Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí

Tóm tắt: Danh từ là một từ loại có vị trí quan trọng trong số các từ loại của một ngôn ngữ nói chung và

của tiếng Việt nói riêng. Sự phong phú và đa dạng của danh từ đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa

dạng tương ứng ở cấu trúc ngữ đoạn có danh từ làm thành phần trung tâm tạo thành ngữ danh từ hay

còn gọi là danh ngữ. Trong ngôn ngữ, thời gian chiếm một vị trí quan trọng nhất định bởi trong mỗi phát

ngôn đều có thể xuất hiện thời gian. Có nhiều phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để chỉ thời gian,

trong đó danh ngữ chỉ thời gian là một trong những phương tiện tiêu biểu, có giá trị biểu cảm phong phú.

Bài viết này đi sâu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí về mặt

cấu trúc danh ngữ, danh từ trung tâm, cấu tạo của phần phụ trước và phần phụ sau. Từ đây, đưa ra

những nhận xét và nhận định ban đầu về đặc điểm cấu tạo cũng như giá trị biểu hiện nghĩa thời gian

của danh từ chỉ thời gian trong văn bản báo chí.

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 1

Trang 1

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 2

Trang 2

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 3

Trang 3

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 4

Trang 4

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 5

Trang 5

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 6

Trang 6

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 7

Trang 7

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí

Đặc điểm cấu tạo của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí
hính xác và khách quan. Thời gian 
không xác định luôn được đi kèm sau thời gian xác định 
để người đọc có thể định vị được rõ ràng, tránh gây hiểu 
lầm về thông tin thời gian của sự việc. 
2.3. Phần phụ sau 
Qua các ngữ liệu có được, chúng tôi nhận thấy phần 
phụ sau của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo 
chí được cấu tạo từ các thực từ và hư từ. 
Hư từ thường gặp ở đây khá hạn chế, chủ yếu là các 
từ: nay, đây, qua, trước, sau, tới thường đi với các danh 
từ: ngày, tháng, năm, sáng, chiều, tối, tuần, quý, mùa, 
thời gian, thế kỷ và nằm cuối danh ngữ, ví dụ như: chiều 
qua, những ngày gần đây, những tháng tới, những năm 
trước đây, những quý đầu năm nay, những kỳ họp 
sau, Do đặc điểm của thời gian trong báo chí thường 
được định vị theo những thời điểm xác định hoặc định 
hướng thời gian mang tính khái quát nên không có các 
danh ngữ như: khuya qua, trưa qua, 
Còn các thực từ thì xác lập nên các định ngữ cho 
danh ngữ. Dưới đây là bảng thống kê phân loại các loại 
định ngữ có mặt trong phần phụ sau của danh ngữ chỉ 
thời gian trong văn bản báo chí: 
Bảng 5. Bảng thống kê phân loại các loại định ngữ 
STT Loại định ngữ TSXH 
Tỉ lệ 
% 
1 
Định ngữ là 1 ngữ danh 
từ chỉ thời gian 
464 40.66 
2 
Định ngữ là các từ diễn 
đạt bao hàm nghĩa duy 
nhất 
287 25.15 
3 
Định ngữ là một ngữ vị 
từ chỉ trạng thái, hoạt 
động của nhân vật, đối 
tượng 
275 24.10 
4 
Định ngữ miêu tả (mang 
ý nghĩa đánh giá) 
115 10.07 
Chúng tôi phân loại các định ngữ ở phần phụ sau 
của danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản báo chí thành 
4 loại như trong bảng. Số liệu thống kê cho thấy định 
