Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp

Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập

từ năm 1979. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quán lý của Bộ,

ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ; hợp tác

quốc tế; tư vấn và dịch vụ về phát triển nguồn nhân lực của Bộ, ngành nông nghiệp và phát triển

nông thôn. Trong suốt những năm qua Trường đã đóng góp rất lớn cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói

chung, trong đó có ngành lâm nghiệp nói riêng.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 1

Trang 1

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 2

Trang 2

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 3

Trang 3

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 4

Trang 4

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 5

Trang 5

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 6

Trang 6

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 7

Trang 7

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5240
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp
 nghiệp vụ cho chủ rừng 
 04/10/2011 
 Chương trình tài liệu bồi dưỡng QĐ 2314/QĐ-BNN-
 10 nghiệp vụ giáo viên kiểm lâm TCCB ngày 
 kiêm nhiệm 04/10/2011 
 Chương trình Huấn luyện võ thuật QĐ 1779/QĐ-BNN-
 11 
 cho lực lượng kiểm lâm TCCB ngày 20/6/2007 
 Chương trình tài liệu “Bồi dưỡng QĐ 3721/QĐ-BNN-
 12 nghiệp vụ điều tra hình sự kiểm TCCB ngày 
 lâm” 30/12/2005 
 54 
 Ngoài ra, Trường còn xây dựng các chương trình tập huấn chuyên sâu ngắn 
ngày về nâng cao kiến thức và kỹ năng thực thi công vụ cho lực lượng kiểm lâm đáp 
ứng yêu cầu công việc hiện nay. 
1.2. Về tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng 
 Thực hiện nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và PTNT giao hàng năm, căn cứ vào nhu 
cầu của địa phương và các đơn vị về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và 
người lao động nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức, hạng viên chức, bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Trường Cán bộ quản lý 
Nông nghiệp và PTNT I tập trung đào tạo, bồi dưỡng vào các nội dung: 
 - Bồi dưỡng lí luận chính trị hệ trung cấp, phối hợp cùng với Học viện Chính 
trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I mở 
các lớp Cao cấp lí luận chính trị - hành chính. 
 - Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức, hạng ngạch viên chức: 
 + Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, ngạch chuyên viên (đáp ứng tiêu chuẩn 
quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 15/8/2017 sửa đổi, 
bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 và Thông tư 
số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp 
vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên 
ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức). 
 + Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm lâm viên chính; ngạch 
kiểm lâm viên và kiểm lâm viên trung cấp (đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 
số 07/2015/TT-BNV, ngày 11/12/2015 của Bộ Nội vụ, Quy định chức danh, mã số 
ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông 
nghiệp và PTNT). 
 - Bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức 
thừa hành như theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, điều tra hình sự, 
xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn... 
 - Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo chương trình 
như Đề án đào tạo, bồi dưỡng Kiểm lâm giai đoạn 2010- 2015, Đề án Tái cơ cấu 
ngành Lâm nghiệp.... 
 - Bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, phối hợp cùng Cục Kiểm lâm bồi dưỡng cấp 
Hạt trưởng và tương đương. 
 - Đào tạo, bồi dưỡng tiểu giáo viên kiểm lâm kiêm nhiệm nhằm giúp cho kiểm 
lâm có những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng giảng dạy, tuyên 
truyền về làm nhiệm vụ đào tạo lại cho kiểm lâm 
 Riêng đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng Kiểm lâm tính từ 2011 đến 2019, 
Trường đã đào tạo 120 lớp cho 5.621 lượt học viên. 
 55 
 Bảng 2. Tổng hợp số liệu học viên tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 
