Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người dân địa phương ở xã Khánh Lâm đối với việc bảo tồn rừng U Minh Hạ
Hệ sinh thái rừng trên đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung
cấp nhưng giá trị khác nhau cho người dân địa phương. Bài viết sử dụng phương pháp
định giá ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân địa
phương cho dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ, một trong hai vùng đất ngập nước quan
trọng ở ĐBSCL. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 125 người
dân sinh sống xung quanh rừng U Minh Hạ (xã Khánh Lâm), những người được hưởng
lợi trực tiếp từ rừng. Kết quả phân tích cho thấy có khoảng 60% đáp viên sẵn lòng chi
trả cho việc bảo tồn rừng và mức giá sẵn lòng chi trả tính theo số lượng gạo là 4kg mỗi
tháng. Những đáp viên biết người xung quanh đồng ý tham gia dự án thì khả năng chấp
nhận dự án của họ cũng tăng. Tuy nhiên, những đáp viên đã từng tham gia chương
trình bảo tồn trước đó lại chưa thực sự tin tưởng vào tính khả thi của dự án nên khả
năng đóng góp của họ lại thấp hơn so với những người khác.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người dân địa phương ở xã Khánh Lâm đối với việc bảo tồn rừng U Minh Hạ
ượng gạo thấp nhất là 1kg gạo 40% đáp viên sẵn sàng chi trả với số lượng gạo cao nhất là 5kg gạo. Số liệu cho thấy ngoài tỷ lệ ở mức đóng góp 4kg, các tỷ lệ ở mức đóng góp còn lại có ảnh hưởng trái chiều với khả năng sẵn lòng chi trả của đáp viên. Do vậy, nhìn chung kết quả tương đối phù hợp với lý thuyết đường cầu, nghĩa là mức đóng góp càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả càng giảm. Bảng 2. Lý do đáp viên sẵn sàng chi trả cho việc bảo tồn rừng U Minh Hạ Lý do Tần suất Tỷ trọng (%) 1. Tôi muốn bảo tồn rừng U Minh Hạ bởi vì tôi đã từng đến 6 8,11 2. Tôi muốn bảo tồn rừng U Minh Hạ cho thế hệ tương lai 25 33,78 3. Tôi muốn đóng góp vì tôi quan tâm đến những người sống dựa vào 6 8,11 sản phẩm và dịch vụ từ công viên quốc gia U Minh Hạ. 4.Tôi muốn đóng góp vì sản phẩm và dịch vụ khai thác từ U Minh Hạ 7 9,46 có thể đáp ứng cho mọi người. 94 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(45)-2020 5. Tôi chưa từng đến U Minh Hạ, nhưng tôi sẵn sàng đóng góp để tôi có 4 5,41 cơ hội viếng thăm trong tương lai. 6. Tôi đóng góp vì thực và động vật trong rừng U Minh Hạ có quyền 12 16,22 được sinh tồn và phát triển ở cả hiện tại và tương lai. 7. Đây là nhiệm vụ lương tâm của tôi trong việc bảo tồn rừng 14 18,92 Tổng 74 100 Kết quả từ bảng 2 cho thấy trong các lý do đáp viên sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn rừng. Có 33,78% đáp viên cho rằng họ sẽ bảo vệ rừng vì muốn gìn giữ cho thế hệ con cháu trong tương lai. Kế đến là 18,92% họ bảo vệ rừng vì đây là trách nhiệm lương tâm với mãnh đất quê hương và 16,22% đáp viên muốn đóng góp bảo vệ vì thực và động vật trong rừng có quyền được sinh tồn và phát triển ở cả hiện tại và tương lai. Nhóm lý do khác chiếm tỷ lệ dưới 10% lần lược là: 9,22% đáp viên muốn đóng góp vì sản phẩm và dịch vụ khai thác từ rừng có thể mang giá trị cho mọi người, tiếp theo 2 lý do chiếm tỷ lệ 8,11% là đáp viên muốn bảo tồn rừng U Minh Hạ bởi vì họ đã được tham quan và thực sự quan tâm đến những người