ngữ là một ngữ danh từ chỉ thời gian là loại định ngữ có 
TSXH nhiều nhất: 464 lần, chiếm 40.66%. Định ngữ 
miêu tả có TSXH ít nhất: 115 lần chiếm 10.07%. Định 
ngữ là các từ diễn đạt bao hàm nghĩa duy nhất và định 
ngữ là một ngữ vị từ chỉ trạng thái, hoạt động của nhân 
vật, đối tượng có TSXH nhiều thứ nhì và ít chênh lệnh 
nhau, lần lượt là: 287 lần chiếm 25.15% và 275 lần 
chiếm 24.10%. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 3(2015), 47-54 
 51 
Loại định ngữ là một ngữ danh từ chỉ thời gian xuất 
hiện phổ biến nhất và hầu hết tất cả các loại định ngữ có 
phần phụ sau đều thấy xuất hiện loại định ngữ này. Loại 
định ngữ này cung cấp thời gian cụ thể, chính xác cho 
các sự kiện được phản ánh. Ví dụ: Ngày 10-3, báo Tuổi 
trẻ đăng bài “Tự ý ngăn đường thu phí” phản ánh xã 
Bình Mỹ, huyện Củ Chi (TP.HCM) để cho các cấp tự 
ngăn đường thu phí [4], Những tháng đầu năm 2011, 
tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) nước ta có nhiều khó 
khăn [5], 
Những danh ngữ có định ngữ là một ngữ danh từ 
chỉ thời gian có chức năng định vị thời gian của sự kiện 
được nói đến. Loại định ngữ này trong văn bản báo chí 
thường có cấu trúc đơn giản, lặp lại, chủ yếu là nêu lên 
thời gian cụ thể theo các mốc ngày tháng năm, hoặc là 
một ngữ danh từ chỉ thời gian có hoặc không kèm hư từ 
chỉ xuất, ví dụ như: ngày hôm nay, ngày hôm qua, sáng 
mai,... Các thông tin, sự kiện được báo chí cung cấp 
luôn đòi hỏi tính trung thực và sự chính xác, vì thế hai 
yếu tố thời gian và địa điểm luôn có mặt, đó cũng là lý 
do cho sự xuất hiện nhiều của loại định ngữ này. 
Bên cạnh định ngữ là một ngữ danh từ chỉ thời 
gian, định ngữ là các từ diễn đạt bao hàm nghĩa “duy 
nhất” cũng ghi lại thời gian của sự kiện nhưng đây là 
những mốc thời gian quan trọng, đánh dấu sự mở đầu 
hoặc kết thúc của sự kiện, hành động diễn ra trong một 
khoảng thời gian. Loại định ngữ này xuất hiện khá phổ 
biến trong văn bản báo chí để tường thuật các sự kiện và 
đánh dấu thời gian đầu tiên, cuối cùng sự kiện ấy diễn ra 
để bạn đọc tiện theo dõi. 
Định ngữ là các từ diễn đạt bao hàm nghĩa “duy 
nhất” thuộc loại định ngữ hạn định - là loại định ngữ 
nhằm chỉ rõ cái sở chỉ của ngữ danh từ do các từ diễn 
đạt bao hàm nghĩa “duy nhất” như đầu tiên, cuối cùng, 
đẹp nhất đảm nhiệm, thường đi với các danh từ: ngày, 
tháng, năm, Ví dụ: Ngày làm việc đầu tiên của Kỳ 
họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII [21]; ngày đầu tiên ra 
quân hưởng ứng tháng an toàn giao thông [21],  
Định ngữ là một ngữ vị từ chỉ trạng thái, hoạt động 
của nhân vật, đối tượng định vị thời gian theo những sự 
kiện, hoạt động mà nhân vật tham gia. Nhân vật ở đây 
thường là toàn cộng đồng xã hội nói chung: mọi người, 
toàn dân, xã hội nên nội dung ý nghĩa của định ngữ vì 
thế thường hướng đến định hướng, vận động một hành 
động tích cực nào đó. 
Định ngữ là một ngữ vị từ chỉ trạng thái, hoạt động 
của nhân vật, đối tượng thường xuất hiện sau các danh 
từ trung tâm: ngày, năm, khi, tháng, giờ, Ví dụ: ngày 
hội tư vấn - tuyển sinh hướng nghiệp [2]; tháng hành 
động vệ sinh an toàn thực phẩm [5]; Ngày toàn dân đi 
bầu cử [5]; Ngày toàn dân hưởng ứng hiến máu nhân 
đạo [1],  
Định ngữ miêu tả xuất hiện khá hạn chế trong văn 
bản báo chí. Định ngữ miêu tả xuất hiện trong văn bản 
