Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên

Nấm Ceratocystis spp. gây bệnh chết héo nhiều loài cây trồng ở vùng nhiệt đới (Kile,

1993). Bào tử nấm xâm nhiễm vào cây thông qua côn trùng, vết thương cơ giới, vết nứt và do

tỉa cành (Harrington, 2009; Tarigan et al., 2016), chúng gây bệnh nghiêm trọng trên các loài

keo ở Indonesia và Malaysia với hàng nghìn ha rừng bị chết héo mỗi năm (Tarigan et al., 2016).

Nấm gây bệnh chết héo rừng trồng keo tại Việt Nam và Indonesia đã được xác định là

Ceratocystis manginecans (Fourie et al., 2014; Fourie et al., 2016).

Nhóm các loài keo Acacia hiện đang giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh rừng

ở nước ta, diện tích rừng trồng các loài keo tại Việt Nam năm 2011 đạt 1,1 triệu ha (Harwood &

Nambiar, 2014), đến năm 2015 đạt 1,3 triệu ha (Phạm Quang Thu, 2016a). Việc trồng rừng

thuần loài trên quy mô lớn đã tạo sinh cảnh thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh. Năm 2009, lần

đầu ghi nhận bệnh chết héo các loài keo ở một số địa phương, đến nay đã phổ biến ở Việt Nam

(Phạm Quang Thu, 2016a; Phạm Quang Thu và cs, 2016). Kết quả điều tra tại 24 tỉnh cho thấy

bệnh chết héo do nấm C. manginecans gây hại rừng trồng các loài keo với tỷ lệ bị bệnh từ 7,1-

18,4% và trải rộng từ miền Bắc vào miền Nam (Phạm Quang Thu và cs, 2016). Năm 2015, 17

tỉnh đã ghi nhận gần 2.000ha rừng keo bị bệnh chết héo (Cục Bảo vệ thực vật, 2015).Năm 2016, có

thêm hơn 1.500ha rừng keo bị bệnh chết héo tại Tổng công ty Giấy (Phạm Quang Thu, 2016b).

Sử dụng giống chống chịu bệnh được xem là giải pháp khả thi để đối phó với dịch bệnh chết

héo, trong đó Keo lá tràm và Keo lưỡi liềm Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth thể hiện tiềm

năng chống chịu bệnh tốt (Tarigan et al., 2016). Bài báo này trình bày kết quả đánh giá đặc

điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng Keo lá tràm tại Quảng Trị và

Phú Yên góp phần chọn giống chống chịu bệnh chết héo ở Việt Nam.

