Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra

Tóm tắt

Đạo đức nhà báo là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu trong xã hội, bao gồm từ cấp

quản lý, giáo dục đến bản thân nhà báo. Mặc dù các chuẩn mực đạo đức nhà báo đã được quy định

trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng từ thực tiễn hoạt động báo chí đã cho thấy, việc các cơ

quan báo chí và phóng viên, nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn còn tồn tại. Điều đó đôi khi

gióng lên những vấn nạn nhức nhói trong hoạt động nghề báo, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí điều tra.

Vì vậy, bài viết này hướng đến việc phân tích, chứng minh và hệ thống lại những chuẩn mực đạo đức

cơ bản và thiết yếu nhất của nhà báo điều tra, trong đó bao gồm bảy chuẩn mực đạo đức quan trọng.

Từ đó, góp phần củng cố hệ thống lý luận về đạo đức nhà báo và nâng cao ý thức của người làm báo

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra trang 1

Trang 1

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra trang 2

Trang 2

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra trang 3

Trang 3

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra trang 4

Trang 4

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra trang 5

Trang 5

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 10060
Bạn đang xem tài liệu "Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra
ác định được danh tính của nguồn tin, 
không được phép dựng, chỉnh sửa hình ảnh, viết 
chú thích nhằm đánh lừa hoặc lừa dối công chúng, 
phản ánh sự thật thiếu chính xác, khách quan. Đối 
với những thông tin được trích dẫn, phải ghi rõ 
nguồn dẫn đúng quy định. Trước khi công bố tin, 
nhà báo phải đảm bảo thông tin do mình cung cấp 
là chính xác, trung thực và công tâm. Sau khi công 
bố thông tin, nếu phát hiện có sai sót thì nhà báo 
và cơ quan báo chí phải tiến hành đính chính công 
khai, đúng quy định dù có nhận được yêu cầu đính 
chính hay không. Trong trường hợp thông tin gây 
ảnh hưởng, tổn hại nghiêm trọng đến cá nhân, tổ 
chức được phản ánh thì nhà báo và cơ quan báo 
chí phải đăng lời đính chính và xin lỗi trong phần 
nổi bật của tờ báo. Năm 2016, có một vụ việc làm 
xôn xao dư luận, đó là việc báo chí rộn ràng đưa 
tin một bé trai 11 tuổi đã treo cổ tự tử vì không có 
áo mới đến trường ở Gia Lai. Khi đó, những tờ báo 
như Vietnamnet, Người lao động (tít bài Đừng im 
lặng, có một đứa trẻ 11 tuổi vừa tự tử, thưa ông 
Giời ngày 28/8/2016) đã đăng các bài liên quan vụ 
việc. Khi đó, gia đình đã rất khốn đốn trước những 
lời gièm pha của dư luận. Đồng thời, không ít tờ 
báo, đối tượng lợi dụng thông tin để láy sang phê 
phán các sự việc khác như tham nhũng, ăn chơi trác 
92
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 40 (10-2019)
táng của quan chức Từ đó làm dấy lên những bức 
xúc trong dư luận. 
2.2.3. Đảm bảo tính công bằng, khách quan
Nhà báo điều tra trong công cuộc đấu tranh 
phòng chống tiêu cực trong xã hội có vai trò như 
“người phán xử”. Họ đại diện cho công lý, chính 
nghĩa và pháp luật để vạch trần, phơi bày những 
cái xấu, tiêu cực, tội phạm. Do đó, tinh thần công 
tâm của nhà báo rất quan trọng. Nó quyết định đến 
hiệu quả của thông tin, thậm chí ảnh hưởng rất sâu 
