Đề cương chi tiết bài giảng Thực tập cơ sở dữ liệu
Tuần 1. Bài thực hành số 1: Thực hành làm quen và sử dụng được hệ quản trị cơ
sở dữ liệu SQL Server.
Mục đích: Giúp sinh viên làm quen và sử dụng được hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL
Server.
Yêu cầu: Tạo cơ sở dữ liệu, tạo bảng, nhập dữ liệu vào bảng.
(Sinh viên đọc tài liệu tham khảo Giáo trình SQL Server từ trang 6-71, slide bài
giảng Chương2_Mô hình liên kết thực thể, mô hình quan hệ, chương 5_Hệ quản trị
SQL Server)
- Hình thức tổ chức dạy học: Thực hành
- Thời gian: 6-12t
- Địa điểm: Phòng máy K12
- Nội dung chính:
I. Tóm tắt lý thuyết:
Tạo cơ sở dữ liệu2
Theo lý thuyết cơ sở dữ liệu, trước khi tạo CSDL ta phải thực hiện phân tích
các thông tin liên quan mục đích sử dụng CSDL cho ài toán của mình: Tên CSDL, các
table, ràng buộc, tuân theo các chuẩn CSDL (phần này sẽ bàn kỹ trong bài sau)
Tạo theo công cụ:
- Vào Enterprise Manager -> Databases.
- Nhấn nút phải chuột/hoặc menu Action -> New Database
Tạo bảng dữ liệu:
Table (bảng dữ liệu) là một thành phần cơ bản của CSDL, một CSDL được
thiết kế từ một hoặc nhiều bảng dữ liệu, mỗi bảng dữ liệu được cấu trúc từ các hàng và
cột dữ liệu, mỗi hàng dùng mô tả một đối tượng, vấn đề, sự kiện,. cột thể hiện thuộc
tính của các đối tượng, sự kiện,. của hàng. Dữ liệu cùng cột có cùng kiểu (data type).
Ngoài các hàng, cột bảng còn có các khóa, liên kết, ràng buộc,.
Trước khi bắt tay vào thiết lập bảng dữ liệu trước hết ta phải xác định xem bảng
sẽ xây dựng như thế nào, dựa trên một số thông tin sau:
- Kiểu dữ liệu trong bảng.
- Các cột, kiểu dữ liệu tương ứng (và độ dài nếu cần thiết).
- Cột nào cho phép giá trị NULL (là giá trị mà phần dữ liệu thuộc hàng, cột xác
định không được gán giá trị nào, vì vậy nên 2 phần tử có cùng giá trị NULL là không
bằng nhau).
- Giá trị ngầm định (là giá trị mà khi chưa nhập vào nó nhận giá trị này).
- Chỉ số Index, khóa chính, khóa ngoài.
Kiểu dữ liệu
SQL Server gồm những kiểu dữ liệu sau:
Integers
Bigint: 8 bytes
Int: 4 bytes
Smallint: 2 bytes
Tinyint: 1 byte, từ 0 -> 255.
bit
Bit: 1 hoặc 0 value.