dân đang sống dựa vào sản phẩm dịch vụ từ công viên quốc gia U Minh. Ngoài ra, có 5,41% đáp viên sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ rừng mặc dù họ chưa từng đến đây nhưng sẵn sàng đóng góp để có cơ hội viếng thăm trong tương lai. Bảng 3. Lý do đáp viên không sẵn sàng chi trả cho dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ Lý do Tần suất Tỷ trọng (%) 1. Tôi không có đủ khả năng chi trả 32 48,48 2. Tôi nghĩ bảo vệ đa dạng sinh học ở U Minh Hạ là không 1 1,52 quan trọng 3. Tôi không tin việc đóng góp của tôi sẽ giải quyết được vấn đề 10 15,15 4. Tôi nghĩ rằng việc bảo tồn sẽ được thực hiện mà không 14 21,21 cần sự đóng góp của tôi 5. Tôi không tin tưởng tiền đóng góp của tôi sẽ sử dụng cho 8 12,12 việc bảo tồn đa dạng sinh học 6. Khác: 1 1,52 Tổng 66 100 Phần lớn tỷ lệ đáp viên không sẵn lòng đóng góp với lý do họ không có đủ khả năng chi trả chiếm 48,48%, cho thấy mức thu nhập thu của người dân vẫn còn thấp nên họ không sẵn lòng khả năng chi trả cho các khoản khác ngoài chi tiêu gia đình. Bên cạnh đó, có đến 21,21% đáp viên cho rằng việc bảo tồn sẽ được thực hiện mà không cần sự đóng góp của họ và 15,15% đáp viên không tin việc đóng góp sẽ giải quyết được vấn đề bảo vệ rừng hiện nay. Ngoài ra, đáp viên không tin tưởng tiền đóng góp sẽ được sử dụng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 12,12% đáp viên lựa chọn. Còn lại một số ít đáp viên đáp viên (có 1,52%) nghĩ rằng việc bảo vệ đa dạng sinh học rừng U Minh Hạ không quan trọng nên họ không cần đóng góp để bảo vệ rừng (Bảng 3). 95 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.02.026 Từ bảng thống kê mô tả ở bảng 4 cho thấy 60% tỷ lệ đáng viên sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ và hơn 59,2% tỷ lệ đáp viên đã từng đóng góp quỹ từ thiện, bên cạnh đó thì 31,2% tỷ lệ đáp viên đã từng tham gia hoặc đóng góp cho các dự án liên quan đến bảo tồn rừng ở địa phương. Tuổi trung bình của đáp viên khoảng 41,5 tuổi; số năm đi học của đáp viên khoảng 9 năm, nghĩa là hầu hết các đáp viên đã học hết trung học cơ sở. Có khoảng 85,6% đáp viên trả lời rằng sẽ sẵn sàng đóng góp vào quỹ bảo tồn rừng nếu biết người xung quanh cũng đồng ý tham gia. Trước khi ước lượng hồi quy logit, vấn đề đa cộng tuyến đã được kiểm tra. Kết quả cho thấy rằng các mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, bởi vì hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,7 (Khai, 2017). Bảng 4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi Logit Độ lệch Tên biến Mô tả Trung bình chuẩn Y Chấp nhận đóng góp cho dự án bảo tồn (0=không 0,592 0,492 đồng ý; 1=đồng ý) Bid Mức chi trả cho dự án bằng gạo (kg) 2,984 1,431 Tuoi Tuổi của đáp viên (năm) 41,520 12,580 Kienthuc * Tổng số điểm từ các câu hỏi thông tin và kiến thức 3,008 1,061 về rừng U Minh Hạ (điểm) Giotinh Giới tính của đáp viên (0 = Nữ; 1 = Nam) 0,504 0,502 Tdhv Số năm đi học của chủ hộ (năm) 9,248 3,949 Tuthien Đã từng quyên góp quỹ từ thiện (0 = không quyên 0,592 0,493 góp; 1 = có quyên góp). Ctbaoton Tham gia vào chương trình bảo tồn (0 = không bảo 0,312 0,465 tồn; 1 = bảo tồn) Xuhuong Xu hướng tham gia (1 = chi trả nếu người xung 0,856 0,353 quanh đồng ý tham gia; 0 ngược lại) Ghi chú: *Đáp viên sẽ được