Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công

Kiểm toán nhà nước (KTNN) được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, với địa vị pháp lý ngày một nâng cao, từ một cơ quan luật định thành cơ quan hiến định, KTNN đã song hành cùng với sự phát triển của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính công, tài sản công

Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công trang 1

Trang 1

Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công trang 2

Trang 2

Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công trang 3

Trang 3

Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công trang 4

Trang 4

Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công trang 5

Trang 5

Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 18260
Bạn đang xem tài liệu "Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công

Để kiểm toán nhà nước là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính và tài sản công
toán ngân sách địa phương; giúp các Bộ, 
ngành cải thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong 
quản lý, sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước. 
Các kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN đã 
giúp Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành thấy rõ 
những bất cập trong hệ thống các văn bản pháp luật 
hiện hành cũng như những thiếu sót cần khắc phục 
trong việc quản lý, sử dụng NSNN để có giải pháp 
cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết 
lập lại các trật tự, kỷ cương trong sử dụng NSNN, 
đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tài 
chính, tài sản công; phát hiện và ngăn chặn những 
thất thoát, lãng phí trong chi tiêu NSNN, góp phần 
tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống 
tham nhũng
Cùng với đó, việc thực hiện kiến nghị kiểm 
toán, đặc biệt trong những năm gần đây, cũng có 
nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng và 
phổ biến pháp luật, tổ chức cán bộ và đào tạo, hợp 
tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công 
nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán... ngày 
càng gặt hái được nhiều thành công, mang lại kết 
quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho KTNN trong thực hiện 
nhiệm vụ kiểm toán.
Đặc biệt, các đơn vị được kiểm toán đều thừa 
nhận KTNN hoạt động công tâm và chuyên nghiệp. 
Hơn nữa, với địa vị pháp lý được nâng cao, KTNN 
Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín trên trường 
quốc tế. Năm 2018 đánh dấu mốc quan trọng khi 
KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội Tổ chức 
Các cơ quan kiểm toán tối cao châu á (ASOSAI) 
lần thứ 14 và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI 
nhiệm kỳ 2018-2021. Hiện nay, KTNN Việt Nam 
đang là thành viên Ban điều hành ASOSAI trong 3 
nhiệm kỳ liên tiếp từ 2015-2024.
Những kết quả trên là minh chứng cho thấy, 
KTNN đã có những đóng góp thiết thực vào công 
tác quản lý tài chính và tài sản công, cũng như 
kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu quả công tác 
đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và 
Nhà nước ta.
Đằng sau những con số khô khan trên của 
KTNN không chỉ là thành tích và công sức, trách 
nhiệm, mà còn là rất nhiều những hy sinh và áp lực 
căng thẳng khó nói hết, cũng như còn có những 
quan ngại, lo lắng và nguy cơ về những khoảng 
trống pháp lý, trách nhiệm và những thách thức to 
lớn về phát triển lành mạnh nền kinh tế - tài chính 
quốc gia. 
Để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả của 
kTNN trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Sự hình thành và phát triển KTNN Việt Nam 
không chỉ là sự hoàn thiện hệ thống chính trị và bộ 
máy nhà nước mà còn là nhu cầu tự thân của nền 
kinh tế thị trường định hướng XHCN và phù hợp 
nhu cầu của nhân dân về việc công khai, minh bạch 
nền tài chính quốc gia.
Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về 
tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống 
tội phạm cũng đặt ra cho KTNN nhiều nhiệm vụ 
quan trọng. Đó là: Tập trung kiểm toán các tập 
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh 
nghiệp nhà nước, các ngành, lĩnh vực quản lý, 
sử dụng vốn, tài sản nhà nước dễ nảy sinh tham 
nhũng, tiêu cực; kịp thời kiến nghị khởi tố và chủ 
