Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển

1. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất thì giống tốt là một trong

những giải pháp quan trọng để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Muốn

phát triển mạnh lĩnh vực giống cây lâm nghiệp, chúng ta cần đào tạo được đội ngũ

chuyên gia về chọn tạo giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp đủ về số lượng và có

chất lượng cao; áp dụng được các kỹ thuật mới, hiện đại vào công tác chọn tạo giống

và nhân giống cây lâm nghiệp.

Trong 20 năm vừa qua, các trường đại học khối nông lâm đã rất chú trọng

trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này và đã cung cấp cho xã hội

khoảng 50 kỹ sư lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp mỗi năm; nguồn

nhân lực này đã đóng góp hiệu quả trong lĩnh vực chọn tạo giống và nhân giống cây

lâm nghiệp, hàng chục giống mới đã được công nhận, sản xuất hàng chục triệu cây

giống mô phục vụ trồng rừng mỗi năm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng

trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành Lâm nghiệp. Mặc dù đạt được một số

kết quả trong đào tạo nguồn nhân lực, song thực tế nguồn nhân lực chất lượng cao

lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiêp phục vụ cho ngành lâm nghiệp còn

thiếu và yếu.

Lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp là ngành học thực nghiệm

khó, yêu cầu về trang thiết bị máy móc hiện đại, thực hành thực tập nhiều, vị trí việc

làm kém hấp dẫn so với các ngành nghề khác, nên số lượng sinh viên đăng ký học

ngành này trong những năm vừa qua giảm đáng kể về số lượng và chất lượng ở tất cả

các cơ sở đào tạo. Điều này, cho thấy trong tương lai gần, chúng ta sẽ thiếu hụt nguồn

nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Vì vậy, điều cần

thiết hiện nay là phải có giải pháp đồng bộ để thu hút người học và đào tạo được

nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển trang 1

Trang 1

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển trang 2

Trang 2

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển trang 3

Trang 3

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển trang 4

Trang 4

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển trang 5

Trang 5

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp lĩnh vực giống và công nghệ sinh học: Thực trạng và định hướng phát triển
 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
 NGÀNH LÂM NGHIỆP LĨNH VỰC GIỐNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC: 
 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
 PGS.TS. Bùi Văn Thắng 
 Trường Đại học Lâm nghiệp 
1. PHẦN MỞ ĐẦU 
 Trong lĩnh vực lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất thì giống tốt là một trong 
những giải pháp quan trọng để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Muốn 
phát triển mạnh lĩnh vực giống cây lâm nghiệp, chúng ta cần đào tạo được đội ngũ 
chuyên gia về chọn tạo giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp đủ về số lượng và có 
chất lượng cao; áp dụng được các kỹ thuật mới, hiện đại vào công tác chọn tạo giống 
và nhân giống cây lâm nghiệp. 
 Trong 20 năm vừa qua, các trường đại học khối nông lâm đã rất chú trọng 
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này và đã cung cấp cho xã hội 
khoảng 50 kỹ sư lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp mỗi năm; nguồn 
nhân lực này đã đóng góp hiệu quả trong lĩnh vực chọn tạo giống và nhân giống cây 
lâm nghiệp, hàng chục giống mới đã được công nhận, sản xuất hàng chục triệu cây 
giống mô phục vụ trồng rừng mỗi năm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng 
trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành Lâm nghiệp. Mặc dù đạt được một số 
kết quả trong đào tạo nguồn nhân lực, song thực tế nguồn nhân lực chất lượng cao 
lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiêp phục vụ cho ngành lâm nghiệp còn 
thiếu và yếu. 
 Lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp là ngành học thực nghiệm 
khó, yêu cầu về trang thiết bị máy móc hiện đại, thực hành thực tập nhiều, vị trí việc 
làm kém hấp dẫn so với các ngành nghề khác, nên số lượng sinh viên đăng ký học 
ngành này trong những năm vừa qua giảm đáng kể về số lượng và chất lượng ở tất cả 
các cơ sở đào tạo. Điều này, cho thấy trong tương lai gần, chúng ta sẽ thiếu hụt nguồn 
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Vì vậy, điều cần 
thiết hiện nay là phải có giải pháp đồng bộ để thu hút người học và đào tạo được 
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành. 
2. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP 
 Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp được thành lập từ năm 2013 trên cơ sở 
Trung tâm giống và công nghệ sinh học, là một trong các viện chủ chốt trong công 
tác đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp của 
Trường Đại học Lâm nghiệp. Trong 15 năm, đào tạo lĩnh vực giống và công nghệ 
sinh học lâm nghiệp, Viện đã và đang đào tạo được 14 khóa đào tạo bậc đại học với 
trên 600 kỹ sư công nghệ sinh học đã tốt nghiệp và 63 đang được đào tạo; 24 học 
 83 
viên cao học ngành công nghệ sinh học; 240 học viên được đào tạo ngắn hạn về 
giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp. Các kỹ sư, học viên tốt nghiệp hiện đang là 
những cán bộ khoa học có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực 
giống và công nghệ sinh học của ngành lâm nghiệp. 
 Hiện nay, Viện CNSH Lâm nghiệp đã có một đội ngũ cán bộ giảng viên, 
nghiên cứu viên, chuyên gia về lĩnh vực giống và công nghệ sinh học được đào tạo 
bài bản trong nước và quốc tế. Tổng số cán bộ của Viện có 42, trong đó có 01 giáo 
sư, 06 phó giáo sư, 12 tiến sĩ, 19 thạc sĩ , 04 cán bộ đang học nghiên cứu sinh ở nước 
ngoài. Viện hiện đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo ở các trình độ đại học, thạc sĩ 
ngành công nghệ sinh học; trình độ đại học ngành chăn nuôi, thú y. 
 Ngoài công tác đào tạo, Viện cũng đã và đang triển khai hàng chục đề tài nghiên 
cứu về chọn tạo giống và nhân giống cây trồng các cấp. Thông qua triển khai các đề 
tài, dự án, hầu hết sinh viên, học viên cao học của Viện được tham gia nghiên cứu khoa 
học từ rất sớm; kết hợp hiệu quả giữa đào tạo lý thuyết với thực hành thực tế, góp phần 
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo; kỹ sư ra trường không những giỏi 
chuyên môn mà còn vững tay nghề, đáp ứng được nhu cầu công việc. 
3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 
3.1. Tuyển sinh 
 Kết quả tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học trong thời gian gần đây tại 
Trường Đại học Lâm nghiệp: 
 Bảng 1. Kết quả tuyển sinh ngành CNSH tại Đại học Lâm nghiệp 
 Số thí sinh đăng ký Số chỉ tiêu tuyển Số nhập học thực 
 Năm học 
 vào ngành (người) sinh tế (người) 
 2013 649 100 173 
 2014 625 100 128 
 2015 116 100 50 
 2016 72 100 29 
 2017 147 50 19 
 2018 25 50 5 
 2019 47 50 10 
 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch Viện CNSH Lâm nghiệp 2019 - 2020) 
 Kết quả tuyển sinh đại học chính qui ngành Công nghệ sinh học, trong những 