 Kiểm lâm giai đoạn 2011 - 2019 
 Số lượng học 
 TT Tên lớp Số lớp 
 viên (người) 
 1 BD nghiệp vụ QLNN ngạch KLV chính 23 931 
 2 BD nghiệp vụ QLNN ngạch KLV 64 3.194 
 3 BD nghiệp vụ QLNN ngạch KLV trung cấp 7 309 
 BD kiến thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực 
 4 3 133 
 quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản 
 5 BD nghiệp vụ giáo viên kiểm lâm kiêm nhiệm 5 198 
 6 Phòng cháy chữa cháy 10 530 
 BD kiến thức theo dõi diễn biến tài nguyên 
 7 3 138 
 rừng 
 BD kỹ năng giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ 
 8 1 42 
 chủ rừng 
 BD kỹ năng giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ 
 9 3 130 
 kiểm lâm địa bàn 
 10 BD công chức Kiểm lâm mới tuyển dụng 1 16 
 Tổng 120 5.621 
 Ngoài ra, Trường còn tham gia tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên 
môn, nghiệp vụ thực thi công vụ cho Kiểm lâm các tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT 
các tỉnh tổ chức. 
 Có thể nói trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm công tác đào 
tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp, kiểm lâm và chủ rừng có 
nhiều tiến bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Lâm nghiệp, kiểm lâm và 
chủ rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về 
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản. 
2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI, THÁCH THỨC 
2.1. Thuận lợi 
 Trong suốt quá trình đào tạo, bồi dưỡng, Nhà trường luôn nhận được sự quan 
tâm, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự phối hợp của Cục Kiểm lâm, các đơn 
vị có liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT và sự giúp đỡ của các địa phương. 
 Chương trình, tài liệu sử dụng giảng dạy đều được chuẩn hóa và thẩm định qua 
các Hội đồng từ cấp Trường đến cấp Bộ. Ngoài ra, khi giảng dạy giảng viên thường 
 56 
xuyên cập nhập những thông tin, văn bản mới bổ sung vào bài giảng, đáp ứng yêu 
cầu về công việc hiện tại của đối tượng học viên. Nội dung chương trình, tài liệu hiện 
đang sử dụng đào tạo, bồi dưỡng về cơ bản được đánh giá là phù hợp với đối tượng 
và đáp ứng nhu cầu đào tạo của học viên. 
 Trong quá trình thực hiện Nhà trường đã linh hoạt trong việc sắp xếp, bố trí 
thời gian, chương trình học một cách hợp lý; tăng cường sự phối hợp với các đơn vị 
để liên kết đào tạo bằng nguồn kinh phí của địa phương, vừa đạt mục tiêu đào tạo, 
vừa giảm bớt chi phí về thời gian, vật chất cho học viên. 
 Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cơ bản đáp ứng yêu 
cầu cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.Với học viên Nhà trường cũng tạo điều kiện tốt 
nhất về điều kiện học tập và sinh hoạt như từ chỗ ăn, nghỉ, thư giãn cho đến sân chơi 
thể thao, thư viện và trang thiết bị phục vụ cho học tập, tạo một môi trường thoải mái 
và thân thiện trong học đường. 
 Giảng viên trường là những người trình độ chuyên môn tốt, có nhiều kinh 
nghiệm, linh hoạt phương pháp trong giảng dạy, chủ động đưa những tình huống nảy 
sinh trong thực tế vào bài học cho học viên thảo luận nhằm nâng cao chất lượng bài 
giảng. Bên cạnh đó Nhà trường cũng có một đội ngũ Giảng viên thỉnh giảng có trình 
độ cao từ các Bộ, ngành, các Cục, Vụ, các trường Đại học, Học viện và các đơn vị ở 
địa phương. Đặc biệt là đội ngũ Giảng viên thỉnh giảng đến từ Bộ Nông nghiệp và 
PTNT, Bộ Công An, Tổng Cục lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Trường Đại học Lâm 
nghiệp, Học viện An ninh nhân dân, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 
2.2. Khó khăn 
 Tuy đã đạt được những kết quả trên song trong quá trình thực hiện còn một số khó 
khăn, tồn tại sau: 
 Xuất phát từ thực tế, một số nội dung rất cần thiết đối với công chức kiểm lâm 
nên nhu cầu cần được đào tạo lớn, như: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức 
kiểm lâm; bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, 
quản lý lâm sản; kiểm lâm địa bànTuy nhiên, do điều kiện thực tế ở Trung ương 
không đủ kinh phí, đơn vị khó sắp xếp thời gian cho cán bộ đi học; trong khi đó, phần 
lớn các địa phương lại không đủ điều kiện và kinh phí để tự tổ chức đào tạo nên phần 