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên trang 1

Trang 1

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên trang 2

Trang 2

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên trang 3

Trang 3

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên trang 4

Trang 4

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên trang 5

Trang 5

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên trang 6

Trang 6

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên

Đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth tại Quảng Trị và Phú Yên
vào trong, đặt bông 
 ẩm phía ngoài và dùng parafin bọc kín. Thí nghiệm với 30 cành/dòng, bảo quản ở 25oC, sau 10 ngày 
 tiến hành đo chiều dài vết bệnh trên cành. Đồng thời cắt 5 đoạn, mỗi đoạn 1cm ở mỗi đầu cànhở vị 
 1563 
.
 TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 
 trí sát vết bệnh và tiến hành phân lập nấm để kiểm tra. Phân cấp khả năng chống chịu bệnh dựa vào 
 chiều dài vết bệnh theo phương pháp của Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu (2016b), cụ thể 
 như sau: 
 Chiều dài vết bệnh (L) Khả năng chống chịu bệnh 
 L > 15 cm Mẫn cảm 
 10 cm < L ≤ 15 cm Chống chịu yếu 
 5 cm < L ≤ 10 cm Chống chịu trung bình 
 L ≤ 5 cm Chống chịu mạnh 
 L = 0 cm Chống chịu rất mạnh 
 Phương pháp gây bệnh nhân tạo trên cây 1 năm tuổi: Gây bệnh nhân tạo trên cây được thực 
 hiện theo phương pháp của Phạm Quang Thu và cộng sự (2012), sử dụng cây hom 1 năm tuổi của 
 các dòng Keo lá tràm, đường kính gốc trung bình từ 1,0-1,2 cm. Sau 30 ngày tiến hành phân cấp tính 
 chống chịu với 5 cấp dựa vào triệu chứng của cây như sau: 
 Triệu chứng Tính chống chịu bệnh 
 Chiều dài vết bệnh > 15 cm hoặc lá bị héo, khô, rụng, cây chết Mẫn cảm 
 Chiều dài vết bệnh ≥ 10 đến < 15 cm, lá cây đã chuyển màu vàng Chống chịu yếu 
 Chiều dài vết bệnh ≥ 5 đến < 10 cm, lá bắt đầu chuyển màu vàng Chống chịu trung bình 
 Chiều dài vết bệnh < 5 cm Chống chịu mạnh 
 Không có vết bệnh trên thân, cây khỏe Chống chịu rất mạnh 
 Phương pháp điều tra sinh trưởng và độ thẳng thân: Đo chiều cao bằng Blume leiss, đơn vị 
 tính m, độ chính xác đến 0,5m; đo đường kính bằng thước dây, đơn vị tính cm, độ chính xác đến 
 0,1 cm. Độ thẳng thân được xác định bằng mục trắc và cho điểm theo 5 cấp (Lê Đình Khả và 
 Dương Mộng Hùng, 2003), cụ thể như sau: Cây rất thẳng (5 điểm), cây thẳng (4 điểm), cây hơi 
 cong (3 điểm), cây cong (2 điểm) và cây rất cong (1 điểm). 
 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp của William và Matheson 
 (1994) bằng phần mềm Dataplus & Genstat 5.0 để phân tích các chỉ tiêu thông kê. 
 II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
 1. Kết quả đánh giá sinh trƣởng và độ thẳng thân 
 Kết quả đánh giá sinh trưởng và độ thẳng thân của 21 dòng Keo lá tràm khảo nghiệm trùng 
 lặp tại Quảng Trị và Phú Yên được tổng hợp trong bảng 1. 
 Bảng 1 
 Đặc điểm sinh trƣởng và độ thẳng thân của 21 dòng Keo lá tràm tại Quảng Trị và Phú 
 Yên (Khảo nghiệm tháng 12/2013, thu số liệu tháng 12/2015) 
 Quảng Trị Phú Yên 
 Dòng keo 
 TT D H DTT D H 
 lá tràm 1,3 vn 1,3 vn DTT (điểm) 
 (cm) (m) (điểm) (cm) (m) 
