Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Nghiên cứu này nhằm đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình dạy và học tiếng Anh cơ bản

dành cho sinh viên không chuyên ngữ của Đại Học Huế, bậc 1/6 – 3/6 (A1 – B1 theo CEFR), trên cơ

sở các kết quả thu được nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các đề xuất giải pháp sử dụng giáo trình có hiệu

quả, hỗ trợ sinh viên đạt kết quả đầu ra bậc 3/6 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện với 28 giảng viên tiếng Anh thuộc Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, Đại học

Ngoại ngữ Huế, Đại học Huế và 145 sinh viên không chuyên ngữ từ các trường thành viên trong Đại

học Huế với nhiều trình độ tiếng Anh khác nhau, theo phương pháp định tính và định lượng, có sử dụng

bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn cá nhân và dùng các phần mềm máy tính để xử lý kết quả. Khảo sát

và số liệu được phân tích dựa trên thang đánh giá 5 bậc Likert, trên cơ sở đó các đề xuất và kiến nghị

được đưa ra để nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng giáo trình này trong quá trình dạy và học tiếng

Anh cơ bản tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 6

Trang 6

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 7

Trang 7

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 8

Trang 8

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 9

Trang 9

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 4580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình Tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
uen thuộc 
22 78.6 127 87.6 
18. Có các bài tập luyện nghe, hiểu và làm theo 
các chỉ dẫn chi tiết 
22 78.6 121 83.4 
19. Có nhiều hoạt động giúp sv luyện nói mô 
tả, trình bày hoặc kể các câu chuyện ngắn về 
chủ đề quen thuộc 
23 82.1 124 85.5 
20. Có những tình huống giúp sv tranh luận bảo 
vệ quan điểm của mình 
26 92.9 127 87.6 
21. Có các chủ đề thuyết trình đơn giản, tạo cơ 
hội cho sv trình bày ý kiến 
20 71.4 128 88.3 
22. Giúp sv rèn luyện sử dụng ngôn ngữ đơn 
giản trong các tình huống giao tiếp 
25 89.2 121 83.4 
23. Có các bài tập luyện phát âm rõ ràng và dễ 
hiểu 
24 85.7 127 87.6 
24.Có nhiều bài tập luyện đọc để tìm và hiểu 
các thông tin liên quan trong các văn bản sử 
dụng hằng ngày 
22 78.6 125 86.2 
25. Có nhiều bàì tập luyện đọc hiểu được các 
nội dung liên quan đến chuyên ngành đang học 
12 42.8 107 73.8 
26. Cung cấp vốn từ vựng, ngữ pháp căn bản để 
đọc hiểu những chủ đề quen thuộc 
28 100 115 79.3 
27. Có nhiều hoạt động luyện viết về các trải 
nghiệm của bản thân 
26 92.8 116 80 
28. Có nhiều hoạt động luyện viết đoạn văn ngắn về 
các chủ đề quen thuộc, tóm tắt báo cáo đơn giản 
24 85.7 113 77.8 
29. Có nhiều hoạt động luyện viết thư cá nhân 
và thư giao dịch về các chủ đề thường gặp 
22 78.6 104 71.7 
Theo Bảng 4, nhóm tiêu chí về bốn kỹ năng ngôn ngữ gồm 14 tiêu chí được chia làm các cụm câu 
hỏi của từng kỹ năng: nghe ba câu (clusters) từ câu 16 - 18, nói năm câu từ 19 - 23, đọc ba câu từ 24 - 26, 
viết ba câu từ 27 - 29. Đây là các clusters được nhóm nghiên cứu thiết kế dựa trên các đặc tả kỹ năng ngôn 
ngữ theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT Việt 
Nam ban hành, có tham khảo các định dạng đề thi hết cấp độ và thi chứng chỉ đầu ra của SV không chuyên 