nào cũng hạn chế trong việc cử cán bộ đi học của các cơ quan đơn vị. Một số nội 
dung đã đào tạo trước đây cho kiểm lâm như: đào tạo lái xe, võ thuật, tiếng dân tộc 
là cần thiết cho thực thi công vụ nhưng hiện nay chưa tổ chức được. 
 Trong quá trình triển khai đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn Nhà trường còn 
thiếu nhiều trang thiết bị cần thiết để học viên có thể thực hành, trải nghiệm, đặc biệt 
là các trang thiết bị mới, hiện đại. 
 Các chương trình đào tạo còn gộp đối tượng ở nhiều trình độ khác nhau, thành 
phần, dân tộc khác nhau nên khó cho việc tổ chức lớp học. 
 57 
 Khó khăn trong việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, nhiều chương trình học viên phải 
tự trang trải kinh phí trong khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị. 
2.3. Cơ hội 
 Hiện nay việc chuẩn hoá cán bộ, công chức, viên chức đã được Nhà nước quy 
định nên có nhiều cơ hội cho các đối tượng học viên, đặc biệt là những đối tượng 
chuẩn bị vào ngành. 
 Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội hơn trong học tập, đào tạo, bồi dưỡng. 
Người học dễ dàng tiếp cận các chương trình tiến tiến, kiến thức, kinh nghiệm từ các 
vùng miền trong nước, các nước trên thế giới. 
 Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản từ các Trường Đại học, Cao đẳng tương 
đối dồi dào, do đó có nhiều cơ hội lựa chọn lao động chất lượng cao ngay từ ban đầu 
cho các cơ quan, doanh nghiệp. 
2.4 Thách thức 
 Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi người lao động có chất 
lượng cao hơn, có kỹ năng nghề nghiệp tốt và chịu được áp lực làm việc trong môi 
trường đặc thù của ngành. Với địa bàn làm việc của ngành Lâm nghiệp phần lớn phải 
gắn với cộng đồng người dân địa phương, vùng sâu vùng xa nên đòi hỏi công chức, 
viên chức và người lao động phải có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán 
vùng, miền, bên cạnh tiếng anh còn phải biết tiếng nói của người dân tộc, kỹ năng 
làm việc với cộng đồng, chính quyền địa phương. 
 Do đặc thù công việc của lực lượng kiểm lâm và người lao động làm việc 
trong lĩnh vực Lâm nghiệp phải tập trung lực lượng vào những tháng mùa khô tăng 
cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy, vì vậy vào những 
thời điểm này việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bị hạn chế. 
3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN 
NGUỒN NHÂN LỰC 
 Đối với Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I với nhiệm vụ được 
Bộ giao cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động ngành nông 
nghiệp nói chung, ngành Lâm nghiệp nói riêng đã xác định định hướng đào tạo cho 
mình, tập trung vào các nội dung sau: 
 Xây dựng các chương trình đào tạo thiết thực, phù hợp với nhu cầu thị trường 
lao động của các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt phù hợp với đặc thù của ngành lâm 
nghiệp và nhiệm vụ của kiểm lâm. 
 Tăng cường phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại, ứng dụng công nghệ 
thông tin trong đào tạo, bồi dưỡng cho các lớp trong chương trình, khuyến khích sự 
tư duy, sáng tạo và vận dụng vào thực tế công việc của học viên. 
 Tập trung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo 4 hướng: đào tạo đáp 
ứng tiêu chuẩn ngạch bậc công chức, viên chức; đào tạo theo chức danh như Chi cục 
 58 
trưởng, Hạt trưởng, Trạm trưởng; đào tạo theo vị trí việc làm như kiểm lâm địa 
bàn, kiểm lâm làm nhiệm vụ thanh tra pháp chế, và đào tạo nâng cao kiến thức 
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực thi công vụ. 
 Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng là 
các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp và một số tổ chức khác 
được nhà nước giao đất giao rừng. Về cơ bản lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của 
chủ rừng chưa được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ và phòng 
chống cháy rừng; do vậy, để lực lượng này đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, giúp cho 
chủ rừng và hỗ trợ lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy 
chữa cháy rừng thì cần thiết phải có chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ 
