Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

Với diện tích 10.371,3 ha, phân bố rộng, thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng,

lá kim được đánh giá là kiểu rừng điển hình của khu hệ thực vật vườn quốc gia

(VQG) Bidoup - Núi Bà. Kiểu rừng này là nơi hội tụ với số lượng lớn và đa dạng

các loài cây hạt trần quý, hiếm mà ít nơi nào có được. Bên cạnh đó, các kết quả

nghiên cứu về đa dạng, cấu trúc rừng tại VQG Bidoup - Núi Bà cho thấy, đặc trưng

nổi bật của kiểu rừng này chính là cấu trúc rất đa dạng [5, 7, 9].

Tuy nhiên, cấu trúc của kiểu rừng sẽ thay đổi cùng với sự phân hóa không

gian, mà đặc biệt là theo quy luật đai cao - yếu tố quan trọng ảnh hưởng rõ rệt tới sự

hình thành và cấu trúc các kiểu thảm thực vật [11]. Tại VQG Bidoup - Núi Bà, quy

luật đai cao đã hình thành các kiểu thảm thực vật rừng á nhiệt đới núi trung bình, á

nhiệt đới núi cao có cấu trúc khác nhau [6]. Do vậy, từ những kết quả nghiên cứu,

bài báo tập trung xác định đặc điểm phân bố và sự thay đổi cấu trúc theo quy luật đai

cao của kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, góp phần bổ sung luận cứ khoa học cho

sự đa dạng về cấu trúc của kiểu rừng đặc trưng này tại VQG Bidoup - Núi Bà.

