Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tóm tắt

Ở Việt Nam, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự tạo được thế mạnh, chỉ

mới phát triển trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp. Tại Phú Yên, tính đến đầu năm

2017 có khoảng 1.734 doanh nghiệp với tổng số vốn là 32.750 tỷ đồng. Doanh nghiệp vừa và

nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, đóng góp khá nhiều cho GDP tỉnh và sử dụng một phần không nhỏ lực

lượng lao động. Nhận thức được vấn đề này, bài viết nghiên cứu thực trạng sử dụng công cụ kế

toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Phú Yên và đưa ra gợi ý về mặt chính sách

hỗ trợ cho các doanh nghiệp này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 9760
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Đánh giá mức độ vận dụng công cụ kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
ức độ vận dụng công cụ hệ thống dự toán tại các DNNVV của tỉnh Phú Yên 
Công cụ hệ thống dự toán Quy mô Min Max Mean Std. Deviation 
Dự toán doanh thu 
Nhỏ 1 5 3,68 1,161 
Vừa 2 5 4,24 ,908 
Dự toán sản xuất 
Nhỏ 0 5 2,54 1,404 
Vừa 1 5 2,80 1,272 
Dự toán cho việc kiểm soát chi phí 
Nhỏ 0 5 2,75 1,287 
Vừa 1 5 3,13 1,272 
Dự toán lợi nhuận 
Nhỏ 1 5 2,66 1,108 
Vừa 1 5 2,53 1,179 
Dự toán vốn bằng tiền 
Nhỏ 1 5 3,09 1,128 
Vừa 1 5 3,29 1,160 
Dự toán linh hoạt 
Nhỏ 0 5 2,40 1,115 
Vừa 0 4 2,11 1,092 
Dự toán dựa trên hoạt động 
Nhỏ 1 4 2,23 ,996 
Vừa 0 4 2,20 1,036 
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát 
Từ kết quả khảo sát ta thấy công cụ dự toán doanh thu loại hình doanh nghiệp nhỏ với 
giá trị trung bình (mean) là 3,68, còn ở doanh nghiệp vừa với mean 4,24. Với chỉ số này ta 
thấy dự toán doanh thu ở các doanh nghiệp vừa vận dụng tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ. 
Công cụ dự toán sản xuất ở các doanh nghiệp vừa mức mean trung bình là 2,8 trong khi 
ở doanh nghiệp nhỏ là 2,54, chỉ ra mức độ vận dụng công cụ KTQT về dự toán sản xuất ở 
các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì áp dụng công cụ dự toán sản xuất tốt hơn. 
Công cụ dự toán cho việc kiểm soát chi phí có mức mean là 2,75 chứng tỏ các doanh 
nghiệp ở quy mô này cũng sử dụng hệ thống dự toán kiểm soát chi phí trên trung bình (mức 
trung bình là 2,5). Ở doanh nghiệp vừa thì mức min nhỏ nhất là 1 tức không có doanh 
48 Journal of Science – Phu Yen University, No.23 (2020), 45-52 
nghiệp được khảo sát nào không áp dụng công cụ này và mức mean là 3,13 chứng tỏ công 
cụ này doanh nghiệp vừa vẫn vận dụng tốt hơn. 
Ở phần công cụ dự toán lợi nhuận mức mean lần lượt ở hai loại hình nhỏ và vừa là 2,66 
và 2,53 > 2,5 tức trên trung bình, với mức này cho thấy doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 
thì hệ thống dự toán lợi nhuận lại vận dụng linh hoạt hơn. 
Tiếp đến là dự toán vốn bằng tiền ở hai loại quy mô doanh nghiệp mức mean đều cao 
chứng tỏ dự toán vốn bằng tiền được vận dụng tốt. Riêng hai hệ thống dự toán dự toán linh 
hoạt và dự toán dựa trên hoạt động thì mức độ vận dụng ở hai loại hình doanh nghiệp đều 
dưới trung bình nhưng doanh nghiệp nhỏ lại có mức vận dụng công cụ này tốt hơn. 
