Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các công ty chứng khoán. Do đặc thù ngành chứng khoán rất phức tạp và nhiều rủi ro, đòi hỏi việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán phải rất chặt chẽ và hiệu quả. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán hiện nay thông qua phân tích kết quả khảo sát từ 160 kế toán viên và 65 kiểm toán viên về các nội dung: Xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý; tổ chức dữ liệu đầu vào, hệ thống xử lý, hệ thống lưu trữ, hệ thống kiểm soát và hệ thống Báo cáo

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 1

Trang 1

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 2

Trang 2

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 3

Trang 3

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 4

Trang 4

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 5

Trang 5

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 6

Trang 6

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 7

Trang 7

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 8

Trang 8

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 24160
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam

Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam
mẫu thuận tiện bằng bảng hỏi. Mẫu khảo sát được 
thu thập trong 40 công ty chứng khoán và 18 công 
ty kiểm toán theo phương pháp chọn mẫu thuận 
tiện. Để tránh kết quả khảo sát bị ảnh hưởng bởi 
định kiến hoặc số mẫu tập trung quá nhiều vào 
một công ty, tác giả lựa chọn khảo sát mỗi công 
ty chứng khoán 4 người gồm kế toán trưởng, 1 kế 
toán tổng hợp và 2 kế toán chi tiết. Đối với các công 
ty kiểm toán, tác giả khảo sát không quá 5 kiểm 
toán viên tại cùng một công ty. Đây đều là những 
chuyên gia có hiểu biết sâu và kinh nghiệm thực 
tiễn về hệ thống thông tin kế toán trong công ty 
chứng khoán nên các ý kiến của họ là đáng tin cậy. 
Kết quả khảo sát thu được 225 mẫu. Các nội dung 
và chỉ tiêu đánh giá tổ chức hệ thống thông tin kế 
toán được mã hóa theo Bảng 1. Kết quả khảo sát 
được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, 
kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu và nghiên cứu 
tại thực địa. 
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
4.1. Thực trạng việc xác định nhu cầu thông tin 
và yêu cầu quản lý
Khi tiến hành khảo sát ý kiến của ban lãnh đạo 
các công ty chứng khoán, các nhà quản trị đã đặt 
ra “đề bài” đối với hệ thống thông tin kế toán trong 
doanh nghiệp xoay quanh các yêu cầu chủ yếu là 
“Thông tin rõ ràng, chính xác”; “Thông tin đầy đủ, 
kịp thời”; “Hệ thống xử lý nhanh, chính xác”; “Sử 
dụng và lấy thông tin dễ dàng”; “Ít lỗi”; “Hệ thống 
tuân thủ quy định của pháp luật”... Các yêu cầu trên 
từ nhà quản lý khi được triển khai xuống bộ phận 
kế toán được cụ thể hóa cho 2 phân hệ là kế toán 
tài chính và kế toán quản trị. Đối với hệ thống kế 
toán tài chính, nhà quản lý có những yêu cầu thông 
tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết 
quả kinh doanh xác định. Đối với hệ thống kế toán 
quản trị, nhà quản lý đặt ra yêu cầu thông tin phục 
vụ việc ra quyết định điều hành và quyết định quản 
trị doanh nghiệp.
Bảng 2: Đánh giá việc xác định nhu cầu thông 
tin và yêu cầu quản lý
N Minimum Maximum Mean
AIS1.1 225 1 5 3.57
AIS1.2 225 1 5 3.07
AIS1.3 225 1 4 2.67
Valid N 
(listwise) 225
Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS20
Cả 3 tiêu chí đánh giá đều có mức điểm nhận 
được từ 1 đến 5 có nghĩa có công ty chứng khoán 
thực hiện việc xác định yêu cầu thông tin kế toán 
tốt, nhưng có những công ty làm chưa tốt. Điểm 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 144 - tháng 10/2019
trung bình của tiêu chí AIS1.1 “Yêu cầu thông tin 
kế toán về tài sản và nguồn vốn được xác định rõ 
ràng, cụ thể và khả thi” cao nhất, đạt 3.57, chứng tỏ 
nhìn chung các công ty chứng khoán làm tương đối 
tốt việc xác định nhu cầu thông tin về tình hình tài 
chính. Tiêu chí AIS1.2 “Yêu cầu thông tin kế toán 
về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh được 
xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi” đạt mức điểm 
trên 3, tức là mức độ xác định nhu cầu thông tin về 
tình hình kinh doanh ở mức trung bình. Tiêu chí 
AIS1.3 “Yêu cầu thông tin kế toán khác cho việc 
ra quyết định quản trị được xác định rõ ràng, cụ 
thể và khả thi” có số điểm trung bình thấp nhất 
(2.67) cho thấy các công ty chứng khoán chưa làm 
tốt việc xác định yêu cầu thông tin và nhu cầu kế 
toán quản trị nhằm phục vụ cho việc ra các quyết 
định quản lý.
4.2. Thực trạng tổ chức hệ thống dữ liệu đầu 
vào
Bảng 3: Đánh giá việc tổ chức dữ liệu đầu vào
N Minimum Maximum Mean
AIS2.1 225 2 5 4.04
AIS2.2 225 3 5 4.21
AIS2.3 225 1 5 3.77
AIS2.4 225 2 5 3.51
Valid N 
(listwise) 225
Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20
Nhìn chung, số điểm đánh giá cho các tiêu chí 
đều cao trên 3.5 chứng tỏ các công ty chứng khoán 
đã làm tốt công tác này. Trong 4 tiêu chí thì AIS2.2 
“Chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp 
thời, chính xác theo nội dung nghiệp vụ” đạt số 
điểm trung bình cao nhất là 4,21 và tiêu chí AIS2.4 
“Chứng từ kế toán được sắp xếp theo nội dung 
kinh tế và trình tự thời gian một cách khoa học” 
đạt điểm trung bình thấp nhất (3.51). Các tiêu chí 
về việc chứng từ phản ánh đúng nội dung nghiệp 
vụ và được ký đầy đủ cũng có kết quả cao. Có thể 
nói, công tác tổ chức dữ liệu đầu vào tại các công ty 
chứng khoán đã được thực hiện tốt, tuy nhiên việc 
sắp xếp chứng từ đôi khi còn chưa khoa học, hợp lý. 
Điều này có thể lý giải là do đa số các công ty chứng 
khoán sử dụng bộ chứng từ theo mẫu của Bộ Tài 
chính nên việc tổ chức chứng từ tại doanh nghiệp 
không gặp vấn đề gì khó khăn.
4.3. Thực trạng tổ chức hệ thống xử lý
Bảng 4: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống xử lý
N Minimum Maximum Mean
AIS3.1 225 2 5 4.16
AIS3.2 225 1 5 3.42
AIS3.3 225 2 5 3.74
AIS3.4 225 1 5 3.27
AIS3.5 225 2 5 3.69
AIS3.6 225 2 5 3.80
Valid N 
(listwise) 225
Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20
Kết quả khảo sát cho thấy tổ chức hệ thống xử lý 
trong công ty chứng khoán khá tốt, trong đó được 
đánh giá tốt nhất là tiêu chí AIS3.1 “Hệ thống tài 
khoản và sổ kế toán được mở tại doanh nghiệp 
tuân thủ quy định của Bộ Tài chính” và tiêu chí 
AIS3.6 “Lỗi xảy ra trong quá trình hạch toán ít và 
không trọng yếu”. Lý giải điều này, tác giả nhận 
thấy trong các công ty chứng khoán có 2 luồng 
dữ liệu được hạch toán theo 2 phương thức khác 
nhau. Đối với dữ liệu giao dịch, phần mềm kế toán 
sẽ được đổ dữ liệu tự động từ phần mềm giao dịch 
và hạch toán tự động vào tài khoản và sổ kế toán. 
Các bút toán tự động đều thực hiện chính xác nên 