ngữ Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 
Kết quả theo Bảng 4 cho thấy trung bình trên 80% GV và SV tham gia khảo sát đánh giá cao về cách 
thiết kế lồng ghép thực hành các kỹ năng ngôn ngữ trong giáo trình “Life”, đặc biệt hầu hết GV (trên 90%) 
đánh giá cao về các hoạt động nghe, nói và việc cung cấp vốn từ vựng, ngữ pháp cơ bản cho SV để đọc 
hiểu các chủ đề quen thuộc. Tuy nhiên, chỉ có 42.8% ý kiến GV cho rằng những bài đọc hiểu trong giáo 
trình “Life”có nội dung liên quan đến chuyên ngành SV đang học; trong khi đó 73.8% ý kiến SV lại đồng 
ý với mục này; chủ đề của các bài đọc phần lớn tập trung vào mảng khoa học xã hội và nhân văn. 
4.2.4. Nhóm tiêu chí về hỗ trợ người sử dụng sách 
Nhóm này gồm 3 tiêu chí được sử dụng để đánh giá mức độ hỗ trợ người sử dụng sách. Các kết quả 
thu được dựa trên yêu cầu của nhóm tiêu chí này như sau: 
Bảng 5. Đánh giá giáo trình “Life” theo tiêu chí về hỗ trợ người sử dụng sách 
Tiêu chí đánh giá Giáo viên tiếng Anh SV không chuyên ngữ 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
30. Có hệ thống học liệu bổ trợ giúp GV và 
SV phát triển năng lực chuyên môn tích 
cực, hiệu quả 
26 92.9 113 77.8 
31. Có hệ thống học liệu đi kèm phù hợp 
với nội dung của sách, giúp SV tận dụng 
tự học, tự kiểm tra đánh giá 
26 92.9 127 87.6 
32. Có hệ thống học liệu cho phép ứng dụng 
công nghệ thông tin trong dạy học, phù hợp 
với điều kiện dạy học cụ thể 
22 78.6 121 83.4 
33. Giá thành sách phù hợp với điều kiện 
kinh tế của người học 
5 17.9 25 17.2 
Theo Bảng 5, có đến 92.9% GV đánh giá cao hệ thống học liệu bổ trợ của giáo trình “Life”, đặc biệt 
trong việc giúp GV phát triển bài dạy theo phương pháp giao tiếp có ứng dụng công nghệ thông tin và giúp 
người học tự học, tự đánh giá. Tuy nhiên, tỉ lệ ý kiến về nguồn học liệu trực tuyến phù hợp với điều kiện 
dạy học cụ thể thì giảm hơn so với các ý kiến khác (78.6%); do bởi các yêu cầu về kết nối internet ổn định, 
cài đặt phần mềm tương thích và cần có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để tích hợp các họat động 
trực tuyến này. Nhiều ý kiến của giảng viên và sinh viên cũng cho rằng nếu bộ giáo trình có sách bài tập 
ngoại tuyến thì sẽ thuận tiện hơn trong truờng hợp sinh viên không vào làm bài tập trực tuyến được. Khi đề 
cập đến giá thành sách có phù hợp với điều kiện kinh tế của người sử dụng không, ý kiến của giảng viên và 
sinh viên khá đồng nhất với ti lệ rất thấp (17.2%), điều đó cho thấy rằng nhà xuất bản cũng chưa thật sự hỗ 
trợ người học về việc giảm giá hoặc có chính sách chiết khấu phù hợp để khuyến khích sinh viên sử dụng 
bộ sách này. 
 Về câu hỏi thứ hai,“người dạy và người học cần sử dụng giáo trình “Life” như thế nào để đạt được 
kết quả như mong muốn?” 
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của GV và SV qua câu hỏi mở và ghi nhận 
câu trả lời qua phiếu trả lời và trả lời phỏng vấn trực tiếp. Phần này được sử dụng như giải pháp đề xuất 
đến từ phía GV và SV, có bổ sung thêm một số khuyến nghị của các chuyên gia tập huấn sử dụng giáo trình 
“Life” để tăng tính hiệu quả sử dụng. Dưới đây là tổng hợp các ý kiến phản hồi: 
Đối với giảng viên 
- Các hoạt động ngôn ngữ trong giáo trình “Life” đã được thiết kế đa dạng (theo các đánh giá nêu trên) 
