Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019, đến nay đã lan rộng ra toàn cầu và chưa

có dấu hiệu kết thúc. Tác động của dịch bệnh đến kinh tế toàn cầu là vô cùng lớn khi các nền

kinh tế lớn nhất thế giới đều ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý I/2020. Trước bối cảnh đó,

Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhằm

giảm bớt khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, góp phần đưa Việt Nam trở thành

nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á và là số ít các nước trên thế giới đạt tăng trưởng

dương trong năm 2020. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy, các chính sách tài chính hỗ

trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng phát sinh một số bất cập, hạn chế chưa

phù hợp với thực tế. Bài viết phân tích những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến nền kinh

tế Việt Nam thông qua thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét các

chính sách tài chính đã và đang được triển khai, đồng thời chỉ ra những hạn chế. Từ đó, đề xuất

một số khuyến nghị về chính sách tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch có

hiệu quả trong thời gian tới.

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 1

Trang 1

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 2

Trang 2

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 3

Trang 3

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 4

Trang 4

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 5

Trang 5

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 6

Trang 6

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 7

Trang 7

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 8200
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020

Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong năm 2020
 sản xuất kinh doanh, đảm bảo 
ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Các kết quả đạt được từ chính sách tài chính hỗ trợ doanh 
nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19:
Một là, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban 
hành đến hết tháng 12/2020 đạt khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt khoảng 
117,5 nghìn tỷ đồng (trong đó số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 87,3 
nghìn tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 30,2 nghìn tỷ đồng). Các giải pháp hỗ trợ về thuế, 
phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng 
đồng doanh nghiền đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động SXKD và duy 
trì tăng trưởng.
Hai là, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019. Mặc dù, là 
mức tăng thấp trong 10 năm trở lại đây nhưng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi tăng trưởng 
đầu tư của các nước đều có xu hướng sụt giảm thì kết quả thực hiện vốn đầu tư xã hội của Việt 
Nam nêu trên là dấu hiệu tích cực. Đặc biệt, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn NSNN năm 2020 
đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2020 là kết quả của việc đẩy mạnh thực hiện và giải 
ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19, điều 
này cũng thể hiện rõ vai trò của Nhà nước trong tạo việc làm, thu nhập cho doanh nghiệp, người 
dân, thúc đẩy phát triển kinh tế. 
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ba là, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 đạt 16,6 tỷ 
đồng, tăng 32,3% so với năm 2019. Nếu tính cả 3.341,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm 
của 39,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế 
trong năm 2020 là gần 5.577,6 nghìn tỷ đồng, tăng 39,3% so với năm 2019. Bên cạnh đó, còn 
có 44,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 11,9% so với năm 2019, nâng tổng số 
doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2020 lên 179 
nghìn doanh nghiệp, tăng 0,8% so với năm 2019. Trung bình mỗi tháng có 14,9 nghìn doanh 
nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
244
Bốn là, xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều tích cực. Theo kết quả điều tra 
của Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, doanh nghiệp lạc quan về 
tình hình SXKD, trong đó 40,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD quý IV/2020 tốt hơn 
quý III/2020 và 34,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình SXKD ổn định. Dự kiến quý I/2021 
so với quý IV/2020, có 42,8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên và 38,2% số doanh 
nghiệp cho rằng tình hình SXKD sẽ ổn định.
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, do đó, kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi 
ro và nhiều yếu tố khó lường. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động ảnh hưởng mạnh 
mẽ tới các doanh nghiệp, những điều chỉnh chính sách tài chính càng có ý nghĩa hỗ trợ, thúc đẩy 
doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cũng cho thấy những vấn đề đặt ra cần quan tâm. Cụ thể:
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp thành lập mới có xu hướng giảm. Trong năm 2020, số doanh 
nghiệp đăng ký thành lập mới so với năm 2019 giảm 5,1%, giảm 6,3% về vốn đăng ký và giảm 
19,5% về số lao động. Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát đánh giá tác động của dịch COVID-19 
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” của Tổng cục Thống kê thực 
hiện trong tháng 12/2020, có tới 85,7% số doanh nghiệp trên phạm vi cả nước bị tác động bởi 
dịch COVID-19. Các yếu tố thị trường tiêu thụ bị giảm, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, thiếu vốn 