báo chí thường mang ý nghĩa đánh giá nhiều hơn là 
miêu tả đơn thuần. Có điều này là do đặc điểm của văn 
bản báo chí là thông tin một cách ngắn gọn, súc tích và 
khách quan về sự kiện, nếu có miêu tả thì thường chỉ 
mang ý nghĩa đánh giá để định hướng bạn đọc. Một số ít 
các định ngữ miêu tả này thường gặp nhiều trong các 
bản tin về kinh tế, an toàn giao thông, các vụ án hình sự 
hay các tai nạn lao động nhằm gây ấn tượng mạnh cho 
bạn đọc tạo sự cảnh báo hoặc răn đe. 
Định ngữ miêu tả xuất hiện sau các danh từ trung 
tâm: ngày, năm, tháng, giờ, đêm, Ví dụ: ngày đẫm máu 
[1]; phút định mệnh ấy [2]; thời điểm khó khăn [2],  
Các định ngữ xuất hiện sau danh ngữ chỉ thời gian 
trong văn bản báo chí thường khá đơn giản và ít có 
nhiều trường hợp có thể xác định được nhiều định ngữ 
của cùng một danh từ trung tâm. Chỉ có trường hợp định 
ngữ là một ngữ danh từ chỉ thời gian và định ngữ là các 
từ diễn đạt bào hàm nghĩa duy nhất. Định ngữ là một 
ngữ danh từ chỉ thời gian thì các định ngữ xác lập được 
thường chỉ là các danh ngữ chỉ thời gian được đặt liên 
tiếp nhau để nêu lên thời gian chính xác theo các mốc: 
thứ, ngày, tháng, năm, ví dụ: Ngày 2 tháng 3 năm 2010, 
Thứ hai ngày 3-7, Định ngữ là các từ diễn đạt bao 
hàm nghĩa duy nhất thường có thêm phần định ngữ là 
một ngữ vị từ miêu tả hoạt động, trạng thái của đối 
tượng hoặc thời gian được định vị. 
2.4. Phần phụ trước 
Phần phụ trước của danh ngữ chỉ thời gian trong 
văn bản báo chí là một lượng ngữ. Lượng ngữ của danh 
ngữ thường là một lượng từ chỉ số lượng chính xác hoặc 
không xác định; những từ ngữ khác diễn đạt ý về số 
lượng: nhiều, bao nhiêu; tổ hợp số từ hoặc một ngữ 
danh từ chỉ lượng. Ngoài ra, từ khoảng, chừng thường 
xuất hiện trước các số từ, tổ hợp số từ hoặc ngữ danh từ 
chỉ lượng để diễn đạt ý ước chừng trong phạm vi một 
lượng cụ thể. 
Lê Sao Mai 
52 
Bảng 6. Bảng thống kê phân loại phần phụ trước 
STT 
Phần 
phụ 
trước 
DT 
trung 
 tâm 
Dẫn chứng 
TSX
H 
1 Lượng 
từ 
Ngày - Một ngày 
- Hai ngày 
242 
Năm - Những năm... 
- Mỗi năm 
208 
Giờ - Hàng giờ 
- Nửa giờ 
199 
Tháng - Mấy tháng 
- Những 
tháng 
194 
Quý -Hai quý 80 
Tiếng -Hai tiếng 79 
Phút -5 phút 73 
Thế kỷ - Một thế kỷ 
- Hai thế kỷ 
58 
Đêm -Hai đêm 51 
Thập kỷ - Một thập kỷ 
- Nửa thập kỷ 
46 
Giây - Những 
giây 
44 
Hôm -Hai hôm 42 
Thời 
điểm 
-Một thời 
điểm 
17 
2 Quán 
từ 
Tết - Cái tết 
- Một cái tết 
12 
3 Những 
từ ngữ 
khác 
diễn 
đạt ý 
về 
lượng 
Ngày - Nhiều ngày 48 
Năm -Nhiều năm 37 
Tuần -Nhiều tuần 25 
Tháng -Nhiều tháng 23 
Tiếng -Nhiều tiếng 19 
Thời 
điểm 
-Nhiều 
thời điểm 
18 
Giờ -Nhiều giờ 17 
Đêm -Nhiều đêm 9 
4 Tổ hợp 
số từ 
Ngày -Hai mươi ngày 36 
Năm -Hai 
mươi năm 
6 
Tháng -Hai mươi 
tháng 
19 
Giờ -Mười 
bốn giờ 
-Hai mươi bốn 
giờ 
17 
Thế kỷ -Mười hai thế 
kỷ 
4 
5 Ngữ Ngày -Một vài ngày 40 
danh 
từ chỉ 
lượng 
Năm -Khoảng 1 
năm 
27 
Tháng -Khoảng 1 
tháng 
24 
Giờ -Khoảng 1 giờ 22 
Phút -Khoảng mấy 
phút 
20 
Thời 
điểm 
-Một vài thời 
điểm 
16 
Qua bảng thống kê cho thấy phần phụ trước có 
TSXH của các tiểu loại lượng ngữ lần lượt là: lượng từ: 
1332 lần, chiếm 75.33%; những từ ngữ khác (nhiều, bao 
nhiêu): 196 lần, chiếm 11.08%; ngữ danh từ chỉ lượng: 
149 lần, chiếm 8.42%; tổ hợp số từ: 82 lần, chiếm 
4.63%; quán từ: 12 lần, chiếm 0.67%. Trong đó, ở mỗi 