cho đối tượng này 
 Đa dạng các loại hình đào tạo và linh hoạt thời gian học cho học viên, đáp ứng 
nhu cầu vừa học, vừa làm của học viên, đặc biệt học viên ở các vùng sâu, vùng xa. 
 Huy động các nguồn lực tài chính để tổ chức lớp học như từ ngân sách nhà 
nước, kinh phí hỗ trợ của tỉnh, của cơ quan đơn vị và kinh phí tự đóng góp của học 
viên. 
4. GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN 
NHÂN LỰC 
 Phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao là một định hướng đúng đắn, có ý 
nghĩa sống còn đối với các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Trong đó đào tạo, bồi 
dưỡng nguồn nhân lực nói chung, của ngành Lâm nghiệp nói riêng là con đường dẫn 
đến mục tiêu này. Trong bối cảnh hiện nay cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm 
trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành, cụ thể như sau: 
 - Thứ nhất, phải xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề 
then chốt trong sự phát triển của ngành. Nguồn nhân lực của ngành Lâm nghiệp trong 
thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 phải có năng lực chuyên môn tốt, có đủ kỹ năng 
mềm cần thiết, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc và sản 
xuất. 
 - Thứ hai, tạo mối liên kết trong đào tạo từ các cấp học. Từ việc đào tạo kiến 
thức cơ bản, nền tảng ở các Trường Cao đẳng, Đại học cho đến đào tạo, bồi dưỡng 
kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật, quy định của Nhà nước, kiến thức, kỹ năng 
thực thi công vụ của công chức, viên chức ở các Trường Cán bộ quản lý của Bộ, 
ngành. 
 - Thứ ba, nêu cao vai trò của Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn 
nhân lực chất lượng cao. Nhà nước cần có những quy định mang tính pháp lý trong 
việc đào tạo, bồi dưỡng gắn với trách nhiệm và quyền lợi của người học, đặc biệt là 
đối với công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự 
nghiệp. Đồng thời tạo ra cơ chế tốt để các doanh nghiệp phối hợp với Nhà trường 
 59 
trong xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động 
hiện nay. 
 - Thứ tư, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao 
chất lượng đào tạo gắn lý thuyết với thực hành nghề nghiệp, đặc biệt áp dụng các 
thiết bị công nghệ mới. 
 - Thứ năm, đổi mới phương pháp giáo dục nhằm thích nghi với tình hình thế 
giới và ở Việt Nam hiện nay. Đa dạng hoá các phương pháp đào tạo như trực tiếp, từ 
xa, trực tuyến... Phát huy tính sáng tạo của mỗi học viên, gắn lý thuyết với thực hành 
nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, bồi dưỡng và tiếp cận 
thông tin khoa học kỹ thuật. 
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
 Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I được Bộ Nông nghiệp và 
PTNT giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quán lý của 
Bộ, ngành nông nghiệp và phát triên nông thôn; nghiên cứu khoa học, chuyên giao 
công nghệ; hợp tác quốc tế; tư vấn và dịch vụ về phát triển nguồn nhân lực của Bộ, 
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong những năm qua trường đã không 
ngừng đổi mới, đa dạng, linh hoạt trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, 
viên chức và người lao động, góp phần vào sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng 
cao cho ngành nói chung, ngành Lâm nghiệp nói riêng. 
5.2. Kiến nghị 
 Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao 
động hơn nữa, cần phải thực hiện một số nội dung: 
 Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của các cơ 
quan, tổ chức đáp ứng các quy định của Nhà nước và thực tiễn của ngành. 
 Phối hợp tốt với các Sở nội vụ, Sở NN&PTNT; Chi cục Kiểm lâm các tỉnh xây 
dựng kế hoạch trong việc đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và trung hạn. 
 Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng (ứng dụng công nghệ thông tin triển 
khai hiệu quả các hình thức bồi dưỡng online, bồi dưỡng trực tuyến,). 
 Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công 
nghệ vào giảng dạy. 
 60 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_boi_duong_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_cong_ch.pdf