Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

TÓM TẮT

Hàng giả là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như

những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị

trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự

nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Những năm gần đây, tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng

cấm, hàng nhập lậu trên các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và tại thị trường cố định vẫn diễn

biến phức tạp, hoạt động có tổ chức và ngày càng tinh vi. Ngoài ra, các hành vi gian lận về hoá

đơn, chứng từ, gian lận về thuế, về đo lường, nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng hàng hoá có chiều

hướng tăng tập trung vào các sản phẩm xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng và hàng hoá đóng gói sẵn.

Bài báo đánh giá công tác đấu tranh phòng chống hàng nhái, hàng giả tại Chi cục Quản lý thị

trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp đấu tranh tệ nạn này.

Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 9140
Bạn đang xem tài liệu "Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

Công tác đấu tranh phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên
, Ngô Thị Nhung 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Hàng giả là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như 
những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị 
trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự 
nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Những năm gần đây, tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng 
cấm, hàng nhập lậu trên các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và tại thị trường cố định vẫn diễn 
biến phức tạp, hoạt động có tổ chức và ngày càng tinh vi. Ngoài ra, các hành vi gian lận về hoá 
đơn, chứng từ, gian lận về thuế, về đo lường, nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng hàng hoá có chiều 
hướng tăng tập trung vào các sản phẩm xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng và hàng hoá đóng gói sẵn. 
Bài báo đánh giá công tác đấu tranh phòng chống hàng nhái, hàng giả tại Chi cục Quản lý thị 
trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp đấu tranh tệ nạn này. 
Từ khóa: Hàng giả, hàng hóa, QLTT Thái Nguyên 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc 
tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học 
công nghệ đã và đang tạo ra nhiều thời cơ, 
thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã 
hội cũng như thúc đẩy mạnh mẽ quá trình 
sản xuất hàng hóa ở mỗi quốc gia. Tuy 
nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì trong 
quá trình phát triển mỗi quốc gia cũng phải 
đương đầu với không ít khó khăn, thách thức 
trong đó có vấn nạn hàng giả. Ở Việt Nam 
trong những năm gần đây, lợi dụng chính 
sách mở cửa hội nhập về kinh tế và sự bất 
cập trong cơ chế, chính sách pháp luật, các 
hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng 
xâm phạm về sở hữu trí tuệ đang có chiều 
hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức 
tạp, tinh vi khó kiểm soát. 
Trong những năm qua, cùng với quá trình 
phát triển kinh tế, tình hình sản xuất, buôn 
bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 
có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng 
phức tạp. Hàng giả xuất hiện tại địa bàn Thái 
nguyên chủ yếu là được sản xuất ở địa bàn 
khác và sản xuất từ nước ngoài đưa vào kinh 
doanh trên thị trường. Trước tình hình đó, 
thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ 
*
 Tel: 0915969009; Email: duonghuongqtkd@gmail.com 
ngành Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, 
UBND tỉnh Thái Nguyên lực lượng Quản lý 
thị trường đã thường xuyên duy trì và đẩy 
mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh 
chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng 
giả góp phần tích cực vào việc lành mạnh thị 
trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 
của tỉnh. 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH 
PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN 
HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QLTT TỈNH 