 1 AA1** 3,29 4,03 3,52 2,95 3,81 3,35 
 2 AA56* 4,54 5,19 4,35 3,52 4,17 3,59 
 3 AA116 2,60 3,44 2,41 2,34 3,13 2,71 
 1564 
.
 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 
 Quảng Trị Phú Yên 
 Dòng keo 
 TT D H DTT D H 
 lá tràm 1,3 vn 1,3 vn DTT (điểm) 
 (cm) (m) (điểm) (cm) (m) 
 4 AA119 3,59 4,22 2,52 2,29 3,11 2,73 
 5 AA121 3,13 3,59 2,39 2,79 3,55 3,14 
 6 AA123 3,08 3,66 2,71 2,18 2,98 2,93 
 7 AA124 2,69 3,07 2,08 3,00 3,73 3,29 
 8 AA126 4,32 4,82 3,24 2,03 2,66 2,34 
 9 AA127 2,77 4,24 2,02 2,20 3,00 2,72 
 10 AA128 3,46 3,91 2,86 2,47 3,37 2,67 
 11 AA132 2,75 3,39 2,78 2,03 2,66 2,34 
 12 AA134 2,94 3,08 2,05 1,87 2,57 2,18 
 13 AA135 3,24 3,92 3,24 2,09 2,92 2,66 
 14 AA138 3,70 3,98 2,69 3,24 3,82 3,22 
 15 AA147 3,06 3,43 2,33 3,00 3,73 3,29 
 16 AA149 3,46 3,95 2,77 2,52 3,46 3,08 
 17 AA153 3,10 3,46 2,72 2,51 3,52 3,05 
 18 AA154 3,67 3,95 3,28 1,96 2,69 2,35 
 19 AA157 3,20 3,46 2,46 2,56 3,48 3,17 
 20 AA162 3,33 3,79 2,91 2,41 3,27 2,97 
 21 AA171 3,46 3,84 2,37 2,59 3,58 3,27 
 TB 3,30 3,83 2,75 2,50 3,30 2,91 
 Lsd 0,71 0,66 0,63 0,57 0,70 0,61 
 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 0,003 0,004 <0,001 
 Ghi chú:*: Tiến bộ kỹ thuật; **: Giống Quốc gia; D1,3: Đường kính thân cây đo ở độ cao 1,3 m so 
 với mặt đất; Hvn: Chiều cao vút ngọn của cây; DTT: Độ thẳng thân 
 Hình 1: Keo lá tràm 2 năm tuổi tại Quảng Trị 
 a. Cây sinh trƣởng tốt (AA154); b. Cây bị chết héo (AA147) 
 1565 
.
 TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 
 Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng và độ thẳng thân của 21 dòng 
 Keo lá tràm ở giai đoạn 2 năm tuổi tại cả hai địa điểm khảo nghiệm có sự sai khác rõ về mặt 
 thống kê. Tại Quảng Trị xác định được 9 dòng có sinh trưởng đường kính, 11 dòng có sinh 
 trưởng chiều cao tốt hơn so với sinh trưởng trung bình của khảo nghiệm; 5 dòng có độ thẳng 
 thân trung bình đạt trên 3 điểm. Tuy nhiên, khi đánh giá kết hợp cả ba chỉ tiêu, chỉ có dòng 
 AA56 đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật (Bộ NN&PTNT, 2015) và 2 dòng mới AA126, 
 AA154 (Hình 1a) thể hiện ưu thế cả về sinh trưởng đường kính, sinh trưởng chiều cao và đồng 
 thời có hình thân đẹp. 
 Tại Phú Yên đã xác định được 10 dòng có sinh trưởng đường kính, 11 dòng có sinh trưởng 
 chiều cao tốt hơn so với trung bình của khảo nghiệm. Trong đó có 10 dòng bao gồm: dòng AA1 
 đã được công nhận giống quốc gia (Viện KHLNVN, 2011), dòng AA56 là tiến bộ kỹ thuật (Bộ 
 NN&PTNT, 2015) và 8 dòng mới: AA121, AA124, AA138, AA147, AA149, AA153, AA157, 
 AA171 thể hiện ưu thế cả về sinh trưởng đường kính, sinh trưởng chiều cao và có hình thân đẹp. 
 2. Kết quả đánh giá bệnh hại và tính chống chịu bệnh 
 Kết quả đánh giá tính chống chịu bệnh chết héo do nấm C. manginecans của 21 dòng Keo lá 
 tràm khảo nghiệm trùng lặp tại Quảng Trị và Phú Yên thông qua gây bệnh nhân tạo trên cành 
 cắt rời và trên cây 1 năm tuổi được tổng hợp trong bảng 2. 
 Bảng 2 
 Tính chống chịu bệnh chết héo do nấm C. manginecans của 21 dòng Keo lá tràm 
 tại Quảng Trị và Phú Yên 
 Tính chống chịu bệnh chết héo 
 Dòng keo lá 
 TT Thông qua gây bệnh trên cành Thông qua gây bệnh 