decimal and numeric
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương chi tiết bài giảng Thực tập cơ sở dữ liệu
ERROR('Khong co mgr',16,1) RETURN END 4. Chỉ có một người trong cơ quan là có chức vụ cao nhất (mgr=null) Khi thêm mới: CREATE TRIGGER TRIGGER4 ON [dbo].[Emp_Mg] FOR INSERT, UPDATE AS IF EXISTS (SELECT * FROM inserted WHERE Mg IS NULL) AND ( (SELECT count(*) FROM Emp_Mg WHERE Emp_Mg.Mg_ID IS NULL) = 2 ) BEGIN ROLLBACK TRANSACTION RAISERROR('Exit Header',16,1) RETURN END Bài 2: Thực hành theo đề tài nhóm. Sử dụng trigger kiểm tra toàn vẹn dữ liệu và thao tác với cơ sở dữ liệu trong đề tài nhóm. Tuần 11,12,13,14,15. Bài thực hành số 11 – Kết nối tới cơ sở dữ liệu và xây dựng ứng dụng thao tác đơn giản: thêm, sửa, xóa, tìm kiếm. Mục đích: Giúp sinh viên cài đặt ứng dụng trên ngôn ngữ lập trình C# kết nối tới dữ liệu trên SQL Server. Yêu cầu: Sinh viên kết nối được tới cơ sở dữ liệu, thao tác trên form thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, thống kê báo cáo.. ( Sinh viên đọc tài liệu tham khảo lập trình C#, phần kết nối với cơ sở dữ liệu. Giáo trình thực hành SQL từ trang 35-42, Slides bài giảng của Giáo viên: Chương 7 Lập trình T_SQL ) - Hình thức tổ chức dạy học: Thực hành 53 - Thời gian: 6-12t - Địa điểm: Phòng máy K12 - Nội dung chính: I. Tóm tắt lý thuyết: PHẦN 1. KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG C# -Bước 1: xác định chuỗi kết nối và câu lệnh SQL cần thực hiện connStr = @”Data Source=WINDWALK-PC\SQLEXPRESS;Initial Catalog=datagridviewdemo;User ID=sa;password=123456”; // chuỗi kết nối đến CSDL connStr=@"Data Source=(local);Initial Catalog=THUCHANH;Integrated Security=True" String sql = “select * from Table”// câu lệnh select cần thực hiện -Bước 2: tạo đối tượng connection kết nối giữa ứng dụng và CSDL SqlConnection conn = new SqlConnection(); // khởi tạo một đối tượng kết nối Conn.ConnectionString = connStr; // lấy đường dẫn đến cơ sở dữ liệu Conn.Open(); // mở kết nối -Bước 3 : tạo đối tượng SqlAdapter là cầu nối giữa dataset và datasource để thực hiện công việc như đọc hay cập nhật dữ liệu SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(sql,conn) ; Bước 4 :dữ liệu đọc ra từ câu lệnh select được lưu vào 1 datatable trong dataset DataTable dt = new DataTable() ; // khởi tạo đối tượng datatable da.Fill(dt) ; // fill dữ aliệu vào datatable 54 Bước 5: nếu dữ liệu được hiển thị ra datagridview. Ta cần 1 DataView kết nối đến DataTable. Đối tượng DataView dùng cho việc sắp xếp,lọc, tìm kiếm DataView dv = new DataView(dt); Bước 6: hiển thị dữ liệu lên datagridview Dgr.DataSource = dv; // gán datasource cho datagridview Dgr.AutoResizeColums(); // căn chỉnh lại chiều rộng các cột của datagridview Bước 7: Đóng kết nối conn.close(); PHẦN 2. SỬ DỤNG STORED PROCEDURE TRONG C# Thiết lập đối tượng SqlCommand để sử dụng một stored procedure, ngoài ra biết được cách dùng các parameter với stored procedure. Thay vì tạo các truy vấn động trong mã nguồn chương trình, ta có thể được lợi ích về việc tái sử dụng và hiệu suất khi sử dụng stored procedure. Thực thi một Stored Procedure Ngoài việc tạo các chuỗi lệnh SQL, ta phải thiết lập SqlCommand để thực thi stored procedure. Có hai bước để làm điều này: cho đối tượng SqlCommand biết stored procedure nào sẽ được thực thi và thiết lập chế độ thực thi stored procedure cho SqlCommand. Hai bước này được minh họa trong đoạn mã sau: 55 // 1. create a command object identifying the stored procedure SqlCommand cmd = new SqlCommand(" Stored Procedure Name", conn); // 2. set the command object so it knows to execute a stored procedure cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; Khi khai báo đối tượng SqlCommand trên, tham số đầu tiên được gán là “Stored Procedure Name”. Đây là tên của stored procedure trong database SQL Server. Tham số thứ hai là đối tượng connection, tương tự như constructor của SqlCommand dùng để thực thi một câu truy vấn. Dòng lệnh thứ hai chỉ cho đối tượng SqlCommand kiểu của lệnh sẽ được thực thi bằng cách gán propertyCommandType thành giá trị StoredProcedure của CommandType. Bằng cách thay đổi property CommandType này, SqlCommand sẽ hiểu được chuỗi lệnh trong tham số thứ nhất là một stored procedure. Phần còn lại của đoạn mã có thể được viết tương tự như các bài trước. Truyền Parameter cho Stored Procedure Dùng parameter cho stored procedure tương tự như dùng cho chuỗi lệnh truy vấn. Đoạn code sau cho thấy cách làm điều này: 1 2 3 4 5 6 // 1. create a command object identifying the stored procedure SqlCommand cmd = new SqlCommand("CustOrderHist", conn); // 2. set the command object so it knows to execute a stored procedure cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; // 3. add parameter to command, which will be passed to the stored procedure cmd.Parameters.Add(new SqlParameter("@CustomerID", custId)); Constructor của SqlCommand trên xác định tên của stored procedure, CustOrderHist, trong tham số đầu tiên. Stored procedure này nhận một tham số, tên là @CustomerID. Do đó, ta phải tạo một parameter bằng cách dùng đối tượng SqlParameter. Tên của parameter được truyền trong tham số đầu tiên của SqlParameter constructor phải giống với tên của tham số của stored procedure. Sau đó thực thi command giống như với các đối tượng SqlCommand khác. 56 Một ví dụ hoàn chỉnh Mã lênh trong Listing chứa một ví dụ hoàn chỉnh minh họa cách dùng stored procedure. Có các phương thức được tách riêng cho một stored procedure không tham số và cho stored procedure có tham số. Listing 1: Executing Stored Procedures using System; using System.Data; using System.Data.SqlClient; class StoredProcDemo { static void Main() { StoredProcDemo spd = new StoredProcDemo(); // run a simple stored procedure spd.RunStoredProc(); // run a stored procedure that takes a parameter spd.RunStoredProcParams(); } // run a simple stored procedure public void RunStoredProc() { SqlConnection conn = null; SqlDataReader rdr = null; Console.WriteLine("\nTop 10 Most Expensive Products:\n"); try 57 { // create and open a connection object conn = new SqlConnection("Server=(local);DataBase=Northwind;Integrated Security=SSPI"); conn.Open(); // 1. create a command object identifying the stored procedure SqlCommand cmd = new SqlCommand("Ten Most Expensive Products", conn); // 2. set the command object so it knows to execute a stored procedure cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; // execute the command rdr = cmd.ExecuteReader(); // iterate through results, printing each to console while (rdr.Read()) { Console.WriteLine( "Product: {0,-25} Price: ${1,6:####.00}", rdr["TenMostExpensiveProducts"], rdr["UnitPrice"]); } } finally { if (conn != null) { conn.Close(); 58 } if (rdr != null) { rdr.Close(); } } } // run a stored procedure that takes a parameter public void RunStoredProcParams() { SqlConnection conn = null; SqlDataReader rdr = null; // typically obtained from user // input, but we take a short cut string custId = "FURIB"; Console.WriteLine("\nCustomer Order History:\n"); try { // create and open a connection object conn = new SqlConnection("Server=(local);DataBase=Northwind;Integrated Security=SSPI"); conn.Open(); // 1. create a command object identifying the stored