sắc đến nhân phẩm, tính mạng của con người. Khi 
nhà báo phản ánh vấn đề bằng tin tức thì đòi hỏi 
phải có cái nhìn khách quan, toàn diện với các bên 
liên quan của vấn đề đang điều tra, hạn chế tối đa 
việc thiên vị hay bao che hoặc cổ động cho một 
phía nào. Bởi nếu vậy thì nhà báo đã trở thành công 
cụ phục vụ cho lợi ích của đối tượng nào đó chứ 
không còn là đại diện của công lý.
Nhà báo phải giữ được tinh thần khách quan 
trong quá trình phản ánh thông tin. Dù rằng sản 
phẩm báo chí do nhà báo làm ra thì ít nhiều cũng 
mang quan điểm, cái nhìn của cá nhân nhà báo, 
nhưng một nhà báo giàu kinh nghiệm và có uy tín 
luôn biết cân nhắc giữa định kiến, thiên kiến và 
chính kiến trong một bài báo. Trong báo chí điều 
tra, ưu tiên hàng đầu cho chính kiến khách quan, 
trung lập, hạn chế những quan điểm cá nhân, những 
lối diễn đạt như nhấn mạnh, phóng đại để thay đổi 
hay chuyển hướng dư luận làm bóp méo các quan 
điểm, bình luận của người khác. Trong vụ án xét 
xử Đinh La Thăng, trong thời gian đầu, một số tờ 
báo phản ánh vấn đề dưới góc nhìn và thiên hướng 
bao che, bênh vực cho Đinh La Thăng khiến cho dư 
luận cảm thấy dường như là một cuộc thanh trừng 
nhóm phái. Nhưng càng về sau và cho đến hiện nay 
thì vụ việc ngày càng sáng tỏ, tội chứng rành rành, 
người có tội phải bị xử lý. Dư luận ngày càng yên 
tâm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà 
nước trong công cuộc phòng chống tham nhũng, 
làm trong sạch bộ máy Nhà nước. 
2.2.4. Từ chối mọi hình thức mua chuộc của các 
đối tượng điều tra hoặc các đối tượng có liên quan
Trong số các loại hình báo chí, báo chí điều 
tra là loại hình nhạy cảm nhất vì nó đụng chạm đến 
lợi ích của người khác và có liên quan đến lợi ích 
của cá nhân nhà báo. Nếu nhà báo không có bản 
lĩnh vững vàng sẽ rất dễ bị mua chuộc, dụ dỗ, lôi 
kéo bằng đồng tiền hay những miếng mồi lợi ích 
khác. Các đối tượng vi phạm pháp luật luôn e ngại 
cánh nhà báo bởi họ sợ bị vạch tội trước dư luận. 
Do đó, để đảm bảo an toàn thì họ thực hiện nhiều 
thủ đoạn với nhiều đối tượng khác nhau, trong đó 
nhà báo được họ quan tâm “chăm sóc” đặc biệt. 
Không ít người sẵn sàng dùng đồng tiền để “bịt 
miệng” nhà báo, để mua sự im lặng của nhà báo, 
để che đậy tội lỗi của họ.
Mặt khác, một số nhà báo lợi dụng địa vị, chức 
năng nghề nghiệp của mình để mưu cầu những lợi 
ích cá nhân. Họ sẵn sàng nhận hối lộ, tham nhũng, 
tống tiền hoặc cưỡng đoạt tài sản của các đối tượng 
vi phạm. Điều đó xảy ra ở nhiều lĩnh vực nhưng 
thường trực là ở lĩnh vực kinh tế và đời sống riêng 
tư của cá nhân. Không ít trường hợp các nhà báo 
đã phải hầu tòa vì những hành vi ấy. Đó là những 
người không vượt qua được sức cám dỗ của đồng 
tiền và lợi ích vật chất, họ không có lương tâm 
nghề nghiệp, sẵn sàng đánh đổi sự cao quý của 
nghề nghiệp để nhận lại những giá trị vật chất thấp 
hèn (tiền bạc, địa vị, dục vọng). Chẳng hạn như 
vụ việc 03 phóng viên thử việc của Thời báo Làng 
nghề Việt bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành 
vi cưỡng đoạt tài sản 50 triệu đồng đối với ông 
Nguyễn Văn T. vì ông này có quan hệ bất chính 
với người phụ nữ khác được Báo Người lao động 
đăng ngày 10/01/2018. Đó là hành vi vi phạm đạo 
đức nghề nghiệp nghiêm trọng.
Như vậy, để có thể đứng vững trước những sự 
