Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới

Tóm tắt: Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986, Đảng ta đã xác định rõ dân chủ

vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Trên cả cơ sở lý luận và thực

tiễn, dân chủ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Bài viết này điểm lại những thành tựu cơ bản Đảng ta đã đạt được trong quá trình

lãnh đạo thực hiện dân chủ ba mươi năm qua và rút ra một số bài học về việc phát huy

dân chủ trong giai đoạn mới

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 1

Trang 1

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 2

Trang 2

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 3

Trang 3

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 4

Trang 4

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 5

Trang 5

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 6

Trang 6

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 7

Trang 7

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 8

Trang 8

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 9

Trang 9

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 5780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới

Đảng Cộng sản Việt Nam với việc phát huy dân chủ qua ba mươi năm đổi mới
g 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng 10% 
 dân số, có khoảng 1,4 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên. Bảo đảm mức sống 
 của người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn cư trú. 
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện và đa dạng, ngày càng mở 
 rộng và hiệu quả. Đến cuối năm 2015, cả nước có trên 12 triệu người tham gia bảo hiểm xã 
 hội, 10 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế 
 [1, tr. 44]. 
 Hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng được bổ 
sung và hoàn thiện hơn. Đang xúc tiến xây dựng Luật An sinh xã hội và sửa đổi Luật Bảo 
hiểm xã hội. Xây dựng, ban hành và thực hiện nhiều chính sách, pháp luật về bình đẳng 
giới, về chăm sóc bà mẹ và trẻ em, hôn nhân và gia đình, chăm sóc người cao tuổi, phòng, 
chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình. 
 Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; đã tăng cường đầu tư về 
 kết cấu hạ tầng, kinh phí cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo chuyển biến rõ rệt trong 
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào 
 các dân tộc thiểu số. 
2.2. Những vấn đề còn tồn tại 
2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế 
 Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng chưa 
cao, tiến độ ban hành còn chậm; việc tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật và bảo đảm 
102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
kỷ cương, pháp luật còn nhiều hạn chế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Quyền tự do 
kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ, môi trường kinh doanh chưa thật sự bảo đảm cạnh 
tranh công bằng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 
 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chất lượng nguồn nhân lực, 
kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chậm được hoàn thiện; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm 
trọng và diễn biến phức tạp; nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế ngày càng bộc lộ rõ. Luật 
pháp, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế còn không ít những chồng chéo và mâu thuẫn; 
cơ chế phân phối còn nhiều bất hợp lý; phân bổ các nguồn lực dàn trải, có biểu hiện bị chi 
phối bởi cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm”. 
 Tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp, chưa thiết lập được cơ chế 
 đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kết quả đầu ra. 
 Sự tham gia giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị - xã hội, xã 
 hội - nghề nghiệp và nhân dân trong nền kinh tế và trong hoạt động quản lý nhà nước còn 
 hạn chế, bất cập. 
2.2.2. Trong lĩnh vực chính trị 
 Thực hành dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật còn nhiều bất cập, trên thực 
tế đang tồn tại tình trạng “vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ cương”. Trong xã hội còn không 
ít biểu hiện mất dân chủ, hoặc dân chủ cực đoan; thực hiện pháp luật, kỷ luật, kỷ cương 
không nghiêm, việc thực hành dân chủ có lúc, có nơi còn mang tính hình thức. 
 Các nguyên tắc xây dựng Đảng, như nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê 
bình ở nhiều tổ chức đảng còn bị vi phạm. Trong Đảng, tình trạng vi phạm việc thực 
 hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách còn xảy ra ở một số nơi. Quyền hạn và chế 
 độ trách nhiệm của người đứng đầu và của tổ chức đảng, chính quyền quy định chưa 
 rõ ràng, thực hiện chưa nghiêm. Còn thiếu các chế tài bảo đảm thực thi dân chủ, giữ vững 
 kỷ cương. 
 Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính 
 trị - xã hội chậm được đổi mới, vẫn còn tình trạng “hành chính hóa”, “công chức hoá”, 
 “viên chức hoá”. 
 Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa đáp ứng đầy đủ các 
 nguyên tắc cơ bản: thượng tôn pháp luật, hoạt động thực sự dân chủ; chăm lo, bảo vệ 
 quyền lợi chính đáng của nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc 
 kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, nhất là 
 trong bộ máy nhà nước, chưa được chế định rõ, còn thiếu nhất quán. Cơ chế bảo vệ pháp 
 luật và tăng cường pháp chế chưa đầy đủ, còn hạn chế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC −−− SỐ 7/2016 103 