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 1

Trang 1

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 2

Trang 2

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 3

Trang 3

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 4

Trang 4

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 5

Trang 5

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 6

Trang 6

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 7

Trang 7

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 8

Trang 8

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 9

Trang 9

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 2720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà
tay + 46,1 Loài khác 
 ÔTC 2 19,8 Dẻ gai + 13,1 Thông lá dẹt + 10,7 Trâm vỏ đỏ + 6,3 Cồng 
 42 
 (T2P) nhám + 6,1 Tiểu hồi + 5,0 Pơ mu + 38,9 Loài khác 
 i núi cao cao núi i ÔTC 3 11,5 Pơ mu + 8,2 Bời lời dao + 8,0 Cáp mộc Bidoup + 7,2 Dẻ 
 2 ớ 50 
 đ (P1) Trung Quốc + 65,1 Loài khác 
 t 
 ệ
 ÔTC 4 23,9 Pơ mu + 17,1 Cồng nhám + 9,3 Luống xương + 9,2 Dẻ ba 
 24 
 (Hg) cạnh + 6,8 Gò đồng + 5,9 Phân mã + 27,7 Loài khác 
 Á nhi Á
 ÔTC 5 12,4 Pơ mu + 9,9 Bời lời nhớt + 8,4 Dẻ cộng mảnh + 5,6 Chò 
 48 
 (Bp) xót + 5,2 Quế tsai + 58,4 Loài khác 
 Đặc điểm tái sinh tự nhiên 
 Kết quả nghiên cứu CTTT loài lớp cây tái sinh cho thấy, số loài tái sinh triển 
vọng tại các ÔTC từ 23÷39 loài với 4÷8 loài tham gia vào CTTT, số loài cây tái sinh 
nhỏ từ 15÷36 loài, với 5÷9 loài tham gia vào CTTT (bảng 4). 
82 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Bảng 4. CTTT cây tái sinh tại các ô tiêu chuẩn theo đai cao 
 Lớp cây tái sinh triển vọng Lớp cây tái sinh nhỏ 
 Đai cao (Hvn>2m và D1.3<10 cm) (0,3m≤Hvn≤2m) 
 Số Số 
 CTTT CTTT 
 loài loài 
 4,2 Diên bạch + 1,1 Đa hương + 0,6 
 16,4 Xú Côn sơn + 15,0 Bo rừng + 
 Trâm trắng + 0,5 Bạch tùng + 0,5 
 ÔTC 1 12,5 Dung chụm + + 6,4 Thạch 
 33 17 Cáp mộc Việt Nam + 0,5 Giang 
 (T2) châu + 6,1 Đỗ quyên trắng + 40,2 
 Quảng Đông + 0,5 Trâm vỏ vỏ đỏ + 
 Loài khác 
 2,0 Loài khác 
 0,6 Bời lời nhớt + 0,6 Dẻ Trung 
 14,2 Dung Nam Bộ + 12,5 Dung 
 Quốc + 0,6 Diên bạch + 0,6 Dung 
 ÔTC 2 tuyến + 7,3 Bứa rừng + 6,9 Gạc 
 36 36 Nam Bộ + 0,6 Dung tuyến + 0,5 
 (T5) nai + 6,2 Dung đen + 5,5 Dung 
 Giổi nhung + 0,5 Sóc tròn + 0,5 
 sáng + 47,4 Loài khác 
 Trâm trắng + 5,5 Loài khác 
 1,6 Kháo+ 1,4 Nhọc + 0,7 Ba chạc + 
 26,2 Đa hương + 17,2 Bo rừng + 0,7 Cáp mộc Bidoup+ 0,7 Cáp mộc 
 i núi trung bình bình trung núi i ÔTC 3 
 ớ 23 11,5 Cà đuối + 8,1 Bứa rừng + 7,1 20 Việt Nam+ 0,7 Dẻ bằng + 0,7 Sơn 
 đ
 t (T25) 
 ệ Cồng trắng + 29,9 Loài khác trà + 0,5 Dẻ xanh + 0,5 Xương cá + 
 2,6 Loài khác 
 Á nhi Á 16,3 Đa hương + 9,3 Gạc nai + 9,2 2,2 Diên bạch + 1,0 Đa hương + 0,8 
 ÔTC 4 
 39 Sụ thon + 8,0 Xú Côn Sơn + 56,8 24 Dung đen + 0,5 Dẻ cộng mảnh + 0,5 
 (Hg25) 
 Loài khác Kháo + 6,0 Loài khác 
 1,7 Du sam núi đất + 0,8 Dẻ Trung 
 13,1 Cáp mộc Bidoup + 11,7 Kha 
 ÔTC 5 Quốc + 0,7 Cơm nguội + 0,7 Xú 
 27 thụ nhím + 6,5 Tân bời + 6,2 Giổi 27 
 (Ds1) Côn Sơn + 0,5 Côm tầng + 0,5 Re 
 nhung + 62,5 Loài khác 
 gừng +0,5 Sú lông + 5,6 Loài khác 
 2,8 Dẻ xanh + 0,8 Cồng nhám + 0,8 
