Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới

I. Mục tiêu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông

- Thực hiện Nghị Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014; Quyết

định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/205 phê duyệt Đề án đổi mới Chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông; ngày 26/12/2018 Bộ GD-ĐT đã xây dựng Thông tư

số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT), gọi

là Chương trình 2018, bao gồm Chương trình tổng thể (Khung chương trình), các

chương trình môn học (CTMH) và hoạt động giáo dục (HĐGD).

- Mục tiêu ĐMGDPT là chuyển nền giáo dục chú trọng mục đích truyền thụ kiến

thức một chiều sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát triển toàn diện năng lực

(NL) và phẩm chất (PC) người học.

- Khung Chương trình GDPT-2018:

+ Nội dung cốt lõi, yêu cầu cần đạt (YCCĐ): GD các môn học, các hoạt động giáo

dục, hoạt động thực hành và trải nghiệm (TN) các môn, các lớp học, cấp học.

+ Phát triển phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách

nhiệm; Năng lực chung chủ yếu: Tự chủ và Tự học, Giao tiếp và Hợp tác, Giải quyết

vấn đề và Sáng tạo; Năng lực đặc thù: NL Ngôn ngữ, NL Tính toán, NL Khoa học,

NL Công nghệ, NL Tin học, NL Thẩm mỹ, NL Thể chất

+ Năng lực Toán học (NLTH): NL Tư duy và Lập luận toán học; NL Mô hình hoá

toán học; NL Giải quyết vấn đề toán học; NL Giao tiếp toán học; NL Sử dụng công

cụ, phương tiện học toán.

Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới trang 1

Trang 1

Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới trang 2

Trang 2

Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới trang 3

Trang 3

Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới trang 4

Trang 4

Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới trang 5

Trang 5

Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4700
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới
376 Kỷ yếu hội thảo khoa học
DẠY HỌC MÔN TOÁN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
 NGƯT.TS.Thái Huy Vinh
 (UV Hội đồng thẩm định SGK Toán Tiểu học)
 I. Mục tiêu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông
 - Thực hiện Nghị Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014; Quyết 
định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/205 phê duyệt Đề án đổi mới Chương trình, sách 
giáo khoa giáo dục phổ thông; ngày 26/12/2018 Bộ GD-ĐT đã xây dựng Thông tư 
số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT), gọi 
là Chương trình 2018, bao gồm Chương trình tổng thể (Khung chương trình), các 
chương trình môn học (CTMH) và hoạt động giáo dục (HĐGD).
 - Mục tiêu ĐMGDPT là chuyển nền giáo dục chú trọng mục đích truyền thụ kiến 
thức một chiều sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát triển toàn diện năng lực 
(NL) và phẩm chất (PC) người học.
 - Khung Chương trình GDPT-2018:
 + Nội dung cốt lõi, yêu cầu cần đạt (YCCĐ): GD các môn học, các hoạt động giáo 
dục, hoạt động thực hành và trải nghiệm (TN) các môn, các lớp học, cấp học. 
 + Phát triển phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách 
nhiệm; Năng lực chung chủ yếu: Tự chủ và Tự học, Giao tiếp và Hợp tác, Giải quyết 
vấn đề và Sáng tạo; Năng lực đặc thù: NL Ngôn ngữ, NL Tính toán, NL Khoa học, 
NL Công nghệ, NL Tin học, NL Thẩm mỹ, NL Thể chất
 + Năng lực Toán học (NLTH): NL Tư duy và Lập luận toán học; NL Mô hình hoá 
toán học; NL Giải quyết vấn đề toán học; NL Giao tiếp toán học; NL Sử dụng công 
cụ, phương tiện học toán.
 II. Những điểm mới của Chương trình môn Toán tiểu học 
 1. Quan điểm xây dựng chương trình môn Toán tiểu học
 1.1. Bảo đảm tính kế thừa, chọn lọc
 CT mới kế thừa phát huy ưu điểm CT hiện hành, CT trước đó, tiếp nối CT giáo 
dục Mầm non. Tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm Quốc tế, tiếp cận với những thành tựu 
Khoa học kỹ thuật mới, có tính đến điều kiến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
 1.2. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam
 Quán triệt tinh thần “Toán học cho mọi người”, ai cũng học được Toán nhưng mỗi 
người có thể học Toán theo cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Chú trọng 
tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học khác, gắn với xu hướng phát 
triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính 
toàn cầu, như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, GD tài chính...
 1.3. Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục
 CT môn Toán bảo đảm tính thống nhất, sự phát triển liên tục từ lớp 1 đến lớp 12; 
chú ý tiếp nối với chương trình giáo dục mầm non, cũng như tạo nền tảng cho giáo 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 377
dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
 1.4. Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá
 Thực hiện tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số 
yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất; tích hợp liên môn học 
và các HĐ thực hành và trải nghiệm.
 Mặt khác, bảo đảm yêu cầu phân hoá, cụ thể: Quán triệt tinh thần dạy học theo 
hướng cá thể hoá người học trên cơ sở bảo đảm đa số học sinh (trên tất cả các vùng 
miền của cả nước) đáp ứng được yêu cầu cần đạt của CT; đồng thời chú ý tới các đối 
tượng có nhu cầu đặc biệt (học sinh năng khiếu, học sinh khuyết tật,...);
 1.5. Bảo đảm tính mở
 CT bảo đảm tính thống nhất về những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc; đồng 
thời dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường lựa chọn; dành không gian 
sáng tạo cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương 
“một chương trình nhiều sách giáo khoa”.
 2. Một số điểm mới trong nội dung Chương trình Toán tiểu học
 - Nội dung CT môn Toán tiểu học mới có 3 mạch kiến thức: Số, Đại số và Một 
số yếu tố giải tích (khoảng 69%); Hình học và Đo lường (khoảng 23%); Thống kê và 
Xác suất (khoảng 3%) và Hoạt động thực hành và trải nghiệm (khoảng 5%). Mạch 
giải toán có lời văn được tích hợp vào các mạch kiến thức như trên.
 - Sắp xếp lại một số nội dung phù hợp với CT tổng thể.