cho sản xuất trong khi áp lực chi trả công lao động, thực hiện các giải pháp nâng cao trình độ 
chuyên môn/tay nghề cho người lao động, ứng dụng thương mại điện tử... làm tăng chi phí cho 
doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ 
(tháng 9/2020) thì 74% doanh nghiệp sẽ phá sản nếu dịch COVID-19 kéo dài 6 tháng, 60% số 
doanh nghiệp sẽ bị giảm trên 50% doanh thu và 39% số doanh nghiệp chọn giải pháp sa thải nhân 
viên. Như vậy, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ 
gặp nhiều khó khăn hơn, tác động lớn đến lao động và việc làm, ảnh hưởng mạnh tới việc thực 
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Thứ hai, trong những tháng đầu năm 2021, tác động của dịch COVID-19 đến thu NSNN có 
thể sẽ rất lớn do Việt Nam là một nền kinh tế hội nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả 
năng chống chịu còn hạn chế nên tác động của dịch bệnh, thiên tai... làm tăng trưởng kinh tế suy 
giảm, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước bị đình trệ, đời sống 
người dân khó khăn. Hơn thế, việc Quốc hội thông qua các Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất 
nông nghiệp, Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh 
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác... cùng với việc Chính phủ đã ban hành 
Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các 
tổ chức, cá nhân; giảm nhiều khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu 
ảnh hưởng bởi COVID-19... sẽ làm thu NSNN giảm đáng kể. Ngoài ra, do diễn biến dịch bệnh 
còn phức tạp, lo ngại về làn sóng bùng phát dịch COVID-19 thứ hai đã diễn ra ở nhiều quốc gia 
và Việt Nam, làm giảm nhu cầu năng lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu từ dầu 
thô của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021.
Thứ ba, áp lực chi NSNN lớn trong những tháng đầu năm 2021 do phải thực hiện mục tiêu 
kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể: (i) 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
245
Nhu cầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch; chi cho công tác cách ly và 
chữa trị người mắc bệnh COVID-19; chi phụ cấp cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch, chi 
nghiên cứu sản xuất văcxin phòng chống dịch... vẫn rất lớn; (ii) Chi thực hiện các chính sách hỗ 
trợ người lao động và an sinh xã hội theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính 
phủ, ước tính khoảng 62 nghìn tỷ đồng với số đối tượng được hỗ trợ khoảng 20 triệu người; (iii) 
Đẩy mạnh chi đầu tư để hỗ trợ nền kinh tế, thu hút đầu tư tư nhân, tạo việc làm, thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế.
Thứ tư, các biện pháp phòng chống dịch làm gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính, theo đó, 
nợ công và thâm hụt tài khoá gia tăng trong thời gian tới. Các gói hỗ trợ đạt hiệu quả sẽ làm tăng 
sức chống chịu của nền kinh tế, tăng triển vọng về đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, nếu 
các gói cứu trợ tài chính kéo dài sẽ làm tăng sức ép về nợ công, từ đó tác động không tốt đến 
tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, do tác động của đại dịch COVID-19, việc thực thi các gói tài khóa kích thích tiêu 
dùng và đầu tư chắc chắn sẽ gia tăng mức thâm hụt ngân sách, do đó, cần điều chỉnh kỷ luật tài 
khoá tổng thể, tạo khung thể chế thực thi chính sách tài khóa mở rộng; Cần tập trung thực hiện 
tốt các luật thuế và các nhiệm vụ thu NSNN thông qua việc quản lý chặt chẽ các khoản thu, mở 
rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu...
Thứ sáu, thách thức về cầu tiêu dùng. Đại dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp và khó lường, 
đặc biệt là tại các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong khi Việt Nam có mức độ 
hội nhập sâu rộng, có độ mở cao đối với thương mại và đầu tư nước ngoài nên tăng trưởng kinh 
tế của Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải dựa vào nội lực. Tuy nhiên, nội lực từ tiêu dùng tư 
nhân và đầu tư tư nhân đang bị suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch nên chỉ có chi tiêu của Chính 
phủ trong thời gian tới mới đủ khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, giúp nền kinh tế phát triển sau 
đại dịch.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến tăng 
trưởng kinh tế thế giới năm 2020 thấp hơn năm 2019 thậm chí xuống thấp nhất trong hơn 1 thập 
kỷ qua do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, cầu hàng hóa suy giảm. Tuy nhiên, kinh tế 
Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, 
do đó Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh dịch bệnh 
COVID-19 trên thế giới và trong nước còn đang diễn biến rất phức tạp. Năm 2021 là năm đầu 
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh 
tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo các kết luận, nghị quyết của Đảng, Quốc hội nên để hỗ trợ 
người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, để có thể hoàn thành các 
mục tiêu tài chính - ngân sách đã đặt ra, cần hướng trọng tâm vào các biện pháp như sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Chính phủ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, 
người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Thông tin tuyên truyền phải thường xuyên, liên 
tục theo nhiều hình thức, bảo đảm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động tiếp cận và hiểu 
rõ phạm vi, đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục để các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ 