động chuyển giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm, 
cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho cơ quan 
điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố hình sự; 
theo dõi chặt chẽ, thường xuyên đôn đốc việc thực 
hiện kết luận và kiến nghị xử lý sau kiểm toán; 
tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ; thường 
xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ 
của đội ngũ cán bộ, công chức, kịp thời thanh lọc, 
xử lý nghiêm minh người mắc sai phạm, tiêu cực, 
nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên, đáp 
ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm 
về kinh tế, tham nhũng...
59NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019
Theo Luật KTNN 2015 
đã được Quốc hội thông 
qua và có hiệu lực thi hành 
từ 01/01/2016, đối tượng 
kiểm toán của KTNN là 
việc quản lý, sử dụng tài 
chính công, tài sản công 
và các hoạt động có liên 
quan đến việc quản lý, sử 
dụng tài chính công, tài sản 
công của đơn vị được kiểm 
toán. Mục tiêu kiểm toán 
của các cuộc kiểm toán 
đều xác định: Phát hiện kịp 
thời các sai phạm, hành vi 
tham nhũng, lãng phí trong công tác quản lý và 
sử dụng tài chính công, tài sản công; xác định rõ 
trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị xử lý 
vi phạm theo quy định. Hoạt động kiểm toán của 
Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận 
tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài 
chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên 
quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản 
công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong 
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Quy 
định này giúp Quốc hội kiểm soát tốt hơn việc sử 
dụng tài chính ngân sách nhà nước và tài sản công 
của cơ quan hành pháp, tư pháp...
KTNN là công cụ giúp cho công dân có thể 
tham gia, giám sát Chính phủ, các cơ quan, tổ chức 
có sử dụng NSNN, là cơ sở để thực hiện đầy đủ 
quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình quản 
lý tài chính của Nhà nước. KTNN được xem là một 
công cụ để Quốc hội thực hiện tốt nhất việc kiểm 
tra, giám sát một cách toàn diện đối với quá trình 
quản lý, điều hành và sử dụng NSNN đối với Chính 
phủ và các cơ quan của Chính phủ từ việc lập dự 
toán ngân sách, tổ chức thực hiện và lập báo cáo 
quyết toán ngân sách hàng năm. Ý kiến nhận xét 
của KTNN về các dự toán ngân sách và các báo 
cáo quyết toán ngân sách của Chính phủ là cơ sở 
quan trọng để Quốc hội xem xét, phê duyệt dự toán 
ngân sách và báo cáo quyết toán ngân sách. Đồng 
thời, KTNN là cơ quan tư vấn cho Quốc hội về việc 
ban hành các đạo luật về tài chính nhà nước. Đứng 
trên góc độ quản lý, điều hành và sử dụng NSNN, 
KTNN là cơ quan thực hiện chức năng giải toả 
trách nhiệm cho Chính phủ và cơ quan của Chính 
phủ trước Quốc hội, trước nhân dân về hiệu quả 
quản lý, điều hành và sử dụng NSNN. KTNN là cơ 
quan tư vấn quan trọng cho Chính phủ trong việc 
đề ra các chính sách kinh tế, tài chính để quản lý, 
điều hành và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả NSNN. 
Với nguyên tắc “hoạt động độc lập và chỉ tuân 
theo pháp luật”, KTNN là kênh thông tin quan 
trọng và đáng tin cậy, là tuyến phòng ngừa và người 
lính gác cuối cùng trong guồng máy và quy trình 
quản lý nhà nước, nhằm phát hiện và kiến nghị 
xử lý những bất cập, sai phạm trong chính sách và 
tuân thủ chính sách, trong hoạt động của các doanh 
nghiệp, tổ chức, đơn vị, góp phần hoàn thiện các 
văn bản chính sách và thực hiện nhiệm vụ chuyên 
môn của các đơn vị, siết chặt kỷ luật, kỷ cương và 
nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài 
sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu 
tranh phòng chống tham nhũng và các biểu hiện 
lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ...
Với tinh thần đó, đầu tư cho phát triển hoạt 
động KTNN là cần thiết và là khoản đầu tư hiệu 
quả, mang lại những giá trị không thể tính được 
cả về kinh tế và ngoài kinh tế, nhất là trong bối 
60
KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC - 25 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ TRÖÔÛNG THAØNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 140 - tháng 6/2019
cảnh chuyển mạnh từ quản lý “tiền kiểm” sang 