 14,3 Cáp mộc Bidoup + 14,1 Mật 
 Trâm vỏ đỏ + 0,6 Chòi mòi + 0,6 
 ÔTC 1 sạ + 10,2 Tân bời + 6,5 Xá xị + 
 20 18 Cồng trắng + 0,6 Dẻ cộng mảnh + 
 (PT2) 5,7 Re gừng + 5,1 Giổi Bidoup + 
 0,6 Re sp. + 0,6 Tiểu hồi + 2,6 Loài 
 44 Loài khác 
 khác 
 2,0 Chòi mòi + 1,8 Dẻ xanh + 0,8 
 11,8 Cáp mộc Bidoup + 11,1 Trâm 
 ÔTC 2 Cồng trắng + 0,8 Trôm + 0,7 Dẻ gai 
 33 vỏ đỏ + 7,3 Mật sạ + 6,1 Trâm 21 
 (T2P) + 0,6 Đái bò + 0,6 Dung sp. + 2,7 
 trắng + 5,7 Bứa sp. + 58 Loài khác
 Loài khác 
 23,8 Minh điền + 13,4 Chân danh 1,1 Cáp mộc Bidoup + 1,1 Sồi 
 i núi cao cao núi i ÔTC 3 + 10,2 Dung chụm + 7,1 Xú Côn Langbiang + 1,1 Trâm vỏ đỏ + 0,9 
 ớ 24 20 
 đ (P1) Sơn + 6.9 Dung sáng + 38,7 Loài Ba chạc + 0,9 Kha thụ nhím + 0,6 
 t 
 ệ khác Chẹo tía + 0,6 Kháo + 3,8 Loài khác
 22, 4 Cồng nhám + 9,2 Trâm trắng 1,6 Thông tre + 1,0 Chè vàng +1,0 
 Á nhi Á + 8,7 Gạc nai + 8,4 Sứ đồng + 7,5 Dẻ kết + 1,0 Giổi xanh + 1,0 Re 
 ÔTC 4 
 23 Quế kunt + 5,3 Luống xương + 5,0 15 cuống dài + 0,7 Bứa trái to + 0,7 
 (Hg) 
 Gò đồng + 5,0 Phân mã + 28,5 Cồng nhám + 0,7 Chân chim + 0,7 
 Loài khác Trâm vỏ đỏ + 1,6 Loài khác 
 2,1 Phân mã + 1,0 Mật sạ + 1,0 Rà 
 19,8 Bời lời nhớt + 10,7 Phân mã 
 ÔTC 5 đẹt + 0,7 Dẻ cộng mảnh + 0,7 Dung 
 23 + 7,2 Luống xương + 7,2 Lấu + 16 
 (Bp) Nam Bộ + 0,7 Dung tuyến + 0,7 
 6,6 Dung tuyến + 48,5 Loài khác 
 Giổi Bidoup + 3,1 Loài khác 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 83
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Đai á nhiệt đới núi trung bình có tầng cây tái sinh nhỏ đa dạng về loài hơn (với 
71 loài) so với tầng cây tái sinh tại đai á nhiệt đới núi cao (59 loài). Tại khu vực điều 
tra, mật độ cây tái sinh tự nhiên cao, đai á nhiệt đới núi trung bình với 36.528 
cây/ha, đai á nhiệt đới núi cao là 25.776 cây/ha, chất lượng tái sinh từ trung bình đến 
tốt đạt tỷ lệ cao trên 80% tổng số cây (bảng 5). Tỷ lệ cây giảm theo các cấp chiều 
cao từ 0,3÷1 m, 1÷2 m và > 2 m, mật độ cây tái sinh triển vọng có Hvn >2 m chỉ từ 
2.976÷4.328 cây/ha. 
 Bảng 5. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao và chất lượng tái sinh 
 Mật độ 
 Chất lượng (%) 
 Cấp chiều cao (cây/ha) 
 Đai cao 
 (cây/ha) Trung 
 0,3-1 m 1-2 m >2 m Tốt Xấu 
 bình 
 Á nhiệt đới núi 
 36.528 18.600 13.600 4.328 47,4 37,3 15,3 
 trung bình 
 Á nhiệt đới núi 
 25.776 13.000 9.800 2.976 48,1 42,0 9,9 
 cao 
 Trung bình 31.152 15.800 11.700 3.652 47,8 39,6 12,6 
 Ghi chú: Tốt - cây phát triển cân đối, lá xanh đều, không sâu bệnh; Xấu - cây sinh 
trưởng kém, sâu bệnh, cong queo, cụt ngọn; Trung bình - cây trung gian giữa tốt và xấu 
 Bảng 6. Tổ thành giữa các lớp cây theo đai cao 
 Đai Tầng cây cao Lớp cây TS triển Lớp cây TS nhỏ 
 Các chỉ tiêu 
 cao (1) vọng (2) (3) 
 Số loài 102 83 71 
 Mật độ (cây/ha) 874 4.328 32.200 
 Đai á 
 Số loài ưu thế 
 nhiệt (tham gia vào công 
 đới thức tổ thành) 15 19 29 
 núi 
 Cáp mộc Bidoup (1,2,3); Kha thụ nhím (1,2); Dẻ xanh (1, 
 trung Loài ưu thế tầng 
 3); Du sam núi đất (1, 3); Sơn trà (1, 3); Trâm vỏ đỏ (1, 3); 
 bình cây cao (tham gia 
 Chẹo tí (1); Côm cuống dài (1); Hồng quang (1); Hồng tùng 
 vào tổ thành các lớp 
 (1); Ngũ mạc (1); Quế rừng (1); Sơn trâm (1); Thông lá dẹt 