THÁI NGUYÊN 
Công tác tuyên truyền 
Công tác tuyên truyền về hàng giả đã được 
lực lượng QLTT triển khai với nội dung, hình 
thức cụ thể như sau: 
- Tuyên truyền gián tiếp thông qua các 
phương tiện thông tin đại chúng như: Đài 
phát thanh, đài truyền hình, cơ quan báo các 
cấp thông qua việc xây dựng các chuyên đề, 
phóng sự, đưa các tin bài với các nội dung 
tuyên truyền như các văn bản pháp luật của 
nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, 
buôn bán hàng giả, kết quả công tác kiểm tra 
xử lý về hàng giả, hướng dẫn cách nhận biết 
hàng thật-hàng giả và những tác hại của hàng 
giả đối với xã hội. 
- Tuyên truyền trực tiếp: 
32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 27 - 31 
28 
+ Tổ chức gian hàng giới thiệu một số loại 
hàng thật - hàng giả, cách nhận biết khi tiêu 
dùng, các quy định của pháp luật và kết quả 
kiểm tra, xử lý về hàng giả tại các Hội chợ 
thương mại. 
Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ 
chống hàng giả 
Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã có sự 
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên 
môn, nghiệp vụ chống hàng giả cho cán bộ, 
công chức. Tuy nhiên, số lượng các đợt tổ 
chức còn ít chưa thực sự đáp ứng được yêu 
cầu thực tiễn. Hơn nữa, sau các đợt đào tạo 
bồi dưỡng trên hầu hết không có sự đánh giá 
chất lượng sau quá trình đào tạo nên không 
nắm được kết quả cũng như tác dụng của 
công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đối tượng 
được đào tạo. 
Công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả 
Qua kết quả thực hiện có thể thấy rằng 100% 
các Đội QLTT đều hoàn thành hoặc vượt các 
chỉ tiêu Chi cục giao. Năm 2009 vượt 19,3%, 
năm 2010 vượt 11,1% và năm 2011 vượt 
12,5%. Điều này đã khẳng định việc phân bổ 
chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị và đưa vào 
tiêu chí chấm điểm thi đua đã có tác động 
tích cực vào việc thúc đẩy công tác kiểm tra, 
xử lý về hang giả. Bên cạnh đó, ta thấy số vụ 
giao chỉ tiêu kế hoạch giữa các đơn vị còn lại 
có sự chênh lệnh không nhiều; song nếu xét 
về điều kiện phát triển thương mại và tình 
hình nhân sự tại các đơn vị này thì việc phân 
bổ chỉ tiêu xử lý về hàng giả vẫn còn có 
những điểm bất cập chưa thực sự phù hợp 
với điều kiện thực tiễn. 
0
100
2009 2010 2011
Số
v
ụ
x
ử
lý
Năm
Chỉ tiêu giao
Kết quả thực hiện
Biểu đồ 1: Kết quả thực hiện chỉ tiêu xử lý về hàng giả giai đoạn 2009-2011 [3][4][5] 
Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị (biểu đồ 2) 
35%
20%
10%
7%
2%
7%
2%
7% 7%
3% Đội QLTT TPTN
Đôi QLTT Cơ Động
Đội QLTT Phổ Yên
Đội QLTT Phú Bình
Đội QLTT Phú Lương
Đội QLTT Định Hoá
Đội QLTT Đại Từ
Đội QLTT Đồng Hỷ
Đội QLTT Võ Nhai
Đội QLTT Sông Công
Biểu đồ 2: Cơ cấu tiền thu phạt về hàng giả của các đơn vị giai đoạn 2009-2011 [3][4][5] 
33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 27 - 31 
29 
Như vậy, ta có thể thấy rằng có sự chênh lệnh 
khá lớn về kết quả thực hiện nhiệm vụ của 
các đơn vị. Đội QLTT thành phố Thái Nguyên 
và Đội QLTT cơ động là những đơn vị có kết 
quả xử lý cao hơn gấp nhiều lần với các đơn 
vị khác về cả số vụ xử lý và số tiền phạt vi 
phạm hành chính. Một trong những nguyên 
nhân là do địa bàn thành phố Thái Nguyên là 
địa bàn có hoạt động kinh doanh thương mại 
sôi động, phát triển hơn các địa phương khác 
trong tỉnh, còn Đội QLTT cơ động là đơn vị 
có thẩm quyền kiểm tra, xử lý trên phạm vi 
toàn tỉnh với địa bàn kiểm tra, xử lý rộng nên 
kết quả xử lý của 2 đơn vị này đạt khá cao. 
Trong khi đó, tại các địa bàn nông thôn đặc 
biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa như Định 
Hóa, Võ Nhai, Phú Lương kết quả xử lý vi 
phạm về hàng giả tương đối thấp so với 2 đơn 
vị nếu trên, số vụ xử lý bình quân là 3,6 
vụ/năm với số tiền xử phạt VPHC chiếm 
khoảng 16%. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy 
rằng tại một số địa bàn khác có hoạt động 
thương mại phát triển hơn như Sông Công, 
Đồng Hỷ, Phổ Yên nhưng kết quả xử lý cũng 
ở mức độ trung bình: Số tiền phạt VPHC và 
giá trị hàng tịch thu chỉ chiếm 20% trên tổng 
số thu của toàn Chi cục QLTT với số vụ xử lý 