tiểu loại, danh từ ngày đều là danh từ có tần số xuất hiện 
nhiều nhất. 
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét về phần phụ 
trước như sau: so với các tiểu loại khác thì lượng từ có 
TSXH phổ biến nhất, chiếm đến 75%. Các danh từ kết 
hợp với nó có thể có hoặc không có định ngữ theo sau. 
Tuy nhiên có sự hạn chế trong khả năng kết hợp giữa số 
từ xác định với các danh từ chỉ thời gian, đặc biệt 
trường hợp số từ kết hợp với những danh từ chỉ thời 
gian không xác định hầu như không có. 
Phần phụ trước là một lượng từ xuất hiện nhiều 
nhất, thường xuất hiện ở các danh từ: ngày, năm, giờ, 
tháng, quý, tiếng, phút, 
Lượng từ không xác định xuất hiện chủ yếu là các 
từ: những, mỗi, tất cả, cả. Lượng từ mỗi không kết hợp 
với các danh từ có từ chỉ xuất, ví dụ: mỗi ngày, mỗi giờ, 
mỗi tháng, nhưng với từ những và từ chỉ tổng lượng 
tất cả, cả thì sau danh từ mà nó kết hợp phải có định 
ngữ có thể là định ngữ chỉ xuất hay bất kỳ định ngữ nào, 
ví dụ: những ngày gần đây [1]; cả mùa vải năm nay [2]; 
tất cả các ngày trong tuần [3], 
Trong lượng từ không xuất hiện số từ chỉ số lượng 
ước chừng như vài, dăm, mấy... và không xuất hiện từ 
rưỡi. Số từ chỉ số lượng chính xác như: một, hai, ba, 
bốn, thường kết hợp với các danh từ chỉ thời gian 
như: ngày, tuần, tháng, năm, giờ, tiếng. 
Trong phần phụ trước này, chúng ta cũng gặp một 
số trường hợp kết hợp đơn nhất của danh từ chỉ thời 
gian, ví dụ: xế chiều, rạng sáng tuy nhiên số lượng xuất 
hiện không đáng kể: Rạng sáng ngày 14-3, hệ thống 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 3(2015), 47-54 
 53 
nhận được tin tàu Sơn Trà đã tiếp cận và lai dắt tàu bị 
nạn về Đà Nẵng [1],  
Quán từ cái không xuất hiện trong phần phụ trước 
của danh ngữ trừ một trường hợp duy nhất là danh từ 
Tết, danh từ Tết khi kết hợp với quán từ cái nhất thiết 
phải có phần phụ sau, ví dụ: một cái tết đầy đủ [3]; một 
cái tết sum vầy [5], 
Những từ ngữ khác diễn đạt về lượng trong văn bản 
báo chí xuất hiện khá nhiều, 196 lần. Các danh từ xuất 
hiện loại lượng ngữ này là: ngày, năm, tuần, tháng, 
tiếng, thời điểm, giờ, đêm. Tuy nhiên ở đây chỉ thấy 
xuất hiện vị từ nhiều và đại từ bao nhiêu chứ không có 
vị từ ít và đại từ bấy nhiêu, trong đó tần số xuất hiện của 
nhiều là đa số. Ví dụ: nhiều ngày [1]; nhiều năm [2]; 
bao nhiêu ngày [4], 
Tổ hợp số từ có tần số xuất hiện 82 lần. Các danh 
từ thường xuất hiện loại lượng ngữ là một tổ hợp số từ: 
ngày, năm, tháng, giờ, thế kỷ. Loại lượng ngữ này 
thường dùng để định lượng thời gian. Ví dụ: hai mươi 
ngày [1], mười tháng [1], mười ba giờ [2], mười tám thế 
kỷ [3], 
Trong ngữ danh từ chỉ lượng, khi diễn đạt ý ước 
chừng trong phạm vi một lượng cụ thể, văn bản báo chí 
thường không dùng danh từ độ mà chỉ dùng hai danh từ: 
khoảng, chừng, trong đó tần số xuất hiện của khoảng 
chiếm đa số. Ví dụ: chừng 15 phút [2]; khoảng 10 năm 
trở lại đây [2]; khoảng 10 ngày [5], Các từ thường 
xuất hiện tiểu loại lượng ngữ này là: ngày, năm, tháng, 
giờ, phút, thời điểm. 
Có thể nói phần phụ trước của danh ngữ chỉ thời 
gian trong văn bản báo chí tuy không nhiều nhưng đã 
thể hiện được phần nào tính đặc trưng của các danh từ 
chỉ thời gian. Mỗi loại từ cấu tạo nên phần lượng ngữ 
của danh ngữ có khả năng kết hợp khác nhau, trong đó 
cần chú ý lượng từ chỉ số lượng, đặc biệt là lượng từ chỉ 