rất ít xảy ra sai sót. Đối với dữ liệu nội bộ, mặc dù 
các công ty chứng khoán đều sử dụng phần mềm 
đã cập nhật theo Thông tư 210/2014 và Thông tư 
334/2016 nhưng việc lựa chọn tài khoản khi hạch 
toán nghiệp vụ vẫn do con người thực hiện và vẫn 
phát sinh lỗi (hạch toán sai số tiền, sai tài khoản, sai 
nội dung...). Tuy nhiên, tại các công ty chưa xảy ra 
lỗi nghiêm trọng, các lỗi phát sinh đều được phát 
hiện kịp thời và không gây tổn thất lớn. Như vậy, 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 144 - tháng 10/2019
kết quả thống kê mô tả phù hợp với kết quả nghiên 
cứu tại thực địa. 
Tiêu chí AIS3.3 “Hệ thống tài khoản và sổ kế 
toán phù hợp với yêu cầu quản lý và kiểm soát của 
doanh nghiệp” và AIS3.5 “Dữ liệu được nhập và 
xử lý qua phần mềm kế toán nhanh và chính xác” 
cũng nhận được đánh giá khả quan ở mức 3,74 và 
3,69. Tuy nhiên, tiêu chí AIS3.2 “Việc ghi chép, 
phản ánh lên tài khoản và sổ kế toán kịp thời, rõ 
ràng, đầy đủ, chính xác theo nội dung của chứng từ 
kế toán” và AIS3.4 “Tổ chức phân công xử lý chứng 
từ và tổ chức hạch toán hợp lý” chưa nhận được số 
điểm đánh giá cao, thậm chí xuất hiện cả điểm 1 
chứng tỏ đây là 2 vấn đề còn tồn tại trong quá trình 
tổ chức hệ thống xử lý. Điều này có thể do nguyên 
nhân từ việc các kế toán viên chưa thực sự hiểu rõ 
các quy định hạch toán các nghiệp vụ phức tạp do 
văn bản pháp luật còn thiếu và khó hiểu, hoặc cũng 
có thể bản thân doanh nghiệp chưa thực hiện hạch 
toán một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác do khối 
lượng công việc lớn hoặc muốn điều chỉnh số liệu 
kế toán theo mục tiêu riêng.
4.4. Thực trạng tổ chức hệ thống lưu trữ
Bảng 5: Kết quả đánh giá hệ thống lưu trữ
N Minimum Maximum Mean
AIS4.1 225 2 5 3.98
AIS4.2 225 1 4 3.42
AIS4.3 225 1 5 3.46
AIS4.4 225 1 5 3.65
Valid N 
(listwise) 225
Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20
Nhìn chung, hệ thống lưu trữ được đánh giá khá 
tốt, ở khoảng gần 3.5/5 điểm, trong đó tiêu chí “Dữ 
liệu, tài liệu kế toán được lưu trữ đầy đủ theo quy 
định” được đánh giá cao nhất (gần 4 điểm). Thiết bị 
và không gian lưu trữ được những người tham gia 
khảo sát đánh giá khá tốt ở mức 3.65 điểm. Tiêu chí 
về thời gian lưu trữ và dễ dàng tìm kiếm và sử dụng 
lại có kết quả thấp nhất (3.42 và 3.46 điểm). 
4.5. Thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát
Bảng 6: Kết quả đánh giá tổ chức kiểm soát
N Minimum Maximum Mean
AIS5.1 225 2 5 3.62
AIS5.2 225 1 4 2.92
AIS5.3 225 2 4 3.00
AIS5.4 225 2 5 3.00
AIS5.5 225 2 5 3.63
Valid N 
(listwise) 225
Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20
So với các nội dung tổ chức trước, kết quả đánh 
giá tổ chức hệ thống kiểm soát tại các công ty 
chứng khoán chưa cao, các giá trị trung bình ở mức 
3/5 điểm, trong đó tiêu chí AIS5.2 “Kiểm tra chéo 
chứng từ, sổ sách một cách nghiêm túc, cẩn thận” 
đạt thấp nhất (2.92 điểm, có điểm đánh giá ở mức 
1). Các tiêu chí “Báo cáo giám sát việc sử dụng hệ 
thống được lập và đánh giá định kỳ” và “Phát hiện 
và xử lý kịp thời tất cả các sai sót” cũng chỉ đạt mức 
trung bình (3 điểm). Mức điểm dành cho tiêu chí 
“Ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi gian 
lận, phá hoại, đánh cắp thông tin” và “Phân quyền 
truy cập và phân quyền sử dụng hệ thống chặt chẽ, 
phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng nhân 