 cây tái sinh) 
 (1); Thông 5 lá (1) 
 Số loài 111 82 59 
 Đai á 
 nhiệt Mật độ 848 2.976 22.800 
 đới 
 Số loài ưu thế 
 núi 
 (tham gia vào công 20 24 31 
 cao 
 thức tổ thành) 
84 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Cáp mộc Bidoup (1,2,3); Cồng nhám (1,2,3); Phân mã (1,2, 
 Loài ưu thế tầng 3); Trâm vỏ đỏ (1,2,3); Bời lời nhớt (1,2); Dẻ xanh (1,3); Dẻ 
 cây cao (tham gia gai (1,3); Dẻ cộng mảnh (1,2); Gò đồng (1,2); Luống xương 
 vào tổ thành các lớp (1,2); Tiểu hồi (1,3); Bời lời dao (1); Chắp tay (1); Chò xót 
 cây tái sinh) (1); Dẻ 3 cạnh (1); Dẻ biến vảy (1); Dẻ Trung Quốc (1); Pơ 
 mu (1); Quế tsai (1); Thông lá dẹt (1); 
 Cáp mộc Bidoup, Ba chạc, Cáp mộc 
 Dung chụm, Bidoup, Dẻ cộng 
 Cáp mộc Bidoup, 
 Loài ưu thế xuất hiện ở Dung sáng, Dung mảnh, Dẻ xanh, 
 Dẻ xanh, Thông lá 
 tuyến, Gạc Dung tuyến, 
 cả 2 đai cao dẹt, Trâm vỏ đỏ 
 nai,Tân bời, Xú Dung Nam, Kháo, 
 Côn Sơn Trâm vỏ đỏ 
 Mặt khác, kết quả so sánh mật độ, số loài giữa các lớp cây cho thấy, tại hai đai 
cao khác nhau, đều có xu hướng giảm dần về số loài và tăng dần về mật độ từ Cây 
tầng cao - Cây tái sinh triển vọng - Cây tái sinh nhỏ (bảng 6). Theo Trần Văn Con, 
đây chính là sự tích tụ số loài ở các lớp cây có thời gian sinh trưởng lâu hơn [13]. 
Do tốc độ tăng trưởng về chiều cao, đường kính giữa các loài rất khác nhau mà một 
số loài từ lớp cây tái sinh nhỏ đã nhanh chóng chuyển lên bổ sung cho số loài tại lớp 
cây tái sinh triển vọng. Số loài tại lớp cây tái sinh triển vọng cũng không thể nhiều 
hơn số loài đã tồn tại lâu dài trong quần xã thực vật rừng [13]. Đồng thời, do đặc 
điểm sinh học, sinh thái của các loài cây tái sinh và sự cạnh tranh trong quần xã thực 
vật rừng mà tầng cây tái sinh biến động rất lớn về số cây chết, bổ sung và chuyển 
hạng, cũng như mật độ cây tái sinh sinh nhỏ thực tế cao hơn nhiều lần so với mật độ 
cây tầng kế cận (bảng 6). 
 So sánh về tổ thành loài giữa các lớp cây đã chỉ ra rằng, tổ thành cây tầng cao 
và các lớp cây tái sinh ít có sự tương đồng, ngoại trừ các loài như Cáp mộc Bidoup, 
Trâm vỏ đỏ, Cồng nhám, Phân mã (bảng 6). Nhiều loài ưu thế tầng cây cao nhưng 
lại không ưu thế ở các lớp cây tái sinh, điển hình là các loài cây hạt trần như Pơ mu, 
Thông năm lá, Thông lá dẹt... Kết quả trên trái ngược với quy luật tái sinh tại kiểu 
rừng lá rộng thường xanh, tổ thành cây tầng cao thường có ảnh hưởng trực tiếp đến 
tái sinh tự nhiên vì cây tầng cao là nguồn cung cấp hạt giống, quyết định số lượng và 
chất lượng hạt giống - cây tái sinh dưới tán rừng [13]. Tuy nhiên, theo Richards, thì 
tuỳ vào từng giai đoạn phục hồi, phát triển của quần xã thực vật rừng mà quy mô 
diễn thế và tái sinh dưới tán rừng không nhất thiết phải đồng nhất với tổ thành tầng 
cây gỗ ưu thế [10]. Song kết quả trên cũng cho thấy, quá trình diễn thế các quần xã 
thực vật hỗn giao lá rộng, lá kim tại Bidoup - Núi Bà thiếu ổn định về thành phần 
loài, tầng cây gỗ ưu thế trong giai đoạn già cỗi. 
 Bên cạnh đó, là sự khác biệt về số lượng và thành phần loài trong tổ thành ở 
hai đai cao khác nhau giữa các lớp cây (bảng 6), trừ một số loài như: Cáp mộc 