“hậu kiểm”, từ quản chặt sang hỗ trợ và đồng 
hành, tăng cường thanh tra sự tuân thủ và hiệu 
quả hoạt động thực tế theo yêu cầu phát triển bền 
vững hiện nay.
Cần nhấn mạnh rằng, mặc dù việc thực hiện 
kiến nghị kiểm toán ngày càng tăng về tỷ lệ qua 
các năm song vẫn còn chậm, làm ảnh hưởng đến 
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN. Thông 
qua hoạt động kiểm toán, việc phòng, chống tham 
nhũng mới phát huy hiệu quả cao ở khía cạnh 
phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, 
việc phát hiện xử lý tham nhũng còn hạn chế do 
Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật KTNN 
hiện nay chưa quy định nhiệm vụ của KTNN về 
thực hiện quyền điều tra, xác minh phòng, chống, 
tham nhũng.
Để xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng lớn về 
vai trò của KTNN đối với đất nước là cơ quan 
bảo vệ luật pháp, bảo vệ sự liêm chính trong quá 
trình điều hành, quản lý nền tài chính quốc gia, 
Nhà nước cần có cơ chế đặc thù cho KTNN, cả về 
biên chế, chính sách thu hút người tài và về đãi ngộ, 
dưỡng liêm và bảo vệ an toàn cá nhân; tăng cường 
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN 
và tiếp tục hiện thực hóa cơ chế bảo đảm “Kết luận 
kiểm toán có giá trị bắt buộc thực hiện” như quy 
định của Điều 7, Luật Kiểm toán nhà nước 2015.
Đồng thời, song song với việc hoàn thiện cơ cấu 
tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán 
bộ, công chức, viên chức và người lao động của 
KTNN theo mô hình tập trung gọn nhẹ, KTNN 
cần nỗ lực phát huy sức mạnh tập thể, tích cực 
trong việc đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức 
kiểm toán, nâng cao chất lượng công tác xây dựng 
kế hoạch kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm 
toán, chú trọng phát triển cả 3 loại hình kiểm toán 
(kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, 
kiểm toán hoạt động). Cùng với việc đẩy mạnh 
kiểm toán tổng hợp, kiểm toán chuyên đề, KTNN 
không ngừng tăng cường việc xác nhận quyết toán 
ngân sách các địa phương, NSNN.
Các KTNN chuyên ngành, khu vực, các đoàn 
kiểm toán cần triển khai, thực hiện nghiêm túc 
quy định chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh đối với 
ngành KTNN “công minh, chính trực, nghệ tinh, 
tâm sáng”; quy định về quy tắc ứng xử của kiểm 
toán viên nhà nước và Chuẩn mực KTNN số 30 - 
Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp; 
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ 
ngành, trong đó chủ yếu về trách nhiệm quản lý 
điều hành, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, 
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của 
đơn vị và người đứng đầu đơn vị; việc thực hiện 
chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được 
giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực thuộc 
KTNN trong hoạt động kiểm toán.
 Đặc biệt, KTNN cần “đi trước một bước”, đề 
cao vai trò “cảnh báo” cao hơn vai trò “xử lý”; tiếp 
tục kiện toàn hệ thống tổ chức gắn với cải cách 
hành chính, cơ cấu lại ngạch công chức, chức danh 
nghề nghiệp viên chức và và tăng cường năng lực 
đội ngũ cán bộ chuyên môn trình độ cao; coi trọng 
giáo dục văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề 
nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, siết chặt kỷ 
luật, kỷ cương, luôn cập nhật kiến thức, tích lũy 
kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao 
trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, đổi mới 
mạnh mẽ toàn diện về nội dung, phương pháp và 
cách thức thực hiện hoạt động kiểm toán; mở rộng 
hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ chế phối hợp với 
các cơ quan hữu quan để tránh chồng chéo trong 
hoạt động và rút ngắn thời gian kiểm toán; tăng 
cường tính minh bạch và kịp thời của các kết luận 
kiểm toán, nâng cao tính khả thi của các kiến nghị; 
không ngừng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả, 
chất lượng hoạt động KTNN theo hướng chính quy, 
chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành 
cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và 
uy tín, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và 
chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, KTNN cần tăng cường phối hợp xây 
dựng và tổ chức thực hiện các quy chế phối hợp với 
61NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019
các cơ quan, như: Uỷ ban Tài chính - Ngân sách 
của Quốc hội, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ 
Quốc phòng, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương 
về phòng, chống tham nhũng, Bộ Công an, Toà án 
Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao 
và Thanh tra Chính phủ...; phối hợp xây dựng và tổ 
chức thực hiện thỏa thuận hợp tác thông tin, tuyên 
truyền với Thông tấn xã Việt Nam.
Đặc biệt, thực tiễn đang đặt ra nhu cầu tiếp tục 
chỉnh sửa, hoàn thiện Luật KTNN nhằm phát huy 
vai trò của KTNN trong công tác phòng, chống 
tham nhũng (PCTN) theo quy định của Luật PCTN 
năm 2018; Theo đó, cần bổ sung nhiệm vụ phòng, 
chống tham nhũng (PCTN) theo quy định của 
pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho KTNN 
và sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan, bảo 
đảm sự thống nhất và tương thích giữa Luật KTNN 
với Luật PCTN và các luật có liên quan, tạo cơ sở 
pháp lý để KTNN thực hiện nhiệm vụ về PCTN.
 Đồng thời, bổ sung quy định KTNN, Kiểm toán 
viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán 
có quyền xác minh để làm rõ vụ việc có dấu hiệu 
tham nhũng theo quy định của pháp luật PCTN; bổ 
sung căn cứ ban hành quyết định kiểm toán đối với 
vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; cần bổ sung 
nhiệm vụ giám định tư pháp về tài chính công, tài 
sản công trong các vụ án tham nhũng, nhằm tạo cơ 
sở pháp lý để KTNN thực hiện các yêu cầu của cơ 
quan tiến hành tố tụng về giám định đối với một số 
vụ việc cụ thể về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây 
dựng... phục vụ cho giải quyết vụ án tham nhũng 
kinh tế. Việc KTNN tham gia vào nhiệm vụ thực 
hiện giám định về các nội dung chuyên môn liên 
quan phục vụ yêu cầu giải quyết các vụ án, nhất là 
án tham nhũng kinh tế là một giải pháp quan trọng 
trong việc thúc đẩy giải quyết có hiệu quả các vụ 
án, vụ việc cần phải có cơ quan chuyên môn làm 
giám định tư pháp độc lập trong hoạt động tố tụng.
Hơn nữa, cần cụ thể hóa trách nhiệm và cơ 
chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, 
kiểm toán để hạn chế tình trạng trùng lặp, chồng 
chéo giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra với hoạt 
động KTNN. Ngoài ra, cần bổ sung quy định chế 
tài đối với các hành vi vi phạm Luật KTNN của 
đơn vị được kiểm toán và của tổ chức, cá nhân có 
liên quan; bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực KTNN, quy định thẩm quyền, 
mức phạt tối đa trong lĩnh vực KTNN; quy định cụ 
thể do Chính phủ quy định...
Bên cạnh đó, cũng cần sửa đổi, bổ sung thẩm 
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của 
Tổng Kiểm toán nhà nước, như bổ sung thẩm 
quyền ký thông tư liên tịch của Tổng Kiểm toán 
nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công 
tác phối hợp giữa KTNN và các cơ quan chức năng 
trong PCTN; mở rộng phạm vi ban hành quyết 
định của Tổng Kiểm toán nhà nước theo hướng: 
Quy định và hướng dẫn chuẩn mực KTNN, quy 
trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và phương pháp 
chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng trong tổ chức và 
hoạt động kiểm toán cho phù hợp thực tiễn.
Đặc biệt, cần khẳng định và cụ thể hóa cơ chế 
thực thi hiệu lực các ý kiến của Kiểm toán nhà 
nước, nhất là cơ chế hiệu lực thực thi các kết luận 
và các kiến nghị KTNN; tiếp tục sửa đổi, bổ sung 
và hoàn thiện thêm thể chế về các vấn đề, như: Quy 
định về kiểm soát chất lượng kiểm toán; xử lý đối 
với trường hợp sau khi kết thúc một cuộc kiểm 
toán mà cơ quan thẩm quyền khác phát hiện vụ 
việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị 
đã tiến hành kiểm toán về cùng một nội dung, cùng 
hồ sơ, tài liệu đã kiểm toán, thì từng đoàn kiểm 
toán, thành viên Đoàn kiểm toán và cá nhân có liên 
quan đã tiến hành kiểm toán cuộc đó nếu có lỗi 
phải tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý 
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo 
quy định của pháp luật, nhằm đề cao trách nhiệm 
và chất lượng, sự bình đẳng, cũng như để phòng 
tránh sự lạm dụng trong hoạt động kiểm toán.
Ngày nhận bài: 30/5/2019
Ngày duyệt đăng: 3/6/2019

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_toan_nha_nuoc_la_cong_cu_ho_tro_dac_luc_cong_tac_qua.pdf