 Công tác lập pháp còn nhiều bất cập. Hệ thống pháp luật còn nhiều tầng nấc, thiếu 
đồng bộ, hiệu lực chưa cao, tính công khai, minh bạch, tính khả thi, ổn định còn hạn chế. 
Việc thực thi pháp luật không nghiêm, kỷ cương, kỷ luật còn lỏng lẻo. Cải cách hành chính 
chậm, chưa đạt yêu cầu. Thủ tục hành chính rườm rà, tình trạng quan liêu, tiêu cực còn 
nghiêm trọng, gây phiền hà cho nhân dân, hạn chế việc phát huy quyền làm chủ của nhân 
dân, đang là trở lực lớn trong việc xây dựng môi trường xã hội, môi trường kinh doanh 
lành mạnh, minh bạch, thúc đẩy đổi mới và phát triển. 
 Tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp còn có những mặt 
hạn chế. Hiệu quả thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội chưa cao. Tổ chức và 
cơ chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp còn có những điểm chưa được làm rõ và 
quy định phù hợp, nhiều nơi hoạt động còn hình thức. 
 Cải cách tư pháp còn có những vướng mắc, thiếu đồng bộ. Hoạt động của các cơ quan 
tư pháp có nhiều bất cập, chưa thật sự độc lập và còn hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu 
thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng bảo vệ công lý. 
 Chế độ công vụ; chế độ thủ trưởng, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu; 
trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước... chậm được hoàn thiện. 
2.2.3. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội 
 So với những thành tựu đạt được về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối 
ngoại, thành tựu phát triển văn hóa, xây dựng con người chưa tương xứng [1, tr.38]. Đời 
sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; sự chênh lệch về hạ tầng văn 
hóa, thiết chế văn hóa và khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa 
với đô thị và giữa các tầng lớp nhân dân có xu hướng tăng lên. 
 Việc giải quyết các vấn đề xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Một số chính sách 
xã hội chậm đổi mới, chưa sát thực tiễn, thiếu cơ sở khoa học; còn thiếu những chính sách 
đặc thù cho những vùng đặc thù; thiếu cơ chế, chính sách điều tiết hợp lý quan hệ lợi ích, 
điều hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội. Phân hóa 
giàu nghèo có xu hướng gia tăng; phân tầng xã hội theo xu hướng không hợp thức diễn 
biến phức tạp. Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, lúng túng, chồng chéo, thiếu hiệu quả; 
 tiêu cực xã hội, tệ nạn xã hội, tai nạn xã hội, tội phạm xã hội có chiều hướng gia tăng. 
 Giảm nghèo thiếu bền vững. Chưa hình thành cơ chế đồng bộ về giảm nghèo đa chiều, 
 đa mục tiêu. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng xã 
 hội ở nhiều địa phương, khu vực, nhất là vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, một bộ phận nhân 
 dân chưa được hưởng thụ một cách công bằng các thành quả của công cuộc đổi mới. Bất bình 
 đẳng xã hội về thu nhập, giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội... chậm được khắc phục. 
104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
 Một số bức xúc xã hội chậm được giải quyết; một số vấn đề mới nảy sinh liên quan 
đến giai cấp, dân tộc, tôn giáo, dân số, đất đai, lao động, việc làm, thu nhập... chưa có giải 
pháp khắc phục hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều điểm nóng, tình trạng khiếu kiện đông 
người và những căng thẳng trong quan hệ xã hội, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính 
trị - xã hội. Một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để chống phá 
Đảng, Nhà nước chưa được giải quyết kịp thời, thỏa đáng. 
2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và những vấn đề còn tồn tại 
2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu 
 Những kết quả đạt được là do Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn xây dựng và phát 
 huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng yêu cầu phải đổi mới hệ thống chính trị, 
 xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về tất 
 yếu khách quan phải đẩy mạnh phát triển các hình thức và phương thức thực hiện dân chủ. 
 Phát huy dân chủ đồng thời với tăng cường kỷ cương, kỷ luật, tuân thủ pháp luật. 
 Nhận thức rõ hơn dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với phát triển dân chủ 
 trong tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, gắn với dân chủ hóa toàn bộ đời sống 
 xã hội; có dân chủ mới có đồng thuận xã hội, có đồng thuật xã hội mới tạo nên sức mạnh 
 đại đoàn kết dân tộc. 
 Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và chỉ đạo triển khai thực 
 hiện. Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của phát triển kinh tế thị trường; xác định phát 
 triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết sách về 
 kinh tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện. 
 Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản là 
đúng đắn, hợp lòng dân. Đã động viên, khai thác các nguồn lực trong nhân dân cùng với 
Nhà nước và sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội. 
2.3.2. Nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại 
 Những hạn chế do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước hết, vấn đề 
 xây dựng nền dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội 
 chủ nghĩa trong điều kiện một Đảng cầm quyền là những vấn đề lớn, phức tạp, mới và 
 chưa có tiền lệ. Xây dựng Đảng cầm quyền trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường 
 định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
