Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề?

Thuyết trình không còn xa lạ với sinh viên. Để thuyết trình tốt, sinh viên cần

trang bị kỹ năng. Điều đó đòi hỏi sinh viên (và giảng viên) cần xác định rõ, đầy đủ

những nội dung, tiêu chí cần quan tâm khi thuyết trình. Nói cách khác, giảng viên và

sinh viên cần có chung “hệ quy chiếu” trong việc đánh giá kỹ năng thuyết trình. Về

điều này, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập tới nội dung, tiêu chí đánh giá kỹ

năng thuyết trình của sinh viên. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các nội

dung, tiêu chí cần được sử dụng trong đánh giá kỹ năng thuyết trình, làm tiền đề

đánh giá chính xác hơn kỹ năng này của sinh viên.

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề? trang 1

Trang 1

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề? trang 2

Trang 2

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề? trang 3

Trang 3

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề? trang 4

Trang 4

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề? trang 5

Trang 5

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề? trang 6

Trang 6

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề? trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề?

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên – đâu là tiền đề?
 ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN – 
 ĐÂU LÀ TIỀN ĐỀ? 
 TS. Hà Sơn Tùng 
 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 Tóm tắt 
 Thuyết trình không còn xa lạ với sinh viên. Để thuyết trình tốt, sinh viên cần 
trang bị kỹ năng. Điều đó đòi hỏi sinh viên (và giảng viên) cần xác định rõ, đầy đủ 
những nội dung, tiêu chí cần quan tâm khi thuyết trình. Nói cách khác, giảng viên và 
sinh viên cần có chung “hệ quy chiếu” trong việc đánh giá kỹ năng thuyết trình. Về 
điều này, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập tới nội dung, tiêu chí đánh giá kỹ 
năng thuyết trình của sinh viên. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các nội 
dung, tiêu chí cần được sử dụng trong đánh giá kỹ năng thuyết trình, làm tiền đề 
đánh giá chính xác hơn kỹ năng này của sinh viên. 
 Từ khóa: Kỹ năng thuyết trình, nội dung kỹ năng thuyết trình của sinh viên 
 1. Đặt vấn đề 
 Dưới góc độ cá nhân, kỹ năng thuyết trình giúp tăng sự tự tin, tăng khả năng 
nói trước đám đông, truyền tải được tư duy, suy nghĩ của bản thân, kiểm soát được 
lời nói, hành động, nhận biết được cảm xúc, mong muốn của người nghe. Dưới góc 
độ doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình giúp nhà quản trị truyền tải thông điệp, khích 
lệ nhân viên, thuyết phục khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng. Trong bài thuyết trình 
của mình với sinh viên, Warren Buffett, một trong những tỷ phú, doanh nhân thành 
công nhất thế giới đã từng nói, kỹ năng thuyết trình là rất cần thiết, sinh viên cần 
được học, rèn luyện kỹ năng này trong thời gian học đại học chứ không phải sau khi 
ra trường. Điều này càng khẳng định, sinh viên trong trường đại học cần được đào 
tạo, rèn luyện kỹ năng thuyết trình bên cạnh các kiến thức chuyên môn. Thực tế đáng 
buồn, theo một khảo sát của Học viện Giáo dục Việt Nam năm 2009, 83% sinh viên 
ra trường không có các kỹ năng mềm. Trong đó bao gồm cả kỹ năng thuyết trình. Đa 