hỏi năm câu hỏi thông tin và kiến thức về U Minh Hạ, nếu nhận được câu trả lời là “tôi biết nhiều” cho 1 điểm, nếu là “tôi biết ít” cho 0,5 điểm và “tôi không biết” là 0 điểm. Bảng 5 trình bày kết quả hồi qui Logit cho 2 mô hình, cụ thể mô hình 1 ước biến đồng ý chi trả với duy nhất một biến độc lập là số lượng gạo mà chương trình đưa ra (Bid), mô hình 2 ước tính biến đồng ý mức sẵn lòng chi trả với các biến độc lập bao gồm các đặc điểm của đáp viên và các biến quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng chi trả của đáp viên cho việc bảo vệ rừng U Minh Hạ. Kết quả phân tích cho thấy phần trăm dự báo đúng của mô hình 1 là 64% và mô hình 2 là 70,4% nên có thể đánh giá rằng khả năng dự báo đúng của hai mô hình là tương đối phù hợp và chấp nhận được. Hệ số của biến Bid mô hình 1 và mô hình 2 có tác động ngược chiều với mức sẵn lòng chi trả và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy nếu số lượng gạo nghiên cứu đưa ra càng cao thì tỷ lệ đáp viên trả lời đồng ý càng giảm ở cả 2 mô hình nên phù hợp với lý thuyết của đường cầu. Công thức (6) được sử 96 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(45)-2020 dụng để ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân cho dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ và kết quả ước lượng cho thấy mức sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ rừng ở mô hình 1 và mô hình 2 là 4,10 kg và 4,00 kg, chứng tỏ dự án được người dân chấp nhận đúng như kỳ vọng trong bài viết nếu nguồn quỹ bảo vệ rừng được thành lập. Bảng 5. Kết quả hồi qui Logit về mức sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn rừng Mô hình 1 Mô hình 2 Biến Sai số Sai số Sai số Hệ số Hệ số dy/dx chuẩn chuẩn chuẩn Bid -0,390*** 0,137 - - 0,156 0,0364 0,4583*** 0,1086*** Tuoi 0,0090 0,019 0,0021 0,0044 Kienthuc -0,1240 0,212 -0,0294 0,0502 Giotinh 0,1552 0,442 0,0368 0,1045 Tdhv 0,0922 0,065 0,0218 0,0152 Tuthien 0,0475 0,455 0,0113 0,1079 CtBaoton -0,9045** 0,473 -0,2177** 0,1125 Xuhuong 2,2729*** 0,722 0,5031*** 0,1148 Hệ số chặn 1,600*** 0,468 -0,7874 1,249 Giá trị Log likelihood -79,773 -68,675 Pseudo R2 0,052 0,184 % dự báo đúng 64.00% 70,40% Giá trị trung bình WTP 4,10 4,00 ( 95% CI) (3,09-6,77) (3,09-6,31) Ghi chú: 95% CI: Khoảng tin cậy 95% được ước tính bằng phương pháp Krinsky và Robb (1986); ***, ** và * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Kết quả phân tích trong bảng 5 cho thấy biến Xuhuong có quan hệ cùng chiều với khả năng chấp nhận chi trả. Xu hướng tham gia của mọi người xung quanh có tác động thuận chiều đến khả năng chấp nhận chi trả của người dân, nếu đáp viên biết càng nhiều người tham gia vào dự án thì họ sẽ có xu hướng tham gia theo và khả năng sẵn lòng chi trả của họ tăng 50,3%. Các đáp viên được hỏi cho biết rằng nếu mọi người xung quanh đều đồng ý chi trả hết thì họ cũng sẽ chi trả theo vì “hiệu ứng đám đông” và một phần họ nghĩ rằng nếu dự án được nhiều người đồng ý thì dự án đó sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với đáp viên đã từng tham gia hoặc đóng góp vào dự án bảo tồn trước đó thì khả năng đóng góp vào dự án bào tồn này lại giảm 21,8%. Điều này có thể được giải thích là những đáp viên nào đã từng tham gia các dự án bảo tồn