procedure SqlCommand cmd = new SqlCommand( "CustOrderHist", conn); 59 // 2. set the command object so it knows to execute a stored procedure cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; // 3. add parameter to command, which will be passed to the stored procedure cmd.Parameters.Add( new SqlParameter("@CustomerID", custId)); // execute the command rdr = cmd.ExecuteReader(); // iterate through results, printing each to console while (rdr.Read()) { Console.WriteLine( "Product: {0,-35} Total: {1,2}", rdr["ProductName"], rdr["Total"]); } } finally { if (conn != null) { conn.Close(); } if (rdr != null) { rdr.Close(); } 60 } } } Phương thức RunStoredProc() trong Listing 1 đơn giản là chạy một stored procedure và in kết quả ra console. Trong phương thức RunStoredProcParams(), stored procedure nhận một tham số. Điều này cho thấy không có sự khác biệt giữa việc dùng tham số với chuỗi truy vấn và stored procedure Tổng kết Để thực thi stored procedure, ta cần chỉ ra tên của stored procedure trong tham số đầu tiên của một SqlCommand constructor và sau đó gán property CommandType của SqlCommand thành StoredProcedured. Ta cũng có thể truyền các tham số cho một stored procedure bằng cách dùng đối tượng SqlParameter, tương tự như cách làm với đối tượng SqlCommand dùng để thực thi một câu truy vấn. II. Bài thực hành Bài 1: Sinh viên làm theo ví dụ minh họa: Để giảm thiểu việc viết lệnh T-SQL trong mã code C#, người ta có thể tạo ra các thủ tục trong Hệ quản trị CSDL. Với cách này ta có thể dễ dàng bảo trì các mã T-SQL và Code C# trở lên ngắn gọn hơn. Đặc biệt là khi ta phải thực thi 1 thủ tục có thể lên đến hàng trang giấy hay vài trang giấy thì thực thi một thủ tục sẽ là giải pháp hữu hiệu trong lập trình với ADO.NET. Giả sử, ta sử dụng CSDL SQL Server có tên HRM, có 1 bảng đơn giản là: Departments. Bước 1: Thiết kế CSDL với bảng Departments như dưới đây Create table Departments(DepartmentID int primary key,DepartmentName nvarchar(250),Description nvarchar(250) Lưu ý: Trường DepartmentID ở đây thiết lập là khóa chính, tự động tăng Bước 2: Viết các thủ tục cho phép thêm, sửa, xóa một phòng ban /* Thủ tục thêm mới phòng ban*/ 61 CREATE PROC [dbo].[SP_InsertDepartment] ( @Name nvarchar(250), @Description nvarchar(250) ) AS INSERT INTO Departments VALUES(@Name,@Description); /* Thủ xóa một phòng ban*/ CREATE PROC [dbo].[SP_DeleteDepartment] ( @ID int ) AS DELETE Departments WHERE DepartmentID= @ID; /* Thủ tục sửa thông tin 1 phòng ban*/ CREATE PROC [dbo].[SP_UpdateDepartment] ( @ID int, @Name nvarchar(250), @Description nvarchar(250) ) AS UPDATE Departments SET DepartmentName = @Name, Description = @Description WHERE DepartmentID= @ID; Bước 3: Bây giờ ta cần thiết kế giao diện như sau: 62 Trong ví dụ này ta ràng buộc dữ liệu DataGridView với 3 trường: DepartmentID, DepartmentName, Description. Tuy nhiên cột Mã phòng ban sẽ ẩn đi bằng cách cho thuộc tính Visible của cột đó = False. Tại sao lại ẩn đi? Nhằm trong suốt với người dùng, đây là trường tự động tăng nên người dùng không cần nhập, không cần quan tâm, nhưng lại là trường mà người lập trình cần thiết kế để thuận tiện trong thao tác cập nhật. Sau đó bổ sung vào giao diện 2 ô TextBox (txtName và txtDescripton), 3 Button: btnAdd, btnUpdate, btnDelete. Ta được giao diện như hình sau: Bước 4: Lập trình hiển thị dữ liệu lên DataGridView Đầu tiên ta khai báo và khởi tạo đối tượng Connection. Sau đó ta viết một hàm LoadData() dùng để load dữ liệu lên DataGridView vì hàm này còn được sử dụng lại khi ta thêm, sửa, xóa 1 bản ghi. Viết code như sau: 63 string strConn = @"Server=.