số các trường đại học ở Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mực trong việc đào tạo 
kỹ năng thuyết trình cho sinh viên; hoặc có yêu cầu sinh viên thực hiện thuyết trình 
nhưng chỉ mang tính tự phát. Việc đánh giá kỹ năng thuyết trình cũng chưa được dựa 
trên các tiêu chí rõ ràng. Bài viết sẽ tổng quan các nghiên cứu về nội dung, tiêu chí 
đánh giá kỹ năng thuyết trình, tạo tiền đề cho việc đánh giá chính xác hơn kỹ năng 
thuyết trình của sinh viên. 
 323 
 2. Thuyết trình và tiêu chí đánh giá kỹ năng thuyết trình 
 Nhiều nghiên cứu đã minh chứng và khẳng định, kỹ năng thuyết trình đóng vai 
trò quan trọng trong đào tạo (Langan và cộng sự, 2005; De Grez, Valcke và Roozen, 
2012) cũng như thực tiễn kinh doanh (Campbell và cộng sự, 2001). Nhiều trường đại 
học trên thế giới đã rất chú trọng việc phát triển kỹ năng thuyết trình của sinh viên. 
Campbell và cộng sự cũng khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong 
đào tạo và thực tiễn doanh nghiệp. Trong đào tạo, các sinh viên thường xuyên được 
yêu cầu thực hiện các bài thuyết trình hay tham gia hội thảo, trao đổi để trình bày về 
các kết quả nghiên cứu. Việc sử dụng thành thạo kỹ năng thuyết trình giúp sinh viên 
thể hiện được tư duy, quan điểm ở mức độ cao hơn (Maes, Weldy & Icenogle, 1997). 
Sundrarajun và Kiely (2010) thì cho rằng năng lực, tính cách của sinh viên sẽ được bộc 
lộ, phát huy thông qua kỹ năng thuyết trình. Để hiểu về kỹ năng thuyết trình, cần hiểu 
rõ về bản chất thuyết trình và kỹ năng cần thiết khi thuyết trình. 
 Vậy, thuyết trình là gì? Burns, Joyce và Gollin (1996) cho rằng thuyết trình là 
một hình thức của giao tiếp và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác 
nhau. Levin & Topping (2006) thì cho rằng thuyết trình là bài diễn thuyết được lập 
kế hoạch và tập luyện để truyền đạt thông tin chứ không phải thông qua đọc các ghi 
chú. Với Nguyễn Đông Triều (2015), thuyết trình là trình bày bằng lời nói trước 
nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, 
gây ảnh hưởng đến người nghe. Để phân loại thuyết trình, tác giả này cho rằng cần 
dựa trên mục tiêu. Theo đó, bao gồm 3 loại thuyết trình: (1) thuyết trình để cung cấp 
thông tin; (2) thuyết trình để thuyết phục; và (3) thuyết trình để gây cảm hứng. 
Thuyết trình có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ bài thuyết trình 
được chuẩn bị “cẩn thận” với thời lượng cả giờ đồng hồ cho tới các bài thuyết trình 
mang tính “tự phát” chỉ vài phút. 
 Để thuyết trình tốt, sinh viên cần có kỹ năng. Theo từ điển kinh doanh, kỹ năng 
là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành 
động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong 
đợi. Theo đó, kỹ năng thuyết trình được hiểu là các kỹ năng cần thiết để truyền tải 
hiệu quả nội dung tới nhóm đối tượng người nghe. Việc đánh giá kỹ năng thuyết 
trình của sinh viên cũng cần được dựa trên các tiêu chí nhất định. Nhiều nghiên cứu 
đã chỉ ra các tiêu chí khác nhau cần sử dụng trong đánh giá kỹ năng thuyết trình. 
Joughin (2007) cho rằng cần đánh giá kỹ năng thuyết trình dựa trên 3 tiêu chí chính: 
truyền tải ý tưởng, truyền tải nội dung và sự thuyết phục đối với người nghe. 
Sundrarajun và Kiely (2010) cho rằng kỹ năng thuyết trình cần được tích hợp giữa 