trước đó của địa phương thì họ hiểu biết nhiều hơn tính phức tạp của việc triển khai một dự án bảo tồn nên họ không tin tưởng vào tính khả thi của dự án bảo tồn mà nghiên cứu đề xuất nên họ chấp nhận dự án thấp hơn. 97 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.02.026 4. Kết luận và khuyến nghị Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn rừng khá cao với 60% và số lượng gạo trung bình sẵn lòng chi đóng góp cho dự án khoảng 4 kg mỗi tháng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng xu hướng tham gia của người xung quanh có tác động mạnh mẽ đến sự sẵn lòng chi trả cho dự án của người dân, nếu đáp viên biết càng nhiều người tham gia vào dự án thì họ có xu hướng tham gia và khả năng chấp nhận dự án tăng lên khoảng 50,3%. Tuy nhiên, những đáp viên đã từng tham gia chương trình bảo tồn trước đó lại có xu hướng không chấp nhận dự án cao. Điều này có thể giải thích là vì những đáp viên này chưa thực sự tin tưởng vào tính khả thi của dự án. Dựa vào các kết quả đã phân tích, để làm tăng mức chi trả của người dân cho việc bảo vệ rừng, bài viết đưa ra một số kiến nghị về mặt chính sách như sau: Chính quyền địa phương cần phải tổ chức những chương trình bảo vệ rừng và tuyên truyến những kiến thức liên quan đến rừng cho người dân giúp người dân nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của rừng. Địa phương cần đặt các biển nhắc nhở, băng rôn, bảng quảng cáo với nội dung bảo vệ rừng, đồng thời tăng tần suất phát thanh về rừng để tuyên truyền nhắc nhở người dân. Để củng cố lòng tin của dân, chính quyền địa phương nên thực hiện hình thức thu gạo công khai, minh bạch và giải thích cho người dân hiểu rõ lý do thu gạo và mục đích sử dụng. Nếu người dân có bất kì thắc mắc nào thì phải được giải quyết kịp thời. Cần có những quy định phạt và hình thức cụ thể, rõ ràng đối với những trường hợp khai thác sản phẩm rừng trái phép, mức phạt cũng nên tăng nhiều hơn, thậm chí có thể đem ra cảnh cáo trước địa phương để răn đe những đối tượng khác; thường xuyên kiểm tra để hạn chế và kịp thời các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, do số quan sát của bài viết còn khá nhỏ so với tổng người dân sống xung quanh rừng U Minh Hạ nên cần có một nghiên cứu sâu và chi tiết với số quan sát nhiều hơn để thể hiện rõ nét khả năng tham gia và minh họa chính xác hơn lý thuyết của đường cầu thông qua ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dự án bảo tồn này. Lời cảm ơn Đề tài này được tài trợ bởi Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản. PHỤ LỤC Quỹ bảo tồn rừng U Minh Hạ và câu hỏi CVM Quỹ bảo tồn Rừng U Minh Hạ đang cần sự bảo vệ để duy trì và phát triển. Giả sử Ủy Ban Nhân dân tỉnh Cà Mau sẽ thành lập một quỹ bảo tồn đa dạng sinh học ở U Minh Hạ với sự đóng góp của người dân. Trong một số trường 98 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(45)-2020 hợp để môi trường trở nên tốt hơn, nhưng bạn phải đóng góp để thay đổi tích cực. Sự đóng góp của bạn sẽ kéo dài trong vòng 3 năm dưới hình thức là số gạo trên một tháng mà bạn sẽ được yêu cầu cung cấp để hỗ trợ thực hiện này. Dự án này sẽ kéo dài trong vòng 3 năm và sẽ đem lại lợi ích cho người dân: Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động