 tràm 
 Quảng Trị Phú Yên trên cây 1 tuổi 
 1 AA1 Rất mạnh Rất mạnh Mạnh 
 2 AA56 Rất mạnh Rất mạnh Rất mạnh 
 3 AA116 Trung bình Mạnh Trung bình 
 4 AA119 Rất mạnh Mạnh Mạnh 
 5 AA121 Trung bình Yếu Yếu 
 6 AA123 Rất mạnh Rất mạnh Rất mạnh 
 7 AA124 Trung bình Mạnh Mạnh 
 8 AA126 Yếu Trung bình Trung bình 
 9 AA127 Trung bình Trung bình Yếu 
 10 AA128 Trung bình Mạnh Trung bình 
 11 AA132 Mạnh Mạnh Mạnh 
 12 AA134 Mạnh Trung bình Trung bình 
 13 AA135 Rất mạnh Mạnh Mạnh 
 14 AA138 Rất mạnh Mạnh Mạnh 
 15 AA147 Mẫn cảm Mẫn cảm Mẫn cảm 
 16 AA149 Trung bình Trung bình Yếu 
 17 AA153 Mạnh Mạnh Mạnh 
 18 AA154 Rất mạnh Rất mạnh Mạnh 
 19 AA157 Trung bình Mạnh Trung bình 
 20 AA162 Mạnh Trung bình Trung bình 
 21 AA171 Mạnh Mạnh Mạnh 
 1566 
.
 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 
 Kết quả tổng hợp ở bảng 2 cho thấy tính chống chịu bệnh chết héo của 21 dòng Keo lá tràm 
 có sự khác nhau và được chia thành 4 nhóm, cụ thể như sau: 
 (1) Chống chịu bệnh chết héo mạnh đến rất mạnh: 10 dòng (AA1, AA56, AA119, AA123 
 (Hình 2b), AA132, AA135, AA138, AA153, AA154 và AA171), trong đó 4 dòng (AA1, AA56, 
 AA123 và AA154) thể hiện tính chống chịu bệnh rất mạnh ở cả hai địa điểm khảo nghiệm. (2) 
 Chống chịu bệnh trung bình đến mạnh: 8 dòng (AA116, AA124, AA127, AA128, AA134, 
 AA149, AA157 và AA162), trong đó hai dòng AA127 và AA149 chỉ thể hiện tính chống chịu ở 
 mức trung bình ở cả hai khảo nghiệm. (3) Chống chịu bệnh yếu đến trung bình: 2 dòng (AA121 
 và AA126). (4) Mẫn cảm với bệnh: 1 dòng, AA147 (Hình 2a). 
 Hình 2: Cành Keo lá tràm sau khi gây bệnh nhân tạo 10 ngày 
 a. Mẫn cảm với bệnh (AA147); b. Chống chịu bệnh rất mạnh (AA123) 
 Mười dòng được đánh giá có khả năng chống chịu bệnh chết héo mạnh đến rất mạnh thông 
 qua gây bệnh nhân tạo trên cành cũng đều thể hiện tính chống chịu bệnh mạnh và rất mạnh khi 
 gây bệnh nhân tạo trên cây 1 năm tuổi. Trong đó 6 dòng mới AA119, AA135, AA138, AA153, 
 AA154 và AA171 có tính chống chịu bệnh cao và có triển vọng về sinh trưởng, đặc biệt là dòng 
 AA138 và AA171 sinh trưởng tốt ở cả hai địa điểm khảo nghiệm. 
 Hình 3: Cây Keo lá tràm sau khi gây bệnh nhân tạo 30 ngày 
 a. Chống chịu bệnh rất mạnh (AA123); b. Mẫn cảm với bệnh (AA147) 
 Trong số các dòng Keo lá tràm được đánh giá có khả năng chống chịu bệnh chết héo mạnh 
 đến rất mạnh nêu trên có sáu dòng gồm: AA119, AA123, AA135, AA138, AA153 và AA154 
 cũng đã được đánh giá có tính chống chịu bệnh chết héo do nấm C. manginecans mạnh và rất 
 1567 
.
 TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 
 mạnh thông qua cặn dịch chiết từ lá (Nguyễn Minh Chí và cs,2016b), thông qua gây bệnh nhân 
 tạo trên khảo nghiệm ở Đồng Nai (Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016b) và đều có vi 
 khuẩn Bacillus subtilis subtilis nội sinh (Nguyễn Minh Chí và cs,2016a; Nguyễn Minh Chí và 
 Phạm Quang Thu, 2016a). 
 III. KẾT LUẬN 
 Đã xác định được 3 dòng Keo lá tràm A. auriculiformis tại Quảng Trị, 10 dòng tại Phú Yên 
 thể hiện ưu thế cả về sinh trưởng đường kính, sinh trưởng chiều cao và có hình thân đẹp. 