thực hiện đúng và kịp thời nhận được gói hỗ trợ của nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho người dân, 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
246
doanh nghiệp. Tiếp tục ưu tiên các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 thật 
tốt để tạo sự ổn định trong hoạt động SXKD cũng như đời sống của người dân, doanh nghiệp.
Hai là, nắm chắc đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển doanh 
nghiệp, quan tâm, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong thực 
hiện các chính sách tài chính để có giải pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo việc ban hành chính sách, 
chế độ tài chính theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng, đồng thời tháo gỡ các nút thắt cho 
doanh nghiệp phát triển.
Ba là, chú trọng công tác phân tích, dự báo tình hình kinh tế, chính trị, tài chính trên thế giới 
và trong nước để có những đề xuất, tham mưu chính sách tài chính kịp thời nhằm hỗ trợ, thúc 
đẩy doanh nghiệp phát triển cũng như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần 
tiếp tục thực hiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 
01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh 
tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2020 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 về tiếp tục 
thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng 
lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Quyết liệt triển khai các nghị quyết của Trung ương về hoàn 
thiện thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo thực hiện các mục 
tiêu về tăng trưởng kinh tế.
Bốn là, cần có cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi phù hợp với tình hình thực tế để tạo sức 
bật cho cả nền kinh tế, kích thích cả ba động lực tăng trưởng chủ yếu (đầu tư, xuất khẩu và tiêu 
dùng) để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội... Cụ thể, năm 2021 
và thời gian đầu của giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, thực hiện các giải pháp tài khóa, tiền tệ mở 
rộng phù hợp để kích thích tổng cầu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, các ngành, lĩnh 
vực trọng yếu, thúc đẩy tăng trưởng, giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Có giải pháp phù hợp 
vừa thúc đẩy xuất khẩu, vừa phát triển mạnh thị trường trong nước. Đẩy mạnh xúc tiến thương 
mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị 
trường. Tận dụng tốt hơn, hiệu quả hơn các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là 
CPTPP và EVFTA...
Năm là, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thu NSNN theo hướng hợp lý hóa các ưu đãi, phát 
triển cơ sở thu mới, rà soát các ưu đãi thuế, điều chỉnh thuế suất... nhằm thúc đẩy và mở rộng 
nguồn thu ổn định, bền vững. Thực hiện quyết liệt các giải pháp công tác quản lý thu NSNN, 
tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ 
tục cho các , hộ, cá nhân kinh doanh khi kê khai các thủ tục giãn thuế; cùng với đó, tiếp tục đẩy 
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ tốt cho người nộp thuế, tập trung vào công tác quản 
lý đăng ký, khai thuế, nộp thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế, quản lý chặt 
chẽ, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.
Sáu là, cần thực hiện nghiêm túc và triệt để việc tiết kiệm chi thường xuyên từ các cấp trung 
ương đến địa phương, triển khai kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển 
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn “sống chung với COVID”. Đảm bảo cân đối 
ngân sách các cấp, sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm.
Bảy là, thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các nhiệm vụ cơ cấu lại và phát triển các ngành, lĩnh 
vực. Chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nhất là đầu tư công; tiếp tục đẩy mạnh cơ 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
247
cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm 
an toàn hệ thống.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nỗ lực bảo đảm vừa hỗ trợ hiệu quả cho người dân, 
doanh nghiệp, vừa phải duy trì, củng cố tính bền vững của NSNN, cải thiện dư địa chính sách tài 
khóa, tăng sức chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài. Nhiệm vụ này mang tính chiến lược trong bối 
cảnh thiên tai, dịch bệnh phức tạp song hành cùng những căng thẳng về an ninh quốc phòng, trên 
thế giới. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sự đồng thuận của người dân, 
doanh nghiệp và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về 
đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến Kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
2. Bộ Tài chính (2020), Báo cáo chuyên đề - Các giải pháp về chính sách thuế, phí, lệ phí nhằm 
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và các giải pháp triển khai thời 
gian tới.
3. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người 
dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
4. Chính phủ (2020), Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 
5 năm 2016 - 2020; dự kiến Kế hoạch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025.
5. Ngân hàng Nhà nước (2020), Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về 
việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn.
6. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 về các nhiệm vụ, giải 
pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó 
với dịch COVID-19.
7. Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cac_tac_dong_tich_cuc_va_nhung_ton_tai_han_che_cua.pdf