nhưng do thời lượng dành cho môn học quá hạn chế (30 tiết lên lớp với A1, A2 và 45 tiết lên lớp với B1) 
nên GV cần xác định những phần trọng tâm trong mỗi bài học phù hợp với mục tiêu của giờ giảng để triển 
khai tốt theo đường hướng thực hành giao tiếp, đảm bảo đúng tiến độ giảng dạy. 
- Dựa vào thực tế lớp học, đối tượng người học mà GV có thể lựa chọn các chủ đề có nội dung phù hợp, 
triển khai các hoạt động ngôn ngữ dưới nhiều hình thức sinh động, lồng ghép các kỹ năng ngôn ngữ để tăng 
hứng thú học tập cho SV. 
- Sử dụng tốt bảng tương tác “Interactive Board” để giảng dạy trong quá trình lên lớp. 
- Sử dụng CNTT tích hợp với giáo trình để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Việc ứng dụng CNTT 
bao gồm sử dụng tải khoản giáo viên được cung cấp để tiếp cận nguồn tài nguyên hỗ trợ trên website 
ngllife.com, tạo tài khoản để tạo khóa học trực tuyến trên website myelt.heinle.com, sử dụng phần mềm để 
tạo bài kiểm tra từ ngân hàng câu hỏi được tạo sẵn cho Life tùy cấp độ, sử dụng đĩa video kèm theo sách, 
có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, đánh giá sự tham gia của SV và nhận xét, phản hồi để nắm tình hình 
học tập của SV. 
Đối với sinh viên không chuyên ngữ 
- SV phải chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp (đăng nhập vào tài khoản SV để thực hành các bài tập online, 
xem và soạn bài trước phần từ vựng, ngữ pháp ở mỗi bài học). 
- Cần thực hành kỹ năng viết email, messages nhiều hơn qua các bài tập tự luyện viết theo định dang đề thi 
bậc 3/6. 
- Do giáo trình “Life” được biên soạn theo đường hướng giao tiếp nên SV cần tích cực tham gia vào các 
hoạt động cặp, nhóm, đặc biệt là phần crictical thinking trong mỗi bài học. 
- Thường xuyên thực hành các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói theo các hướng dẫn của 
GV phụ trách lớp. 
Đối với nhà xuất bản Cengate Learning 
- Phần review cuối mỗi bài học nên được thiết kế theo định dạng chuẩn đề thi KET, PET để SV có thể làm 
quen với các phần trong đề thi. 
- Cần xem xét lại giá thành cuốn sách “Life” dành cho SV Đại học Huế, do mức giá vẫn còn quá cao đối 
với đa số SV miền Trung nên nhiều SV vẫn còn do dự khi chọn học giáo trình này. 
- Cập nhật các học liệu bổ trợ cho GV và SV, đặc biệt là cập nhật số lượng các tài khoản cần cung cấp cho 
GV để GV có thể khai thác nguồn học liệu hữu ích của “Life” phục vụ cho việc giảng dạy và kiểm tra, đánh 
giá định kỳ. 
- Tổ chức các đợt tập huấn sử dụng các phần mềm hỗ trợ và hội thảo trao đổi kinh nghiệm sử dụng tốt giáo 
trình Life. 
Đối với trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
- Cung cấp và duy trì ổn định các trang thiết bị tốt, cơ sở vật chất phù hợp để hỗ trợ việc dạy và học TACB 
với giáo trình này. 
- Thống nhất lựa chọn ổn định giáo trình dạy và học TACB và thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đánh giá 
mức độ hiệu quả của giáo trình đang sử dụng để phát triển học liệu tốt hơn. 
- Tổ chức các hội thảo cấp khoa và trường để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. 
5. Thảo luận và đề xuất 
Như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, quy trình đánh giá góp phần quyết định nội dung và hiệu quả đánh 
giá. Nếu việc đánh giá được tổ chức nghiêm túc, bài bản và phù hợp, sẽ có sự đồng thuận mạnh mẽ từ GV 
và toàn thể SV. Trên cơ sở đó chúng tôi có một số đề xuất như sau: 