Bidoup, Dẻ xanh, Trâm vỏ đỏ... Kết quả này có thể được lý giải do đặc điểm sinh 
thái của loài, cũng như sự phân hóa các nhân tố sinh thái theo đai cao đã hình thành 
nên hai kiểu rừng á nhiệt đới núi trung bình và á nhiệt đới núi cao có thành phần loài 
ưu thế khác biệt. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 85
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 4. KẾT LUẬN 
 1. Thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim phân bố rộng theo đai cao từ á 
nhiệt đới núi trung bình ( 1.700 m). Khu 
vực đai cao từ 1.400÷1.700 m phía Đông Bắc của VQGvà một số điểm rải rác phía 
Đông Nam có sự quy tụ của nhiều loài cây hạt trần quý hiếm như: Thông năm lá, 
Thông lá dẹt, Du sam núi đất... 
 2. Thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim có cấu trúc đa dạng về thành 
phần loài với tỷ lệ hỗn loài là 1/15, chỉ số He’ là 4,34, chỉ số Cd là 0,02. Quần xã 
thực vật rừng thường có cấu trúc nhiều tầng, phân bố N/D dạng giảm dần. Có 3÷9 
loài tham gia vào tổ thành tầng cây cao. Mật độ cây tái sinh lớn, trung bình 31.152 
cây/ha, cây tái sinh triển vọng đạt 3.652 cây/ha. Tổ thành tầng cây cao và các lớp 
cây tái sinh ít có sự tương đồng, một số loài như Du sam, Trâm vỏ đỏ thường chỉ 
xuất hiện ở tầng cây cao và lớp cây tái sinh nhỏ. 
 3. Theo đai cao, quần xã thực vật hỗn giao lá rộng, lá kim có sự khác biệt ý 
nghĩa về cấu trúc. Đai á nhiệt đới núi cao có tính đa dạng loài tầng cây gỗ cao hơn, 
nhưng mật độ, cấu trúc tầng thứ (2÷3 tầng) và các chỉ tiêu D1.3tb, Hvntb, mật độ tái 
sinh tự nhiên thấp hơn so với đai á nhiệt đới núi trung bình. Số lượng và thành phần 
loài ở hai đai cao có sự khác nhau giữa các lớp cây, trừ một số loài như: Thông lá 
dẹt, Dẻ xanh, Cáp mộc Bidoup và Trâm vỏ đỏ. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bảo Huy, Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ sinh thái loài trong rừng mưa 
 nhiệt đới dựa vào tiêu chuẩn χ2, Báo cáo đề tài khoa học, Sở NN&PTNT tỉnh 
 Đắc Lắc, 1997. 
2. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Ngọc Bình, Chương: 
 Đất và dinh dưỡng đất, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, 
 Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác, 2006 
3. Đỗ Văn Ngọc, Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học của loài Thông hai lá 
 dẹt (Pinuskrempfii), Luận án Tiến sĩ, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm 
 Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2015. 
4. Lê Cảnh Nam, Nghiên cứu trồng rừng thử nghiệm phục hồi một số loài thực vật 
 quý hiếm, Đề tài nghiên cứu khoa học, VQG Bidoup - NúiBà, Lâm Đồng, 2010. 
5. Lưu Hồng Trường, Nghiên cứu diễn thế rừng tại trạm nghiên cứu định vị ở 
 vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Tuyển tập báo cáo Hội nghị sơ kết giữa kỳ 
 Chương trình Tây Nguyên 3, 2014, tr.111-117. 
6. Nguyễn Đăng Hội, Kunetsov A.N., Vai trò của yếu tố địa hình trong sự phân 
 hóa thảm thực vật tự nhiên tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tuyển tập 
 báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ 3, 2009. 
7. Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N., Đa dạng sinh học và đặc trưng sinh thái 