Hệ thống đánh giá thành quả 
Đo lường bằng công cụ tài chính 
Kết quả khảo sát ở Bảng 3 cho thấy rằng tiêu chí lợi nhuận bộ phận đều có mean 
dưới trung bình, điều này cho thấy mức độ vận dụng công cụ đánh giá thành quả tài chính ở 
công cụ lợi nhuận bộ phận vẫn chưa được quan tâm. Nếu theo phân cấp quản lý ở các bộ 
phận tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về thành quả hoạt động kinh doanh của mình thì 
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sẽ cao hơn. 
Bảng 3. Mức độ vận dụng công cụ đánh giá thành quả các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên 
(công cụ tài chính) 
Công cụ tài chính Quy mô Min Max Mean Std. Deviation 
Lợi nhuận bộ phận 
Nhỏ 0 4 2,23 1,115 
Vừa 1 5 2,31 1,125 
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư 
Nhỏ 1 4 2,71 ,980 
Vừa 1 5 2,56 ,990 
Phân tích chênh lệch so với dự 
toán 
Nhỏ 0 4 2,45 1,173 
Vừa 0 4 2,40 1,156 
Chi phí định mức và phân tích 
chênh lệch so với định mức 
Nhỏ 0 4 2,31 ,967 
Vừa 1 4 2,20 1,079 
Lưu chuyển tiền tệ 
Nhỏ 1 5 3,22 ,960 
Vừa 1 4 2,82 ,912 
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát 
Công cụ tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ở doanh nghiệp nhỏ có mean cao nhưng ở doanh nghiệp 
vừa, cả hai cùng có mean > 2,5 nhưng vẫn ở mức thấp. 
Tiếp đến là công cụ phân tích chênh lệch so với dự toán giá trị mean chỉ 2,40 đến 2,45 < 
2,5 dưới trung bình, chứng tỏ công cụ này vận dụng không được tốt. 
Công cụ chi phí định mức và phân tích chênh lệch so với định mức giá trị mean doanh 
nghiệp nhỏ là 2,31 doanh nghiệp vừa là 2,2 đều < 2,5 cho thấy mức độ vận dụng chúng rất 
thấp. 
Công cụ lưu chuyển tiền tệ ở doanh nghiệp nhỏ cao hơn doanh nghiệp vừa chứng tỏ các 
doanh nghiệp nhỏ về khả năng dòng tiền doanh nghiệp xoay nhanh hơn và hiệu quả hơn. 
Với đo lường bằng công cụ tài chính, có các giá trị min = 0 tức có vài công cụ doanh 
nghiệp không áp dụng các công cụ KTQT này, trong đó doanh nghiệp nhỏ có nhiều tiêu chí 
doanh nghiệp không áp dụng hơn doanh nghiệp cỡ vừa. Khi xét giá trị max ta cũng thấy 
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 23 (2020), 45-52 49 
doanh nghiệp cỡ vừa nhiều tiêu chí đạt giá trị cao nhất là mức 5 (cũng là mức cao nhất 
trong thang đo) cho thấy doanh nghiệp quy mô vừa vận dụng công cụ tài chính tốt hơn. 
Đánh giá thành quả bằng công cụ phi tài chính 
Công cụ sự hài lòng của khách hàng ở các doanh nghiệp nhỏ có giá trị mean 2,89 lớn 
hơn doanh nghiệp vừa ở mức mean 2,71. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ chăm sóc 
khách hàng linh hoạt và tốt hơn. Với công cụ giao hàng đúng hạn doanh nghiệp nhỏ cũng 
chiếm ưu thế hơn doanh nghiệp vừa. Do có quy mô nhỏ gọn và thường các doanh nghiệp 
nhỏ thì ông chủ quán xuyến trực tiếp và xử lý công việc cực nhanh. 