cám dỗ của đồng tiền, nhà báo cần phải xác định 
rõ mục đích hành nghề và nắm rõ ý nghĩa của việc 
mình đang làm. Nhà báo điều tra hành nghề vì lợi 
ích của xã hội, của đất nước và vì danh dự của nghề 
báo. Nhà báo chỉ làm những việc phù hợp với phẩm 
giá nghề nghiệp của mình và kiên quyết đấu tranh 
bảo vệ những giá trị cao cả của nghề báo. Đồng thời, 
nhà báo cũng cần phải hiểu rõ những quy định về 
pháp luật, chính sách có liên quan đến nghề nghiệp 
để có thể đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, biết 
được quyền và nghĩa vụ của mình, nhận thức được 
đúng sai, có quyền từ chối các yêu cầu trái với quy 
định đạo đức nghề nghiệp và pháp luật. 
2.2.5. Bảo vệ nguồn tin và bí mật nghề nghiệp 
Nguồn tin là nơi cung cấp thông tin có giá 
trị cho nhà báo. Có ba loại nguồn tin: tài liệu, môi 
trường hoặc hiện trường, con người. Trong đó, 
nguồn tin con người được xem là đối tượng quan 
trọng nhất. Để điều tiết mối quan hệ này thì đòi 
93
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 40 (10-2019)
hỏi nhà báo phải nắm rõ các quy định pháp luật và 
các quy tắc đạo đức nghề báo để có cách ứng xử 
tốt nhất. Mặc dù Luật Báo chí có quy định rõ ràng 
về việc nguồn tin có “quyền và nghĩa vụ cung cấp 
thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước 
pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp” (khoản 
1 Điều 38 Luật Báo chí sửa đổi 2016) nhưng không 
có nghĩa bắt buộc nguồn tin phải cung cấp thông 
tin cho báo chí. Do đó, nhà báo không được lạm 
quyền và cửa quyền, sử dụng các thủ đoạn để đe 
dọa, gây áp lực cho nguồn tin hoặc thể hiện thái 
độ xem thường lợi ích và quan điểm của nguồn tin.
Khi đã thu thập được thông tin từ nguồn tin, 
thái độ của nhà báo đối với việc sử dụng thông tin 
và nguồn tin cũng rất quan trọng. Đối với nguồn 
tin, nhà báo phải đảm bảo độ bảo mật thông tin 
của nguồn tin. Nhà báo chỉ cung cấp thông tin của 
nguồn tin trong những trường hợp theo yêu cầu 
đúng quy định của pháp luật. Do đó, các nhà báo 
thường hay nói với nhau câu “Sống để vậy, chết 
mang theo”. Đó được xem là “lời hứa danh dự” của 
nhà báo đối với nguồn tin của mình. Thậm chí có 
những trường hợp nhà báo sẵn sàng đánh đổi tất 
cả từ danh dự, nhân phẩm, thậm chí tự do và tính 
mạng của mình để bảo vệ nguồn tin. Có thể kể đến 
trường hợp của nữ nhà báo Judith Miller (tờ New 
York Times) vào năm 2005. Mặc dù cô nắm được 
thông tin nhưng chưa từng viết một bài báo nào về 
nữ nhân viên CIA Valerie Plame. Cô khẳng định 
sẽ không tiết lộ nguồn tin của mình dù bị ngồi tù. 
Và tòa án đã kết án Judith Miller ngồi tù 85 ngày.
Đối với thông tin được thu thập, nhà báo cần 
phải suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi công 
bố thông tin. Nhà báo phải chọn lọc có nên đăng 
tải thông tin, đăng một phần hay toàn bộ nội dung 
thông tin. Đôi khi bản thân nguồn tin cũng không 
lường trước được hết những hậu quả khi thông tin 
được công bố, nhưng bản thân nhà báo phải lường 
trước được tình huống để có những quyết định sáng 
suốt nhất trong việc sử dụng thông tin. Đồng thời, 
nhà báo cần lưu ý những thông tin đến lợi ích của 
quốc gia, dân tộc, cần phải biết bảo vệ thông tin bí 
mật và thận trọng với những thông tin có thể xâm 
hại tới lợi ích của quốc gia, dân tộc, đặc biệt là 
trong môi trường bùng nổ thông tin trên mạng xã 