 - Tăng cường yếu tố Thống kê và Xác suất; Chú ý rèn luyện những kỹ năng tính 
nhẩm, “Ước lượng và làm tròn số”...
 - Giảm độ khó của kĩ thuật tính viết. Ví dụ: Ở lớp 4 chỉ yêu cầu: “Thực hiện được 
phép chia cho số có không quá hai chữ số”; “Thực hiện được phép cộng, phép trừ phân 
số trong những trường hợp đơn giản”. Ở lớp 5, trong chủ đề “Tỉ số phần trăm” chỉ yêu 
cầu: “Thực hành GQ vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến: Tính tỉ số 
phần trăm của hai số; Tìm giá trị phần trăm của một số cho trước”.
 - Tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn. Chú ý 
“kĩ năng tiến trình” trong thiết kế nội dung CT. Thời lượng dạy học: Lớp 1: 105 tiết; 
Lớp 2,3,4,5: 175 tiết
 3. Xác định các thành tố cốt lõi của năng lực Toán học (NLTH) 
 Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho HS NLTH, bao gồm các thành 
phần cốt lõi và các biểu hiện cụ thể NLTH tiểu học, như sau:
 TP NL Những thể hiện
 NL TD - Thực hiện được các thao tác TD như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái 
 và quát hoá, tương tự; quy nạp, diễn dịch.
 LL TH - Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận
 - Giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức GQ VĐ về phương diện TH.
378 Kỷ yếu hội thảo khoa học
 Năng lực - Xác định được MHHTH (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình 
 huống xuất hiện trong BT thực tiễn.
 mô hình 
 hoá TH - Giải quyết được những vấn đề TH trong mô hình được thiết lập.
 - Thể hiện và ĐG được lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến được mô hình nếu 
 cách giải quyết không phù hợp.
 Năng – Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng TH.
 lực giải 
 – Lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.
 quyết 
 vấn đề – Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng TH tương thích (bao gồm các công cụ và thuật 
 toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.
 TH
 – Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.
 Năng lực – Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin TH cần thiết được trình bày dưới 
 giao tiếp dạng văn bản TH hay do người khác nói hoặc viết ra.
 TH – Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các ND, ý tưởng, giải pháp TH trong sự 
 tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).
 – Sử dụng được hiệu quả NNTH (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết 
 logic,...) kết hợp với NN thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích 
 và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người 
 khác.
 – Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các 
 nội dung, ý tưởng liên quan đến TH.
 Năng lực – Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, 
 sử dụng phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương 
 công cụ, tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học Toán.
 phương 
 tiện học – Sử dụng được các công cụ, phương tiện học Toán, đặc biệt là phương tiện khoa học 
 Toán công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm 
 nhận thức lứa tuổi).
 – Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có 
 cách sử dụng hợp lí.
 III. Dạy học môn Toán tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực
 1. Một số quan điểm cơ bản:
 - Tổ chức hoạt động học tập (HĐHT): Cách thức TCDH thông qua một chuỗi các 
HĐHT tích cực, độc lập của HS, với sự hợp tác của bạn học và HD trợ giúp hợp lý của 
GV hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển NL. Biết - Làm, Học - Dùng.
 - Xây dựng, bám chuẩn đầu ra trong từng nội dung DH và kỹ năng tiến trình trong 
từng nội dung DH: Chú ý YCCĐ, căn cứ vào tình hình thực tế chọn lựa ND DH phù 
hợp và tiến trình hình thành các nội dung TH phù hợp.
 - Quan tâm vấn đề tích hợp và phân hóa trong DH: Dạy học cá thể, cặp đôi, nhóm, 
cả lớp uyển chuyển; 
 - Xây dựng môi trường tương tác tích cực; khuyến khích ứng dụng công nghệ, sử 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 379
dụng TBDH Toán
 2. Xác định ND dạy học và yêu cầu cần đạt từng nội dung Toán 
 2.1. DH theo tiếp cận PT NL và phẩm chất, đòi hỏi GV phải xác định 
YCCĐ 
 - Mô tả con đường phát triển NLTH qua từng cấp học, lớp học;
 - Xác định các mạch kiến thức cốt lõi, mô tả đường phát triển của mạch nội dung 
trong mối quan hệ liên kết (hướng tới), đường PTNL;
 - Cụ thể hóa YCCĐ qua các tiêu chí, xác định mức độ YC về KT, KN, TĐ; về 
phẩm chất, NL chung, NL đặc thù. Các tiêu chí và chỉ báo phải sát với từng cá thể HS. 
 2.2. Cần xác định YCCĐ về phẩm chất, NL chung, NLTH cho từng cấp 
học, lớp học. 
 YCCĐ là qui định chung cho tất cả mọi HS trong toàn quốc, “phần cứng”; khuyến 