số lượng không xác định để sử dụng phù hợp với tiêu 
chí thời gian rõ ràng, chính xác và khách quan trong văn 
bản báo chí. 
3. Kết luận 
Chỉ với một số ít danh từ chỉ thời gian nhất định 
nhưng đã có đến 4482 danh ngữ chỉ thời gian được xác 
lập trong văn bản báo chí. Như vậy, có thể thấy rằng, 
nếu với một số lượng hữu hạn danh từ chỉ thời gian, 
chúng ta chỉ có từng đó cách để diễn đạt thời gian thì 
nay nhờ cách xác lập các định ngữ ở phần phụ sau mà 
chúng ta có thể diễn đạt nhiều hơn, phong phú hơn các 
kiểu thời gian. 
Tin tức là một thể loại báo chí ngắn gọn, cô đúc, 
súc tích và có tính thời sự cao, có nhiệm vụ thông báo, 
phản ánh sự kiện mới, chưa đi sâu vào phân tích đánh 
giá và giải quyết vấn đề hoặc nếu có thì chỉ có thể bình 
luận nhẹ nhàng về sự kiện, con người khi cần thiết để 
thể hiện chính kiến hay định hướng dư luận. Chính vì 
những lý do đặc thù này của văn bản báo chí nói chung 
và thể loại tin được khảo sát nói riêng mà danh ngữ chỉ 
thời gian trong văn bản báo chí có cấu tạo đơn giản hơn 
so với danh ngữ chỉ thời gian trong văn bản nghệ thuật, 
đặc biệt là phần phụ sau. Tuy nhiên, nó cũng đã thể hiện 
phần nào sự linh hoạt trong việc biểu hiện nghĩa của 
danh từ chỉ thời gian nói chung và danh ngữ chỉ thời 
gian nói riêng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt 
(Tiếng - từ ghép - đoản ngữ), Nhà xuất bản Đại 
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Tài Cẩn, (1975), Từ loại danh từ trong tiếng 
Việt hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Quốc Dũng (2003) “Đặc điểm ngữ pháp 
ngữ nghĩa của các danh ngữ chỉ thời gian trong 
tiếng Việt”, Thông báo khoa học Trường ĐHSP 
Huế, (1), tr. 5. 
[4] Nguyễn Văn Hán, “Một số nhận xét về danh từ, 
danh ngữ chỉ thời gian trong Tiếng Việt”, Tạp chí 
Khoa học ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 
[5] Lê Sao Mai (2011), Danh ngữ chỉ thời gian trong 
văn bản tiếng Việt (qua văn bản báo chí và nghệ 
thuật), Luận văn thạc sĩ, Huế. 
STRUCTURAL CHARACTERISTICS OF NOUN PHRASES DENOTING TIME 
 IN JOURNALISTIC WRITING 
Abstract: The noun is a part of speech which has an important status among the parts of speech of a language in general and 
of Vietnamese in particular. The richness and diversity of the noun has contributed to the richness and diversity of a corresponding 
syntagmatic structure with a head noun helping to form a nominal phrase or a noun phrase. In language, time occupies a certain 
Lê Sao Mai 
54 
significant position because it can appear in every utterance. Many means of language are used to indicate time, of which noun 
phrases denoting time are one of the typical means which possess abundant emotional values. This paper presents an in-depth 
investigation into the structural characteristics of noun phrases denoting time in journalist writing in terms of the structures of noun 
phrases, head nouns, premodifiers and postmodifiers, thereby making comments and initial remarks on the structural characteristics 
as well as the value of expressing time of temporal nouns in journalistic writing. 
Key words: noun; noun phrase; noun phrase denoting time; journalistic writing; parts of speech 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_cau_tao_cua_danh_ngu_chi_thoi_gian_trong_van_ban_ba.pdf