hội như hiện nay. Các nhà báo cần phải có chính 
kiến, phải có sự kiểm chứng độ xác thực của thông 
tin rõ ràng, không nên chạy theo thông tin mạng mà 
đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng 
gây hoang mang, bất bình cho xã hội.
2.2.6. Tôn trọng sự riêng tư và phẩm giá 
con người
Báo chí có quyền phản ánh và đăng tải những 
thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Tuy nhiên, không có nghĩa báo chí có thể đăng tải 
một cách dửng dưng mọi vấn đề của cuộc sống. 
Thông tin báo chí có hiệu quả khi nó giúp người 
đọc nhận thức được vấn đề và có thái độ tích cực 
hơn. Trong đó, quyền và nhân phẩm của con người 
luôn được xem là quan trọng trong quá trình phản 
ánh thông tin của báo chí. Đặc biệt, đối với đối 
tượng được báo chí phản ánh, những vấn đề liên 
quan đến danh dự, nhân phẩm, thông tin cá nhân 
rất nhạy cảm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân 
của người bị phản ánh mà nó còn ảnh hưởng đến dư 
luận xã hội, một nhóm đối tượng thậm chí một thế 
hệ. Chẳng hạn như vụ việc đăng tải những thông 
tin, giấy tờ liên quan đến tuổi tác và đời tư cá nhân 
của cầu thủ bóng đá Công Phượng trong năm 2014 
đã gây nhiều luồng ý kiến trái chiều, ảnh hưởng và 
tác động đến tâm lý của một tài năng vừa chớm nở. 
Hoặc thỉnh thoảng có những bài báo khai thác quá 
sâu vào đời sống và các mối quan hệ riêng tư của 
giới showbiz, chẳng hạn như trường hợp Hồ Ngọc 
Hà và Nguyễn Quốc Cường, chuyện tình Công 
Vinh - Thủy Tiên, Khánh Thy với Phan Hiển Báo 
chí phanh phui những vấn đề ấy không chỉ ở góc độ 
phản ánh khách quan mà còn đi sâu vào bình phẩm 
nhân cách, danh dự, đánh giá những đối tượng ấy.
Mặc dù Luật Dân sự đã quy định rất rõ về 
quyền bí mật đời tư nhưng không phải ai hành nghề 
báo đều hiểu rõ và nắm bắt được tất cả. Mặt khác, 
có những điều mang tính nhân văn mà không có luật 
nào quy định (ví dụ, cách đưa tin, phản ánh trong 
đám tang), khi đó, đòi hỏi bản thân nhà báo phải ý 
thức được hành động của mình có ý nghĩa và tác 
động như thế nào với người được phản ánh và công 
chúng. Tóm lại, nhà báo phải tôn trọng quyền con 
người của đối tượng được phản ánh, phải hết sức 
cân nhắc và cẩn trọng đối với ngòi bút của mình 
bởi “bút sa gà chết”. 
2.2.7. Sử dụng các phương pháp phù hợp, 
trung thực khi sử dụng thông tin
Khi thực hiện điều tra báo chí, nhà báo cần sử 
dụng các phương pháp điều tra phù hợp trong từng 
tình huống cụ thể. Mọi phương pháp tiến hành điều 
94
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 40 (10-2019)
tra đều phải báo cáo và xin ý kiến của lãnh đạo tòa 
soạn báo. Nhà báo không tự ý sử dụng các phương 
pháp, phương tiện hỗ trợ điều tra khi chưa được 
sự cho phép của lãnh đạo nhằm đảm bảo tính hợp 
pháp của việc sử dụng phương pháp và phương 
tiện. Đối với trường hợp phỏng vấn trực tiếp, nhà 
báo cần phải giới thiệu rõ bản thân mình và thông 
báo thời gian phỏng vấn cho đối tượng được phỏng 
vấn, lí giải rõ nguyên nhân họ được phỏng vấn, các 
vấn đề mà họ được hỏi, những phát ngôn của họ sẽ 
được sử dụng như thế nào và trên những phương 
tiện gì. Đối với trường hợp sử dụng máy quay, máy 
ghi âm bí mật thì đều phải được cấp trên phê duyệt 
và nói rõ mục đích sử dụng của mình. Có một số 
trường hợp nhà báo chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm 