\SQLEXPRESS; Database=HRM; Integrated Security=True"; SqlConnection conn; private void LoadData() { SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter("SELECT * FROM Departments", conn); DataTable dt = new DataTable(); da.Fill(dt); dgvDeparts.DataSource = dt; } private void frmDepartment_Load(object sender, EventArgs e) { conn = new SqlConnection(strConn); conn.Open(); LoadData(); } Khi viết xong đoạn lệnh trên, chạy chương trình thì kết quả có thể đã hiển thị nhưng cột STT vẫn trống vì không có ràng buộc với trường này. Bởi vậy ta hãy viết trong sự kiện RowPrePaint của điều khiển DataGridView như sau: private void dgvDeparts_RowPrePaint(object sender, DataGridViewRowPrePaintEventArgs e) { dgvDeparts.Rows[e.RowIndex].Cells["clNo"].Value = e.RowIndex + 1; } Lúc này cột số thứ tự sẽ điền số tự động như mong muốn. 64 Hãy chuyển sang bước 5. Bước 5: Hiển thị dữ liệu lên TextBox tương ứng khi chọn 1 dòng trong DataGridView private void dgvDeparts_CellClick(object sender, DataGridViewCellEventArgs e) { if (e.RowIndex >= 0 && e.ColumnIndex >= 0) { txtName.Text = Convert.ToString(dgvDeparts.CurrentRow.Cells["clName"].Value); txtDescription.Text = Convert.ToString(dgvDeparts.CurrentRow.Cells["clDescription"].Value); } } Bước 6: Thực thi thủ tục thêm mới một phòng ban: SP_InsertDepartment. private void btnAdd_Click(object sender, EventArgs e) { // Khai báo và khởi tạo đối tượng Command, truyền vào tên thủ tục tương ứng SqlCommand cmd = new SqlCommand("SP_InsertDepartment",conn); 65 // Khai báo kiểu thực thi là Thực thi thủ tục cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; // Khai báo và gán giá trị cho các tham số đầu vào của thủ tục // Khai báo tham số thứ nhất @Name - là tên tham số được tạo trong thủ tục SqlParameter p = new SqlParameter("@Name", txtName.Text); cmd.Parameters.Add(p); // Khởi tạo tham số thứ 2 trong thủ tục là @Description p = new SqlParameter("@Description",txtDescription.Text); cmd.Parameters.Add(p); // Thực thi thủ tục int count = cmd.ExecuteNonQuery(); if (count > 0) { MessageBox.Show("Thêm mới thành công"); LoadData(); } else MessageBox.Show("Không thể thêm mới"); } Có thể chạy chương trình và thử nghệm! Bước 7: Tương tự cho việc thực thi các thủ tục sửa và xóa như sau: private void btnUpdate_Click(object sender, EventArgs e) { SqlCommand cmd = new SqlCommand("SP_UpdateDepartment", conn); cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; int id = (int)dgvDeparts.CurrentRow.Cells["clID"].Value; SqlParameter p = new SqlParameter("@ID", id); cmd.Parameters.Add(p); 66 p = new SqlParameter("@Name", txtName.Text); cmd.Parameters.Add(p); p = new SqlParameter("@Description", txtDescription.Text); cmd.Parameters.Add(p); int count = cmd.ExecuteNonQuery(); if (count > 0) { MessageBox.Show("Sửa thành công!"); LoadData(); } else MessageBox.Show("Không sửa được!"); } private void btnDelete_Click(object sender, EventArgs e) { if (MessageBox.Show("Bạn có chắc chắn muôn xóa bản ghi đang chọn không?", "Thông báo", MessageBoxButtons.YesNo, MessageBoxIcon.Question) == DialogResult.Yes) { SqlCommand cmd = new SqlCommand("SP_DeleteDepartment", conn); cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; int id = (int)dgvDeparts.CurrentRow.Cells["clID"].Value; SqlParameter p = new SqlParameter("@ID", id); cmd.Parameters.Add(p); int count = cmd.ExecuteNonQuery(); if (count > 0) { MessageBox.Show("Xóa thành công!"); 67 LoadData(); } else MessageBox.Show("Không thể xóa bản ghi hiện thời!"); } } Bài 2: Sinh viên làm bài tập xây dựng ứng dụng trên bài tập nhóm
File đính kèm:
- de_cuong_chi_tiet_bai_giang_thuc_tap_co_so_du_lieu.pdf