 VQG Bidoup - Núi Bà, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2011. 
8. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb ĐH Quốc 
 gia Hà Nội, 2007. 
86 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
9. Nguyễn Trọng Bình, Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng 
 sinh học kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim tại VQG 
 Bidoup - Núi Bà, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2014, 2:3255-3263. 
10. Richards P.W., Vương Tấn Nhị (dịch), Rừng mưa nhiệt đới, Nxb Khoa học, 
 Hà Nội, 1964. 
11. Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KH&KT, 1999. 
12. Trần Thị Thanh Hương, Phân loại thảm thực vật rừng vườn quốc gia Bidoup - 
 Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2/2017, tr.20-28. 
13. Trần Văn Con, Đặc điểm lâm học các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam, 
 Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2015. 
14. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng 
 nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 1998. 
15. Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Bản đồ hiện trạng rừng, 2015. 
 SUMMARY 
 DIFFERENTIATION CHARACTERISTICS OF MIXED BROAD, 
 NEEDLE LEAF FOREST TYPE IN BIDOUP - NUIBA NATIONAL PARK 
 The mixed broad, needle leaf forest is typical point of Bidoup - Nui Ba flora. 
With an area of 10,371.3 hectares, the forest is widely distributed over the elevation, 
from subtropical medium mountain belt (< 1,700 m) to subtropical high mountain 
belt (> 1,700 m). The forest’s a diverse compositional structure of a mixed rate of 
1/15, He’ is 4.34, Cd of 0.02 and a multi-storied structure, with decreasing N/D 
distribution. With 144 species of tree trunks, belonging to 38 families, the high-
altitude tree formulas have 3-9 participating species. The density of natural 
regenerated trees is high, with an average of 31,152 trees/ha, the density of prospect 
regenerated trees is 3,652 trees/ha. Between layers of tall trees - Prospect 
regeneration trees and Small regenerated trees, number of species tend to decrease 
and gradually increase in density, respectively. The following elevation belt, 
vegetation communities of mixed broadleaf, coniferous changed significantly in 
structure. The subtropical high mountain belt has higher tree species diversity, but 
the density and layer structure (2-3 stratiform layers) and indicators D1.3tb, Hvntb, 
natural regeneration density were lower than the subtropical medium mountain belt. 
The number and species composition of two elevation belts has difference between 
tree layers, except for some species: Pinus krempfii, Lythocarpus annamensis, 
Craibiodendron bidoupensis, Syzygium zeylanicum... 
 Keywords: Bidoup - Nui Ba, distribution, differentiation, forests, mixed broad, 
needle leaf forest, structure. 
 Nhận bài ngày 24 tháng 8 năm 2017 
 Hoàn thiện ngày 18 tháng 10 năm 2017 
 (1) Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
 (2)Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 87

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_phan_hoa_tham_thuc_vat_rung_hon_giao_la_rong_la_kim.pdf