Bảng 4. Mức độ vận dụng công cụ đánh giá thành quả tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú 
Yên (phi tài chính) 
Công cụ tài chính Quy mô Min Max Mean Std. Deviation 
Sự hài lòng của khách hàng 
Nhỏ 0 4 2,89 1,147 
Vừa 1 4 2,71 1,014 
Giao hàng đúng thời hạn 
Nhỏ 0 4 2,77 1,156 
Vừa 1 4 2,60 1,074 
Chất lượng sản phẩm dịch vụ 
Nhỏ 1 5 3,69 1,074 
Vừa 2 5 3,62 1,072 
Biến động về nhân sự 
Nhỏ 1 4 3,48 ,773 
Vừa 1 4 3,16 ,952 
Đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên 
Nhỏ 1 4 2,11 1,017 
Vừa 1 4 2,69 1,145 
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát 
Về công cụ chất lượng sản phẩm dịch vụ thì mức mean của doanh nghiệp nhỏ lớn hơn 
doanh nghiệp vừa. Nhưng ở doanh nghiệp vừa có giá trị min là 2 cao hơn doanh nghiệp nhỏ 
chỉ đạt 1 và do đó ta thấy độ lệch chuẩn của doanh nghiệp quy mô nhỏ cao hơn. 
Công cụ biến động về nhân sự: sự gắn kết với công ty nhờ những chính sách nhân sự 
tốt, nếu không người lao động sẽ chạy việc làm bất ổn nguồn nhân lực, với tiêu chí này 
nhóm doanh nghiệp nhỏ làm tốt hơn nhóm doanh nghiệp vừa. 
Công cụ đào tạo bồi dưỡng nhân viên ở loại hình doanh nghiệp nhỏ giá trị mean < 2,5 
các nhân viên hầu như tự học hỏi trong quá trình làm việc chứ chưa có một cơ chế đào tạo 
bài bản khi vào làm việc tại công ty. Nhưng ở doanh nghiệp vừa có mean 2,69 trên trung 
bình nên ở các doanh nghiệp lớn hơn thì đào tạo bỗi dưỡng cho nhân viên được chú trọng 
hơn. 
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định 
Hỗ trợ ra quyết định là một nhân tố quan trọng trong công cụ KTQT. Bảng 5 cho biết 
thực trạng áp dụng công cụ này tại Phú Yên. 
Bảng 5. Mức độ vận dụng công cụ hỗ trợ ra quyết định tại DNNVV trên địa bàn Phú Yên 
Hỗ trợ ra quyết định Quy mô Min 
Ma
x 
Mea
n 
Std. 
Deviation 
Phân tích quan hệ chi phí sản lượng lợi 
nhuận 
Nhỏ 0 3 2,40 ,915 
Vừa 1 4 3,18 ,777 
Phân tích lợi nhuận sản phẩm Nhỏ 1 4 2,58 1,059 
50 Journal of Science – Phu Yen University, No.23 (2020), 45-52 
Vừa 1 5 2,67 1,243 
Giá trị hiện tại thuần 
Nhỏ 1 4 2,65 ,959 
Vừa 1 4 2,71 ,991 
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ 
Nhỏ 0 4 2,69 1,074 
Vừa 1 4 2,89 ,885 
Quản trị dựa trên hoạt động 
Nhỏ 0 3 2,15 ,905 
Vừa 1 4 2,60 1,053 
Quản trị hàng tồn kho kịp thời 
Nhỏ 1 4 3,02 ,927 
Vừa 1 5 3,00 1,331 
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát 
Xét các giá trị mean về mức độ sử dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định giữa doanh 
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa ta thấy các doanh nghiệp nhỏ có mức độ sử dụng kém hơn 
so với doanh nghiệp quy mô vừa. Công cụ phân tích quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận 
doanh nghiệp vừa mean là 3,18 trong khi doanh nghiệp nhỏ chỉ là 2,4. Phân tích lợi nhuận 
sản phẩm, giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, quản trị dựa trên hoạt động ở các 
doanh nghiệp vừa có giá trị mean lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ. Vậy mức độ vận dụng 
công cụ hỗ trợ ra quyết định các doanh nghiệp vừa là tốt hơn. 
Công cụ phân tích quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận và quản trị dựa trên hoạt động 
của doanh nghiệp nhỏ chỉ đạt 0-3 và độ lệch chuẩn nhỏ cho thấy hiệu quả ứng dụng 2 công 
cụ này rất thấp. 