viên” cũng chỉ ở mức khá (3.63 và 3.62 điểm). Kết 
quả này phù hợp với nhận định khi tác giả khảo sát 
trực tiếp tại các công ty chứng khoán và thấy rằng 
mặc dù đã xây dựng được các quy trình, quy chế và 
có bộ phận độc lập thực hiện kiểm soát, tuy nhiên, 
hạn chế lớn nhất trong việc kiểm soát hệ thống 
thông tin kế toán là thực hiện chưa nghiêm túc, 
mang nặng tính hình thức; các công cụ kiểm soát 
đang dựa chủ yếu vào tính năng sẵn có trên phần 
mềm; trình độ chuyên môn và tính kỷ luật của bộ 
phận kế toán và bộ phận kiểm soát chưa cao. 
4.6. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo
Bảng 7: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống báo 
cáo
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 144 - tháng 10/2019
N Minimum Maximum Mean
AIS6.1 225 2 5 4.19
AIS6.2 225 2 5 3.56
AIS6.3 225 1 4 2.61
AIS6.4 225 2 4 3.37
AIS6.5 225 2 4 3.86
AIS6.6 225 3 4 3.74
AIS6.7 225 3 4 3.61
AIS6.8 225 3 5 3.94
AIS6.9 225 3 5 4.06
Valid N 
(listwise) 225
Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20
Nhìn chung, điểm đánh giá theo các tiêu chí 
cho việc tổ chức hệ thống báo cáo tương đối tốt, 
có nhiều tiêu chí đạt điểm trung bình ở mức tốt (4 
điểm) gồm: Nội dung báo cáo tài chính được lập và 
trình bày theo quy định; thông tin trên báo cáo kế 
toán có thể so sánh được; thông tin trên báo cáo kế 
toán được trình bày một cách khách quan; báo cáo 
kế toán được cung cấp kịp thời. Một số nội dung 
đã được thực hiện khá tốt và được đánh giá ở mức 
trên 3.5 như: Nội dung báo cáo quản trị đáp ứng 
được yêu cầu của nhà quản trị; không có sai sót 
trọng yếu về thông tin trên báo cáo kế toán; thông 
tin trên báo cáo kế toán được trình bày đầy đủ trên 
các khía cạnh trọng yếu. 
Tuy nhiên, tiêu chí AIS6.3 “Thông tin trên báo 
cáo kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định quản lý” 
có số điểm đánh giá thấp nhất là 2.61, có điểm 
đánh giá ở mức 1 chứng tỏ vai trò hỗ trợ cho việc 
ra quyết định quản lý của thông tin kế toán chưa 
cao. Mặc dù, qua khảo sát các nhà quản lý nhận 
định kế toán có vai trò quan trọng, hỗ trợ cho việc 
ra quyết định quản lý, nhưng trên thực tế tại các 
công ty chứng khoán, hệ thống kế toán chưa làm 
tốt vai trò này. 
4.7. Đánh giá chung công tác tổ chức hệ thống 
thông tin kế toán
Ngoài việc đánh giá từng nội dung tổ chức theo 
các tiêu chí, tác giả còn khảo sát chung nhằm đánh 
giá tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Các nội 
dung tổ chức được chấm điểm theo các mức: 1 – 
Chưa tốt, 2 – Chưa tốt lắm, 3 –Bình thường, 4 – 
Tốt, 5 – Rất tốt. Kết quả thu được như sau:
Bảng 9: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống 
thông tin kế toán
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 144 - tháng 10/2019
N Minimum Maximum Mean
AIS1 225 1 5 2.68
AIS2 225 2 5 3.15
AIS3 225 3 5 4.10
AIS4 225 3 5 4.01
AIS5 225 2 5 3.73
AIS6 225 2 5 4.20
Valid N 
(listwise) 225
Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS20
Trong số 4 nội dung của tổ chức hệ thống thông 
tin kế toán thì nội dung tổ chức hệ thống báo 
cáo, tổ chức hệ thống xử lý và tổ chức hệ thống 
lưu trữ được đánh giá ở mức tốt (4 điểm). Tổ chức 
hệ thống kiểm soát được đánh giá là khá tốt (3.73 
điểm). Tổ chức hệ thống chứng từ có điểm đánh 
giá ở mức độ trung bình (3.15). Riêng việc xác định 
nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý được đánh giá 
chưa tốt (dưới 3 điểm). Điều này lý giải vì sao nội 
dung báo cáo quản trị tuy đáp ứng được nhu cầu 
của nhà quản lý nhưng hệ thống kế toán lại chưa 
hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định kinh tế. Đó là do 
việc xác định nội dung thông tin chưa sát với yêu 
cầu quản lý khiến cho thông tin kế toán chưa hỗ trợ 
được nhiều cho nhà quản trị. Bản thân các doanh 
nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng 
thường nhầm lẫn khi cho rằng việc xác định nội 
dung thông tin chỉ thực hiện ở khâu cuối cùng khi 
cần có báo cáo kế toán. Tuy nhiên, đây là việc cần 
làm ngay từ khi bắt đầu tổ chức hệ thống thông tin 
kế toán bởi nếu không đặt rõ yêu cầu quản lý thì có 
thể sẽ không có chứng từ để ghi nhận lại thông tin, 
không có tài khoản chi tiết để theo dõi và xử lý số 
liệu, từ đó không có được thông tin trên báo cáo 
phù hợp với việc ra quyết định quản trị. 
5. Kết luận
Trong gần 20 năm phát triển của thị trường 
chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán đã 
trải qua giai đoạn hình thành, tăng trưởng nóng, 
khủng hoảng, tái cấu trúc và dần đi vào phát triển 
ổn định, hướng vào chất lượng. Trong quản lý và 
điều hành hoạt động của công ty chứng khoán 
không thể thiếu hệ thống thông tin quản lý được tổ 
chức tốt và hiệu quả, trong đó hệ thống thông tin 
kế toán đóng vai trò then chốt. Từ thực tế nghiên 
cứu công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán 
trong các công ty chứng khoán cho thấy tổ chức 
hệ thống báo cáo, tổ chức hệ thống xử lý và lưu trữ 
được thực hiện tốt; tổ chức hệ thống kiểm soát ở 
mức khá tốt; tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào ở 
mức trung bình; việc xác định nhu cầu thông tin 
và yêu cầu quản lý chưa thực hiện tốt. Bên cạnh 
đó, trong từng nội dung tổ chức hệ thống thông 
tin kế toán có những điểm tốt và chưa tốt riêng. 
Chính vì vậy, để hoàn thiện tổ chức hệ thống thông 
tin kế toán, các công ty chứng khoán cần thực hiện 
các giải pháp mang tính đồng bộ đối để hoàn thiện 
từng công đoạn tổ chức. Các giải pháp có thể xem 
xét như hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị; hoàn 
thiện việc phân quyền và kiểm soát trong doanh 
nghiệp; số hóa chứng từ, tài liệu kế toán; hoàn 
thiện phần mềm kế toán; xây dựng cơ sở hạ tầng 
công nghệ thông tin hiện đại; nâng cao năng lực 
của kế toán viên...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phước Bảo ấn, Giáo trình Tổ chức hệ 
thống kế toán trong điều kiện tin học hóa - Tập 
3, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012;
2. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC 
hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
3. Bộ Tài chính, Thông tư 210/2014/TT-BTC 
hướng dẫn Chế độ kế toán công ty chứng khoán;
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 334/2016/TT-BTC 
ngày 27/12/2016 sửa đổi, bổ sung và thay 
thế Phụ lục 02 và 04 của Thông tư 210/2014/
TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho 
công ty chứng khoán;
5. Jame A.Hall, Accounting Information Systems, 
10th edition, Cengage Learning, 2018;
6. Romney, Marshall B., & Steinbart, Paul 
J., Accounting Information Systems, 13th 
Edition, Essex, England: Pearson Education, 
Inc, 2015.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_to_chuc_he_thong_thong_tin_ke_toan_trong.pdf