ngôn ngữ (giọng nói, nhịp độ...) và phi ngôn ngữ (tiếp xúc mắt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ 
324 
thể, biểu lộ khuôn mặt...). Theo Shyam S.Bhati (2012), kỹ năng thuyết trình được 
đánh giá dựa trên nội dung, cấu trúc bài thuyết trình, việc sử dụng các phương tiện 
hỗ trợ, thời gian, cách truyền đạt (giọng nói, cử chỉ, giao tiếp mắt), phối hợp nhóm, 
kiểm soát tình huống. Với Freeman và Lewis (1998), đánh giá kỹ năng thuyết trình 
của sinh viên có thể dựa trên 2 nhóm tiêu chí chính: nội dung và trình bày. Kovač và 
Sirković (2012) thì cho rằng ý tưởng, cấu trúc và trả lời câu hỏi được coi là “nội 
dung”. Còn với phần “trình bày”, Pearce và Lee (2009) cho rằng sự tự tin, cô đọng, 
sự phản hồi với người nghe, giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể là những yếu tố cần được 
quan tâm. 
 Đánh giá thuyết trình thông qua ngôn ngữ 
 Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ là chìa khóa quan trọng trong kỹ năng thuyết trình 
(Gelula, 1997; Cheng và Warren, 2005). Nghiên cứu của Christ (1994) cho rằng 
những người có vốn từ phong phú luôn được đánh giá cao trong các phần thuyết 
trình. Việc sở hữu vốn từ phong phú giúp người thuyết trình dễ dàng thể hiện ý nghĩ, 
dễ dàng thuyết phục người nghe. Người có vốn từ phong phú cũng dễ dàng trong 
việc kiểm soát cách trình bày, kiểm soát lời nói của mình. Cùng việc đồng tình với 
Christ khi cho rằng vốn từ là quan trọng, Luoma (2004) và Cheng, Warren (2005) 
còn cho rằng ngữ pháp cũng là tiêu chí đánh giá kỹ năng thuyết trình. Ngữ pháp tốt 
giúp người thuyết trình truyền tải các suy nghĩ thành những cụm từ, câu có ý nghĩa 
(Fender, 2001, Luoma, 2004). Ngoài ra, giọng nói cũng là một tiêu chí đánh giá kỹ 
năng thuyết trình (Hincks, 2005; Pickering, 2004). Hincks (2005) nói thêm, một 
giọng nói đều đều, không có điểm nhấn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuyết trình. 
 Không chỉ vậy, kỹ năng thuyết trình cần được đánh giá dựa trên việc tổ chức 
nội dung thuyết trình, trong đó việc sử dụng từ ngữ/cụm từ hay cách diễn đạt đóng 
vai trò quan trọng (Hansen, 1994; Bloomfield và cộng sự, 2011). Các nội dung thuyết 
trình được sắp xếp cẩn thận, rõ ràng và có chuyển tiếp giữa các đoạn cũng sẽ làm bài 
thuyết trình thuyết phục hơn (Brindley và Slatyer, 2002). Đồng thuận với quan điểm 
này, Hansen và Jensen(1994) và Aryadoust (2013), cho rằng các mốc chuyển tiếp rất 
quan trọng trong việc thể hiện logic bài thuyết trình cũng như sự tiếp nối giữa các 
đoạn, phần. Thiếu những mốc chuyển này, bài thuyết trình sẽ thiếu đi sự dẫn dắt đối 
với người nghe (Chiang & Dunkel, 1992; Goh, 2002). Bởi trong nhiều trường hợp, 
người nghe có thể không nhận ra sự tách biệt giữa các phần, nội dung, dẫn tới việc 
hiểu nhầm hoặc không hiểu ý của người thuyết trình (Chiang & Dunkel, 1992). 
 Đánh giá thuyết trình thông qua phi ngôn ngữ 
 Thuyết trình sử dụng phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể 
(Ekman & Friesen, 2003; Padula, 2009), vẻ bề ngoài (Berkun, 2010), giao tiếp mắt 
 325 
với người nghe hay quản lý thời gian (Palmer, 2011). Thông qua phi ngôn ngữ của 
người trình bày, người nghe có thể nhận thức, ghi nhận và lĩnh hội các nội dung. Phi 
ngôn ngữ cần được lồng ghép phù hợp với bài thuyết trình để minh họa, dẫn chứng 