năm học 2013 và 2014, tuyển sinh thừa chỉ tiêu, số lượng học sinh đăng ký vào ngành 
nhiều, trên 600 thí sinh đăng ký với điểm trúng tuyển đầu vào trên 20 điểm (3 môn 
 84 
thi). Từ năm học 2016 đến 2019, số lượng thí sinh đăng ký học và nhập học giảm 
mạnh, không đủ chỉ tiêu, chỉ đạt 10 - 20% chỉ tiêu đăng ký, điểm trúng tuyển đầu vào 
trên 15 điểm. Tuyển sinh cao học trong 3 năm (2017, 2018, 2019) chỉ được 24 học 
viên. Tương tự, các trường đại học khối nông lâm cũng gặp khó khăn trong công tác 
tuyển sinh ngành công nghệ sinh học, chỉ đạt 10 đến 30% chỉ tiêu. Điều này cho thấy, 
ngành Công nghệ sinh học đào tạo tại các trường đại học khối nông lâm nói chung và 
Trường Đại học Lâm nghiệp nói riêng đang không thu hút được người học, do nhiều 
nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chính là lĩnh vực lâm nghiệp đang 
rất khó thu hút người học. Nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời để khuyến khích 
tuyển sinh cho ngành công nghệ sinh học lâm nghiệp thì trong thời gian ngắn nữa sẽ 
không có đủ nguồn nhân lực về lĩnh vực giống và công nghệ sinh học cung cấp cho 
phát triển ngành Lâm nghiệp, cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. 
3.2. Kết quả tốt nghiệp ra trường tại Trường Đại học Lâm nghiệp 
 Bảng 2. Kết quả tốt nghiệp ra trường của người học ngành CNSH 
 Năm tốt nghiệp 
 Các tiêu chí 
 2014 2015 2016 2017 2018 2019 
 1. Số lượng người học tốt 
 33 37 41 135 70 45 
 nghiệp (người) 
 2. Tỷ lệ người học tốt nghiệp 
 97,6% 94,9% 89,13% 83,85% 88,8% 90% 
 so với số tuyển vào (%) 
 3. Đánh giá của người học tốt 
 Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 
 nghiệp về chất lượng CTĐT 
 (Nguồn: Báo cáo khảo sát Viện CNSH Lâm nghiệp 2018 - 2019) 
 Bình quần từ năm 2014 đến 2019, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Công 
nghệ sinh học ra trường mỗi năm là 60 sinh viên. Giai đoạn năm học 2017 - 2018 
lượng sinh viên ra trường tăng vọt do trước đó (năm 2013 - 2014) lượng tuyển sinh 
tăng cao đột biến trong tất cả các ngành học nói chung và của ngành công nghệ sinh 
học nói riêng. Từ năm 2019 thì lượng sinh viên ra trường bắt đầu sụt giảm do lượng 
tuyển sinh đầu vào giảm mạnh trong những năm gần đây. 
3.3. Kết quả khảo sát sinh viên học ngành CNSH sau khi ra trường 
 Tình hình việc làm: Theo kết quả khảo sát việc làm của Viện CNSH Lâm 
nghiệp cho thấy trong đợt khảo sát năm 2017 với sinh viên K56 tốt nghiệp thì trên 
85,5% sinh viên được hỏi có việc làm đúng chuyên ngành. Năm 2018 với sinh viên 
K57, tỷ lệ này là 88%. Đến năm 2019 (sinh viên K59) thì con số này là 90,2% sinh 
viên có việc làm sau khi ra trường dưới 6 tháng. Trong đó, 11% số sinh viên được hỏi 
 85 
làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, 67% làm nghiên cứu tại các viện, trường, 
trung tâm nghiên cứu khoa học, 22% làm cho doanh nghiệp hoạt động ngành nghề 
liên quan đến công nghệ sinh học. 
 Đánh giá từ đơn vị tuyển dụng cho thấy khi được hỏi về mức độ hài lòng của 
đơn vị đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học khi tốt nghiệp ra trường trong 
năm 2018 có 25% ý kiến được hỏi trả lời rất hài lòng, 57,5% hài lòng và 17,5% chấp 
nhận được. 
 Đánh giá chung, sinh viên ngành Công nghệ sinh học được đào tạo tại Trường 
Đại học Lâm nghiệp có kết quả học tập cao và được thực hành, thực tập, nghiên cứu 
khoa học hơn so với các ngành học khác; tỷ lệ sinh viên ngành công nghệ sinh học 
sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo từ 85% đến 90%; đa phần 
có việc làm sau 6 tháng ra trường. Phần lớn các nhà tuyển dụng đều đánh giá hài lòng 
với chuyên môn và kỹ năng của sinh viên ngành công nghệ sinh học, Đại học Lâm 
nghiệp khi ra trường làm việc tại các đơn vị. 
 Mức thu nhập của sinh viên sau khi ra trường chỉ ở mức từ 4 đến 8 triệu 
đồng/tháng. Mức thu nhập này tương đối thấp so với các ngành nghề khác, điều này 
dẫn đến giảm tính hấp dẫn, thu hút người học. 
4. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 
NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC GIỐNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC 
4.1. Thuận lợi 
 - Có sự quan tâm sâu sắc của các bộ, ban, ngành, các chuyên gia, các nhà 
khoa học về phát triển lĩnh vực giống và công nghệ sinh học. 
 - Đảng và Nhà nước đã xây dựng và triển khai một số đề án lớn về phát triển 
và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trong các đề án 
đều có nội dụng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực giống 
và công nghệ sinh học. 
 - Lĩnh vực giống và công nghệ sinh học được đánh giá là lĩnh vực công nghệ 
cao, mũi nhọn đang có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã 
hội nên rất được xã hội quan tâm. 
 - Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh 
vực giống và công nghệ sinh học ngày càng nhiều; hiện này có khoảng ngàn doanh 
nghiệp tham gia trong lĩnh vực này. 
 - Trên 90% sinh viên học ngành Công nghệ sinh học ra trường có việc làm 
đúng chuyên ngành. 
 - Đội ngũ giảng viên, chuyên gia tham gia đào tạo lĩnh vực giống và công 
nghệ sinh học đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, giàu kinh nghiệm được đào tạo 
bài bản ở các nước tiến tiến trên thế giới. 
 - Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực giống 
và công nghệ sinh học đã được Nhà nước đầu tư cho các cơ sở đào tạo tương đối 
đồng bộ và hiện đại, đáp ứng tốt cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 