bắt được những điều trên nên vô tình hoặc cố ý vi 
phạm, chẳng hạn như vụ án đưa và nhận hối lộ để 
giải cứu xe vi phạm giao thông của nhà báo Hoàng 
Khương của Báo Tuổi trẻ. Đó là những điều mà 
nhà báo nên hết sức cẩn trọng và tránh phạm phải 
những sai lầm đáng tiếc. Quá trình lấy tin đều phải 
có sự đồng tình, hợp tác của nguồn tin. Nhà báo 
không được đe dọa, ép buộc, cưỡng chế, tống tiền, 
lợi dụng lòng tin hoặc sử dụng quyền lực để thu 
thập thông tin.
3. Kết luận
Một nền báo chí phát triển lành mạnh, có uy 
tín và luôn nhận được sự tin cậy của công chúng 
là mục tiêu hướng tới của bất kỳ một nền báo chí 
nào. Vì vậy, các cơ quan, lãnh đạo báo chí từ trung 
ương đến địa phương nếu có ý thức nâng cao trách 
nhiệm, hoạt động đúng pháp luật, đúng mục đích, 
đúng bản chất của báo chí, thể hiện trách nhiệm 
xã hội của ngòi bút của mình thì sẽ góp phần nâng 
cao hiệu quả và uy tín của báo chí. Để sự thật luôn 
được lên tiếng, để đem những điều tốt đẹp đến với 
công chúng thì sự tự nhận thức, lòng khát khao 
hướng đến những giá trị nghề nghiệp đích thực, 
cống hiến những gì tốt đẹp nhất mình có được luôn 
phải là nhu cầu tự thân của người làm báo. Vì thế, 
việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi nhà báo là điều 
có ý nghĩa quyết định đến giá trị của nghề báo./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2017), Báo chí, giám sát và phản biện xã hội ở Việt Nam, NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Đại (2009), Đạo đức học, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, NXB Chính trị - Hành chính, 
Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Trường Giang (2018), 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[6]. Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên) (2016), Giáo trình Báo chí điều tra, NXB Lao động, Hà Nội.
[7]. Quang Hùng, Khắc Lâm (biên soạn) (2007), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Tiền Giang.
[8]. Lê Thị Nhã (2016), Giáo trình Lao động nhà báo, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
[9]. E. P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận báo chí (tập 1), Đào Tấn Anh, Đới Thị Kim Thoa dịch, NXB 
Thông tấn, Hà Nội.
PROFESSIONAL ETHICS OF INVESTIGATIVE JOURNALISTS
Summary
Journalistic ethics has always attracted social attentions at management, education levels and by 
journalists themselves. Although journalistic ethical standards have been defi ned in legal normative documents, 
realities have shown that professional ethic violations by press agencies, reporters and journalists still exist. 
Sometimes, this stirs up serious problems in journalistic activities, especially in the fi eld of investigative 
journalism. Thus, this article aims to analyze, demonstrate, and systematize the most fundamental and 
essential ethical standards of investigative journalism, including 7 important ones. Therefrom, it contributes 
to consolidating the theoretical system of journalistic ethics and raising journalists’ awareness.
Keywords: Journalism, journalistic ethics, investigative journalism, investigative journalist.
Ngày nhận bài: 04/4/2019; Ngày nhận lại: 09/9/2019; Ngày duyệt đăng: 19/9/2019.

File đính kèm:

  • pdfdao_duc_nghe_nghiep_cua_nha_bao_dieu_tra.pdf