cho các nội dung trình bày (Comfort và Utley, 1996). Nói đến phi ngôn ngữ trong 
thuyết trình, Padula (2009) cho rằng biểu lộ gương mặt và giao tiếp bằng mắt là 
những tiêu chí rất quan trọng để kết nối giữa người trình bày và người nghe. 
Sweeney (1997) cũng nhấn mạnh, giao tiếp bằng mắt không có nghĩa là nhìn chằm 
chằm vào người nghe. Ngoài ra, tác giả Berkun (2010) cũng cho rằng vẻ bề ngoài, 
trang phục và quản lý thời gian trong thuyết trình cũng là những tiêu chí cần được sử 
dụng để đánh giá kỹ năng thuyết trình. 
 Đánh giá thuyết trình thông qua sử dụng công cụ hỗ trợ 
 Một số nhà nghiên cứu cho rằng, kích thích thị giác trong thuyết trình có thể 
được xếp vào nhóm giao tiếp phi ngôn ngữ (Ginther, 2002; Marcovitz, 2004; Berkun, 
2010). Một số khác lại không cho rằng như vậy. Nhưng dù thế nào, việc sử dụng các 
công cụ hỗ trợ trong thuyết trình để kích thích thị giác sẽ giúp người nghe ghi nhớ 
hơn nội dung bài thuyết trình (Ginther, 2002). Bên cạnh đó, Schmidt-Weigand, 
Kohnert và Glowalla (2010a, 2010b) bổ sung rằng, để bài thuyết trình thu hút hơn, 
người thuyết trình cần kích thích cả thị giác và thính giác. Điều đó có nghĩa, trong 
thuyết trình cần có sự phối hợp cả hình ảnh và âm thanh. Tuy vậy, cần lưu ý rằng 
việc sử dụng kết hợp hình ảnh và âm thanh cần đảm bảo người nghe không bị phân 
tâm mà bỏ lỡ các nội dung quan trọng (Tabbers, Martens và Van Merriënboer, 2004; 
Ayers và Sweller, 2005). Do vậy, một trong những nội dung đánh giá kỹ năng thuyết 
trình là việc sử dụng các công cụ hỗ trợ để kích thích thị giác và thính giác có phù 
hợp hay không. Một trong số các công cụ hỗ trợ thuyết trình phổ biến nhất là được sử 
dụng trong thuyết trình là phần mềm PowerPoint. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận 
xoay quanh các lợi ích, bất lợi của phần mềm này nhưng PowerPoint vẫn nổi lên như 
một công cụ hỗ trợ tích cực cho người thuyết trình trong việc thu hút sự quan tâm của 
người nghe, giúp diễn giải nội dung một cách rõ ràng (Mayer và Johnson, 2008). Tuy 
vậy, cũng có ý kiến cho rằng PowerPoint hạn chế sự tương tác của người thuyết trình 
và người nghe (Kalyuga, 2011; Kirschner, Kester, & Corbalan, 2011; Mayer, 2009). 
 Từ những nghiên cứu được thực hiện liên quan đến tiêu chí tiêu chí cần 
được sử dụng trong đánh giá thuyết trình, tác giả đưa ra tổng hợp trong Bảng 1 
dưới đây. 
326 
 3. Kết luận 
 Có không ít các nghiên cứu được thực hiện về các tiêu chí đánh giá kỹ năng 
thuyết trình của sinh viên. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng thuyết 
trình trong đào tạo và thực tiễn doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy 
kỹ năng thuyết trình cần được đánh giá trên những tiêu chí chính như ngôn ngữ, phi 
ngôn ngữ hay việc sử dụng các công cụ hỗ trợ. Với mục đích tổng hợp các tiêu chí 
đánh giá kỹ năng thuyết trình đã được nghiên cứu, bài viết mong muốn cung cấp tiền 
đề để đánh giá chính xác hơn kỹ năng này của sinh viên. 
 327 
 Bảng 1. Tổng hợp các tiêu chí sử dụng trong đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên 
 ự
 ng 
 ng ng
 ng 
 ộ
 ộ
 ộ
 ng ng s
 ộ
 ự
 ự ự ự
 s s s
 ngs
 ộ
 Silvis
 Bhati
 Christ
 Hincks Padula c
 Fender Luoma
 &Kiely
 Berkun
 Kalyuga
 Sweeney
 Pickering
 Sundrarajun 
 Bloomfield &
 Cheng, Warren
 Levin & Topping
 Weigand, & c Kirschner &c