 86 
 - Việc hội nhập quốc tế giúp cho việc hợp tác trao đổi chuyên gia, cán bộ 
nghiên cứu, giảng dạy dễ dàng, tạo nhiều cơ hội cho giảng viên, sinh viên có điều 
kiện học hỏi, hợp tác, tham gia làm việc cho các chương trình nghiên cứu, các tổ chức 
quốc tế hoạt động ở trong và ngoài nước, được học tập nâng cao trình độ chuyên môn 
tại các nước có trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới. 
4.2. Khó khăn 
 - Số lượng sinh viên đăng ký học các ngành kỹ thuật nói chung và ngành 
công nghệ sinh học nói riêng giảm mạnh. Nguyên nhân, do nhận thức của giới trẻ về 
ngành nghề có sự thay đổi; do số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam ngày 
càng nhiều nên nhu cầu công nhân tăng cao, dễ tuyển dụng, thu nhập tốt hơn so với 
lương kỹ sư mới ra trường nên tạo ra sự thay đổi trong nhận thức nghề nghiệp của 
phụ huynh và học sinh tốt nghiệp phổ thông. 
 - Chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp nên công tác đào tạo gặp nhiều khó 
khăn, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra khi sinh viên ra trường. 
 - Trong trường đại học chưa tạo ra được các mô hình đào tạo mở, mang tính 
trải nghiệm thực tế cho người học. 
 - Chương trình đào tạo chủ yếu triển khai đào tạo tại viện, tại trường mà chưa 
có sự kết hợp đào tạo cùng với doanh nghiệp. 
 - Do khó khăn về nguồn tài chính nên đầu tư từ ngân sách cho thay đổi trang 
thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc phục vụ đào tạo, nghiên cứu còn thiếu, không đáp 
ứng được nhu cầu đổi mới của ngành học mang tính công nghệ. 
 - Một số cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có trình độ cao, kinh nghiệm về lĩnh 
vực giống và công nghệ sinh học, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có xu hướng 
chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn dẫn đến chảy máu chất xám trong 
đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu lĩnh vực này. 
5. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
LĨNH VỰC GIỐNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC 
 Để đào tạo được nguồn nhân lực về lĩnh vực giống và công nghệ sinh học đủ 
về số lượng, đảm bảo chất lượng; đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao phục 
vụ cho việc phát triển lĩnh vực giống cây lâm nghiệp thì chúng ta cần có những giải 
pháp hiệu quả trong công tác tuyển sinh, đào tạo, kết nối việc làm cho sinh viên sau 
khi tốt nghiệp, như: 
 - Cần có cơ chế chính sách để thu hút người học, nhất là sinh viên có học lực 
tốt; như miễn giảm học phí, cấp học bổng và ưu tiên tuyển dụng khi ra trường. 
 - Cần có chế độ thu hút người có năng lực, chuyên môn tốt hoạt động trong 
lĩnh vực giống và công nghệ sinh học như tạo điều kiện làm việc, tạo cơ hội nghiên 
cứu để họ có cơ hội được phát huy năng lực bản thân, có thêm thu nhập, yên tâm 
công tác. 
 - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ đào tạo, 
nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên và 
sinh viên. 
 87 
 - Xây dựng các mô hình đào tạo mới gây hứng thú cho người học, người học 
được trải nghiệm nhiều hơn với công việc khi đang học. 
 - Tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong triển 
khai chương trình đào tạo, tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp; đặc biệt là thực 
hiện học kỳ doanh nghiệp cho sinh viên từ 6 tháng đến 1 năm tại doanh nghiệp, cơ sở 
sản xuất. 
 - Rà soát, đổi mới chương trình giảng dạy phù hợp với thực tiễn, tăng cường 
biên soạn và cải tiến giáo trình, bài giảng cho sát với thực tế. Tăng cường kỹ năng 
nghề nghiệp, hình thành ý thức và đam mê nghề nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt 
động rèn nghề, nghiên cứu khoa học. Đổi mới công tác thực hành, thực tập nghề 
nghiệp, rèn nghề của sinh viên gắn với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. 
 - Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên về lĩnh vực giống 
và công nghệ sinh học lâm nghiệp bằng việc cử đi đào tạo, nghiên cứu nâng cao trình 
độ tại các trường đại học, các viện nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. 
6. KẾT LUẬN 
 Mặc dù, ngành Công nghệ sinh học là một trong những ngành nghề “hot” 
được nhà nước và xã hội rất quan tâm; lĩnh vực giống và công nghệ sinh học đang 
đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành 
lâm nghiệp nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực 
giống và công nghệ sinh học ngày càng nhiều, nhu cầu nguồn lao động chất lượng 
cao tăng; trong khi đó việc tuyển sinh sinh viên vào học ngành này ở các trường đại 
học khối nông lâm giảm mạnh. Vì vậy, để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn 
nhân lực chất lương cao thì chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp, có cơ chế chính 
sách để thu hút người học, thay đổi chương trình đào tạo, liên kết chặt chẽ với doanh 
nghiệp trong quá trình triển khai đào tạo, liên kết, hợp tác, tìm kiếm cơ hội việc làm 
tốt, cơ hội học bổng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp (2019) 
“Báo cáo hàng năm”. 
 2. Trường Đại học Lâm nghiệp 2019, “Báo cáo công tác tuyển sinh, đào tạo 
hàng năm”. 
 3. Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh 
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện 
đại hoá đất nước. 
 88 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_nganh_lam_nghiep_linh_vuc_giong_va_co.pdf