Hệ thống KTQT chiến lược 
Bảng 6. Mức độ vận dụng hệ thống kế toán quản trị chiến lược tại DNNVV tỉnh Phú Yên 
Kế toán quản trị chiến lược Quy mô Min Max Mean 
Std. 
Deviation 
Chi phí mục tiêu trong việc thiết kế sản 
phẩm mới 
Nhỏ 0 3 1,92 ,853 
Vừa 1 3 2,18 ,684 
Chi phí chiến lược trong việc xác định 
chiến lược của doanh nghiệp 
Nhỏ 1 4 2,14 ,933 
Vừa 1 4 2,84 1,021 
Phân tích chi phí phát sinh trong từng 
hoạt động của chuỗi giá trị của công 
Nhỏ 0 3 1,94 ,827 
Vừa 1 3 2,20 ,625 
Theo dõi chi phí trong các giai đoạn 
phát triển sản phẩm 
Nhỏ 0 4 2,22 ,960 
Vừa 1 4 3,00 ,739 
Thu thập thông tin của đối thủ cạnh 
tranh 
Nhỏ 0 4 1,82 ,882 
Vừa 1 4 2,11 ,982 
 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát 
Với công cụ KTQT chiến lược, hầu hết các công cụ đều có mức vận dụng khác nhau 
giữa 2 nhóm doanh nghiệp trong khi các doanh nghiệp vừa có chỉ số mean thấp thì các 
doanh nghiệp nhỏ lại còn thấp hơn. Chi phí mục tiêu trong việc thiết kế sản phẩm mới ở 
doanh nghiệp nhỏ mean chỉ với 1,92 trong khi doanh nghiệp vừa là 2,18. Các chỉ số còn lại 
là: Chi phí chiến lược trong việc xác định chiến lược doanh nghiệp, phân tích chi phí phát 
sinh trong từng hoạt động của chuỗi giá trị, theo dõi chi phí trong các giai đoạn phát triển 
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 23 (2020), 45-52 51 
sản phẩm và thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh còn xa lạ và sử dụng rất ít đặc biệt là 
doanh nghiệp nhỏ. 
Đối với các tiêu chí tổng hợp, về công cụ KTQT hệ thống đánh giá thành quả đo lường 
bằng công cụ phi tài chính được ứng dụng tốt nhất và tương đồng ở hai loại quy mô doanh 
nghiệp (2,96). Công cụ hệ thống dự toán đứng thứ hai và có sự khác biệt không lớn giữa 
doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Công cụ KTQT ở hệ thống đánh giá thành quả đo lường 
bằng công cụ tài chính được ứng dụng yếu nhất với doanh nghiệp vừa và yếu thứ hai của 
doanh nghiệp nhỏ. Công cụ hệ thống kế toán quản trị chiến lược có mức độ vận dụng yếu 
nhất mean chỉ đạt 2,01 và 2,47; thể hiện tại Bảng 7. 
Bảng 7. Tổng hợp mức độ vận dụng công cụ KTQT 
Công cụ KTQT 
Quy mô doanh nghiệp 
Nhỏ Vừa 
Hệ thống dự toán 2,76 2,9 
Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường bằng công cụ tài chính 2,58 2,46 
Hệ thống đánh giá thành quả Đo lường bằng công cụ phi tài chính 2,96 2,96 
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định 2,58 2,84 
Hệ thống kế toán quản trị chiến lược 2,01 2,47 
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả 
3. Kết luận 
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Phú Yên đánh giá mức độ vận dụng công cụ KTQT 
tại các DNNVV với các nhóm công cụ gồm: Hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá thành quả 
(Đo lường bằng công cụ tài chính và phi tài chính) và hệ thống hỗ trợ ra quyết định, hệ 
thống KTQT chiến lược. Với mỗi nhóm công cụ được đo bằng những tiêu chí cụ thể. 