 quốc tế là vấn đề mới mẻ, phải vừa làm, vừa tìm tòi, tổng kết rút kinh nghiệm để đổi mới, 
 hoàn thiện. 
 Công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về xây dựng nền dân chủ, về đổi mới 
 hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành 
TẠP CHÍ KHOA HỌC −−− SỐ 7/2016 105 
chưa được coi trọng đúng mức. Trong nhận thức lý luận, còn biểu hiện giáo điều, không 
sát thực tiễn. 
 Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa, thực thi dân chủ chưa được quan tâm đúng mức và kiên quyết; 
chưa khuyến khích mạnh mẽ và phát huy cao tính chủ động và sáng tạo của các địa 
phương. Trong quá trình đổi mới, còn thiếu cách nhìn tổng thể, hệ thống; một số nội dung 
luật pháp, cơ chế, chính sách ban hành chưa sát thực, không bảo đảm tính khả thi, có 
những vấn đề chưa được luận chứng đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, còn né tránh, ngại 
va chạm, triển khai chậm, thiếu nhất quán, nên chủ trương và tổ chức thực hiện đổi mới, 
kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy không đồng bộ. Ảnh hưởng về tư duy, nội 
dung, phương thức và cơ chế vận hành của cơ chế cũ còn khá nặng. 
 Việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm và chưa đồng bộ. Phương thức lãnh đạo của Đảng về 
phát triển kinh tế, nhận thức vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường chậm 
được đổi mới, cụ thể hóa. Trên nhiều mặt, còn bị ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung quan liêu, 
bao cấp; phân công, phân cấp quản lý kinh tế chưa hợp lý; chưa chú trọng đúng mức việc 
tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khi tập trung thực hiện chủ trương kiềm chế lạm 
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Năng lực dự báo hạn chế, dẫn đến một 
số chủ trương, chính sách, giải pháp đề ra chưa phù hợp. Tổ chức thực hiện còn nhiều hạn 
chế, yếu kém, chưa quyết liệt, hiệu lực và hiệu quả chưa cao; kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt 
chẽ; chưa thật sự phát huy đầy đủ quyền làm chủ, quyền tự do kinh doanh của người dân 
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
 Nhận thức của nhiều cấp ủy đảng và chính quyền về các vấn đề xã hội, chính sách xã 
hội chưa đầy đủ và sâu sắc; có nơi còn coi nhẹ mô hình và phương thức quản lý xã hội, 
chưa có sự gắn kết giữa chính sách phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. 
 Chính sách xã hội chậm đổi mới so với chính sách kinh tế. Quản lý nhà nước còn 
 nhiều bất cập, chồng chéo. Còn thiếu những giải pháp hữu hiệu để thu hẹp khoảng cách về 
 mức sống và an sinh xã hội giữa các vùng, miền. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp 
 luật chưa nghiêm, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt 
 chẽ; phân công trách nhiệm không rõ; thiếu thể chế và thiết chế để tạo ra hành lang pháp lý 
 đồng bộ, thống nhất. Công tác thanh tra ở nhiều nơi chưa được coi trọng. 
 Nhu cầu nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội rất lớn nhưng khả năng đáp ứng 
thực tế của đất nước còn rất hạn hẹp, lại sử dụng chưa hiệu quả, còn phân tán, lãng phí, 
thậm chí tiêu cực; chưa động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của xã hội và khuyến 
khích người thụ hưởng chính sách tự vươn lên. 
106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
3. KẾT LUẬN 
 Thực tiễn 30 năm qua, trong điều kiện diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình khu 
vực, thế giới và những thuận lợi, khó khăn trong nước, những thành tựu mà Đảng và nhân 
dân ta đạt được trong xây dựng và phát huy dân chủ XHCN đã làm sáng tỏ việc Đảng ta 
khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc 
đổi mới là sự khẳng định chính xác. Phát huy dân chủ XHCN là một mục tiêu cơ bản của 
xây dựng CNXH và đến lượt nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện lại trở 
thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội cũng 
như nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ 
chưa hoàn thiện đến chỗ hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến chỗ phát triển. Quá trình 
này cần có thời gian, đòi hỏi sự kiên quyết, kiên trì và chủ động, không ngừng sáng tạo, 
thường xuyên tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, hoàn 
thiện đường lối, chủ trương, chính sách. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hội đồng Lý luận Trung ương (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 
 30 năm đổi mới (1986-2016) , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII , H., 2016. 
 3. Nguyễn Nhâm (2016), “Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam qua 30 năm đổi mới”, Tạp chí Cộng 
 sản , ngày 2/9/2016. 
 4. Nguyễn Đức Thúy (2015), “Một số thành tựu trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã 
 hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản , ngày 22/6/2015. 
 5. Báo Nhân dân điện tử, ngày 9/6/2016. 
 THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM WITH DEMOCRACY 
 PROMOTION AFTER 30 YEARS OF INNOVATION 
 Abstract : Since the National Congress in 1986, in the process of leading the revolution, 
 Communist Party of Vietnam has always defined democracy as the goal and the driving 
 force of reform. Basing on the theory and practice, democracy has an important role in 
 the process of social-economic development of the country. The article remarks key 
 achievements and the implementation of democracy of our Party and gives us lessons on 
 democracy. 
 Keywords : democracy, promoting democracy, achievements, innovation. 

File đính kèm:

  • pdfdang_cong_san_viet_nam_voi_viec_phat_huy_dan_chu_qua_ba_muoi.pdf