khích các cơ sở giáo dục sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo, xây dựng kế hoạch dạy học, 
lựa chọn nội dung, PPDH hiệu quả, phù hợp thực tế; tuy nhiên phải bảo đảm nội dung 
cốt lõi, bắt buộc và đạt YCCĐ.
 3. Qui trình DH môn Toán theo tiếp cận phát triển năng lực
 Xây dựng kế hoạch bài học môn Toán dựa vào qui trình:
 Trải nghiệm Phân tích, khám phá, rút ra bài học Thực hành, 
Luyện tập Vận dụng vào thực tiễn.
 4. Tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm và ứng dụng thực tiễn
 Qui trình tổ chức các HĐ thực hành và TN
 - Khởi động và xác định nhiệm vụ cụ thể , TN cụ thể, Phân tích, khái quát hóa, 
hình thành khái niệm; Vận dụng;
 - Thực hành và TN có thể tổ chức linh hoạt về nội dung, qui mô, địa điểm, thời 
gian, hình thức tổ chức
 5. Đổi mới đánh giá kết quả học tập
 - Mục tiêu ĐG: cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời về mức độ đáp 
ứng YCCĐ và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn HĐ DH, đảm bảo sự tiến bộ của từng 
HS và nâng cao CLGD.
 - Căn cứ ĐG: các YCCĐ được qui định trong CT
 - Đối tượng ĐG: là sản phẩm và quá trình học tập của HS.
 - Hình thức ĐG: ĐG định tính và định lượng; ĐG thường xuyên và định kỳ (Tự 
luận và TNKQ)
 6. Định hướng đổi mới Phương pháp dạy học 
 ĐMPPDH là một vấn đề cốt lõi, hàng đầu; ĐMPPDH theo các định hướng cơ bản 
sau
 - Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự 
giác, chủ động của mỗi một HS;
 - Phù hợp với tiến trình nhận thức của HS đi, từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến 
khó.
380 Kỷ yếu hội thảo khoa học
 - Linh hoạt vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực hiện đại và truyền 
thống; tạo dựng môi trường dạy học tương tác tích cực; GV giữ vai trò là người thiết 
kế và HD 
 - Xác định KQ đầu ra, KK thiết kế bài học theo cấu trúc hướng dẫn tổ chức các HĐ 
kiến tạo, KP, phát hiện của HS. Cấu trúc bài học cần bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà 
giữa các thành phần: TN, KP, giới thiệu kiến thức mới; LT, TH; VD.
 - KK việc ứng dụng công nghệ, thiết bị DH; tạo hứng thú học tập cho HS.
 IV. Những thách thức và các giải pháp thực hiện CT môn Toán TH - 2018
 1. Những khó khăn, thách thức:
 - Đội ngũ CB QL, chỉ đạo, GV nói chung còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng 
lực, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm, số đông GV đời sống khó khăn, sức ỳ lớn, 
ngại đổi mới.
 - Qui mô trường lớp, cơ sở vật chất, TBDH, ngân sách; cơ chế phân cấp quản lý 
còn nhiều bất cập. Sĩ số HS có nhiều nơi quá tải; mặt bằng GD tiểu học chưa đồng 
đều, còn quá chênh lệch giữa các vùng miền.
 - Bệnh thành tích, hình thức, đối phó, ứng thí, tiêu cực, áp lực trong GD còn nặng 
nề.
 - CTGD PT mới thực hiện 1 CT nhiều bộ SGK, SGK lại có tính mở, phân hóa và 
tích hợp cao nên việc GV phải lựa chọn ND DH phù hợp là khó; Hơn nữa, SGK mới 
HS không viết, vẽ, điền, tô vào sách, sẽ hạn chế khá nhiều trong việc ĐMPPDH.
 - HS lớp 1 chưa biết chữ và bắt đầu học chữ; dạy lớp 1 không khó về kiến thức mà 
khó về phương pháp, khó hơn là đưa các em vào nền nếp; HS lớp 1 chuyển từ hoạt 
động chủ đạo là “chơi” ở mầm non sang hoạt động chủ đạo là “học” ở lớp 1, đó là 
thách thức lớn.
 2. Các giải pháp thực hiện
 - Thực hiện tốt triễn khai CT mới bắt đầu từ lớp 1 (2020-2021). “Vạn sự khởi đầu 
nan”. Cần thực hiện tốt công tác truyền thông để giải thích, thuyết phục, tạo sự 
đồng thuận toàn xã hội.
 - Bồi dưỡng, đào tạo ĐNCBQL, GV có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tạo 
động lực đổi mới trong đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên.
 - Thực sự từng bước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương, 
các cấp quản lý, các nhà trường và nhất là HT, GV; nhà trường và GV tự lựa chọn 
SGK, tài liệu, TBDH, ND, Phương pháp, hình thức DH phù hợp.
 - Tiếp tục thực hiện XXHGD, xây dựng môi trường GD lành mạnh, đầu tư cơ sở 
vật chất theo lộ trình về trường, lớp, TBDH, thực hiện DH 2b/ngày.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 381
 Tài liệu tham khảo
 1.Chương trình Giáo dục phổ thông (2018), ban hành theo Thông tư 32/2018/
TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 2. Hướng dẫn dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới - những vấn đề 
chung (2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 3. Hướng dẫn dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới - các môn học 
và hoạt động giáo dục (2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 4. Hỏi đáp về những vấn đề chung (2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo.

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_mon_toan_tieu_hoc_theo_huong_tiep_can_phat_trien_nan.pdf