- Thiết lập và thông tin chính sách, chủ trương: Đây là chủ trương nhằm thực hiện chiến lược kiểm 
tra và tự đánh giá chất lượng sử dụng giáo trình dạy và học TACB của nhà trường, vì thế hoạt động này cần 
thiết phải được trở thành một chủ trương trong chương trình đào tạo hằng năm của nhà trường, khoa TACN 
và chủ trương này cần thông báo rộng khắp trong GV và SV để mọi người liên quan nắm rõ mục tiêu và 
cách thức tiến hành. 
- Thời gian đánh giá, công cụ đánh giá: Thông thường, hoạt động đánh giá được tiến hành vào cuối 
khóa học, thông qua một bảng câu hỏi. Hoạt động này nếu được làm đồng bộ trong nhà trường, do một bộ 
phận nhà trường (Phòng Đào tạo) và Khoa TACN đảm trách, thì cần được thông báo về thời gian tiến hành 
vừa đảm bảo hoàn tất mà không bị thiếu sót, vừa phân chia hợp lý nhân sự của bộ phận phụ trách. 
- Thiết kế nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá chất lượng sử dụng giáo trình dạy và học TACB của 
các cấp độ từ A1 - B1 có thể khác nhau tùy theo mục tiêu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, khuynh 
hướng chung hiện nay về mục tiêu của hoạt động đánh giá giáo trình là để giúp GV và SV điều chỉnh việc 
dạy và học cho phù hợp với đối tượng người học hơn, về các mặt phương pháp, chương trình giáo trình, 
quan hệ tương tác, cũng như cá tính của GV và SV. Tùy theo mục đích mà bộ phận chuyên trách chọn lọc 
để đưa vào bảng câu hỏi. Tựu trung nội dung đánh giá phổ biến hiện nay tập trung vào các nhóm chủ đề 
sau: 
- Giáo trình phải cụ thể hóa nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ được quy định trong chương trình đào tạo 
đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo, loại hình đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp 
giáo dục đại học và việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của Trường. 
- Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng 
và chuẩn đầu ra đã ban hành. 
- Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù 
hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ. 
- Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú 
thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành. 
- Cuối mỗi chương của giáo trình, phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định 
hướng thảo luận và bài tập thực hành. 
- Hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của Trường 
- Phát triển giáo trình và học liệu: Nội dung cụ thể như sau: 
- GV giới thiệu đề cương khóa học rõ ràng chi tiết ngay từ đầu khóa học 
- GV tham khảo tài liệu, tự thiết kế và bổ sung thêm bài tập theo định dạng đề thi chuẩn bậc 3/6. 
- Trên cơ sở nguồn ngữ liệu có sẵn, GV cung cấp cho SV các nguồn tài liệu trực tuyến để SV tự học thêm. 
- Đề nghị nhà xuất bản Cengate (đối tác của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) thường xuyên cập 
nhật và cung cấp các phần mềm hỗ trợ SV tự học và GV trong việc phát triển học liệu phù hợp với chuẩn 
đầu ra bậc 3/6. 
6. Kết luận 
 Nội dung đánh giá chất lượng sử dụng giáo trình dạy và học TACB của các cấp độ từ A1 - B1 có thể 
khác nhau tùy theo mục tiêu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, khuynh hướng chung hiện nay về mục 
tiêu của hoạt động đánh giá giáo trình là để giúp GV và SV điều chỉnh việc dạy và học cho phù hợp với đối 