Đối với các tiêu chí tổng hợp thì không có sự khác khác biệt lớn về mức độ ứng 
dụng giữa quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng với các tiêu chí thành phần thì khác biệt 
đáng kể. Có 4 tiêu chí của quy mô doanh nghiệp nhỏ và 3 tiêu chí của quy mô doanh nghiệp 
vừa trên mức trung bình. Công cụ hệ thống đánh giá thành quả đo lường bằng công cụ phi 
tài chính có mức ứng dụng tốt nhất. Khi so sánh từng tiêu chí thì phần lớn các tiêu chí ngoại 
trừ hệ thống đánh giá thành quả đo lường bằng công cụ phi tài chính thì quy mô doanh 
nghiệp vừa vận dụng các công cụ KTQT tốt hơn. 
Để áp dụng tốt hơn các công cụ KTQT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú 
Yên trong thời gian tới, nhóm tác giả đưa ra các gợi ý chính sách sau: 
KTQT có vai trò rất quan trọng trong các DNNVV. Điều này hoàn toàn trái ngược 
với quan điểm truyền thống cho rằng chỉ những DN quy mô lớn mới cần áp dụng KTQT. 
Mặc dù, thiếu hụt trong việc sử dụng công cụ KTQT có thể chưa nghiêm trọng tới mức dẫn 
đến phá sản hay thất bại của các DNNVV nhưng chắc chắn kết quả hoạt động của các DN 
này sẽ được cải thiện nếu KTQT được quan tâm và sử dụng đúng mức. 
Nghiên cứu trên cũng chỉ ra các DNNVV chưa thực sự quan tâm và cũng chưa nhận 
ra lợi ích của các công cụ KTQT phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế (ví dụ phân tích 
quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận và quản trị dựa trên hoạt động). Nhóm tác giả cũng cho 
đây là một điều cần xem xét và nghiên cứu kỹ hơn. Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh việc sử 
dụng các công cụ này đòi hỏi những nỗ lực lớn trong việc đào tạo và tuyên truyền cho các 
52 Journal of Science – Phu Yen University, No.23 (2020), 45-52 
DNNVV. Đây cũng là một gợi ý rất quan trọng cho các nhà làm chính sách, các hiệp hội 
nghề nghiệp và các nhà giáo dục trong việc hỗ trợ, đào tạo và tiếp cận các DNNVV. 
Kết quả khảo sát từ thực tế các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã cung cấp 
những thông tin tài chính quan trọng cho các nhà quản lý DNNVV nói riêng và các doanh 
nghiệp có quy mô nói chung. Các nhà quản lý sẽ nhận thức được tầm quan trọng của 
KTQT, những lợi ích và hiệu quả mang lại của việc áp dụng KTQT trong hoạt động quản 
lý, là yếu tố giúp cho doanh nghiệp tồn tại được trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt 
này 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng 
kế toán quản trị chiến lược trong các Doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát Triển 
Kinh Tế, Số: 246, trang 9-15. 
[2] Đào Khánh Trí (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị 
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Đại 
học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 
[3] Phạm Châu Thành (2012), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Phương Đông. 
[4] Quốc hội Việt Nam(2015), Luật số 88/2015/QH13, Luật Kế toán. 
[5] Vương Thị Nga (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công 
cụ kế toán quản trị truyền thống tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tây 
Nguyên, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. 
Evaluation of the levels of management accounting tools in the medium and 
small enterprises in Phu Yen province 
Tran Thi Nguyet Cam, Nguyen Thi Tuyet Trinh, Hoang Thi Cam Tu 
MienTrung Industry and Trade College 
Email: nguyetcam8183@gmail.com 
Received: January 02, 2019; Accepted: February 10, 2020 
Abstract 
In Vietnam, the small and medium enterprises have not really created their strengths, 
and this group has only recently developed in the areas with low profit margins. At the 
beginning of 2017, Phu Yen province had around 1,734 enterprises with a total capital of 
32,750 billion VND. The small and medium enterprises account for a major proportion, 
contributing quite a lot to the province's GDP and using a significant portion of the labor force. 
Recognizing this problem, the article synthesizes the research on the realities of using 
management accounting tools in small and medium enterprises in Phu Yen and proposes some 
policies to support such enterprises, aiming at improving the efficiency of using capital and 
assets, contributing to promoting the province's economic development. 
Keywords: Management accounting, management accounting tools, small and medium 
enterprises 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_van_dung_cong_cu_ke_toan_quan_tri_trong_cac.pdf