 Tính chống chịu bệnh chết héo của các dòng Keo lá tràm khác nhau và được chia thành 4 
 nhóm gồm: Chống chịu bệnh mạnh đến rất mạnh (10 dòng), chống chịu bệnh trung bình đến 
 mạnh (8 dòng), chống chịu bệnh yếu đến trung bình (2 dòng), và mẫn cảm với bệnh (1 dòng). 
 Mười dòng có khả năng chống chịu bệnh mạnh đến rất mạnh khi gây bệnh trên cành cũng 
 đều thể hiện tính chống chịu bệnh mạnh và rất mạnh khi gây bệnh trên cây 1 năm tuổi, trong đó 
 tám dòng gồm AA1, AA56, AA119, AA135, AA138, AA153, AA154 và AA171 có tính chống 
 chịu bệnh tốt và có triển vọng về sinh trưởng. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Quyết định số 3747/QĐ-BNN-TCLN 
 ngày 15/9/2015 về việc công nhận giống cây trồng Lâm nghiệp mới. 
 2. Nguyễn Minh Chí, Đặng Nhƣ Quỳnh, Trần Xuân Hinh và Phạm Quang Thu, 2016a. 
 Nghiên cứu tính kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecanscủa các dòng Keo lá 
 tràm thông qua vi sinh vật nội sinh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số chuyên 
 đề giống cây trồng, vật nuôi, (1): 283-291. 
 3. Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016a. Nghiên cứu định loại vi sinh vật nội sinh 
 trong các dòng Keo lá tràm đối kháng nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo. 
 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (16): 127-131. 
 4. Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Văn Nam và Phạm Quang Thu, 2016b. Sử dụng dịch chiết từ 
 lá Keo lá tràm để xác định tính kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans. Tạp 
 chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (20): 122-130. 
 5. Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016b. Nghiên cứu tính chống chịu bệnh chết 
 héo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra của các dòng Keo lá tràm bằng lây bệnh nhân 
 tạo. Tạp chí Bảo vệ thực vật, (6): 27-32. 
 6. Cục Bảo vệ Thực vật, 2015. Công văn số 2400/BVTV-QLSVGHR ngày 01/12/2015 của 
 Cục Bảo vệ Thực vật về việc báo cáo tình hình một số dịch hại mới nổi và kết quả phòng chống. 
 7. Fourie, A., Wingfield, M. J., Wingfield, B. D., Barnes, I., 2014. Molecular markers 
 delimit cryptic species in Ceratocystis sensu stricto. Mycol. Progress, (14):1-18. 
 8. Fourie, A., Wingfield, M. J., Wingfield, B. D., Thu, P. Q. and Barnes, I., 2016. A 
 possible centre of diversity in South East Asia for the tree pathogen, Ceratocystis 
 manginecans. Infection. Genetics and Evolution, (41): 73-83. 
 9. Harrington, T. C., 2009. The genus Ceratocystis. Where does the oak wilt fungus fit? In: 
 Billings, R. F. and Appel, D. N. (eds) National Oak Wilt Symposium, The Proceedings of 
 the Second National Oak Wilt Symposium. Texas Forest Service Publication, 166, College 
 Station, Texas: 21-35. 
 10. Harwood, C. E and Nambiar, E. K. S., 2014. Productivity of acacia and eucalypt plantations 
 in South East Asia. 2. trends and variations. International Forestry Review,16(2): 249-260. 
 1568 
.
 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 
 11. Kile, G. A., 1993. Plant diseases caused by species of Ceratocystis sensu stricto and 
 Chalara, In: Wingfield, M. J., Seifert, K. A., Webber, J. F. (Eds.), Ceratocystis and 