 Hansen Hansen & Jensen
 Campbell & c Mayer& Johnson
 Chiang & Dunkel
 Ekman & Friesen Kovač & Sirković
 Freeman & Lewis
 Brindley Brindley & Slatyer
 De Grez và c
 1992 1994 1994 1997 1998 2001 2001 2002 2003 2004 2004 2005 2005 2006 2008 2009 2010 2010 2010 2011 2011 2011 2012 2012 2012 2015
Vai trò của kỹ năng thuyết trình 
Đối với đào tạo X X 
Đối với doanh nghiệp X 
Đánh giá kỹ năng thuyết 
trình qua ngôn ngữ 
Nội dung, cấu trúc thuyết X X 
 X 
trình 
Vốn từ X 
Ngữ pháp X X X X 
Âm lượng giọng nói X X X X 
Nhịp độ giọng nói X 
Cách diễn đạt, chuyển đoạn X X X X X 
Đánh giá kỹ năng thuyết 
trình qua phi ngôn ngữ 
Ngôn ngữ cơ thể X X 
Ý tưởng X 
Vẻ bề ngoài X 
Giao tiếp bằng mắt X X 
Nét mặt X 
Quản lý thời gian X X 
Đánh giá kỹ năng thuyết 
trình qua việc sử dụng 
công cụ hỗ trợ 
Hỗ trợ hình ảnh X X 
Hỗ trợ âm thanh X X 
Không phụ thuộc vào ghi chú X 
Sử dụng PowerPoint X X X 
 ** Ghi chú: Dấu (X) thể hiện các tiêu chí mà tác giả đề cập trong đánh giá kỹ năng thuyết trình 
 Nguồn: Tác giả tổng hợp 
328 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1 Behnke, R. R., & Sawyer, C. R. (2000). Anticipatory anxiety patterns for male and 
 female public speakers. Communication Education, 49, 187–195. 
 2 Bloomfield, A., Wayland, S. C., Rhoades, E., Blodgett, A., Linck, J., & Ross, S. 
 (2011). What makes listening difficult? Factors affecting second language 
 listening comprehension. College Park: The University of Maryland Center for 
 Advanced Study of Language. 
 3 Brindley, G., & Slatyer, H. (2002). Exploring task difficulty in ESL listening 
 assessment. Language Testing, 19, 369–394. 
 4 Brown, H. (2000). Personality Factors. Principles of Language Learning and 
 Teaching. New York: Pearson education. 
 5 Cheng, W., & Warren, M. (2005). Peer assessment of language proficiency. 
 Language Testing, 22, 93–121. 
 6 Christ, W. G. (Ed.). (1994). Assessing communication education: A handbook for 
 media, speech, and theatre educators. Hillsdale, NJ: Erlbaum. 
 7 De Grez, L., Valcke, M., & Roozen, I. (2009). The impact of an innovative 
 instructional intervention on the acquisition of oral presentation skills in higher 
 education. Computers & Education, 53, 112–120. 
 8 Hincks, R. (2005). Measures and perceptions of liveliness in student oral 
 presentation speech: A proposal for an automatic feedback mechanism. System, 
 33, 575–591. 
 9 Kirschner, F., Kester, L., & Corbalan, G. (2011). Cognitive load theory and 
 Multimedia learning, task characteristics and learning engagement: The current state 
 of the art. Computers in Human Behavior, 27(1), 1-4. doi:10.1016/j. chb.2010.05.003 
 10 Luoma, S. (2004). Assessing speaking. Cambridge, UK: Cambridge University 
 Press. 
 11 Shyam S.Bhati (2012). The effectiveness of oral presentation assessment in a 
 Finance subject: An empirical examination, Journal of University Teaching & 
 Learning Practice. 
 12 Quynh Hoa (2009), Graduates need more ‘soft skills’, truy cập ngày 1 tháng 9 năm 
 2017, từ 
 more-soft-skills-says-expert.html#e54zCOIbgKImuf6o.97 
 13 Nguyễn Đông Triều (2015), Kỹ năng thuyết trình, truy cập ngày 3 tháng 9 năm 
 2017, từ 
 %20THUYET%20TRINH.pdf 
330 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ky_nang_thuyet_trinh_cua_sinh_vien_dau_la_tien_de.pdf