tượng người học hơn. Bên cạnh nhiều ưu điểm của giáo trình “Life” như: hình thức được thiết kế đẹp, bắt 
mắt, cấu trúc nội dung khoa học, phù hợp với mục tiêu, định hướng đạt chuẩn đầu ra bậc 3/6 theo quy định, 
kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, phù 
hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ; một số điểm vẫn cần 
được cân nhắc để giáo trình “Life” có thể tiếp cận được nhiều người học hơn như: giá thành còn cao, chưa 
có sách bài tập ngoại tuyến song song với sách học, một vài chủ đề chưa thật gần gũi với SV Việt nam, cần 
tăng cường thêm các bài tập luyện viết email, viết đoạn văn ngắn. 
Dựa vào các kết quả khảo sát và phân tích đánh giá giáo trình “Life” ở cấp độ từ A1 - B1, nhóm 
nghiên cứu đã đi đến kết luận giáo trình “Life” của các tác giả John Hughes, Helen Stephenson, Paul 
Dummett, nhà xuất bản Cengate Learning, National Geographic được lựa chọn là giáo trình dạy và học 
TACB cho SV không chuyên ngữ ĐH Huế là hoàn toàn phù hợp. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Thông tư 31/2015/TT-BGDĐT: Quy định bộ tiêu chí đánh giá sách giáo 
khoa tiếng Anh giáo dục phổ thông. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Thông tư 24/01/2014/TT-BGDĐT: Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 
6 bậc dùng cho Việt Nam. 
Braskamp, L.A. and Ory, J.C. (1994). Assessing Faculty Work: Enhancing Individual and Institutional 
Performance. San Francisco: Jossey-Bass. 
Breen, M., & Candlin, C. (1987). Which materials? A consumer’s and designer’s guide. In L.E. Sheldon 
(Ed.), ELT textbooks and materials: problems in evaluation and development. ELT Documents 126 (pp. 
13-28). London, UK: Modern English Publications and the British Council. 
Centra, J. (1993). Reflective faculty evaluation. San Francisco: Jossey-Bass. 
Cunningsword, A. (1984). Evaluating and selecting EFL teaching materials. London: Heinemann 
Educational Books. 
Cunningsworth, A. (1995). Choosing Your Coursebook. Oxford: Heinemann. 
Ellis, R. (1997). The empirical language materials. ELT Journal, 51(1), 36-42. 
Grant, N. (1987). Making the most of your textbook. London: Longman. 
Hutchinson, H., & Waters, A. (1987). English for specific purposes. Cambridge: Cambridge University Press. 
Jones, S. (2009). A retrospective evaluation of a ELT coursebook for a Korean university conversation 
course. MA TESOL/TEFL, 3. University Birmingham. 
Kiely, R. (2009). Small answers to the big question: learning from language program evaluation. 
Language Teaching Research, 13(1), 99-116. 
McDonough, J., & Shaw, C. (1993). Materials and methods in ELT. Oxford: Blackwell. 
McGrath, I. (2002). Materials Evaluation and Design for Language Teaching. Edinburgh: Edinburgh 
University Press. 
Rea-Dickens, P., & Germaine, K. (1992). Evaluation. Oxford: Oxford University Press. 
Richard, J. C (2005). Professional Development for Language Teacher, Cambridge University Press 
Tomlinson, B. (1999). Developing criteria for evaluating L2 materials. In J. McDonough & C. Shaw 
(Eds), Materials and methods in ELT (2nd edition) (pp. 10-13). Maine: Blackwell Publishing. 
Tomlinson, B. (2003). Developing materials for English language teaching. London: Continuum. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_giao_trinh_life_bo_giao_trinh_tieng_anh_co_ban_danh.pdf