 Ophiostoma: Taxonomy. Ecology and Pathogenicity. The American Phytopathology 
 Society, St. Paul, Minnesota: 173-183. 
 12. Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003. Giống cây rừng. Nxb. Nông nghiệp, 304 trang. 
 13. O’Gara, E., Hardy, G. E. St. J. and McComb, J. A., 1996. The ability of Phytophthora 
 cinamomi to infect through unwounded and wounded periderms tissue of Eucalyptus 
 marginata. Plant Pathology, (45): 995-963. 
 14. Tarigan, M., Yuliarto, M., Gafur, A., Wong, C. Y. and Sharma, M., 2016. Other Acacia 
 species as a source of resistance to Ceratocystis, Workshop Ceratocystis in tropical 
 hardwood plantations, February 15-18, 2016, Yogyakarta, Indonesia: 31-32. 
 15. Phạm Quang Thu, Đặng Nhƣ Quỳnh và Bernard Dell, 2012. Nấm Ceratocystis sp. gây 
 bệnh chết héo các loài Keo (Acacia spp.) gây trồng ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước. 
 Tạp chí Bảo vệ thực vật, (5): 24-29. 
 16. Phạm Quang Thu, 2016a. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây 
 trồng rừng chính tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1): 4257-4264. 
 17. Phạm Quang Thu, 2016b. Điều tra nguyên nhân gây bệnh và đề xuất biện pháp xử lý bệnh 
 hại rừng trồng keo lai và keo tai tượng, Báo cáo tổng kết, Tổng công ty Giấy Việt Nam, 59 trang. 
 18. Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí và Trần Thị Thanh Tâm, 2016. Bệnh chết héo 
 Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông 
 thôn, (8): 134-140. 
 19. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2011. Giới thiệu giống cây trồng Lâm nghiệp giai 
 đoạn 2000-2010, Nxb. Nông nghiệp, 52 trang. 
 20. William, E. R. and Matheson, A. C., 1994. Experimental Design and Analysis for Use in 
 Tree Improvement. CSIRO, Melbourn and ACIAR, 174 p. 
 GROWTH AND DISEASE RESISTANCE OF ACACIA AURICULIFORMIS 
 CLONES TO CERATOCYSTIS MANGINECANS IN QUANG TRI 
 AND PHU YEN PROVINCE 
 Nguyen Minh Chi, Pham Quang Thu 
 SUMMARY 
 Acacia species are planted in large scale (about 1.3 million hectares) in Vietnam. However, 
 wilt disease caused by Ceratocystis manginecans has spread and became a serious threat to 
 these plantations with thousands of hectares infected. Study on growth and wilt disease 
 resistance was conducted with 21 A. auriculiformis clones in Quang Tri and Phu Yen provinces. 
 Three clones in Quang Tri, 10 clones in Phu Yen grew well and gave rise to straight stems. The 
 resistance of A. auriculiformis to C. manginecans was different between clones, and was 
 divided into 4 groups: strong to very strong (10 clones), average to strong (8), weak to average 
 (2) and nil (1). The clones with strong and very strong resistance were also shown to be strong 
 and very strong resistant to wilt diseases when inoculation has been made on one-year-old trees. 
 In which, eight clones AA1, AA56, AA119, AA135, AA138, AA153, AA154 and AA171 had 
 good disease resistance and growth potential, especially the clones AA56, AA138 and AA171 
 grew well in both sites. 
 1569 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_sinh_truong_va_tinh_chong_chiu_benh_chet_heo_cua_ca.pdf