đổi khí/ chức năng tim mạch Sức mạnh chi trên/ Sức bền Sức mạnh chi dưới/Sức bền/ khéo léo Sức mạnh thân mình/ Sức bền Độ dẻo Thành phần cơ thể AAHPERD - HRPFT 1980 Chạy/ Đi bộ 1 dặm Anh (1.6km)/ Nằm ngửa gập bụng: co gối và hai tay bao sau gáy 1phút Ngồi dẻo gập thân Độ dày mỡ dưới da vùng cơ tam đầu cánh tay và vùng bả vai AAHPERD - Physiacal Best 1981 Chạy 1 dặm Anh (1.6km)/ Chạy /đi bộ 9 phút Kéo xà đơn đối với nam; kéo tay xà đơn chân tỳ sàn đối với nữ Nằm ngửa gập bụng: co gối và hai tay bao sau gáy 1phút Ngồi dẻo gập thân Độ dày mỡ dưới da vùng cơ tam đầu cánh tay và vùng cơ tam đầu cẳng chân PCPFS 1986 Chạy//đi bộ 1 dặm Anh (1.6km)/ Kéo xà đơn đối với nam; co hai tay giữ xà đơn thân mình thẳng đứng với nữ Chạy con thoi 4x10 Nằm ngửa gập bụng: co gối và hai tay bao sau gáy 1phút Ngồi dẻo gập thân hoặc gập thân kiểu chữ V Fitnessgra m 1987 Chạy//đi bộ 1 dặm Anh (1.6km)/ Kéo xà đơn đối với nam; co hai tay giữ xà đơn thân mình thẳng đứng với nữ Chạy con thoi 4x10 Học sinh mẫu giáo và tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 (tự nguyện) Nằm ngửa gập bụng/dẻo lưng Ngồi dẻo gập thân /Dẻo vai Độ dày mỡ dưới da vùng cơ tam đầu cánh tay và vùng cơ tam đầu cẳng chân Chỉ số BMI AAU 1988 Chạy 1 dặm Anh (1.6km)/ Kéo xà đơn đối với nam; co hai tay giữ xà đơn thân mình thẳng đứng với nữ Chạy con thoi 4x10 bật xa tại chỗ Nằm ngửa gập bụng: co gối và hai tay bao sau gáy 1phút Ngồi dẻo gập thân Độ dày mỡ dưới da vùng cơ tam đầu cánh tay và vùng cơ tam đầu cẳng chân YMCA 1989 Chạy/đi bộ 1 dặm Anh (1.6km) Kéo xà đơn đối với nam; kéo tay xà đơn chân tỳ sàn đối với nữ Nằm ngửa gập bụng: co gối và hai tay bao sau gáy 1phút Ngồi dẻo gập thân Độ dày mỡ dưới da vùng cơ tam đầu cánh tay và vùng cơ tam đầu cẳng chân KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 4/2020 7LÝ LUẬNTHỂ DỤC THỂ THAO thể chất HS Physical Best, đồng thời Hiệp hội thể thao nghiệp dư Mỹ AAU (Amateur Athletic Union) cùng với Hội cơ đốc giáo YMCA (Young Mens Christian Association) cũng đã đề ra hệ thống chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thể chất HS. Từ những năm 80 thế kỷ 20, các tổ chức tham gia vào xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra thể chất HS gồm: tổ chức chính phủ PCPFSN, tổ chức chuyên nghiệp (AAHPERD, CIAR), tổ chức dân gian (AAU và YMCA). AAHPERD, CIAR chủ trương sử dụng hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất và phương pháp đánh giá tham chiếu các tiêu chuẩn đánh giá mới, còn tổ chức Chính phủ thì với chủ trương sử dụng hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra kỹ năng vận động thể chất, phương pháp đánh giá thì tham chiếu các tiêu chuẩn đánh giá cũ. Tuy nhiên, từ sự phát triển của xã hội cho thấy, xu hướng sử dụng hệ thống các tiêu chí kiểm tra kỹ năng vận động, phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn cũ đã chuyển dần sang hệ thống kiểm tra thể chất, phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn mới dần dần được sử dụng rộng rãi. Từ góc độ phát triển của sự vật ta thấy, sự chuyển biến từ kiểm tra đánh giá kỹ năng vận động chuyển sang kiểm tra đánh giá thể chất chủ yếu là do khả năng nhận thức của con người về nội hàm khái niệm thể chất càng được mở rộng. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phồn thịnh của nền kinh tế Mỹ, con người được thụ hưởng cuộc sống ngày càng đa dạng và phong phú, tuy nhiên con người phải gánh chịu những căn bệnh như béo phì, các bệnh tim mạch, huyết áp do xã hội văn minh hiện đại gây ra. Năm 1964, một công trình nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ thanh niên gia nhập nghĩa vụ quân sự ở Mỹ từ năm 1948 - 1963, nghiên cứu phát hiện sức khoẻ thanh niên không đạt chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự chủ yếu có các bệnh lý về hệ thống tuần hoàn, hệ vận động và hệ thần kinh. Trong những năm 60 đến những năm 90 thế kỷ XX, tỷ lệ thừa cân thanh thiếu niên 6~19 tuổi ở Mỹ tăng từ 6% lên đên 18%. Những năm 70, các nhà học giả Mỹ bắt đầu suy xét lại khái niệm thể chất và đề ra khái niệm thể chất từ phương diện thể chất. Pate cho rằng nếu chỉ từ cơ sở kỹ năng vận động đưa ra khái niệm thể chất thì rất hạn hẹp. Khái niệm thể chất cần được cấu thành từ 2 phương diện trở lên (năng lực vận động của cơ thể và kết quả phản ứng năng lực vận động của cơ thể đó). Caspersen và một số học giả khác đã đưa ra khái niệm thể chất, làm thay đổi nhận thức đơn nhất của con người về khái niệm thể chất, gồm: sức bền tim mạch (nâng lực trao đổi khí), thành phần cơ thể, sức mạnh cơ, sức bền cơ, độ dẻo. Trong đó, sức mạnh cơ, sức bền cơ và độ dẻo được gọi là chức năng cơ xương. Trong giai đoạn này, chúng ta thấy rõ sự chuyển hướng dần hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất HS ở Mỹ từ kiểm tra kỹ năng vận động sang kiểm tra sức khỏe thể chất. 2.3. Giai đoạn 1990 đến nay: Giai đoạn hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất HS phổ biến rộng rãi và đi sâu vào lòng người Năm 1992, Viện nghiên cứu vận động ưa khí Cooper CIAR tiến hành sửa đổi hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất Fitnessgram, thêm nội dung đánh giá chức năng tim mạch (chạy 4x20m), sức mạnh cơ chi trên (kéo xà đơn, gập cẳng tay giữ xà đơn thân mình thẳng đứng). Năm 1994, ban hành sổ tay tập luyện thể thao một cách khoa học để mọi người tham khảo. Do AAHPERD và CIAR có sự nhất trí về logic xây dựng các chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp đánh giá thể chất HS, do vậy năm 1994 AAHPERD đồng ý chấp nhận hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất Fitnessgram, phương pháp đánh giá và trình tự báo cáo của hệ thống này. Cũng từ đó về sau, AAHPERD chủ yếu tham gia vào công tác giáo dục thể chất, không can thiệp vào việc triển khai kiểm tra đánh giá thể chất HS. Năm 1996, PCPFSN chấp nhận hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất, nhưng vẫn sử dụng phương pháp đánh giá thường quy. Năm 2008, tiếp tục sử dụng hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất bổ nhưng bổ sung thêm chỉ tiêu BMI. Tổ chức CIAR, năm 2005 tiếp tục sửa đổi các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thể chất Fitnessgram cắt bỏ chỉ tiêu kéo xà đơn. Năm 2007, tiếp tục vận dụng hệ thống chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thể chất Fitnessgram mới này cho đến nay. Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của con người về nội hàm khái niệm thể chất ngày càng sâu sắc. Các chuyên gia thể thao Mỹ cho rằng nội hàm khái niệm thể chất là một hệ thống nhiều phương diện. Ủy ban thể thao và hội đồng thể chất Mỹ xây dựng nội hàm khái niệm thể chất gồm 3 phương diện: sinh lý, kỹ năng vận động và sức khoẻ cơ thể. Đáng chú ý hơn, tháng 6 năm 2010 Chính phủ Mỹ một lần nữa thành lập Hội đồng cố vấn thể chất, thể thao và dinh dưỡng, đặc biệt nhấn mạnh dinh dưỡng là một thành phần quan trọng cấu thành của thể chất. Nhận thức luận về khái niệm thể chất của các chuyên gia thể thao Mỹ thay đổi từ đơn nhất là kỹ năng vận động đến nhiều phương diện gồm sinh lý, KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2020 LÝ LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO8 kỹ năng vận động, sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ xã hội (kỹ năng giao tiếp xã hội); chính sự thay đổi nhận thức luận về thể chất cung cấp cơ sở lý luận cho công tác kiểm tra đánh giá sức khoẻ, các biện pháp can thiệp tăng cường thể chất HS ở Mỹ. Hệ thống phần mềm đánh giá thể chất Microfit được sự phê duyệt của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, hệ thống kiểm tra này bao gồm hình thái cơ thể, chức năng, sức khoẻ cơ thể, ngoài ra còn thông qua hình thức phiếu điều tra, phiếu điều tra thiết kế điều tra nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng, luyện tập thể thao, uống rượu, hút thuốc các phương thức sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Do các thao tác của Microfit tiện lợi, nên đã được hơn 300 trường học của Mỹ sử dụng để tiến hành kiểm tra và đánh giá thể chất HS. Đến nay, hai hệ thống kiểm tra đánh giá thể chất HS Fitnessgram và PCPFS được tiếp tục sử dụng và phổ biến rộng rãi trên nước Mỹ. 3. KẾT LUẬN Từ những phân tích trên về diễn biến hệ thống kiểm tra đánh giá thể chất HS Mỹ cho thấy: Mỹ là một quốc gia có sự khởi đầu công tác kiểm tra đánh giá thể chất thanh thiếu niên từ rất sớm. Chính phủ, các chuyên gia thể chất Mỹ luôn chú trọng công tác kiểm tra đánh giá thể chất HS. Do đó, họ không ngừng nghiên cứu, cải tiến và sửa đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thể chất ngày càng giản thể hóa nhưng có tính khoa học và hệ thống, đánh giá một cách toàn diện thể chất HS đồng thời phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của nước Mỹ. Bảng 3. Hệ thống chỉ tiêu kiểm tra thể chất học sinh Mỹ từ năm 1990 đến nay Tên hệ thống Năm Khả năng trao đổi khí/ chức năng tim mạch Sức mạnh chi trên/ Sức bền Sức mạnh chi dưới/Sức bền/ khèo léo Sức mạnh thân mình/ Sức bền Độ dẻo Thành phần cơ thể Fitnessgram 1990- đến nay Chạy//đi bộ 1 dặm Anh (1.6km)/ hoặc Chạy 4x20 mét Nằm sấp chống đẩy 90 độ, Kéo xà đơn chân tỳ sàn đối với nữ, Co hai tay giữ xà đơn thân mình thẳng đứng Chạy con thoi 4x10 Nằm ngửa gập bụng, Dẻo lưng Ngồi dẻo gập thân kiểu chữ V(Back Saver Sit &Reach) Độ dày mỡ dưới da vùng cơ tam đầu cánh tay và vùng cơ tam đầu cẳng chân, Chỉ số BMI PCPFS 2008- đến nay Chạy/đi bộ 1 dặm Anh (1.6km)/ Nằm sấp chống đẩy 90 độ, Kéo xà đơn đối với nam; co hai tay giữ xà đơn thân mình thẳng đứng với nữ Chạy con thoi 4x10 Nằm ngửa gập bụng: co gối và hai tay bao sau gáy 1phút Ngồi dẻo gập thân hoặc gập thân kiểu chữ V Chỉ số BMI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PATE R R, OIA M, PILLSBURY L. Fitness Measrures and Health Outcomes in Youth [M]. Washington: the Nation - al Academies Press, 2012. 2. MORROW R. ZHU W M, FRANK B D, et al. 1958-2008: 50 Years of Youth Fitness Tests in the United States [J]. Research Quarterly for Exercise and Sport, 2009. 3. BAUMGARTNER T A. Modified Pull-up [J]. Research Quarterly for Exercise and Sport, 1978. 4. CONSTABLE S, PALMER B. The Process of Physical Standards Development [R]. Human System Information Analysis Center, 2000. 5. JACKSON A S. The Evolution and Validity of Health-related Fitness [J]. Quest, 2006. 6. PATE R R. A New Definition of Youth Fitness [J]. Phys Sports Medicine, 1983. Nguồn bài báo: trích từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu kế hoạch phát triển thể lực học sinh Việt Nam”, ThS. Nguyễn Thị Mỹ Em, Học viện TDTT Thủ đô Bắc Kinh. . (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16/5/2020; ngày phản biện đánh giá: 12/7/2020; ngày chấp nhận đăng: 6/8/2020)
File đính kèm:
- dien_bien_ket_cau_he_thong_cac_chi_tieu_kiem_tra_danh_gia_th.pdf