vật thực vật quý hiếm, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan phát triển du lịch. Có các biện pháp khai thác hợp lý để bảo tồn các sản phẩm khai thác từ rừng. Đất rừng ngày càng mất đi sẽ được phục hồi lại. Nguồn nước các kênh mương thuộc phần rừng tràm U Minh Hạ đã khô cạn. Khi thực hiện dự án bảo tồn mức nước sẽ tăng lên. Số lượng khách du lịch đến U Minh Hạ ngày càng tăng, không những giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương mà còn góp phần phát triển du lịch cho địa phương là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước quê hương Việt Nam đến thế giới. Câu hỏi CVM Trong các bài nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mọi người thường chấp nhận đóng góp cao hơn so với khả năng đóng góp thực sự của họ. Cuộc điều tra muốn tìm hiểu khả năng đóng góp thực sự của ông/bà. Vì vậy, đòi hỏi ông/bà suy nghĩ thật kỹ với quyết định của mình. Sau đây là phương án được xây dựng cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở rừng U Minh Hạ. Theo Ông/Bà nên lựa chọn phương án nào trong các phương án sau: Những yếu tố dƣới đây sẽ thay Tình hình hiện tại Tình hình cải thiện đổi tùy theo mức độ quản lý khác nhau Sản phẩm từ rừng 20 năm 60 năm Mất đất rừng: (Diện tích đất ngày càng mất đi) Không mất (Mất đi) Nguồn nước: (Lượng nước dùng trong mùa khô) (Giữ nguyên) (Tăng thêm) Dịch vụ: (Phát triển ngành du lịch sinh thái) (Lượng khách tăng thêm) (Lượng khách giữa nguyên) Số gạo đóng góp ...... kg mỗi tháng 0 kg Sự lựa chọn của bạn (chọn 1 phương án) (Tiếp tục câu số 9) (Tiếp tục câu số 8) 99 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.02.026 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Quản lý Vườn quốc gia U Minh Hạ - BC (2017). Báo cáo của Ban quản lý. [2] Chính phủ (2010). Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 09 năm 2010. [3] Hanemann, W. M., & Kanninen, B. (1998). The Statistical analysis of discrete-response data. Working paper No.798, Department of Agricultural and Resource Economics and Policy, University of California, Berkeley. [4] Khai, H. V. (2017). Assessing Urban Residents' Willingness to Pay for Preserving the Biodiversity of Swamp Forest. In Natural Resources Management: Concepts, Methodologies, Tools, and Applications (pp. 946-970). IGI Global. [5] Khai, H. V., & Yabe, M. (2014). The demand of urban residents for the biodiversity conservation in U Minh Thuong National Park, Vietnam. Agricultural and Food Economics, 2(1), 10. [6] Krinsky, I., & Robb, A. (1986). On Approximating the Statistical Properties of Elasticities. Rev Econ Stat, 68(4), 715 - 719. [7] Ridker, R. G. (1971). Economic Costs of Air Pollution Studies: Praeger Publishers. [8] Robert, K. D. (1963). The Value of Outdoor Recreation: An Economic Study of the Maine Woods. (PhD dissertation), Harvard University. [9] Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Quyết định số 380/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 04 năm 2008. [10] Wattage, P. (2002). Effective Management Biodiversity Conservation in Sri Lankan Coastal Wetlands: CVM1 - Literature Review: University of Portsmouth Cemare, UK. 100
File đính kèm:
- danh_gia_su_san_long_chi_tra_cua_nguoi_dan_dia_phuong_o_xa_k.pdf