bình quân của 3 đơn vị là 5,2 vụ/năm, không 
cao hơn nhiều so với các huyện nông thôn, 
miền núi. 
Tuy nhiên, từ kết quả xử lý cho thấy hiện nay 
hàng giả không chỉ được phát hiện nhiều tại 
những địa bàn có sự phát triển về thương mại 
với sự đa dạng của thị trường hàng hóa (như: 
các thành phố, thị xã) mà cũng phát triển 
mạnh tại các thị trường nông thôn, vùng sâu, 
vùng xa nơi mà sự tiếp cận về thông tin cũng 
như trình độ dân trí của người dân còn hạn 
chế với các loại hàng hóa giá rẻ phù hợp với 
nhu cầu tiêu dùng tại những vùng này. 
Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng 
giả theo loại hình vi phạm 
Như vậy, số vụ vi phạm về sản xuất, buôn bán 
hàng giả do lực lượng Quản lý thị trường phát 
hiện và xử lý từ năm 2009 đến 2011 biến 
động không nhiều trong đó hành vi vi phạm 
phần lớn là hành vi giả về nhãn hiệu hàng hóa 
(chiếm hơn 80% trong số các hành vi đã xử 
lý). Điều này là do các hành vi giả về nhãn 
hiệu hiện nay diễn ra phổ biến, dễ nhận biết 
và dễ phát hiện hơn so với các loại hình vi 
phạm khác nên trong công tác kiểm tra, xử lý 
gặp nhiều thuận lợi hơn. 
Bên cạnh đó, số lượng, chủng loại hàng hóa 
vi phạm đã phát hiện và xử lý 03 năm tăng 
đáng kể, hàng hóa thuộc nhiều lĩnh vực khác 
nhau. Đặc biệt là các loại hàng giả của các 
mặt hàng có giá trị lớn, thương hiệu nổi tiếng 
với công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến 
như: Các mặt hàng điện, điện tử, thiết bị viễn 
thông, tin học, các sản phẩm may mặc, công 
nghệ sinh học, hóa học Song, do các loại 
hàng giả này có mức độ tinh vi về công nghệ 
sản xuất nên nếu không có sự phối hợp của 
nhà sản xuất thì việc kiểm tra, phát hiện gặp 
nhiều khó khăn cùng với đó là quy trình thiết 
lập hồ sơ xử lý và kết luận hành vi vi phạm 
phức tạp hơn đòi hỏi người công chức QLTT 
phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất 
định do vậy việc kiểm tra, xử lý của lực lượng 
Quản lý thị trường đối với các loại hàng hóa 
này còn rất hạn chế, số lượng hàng hóa phát 
hiện và xử lý không nhiều. 
0
20
40
60
80
Giả nhãn 
hiệu
Kiểu dáng 
Công 
nghiệp
Chỉ dẫn địa 
lý
Chất lượng 
công dụng
Tem 
nhãn, bao 
bì giả
Số
v
ụ
x
ử
lý
2009
2010
2011
Biểu đồ 3. Kết quả kiểm tra xử lý theo loại hình hàng giả giai đoạn 2009-2011 [3][4][5] 
34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 27 - 31 
30 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN 
XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI 
CỤC QLTT THÁI NGUYÊN 
Về xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả 
Cơ sở dữ liệu về hàng giả bao gồm: 
1) Thông tin về hàng giả: 
2) Mẫu vật hàng giả bao gồm: 
3) Các quy định của pháp luật về hàng giả. 
* Yêu cầu: 
- Cơ sở dữ liệu thông tin về hàng giả phải 
được xây dựng trên hệ thống máy tính và cập 
nhật một các thường xuyên, liên tục để tiện 
cho việc tra cứu. 
- Mẫu vật sưu tầm phải mang tính đại diện và 
phù hợp với thực tế trên thị trường. 
- Các văn bản pháp luật liên quan đến công 
tác chống hàng giả phải được cập nhật thường 
xuyên và đảm bảo tính hiệu lực của văn bản. 
Về công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý 
vi phạm 
- Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý 
địa bàn, thống kê và nắm bắt thông tin về các 
tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh về hoạt 
động sản xuất kinh doanh của họ nhất là các 
loại hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sản xuất, 
kinh doanh. Qua đó lập kế hoạch kiểm tra, 
kiểm soát cho phù hợp, có trọng tâm, trọng 
điểm tránh gây khó khăn, phiền hà và làm ảnh 
hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của 
đối tượng kiểm tra. 
- Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác 
nghiên cứu, điều tra trinh sát về các hoạt động 
sản xuất, buôn bán hàng giả; đi đôi với việc 
tạo dựng và không ngừng nhân mối các cơ sở 
cung cấp thông tin. Qua đó, nắm bắt kịp thời 
hoạt động của các đối tượng sản xuất buôn 
bán hàng giả, các phương thức, thủ đoạn mới 
của các đối tượng vi phạm để làm căn cứ đưa 
ra các biện pháp, giải pháp thích hợp, hiệu 
quả trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. 
- Đối với những vụ việc mới, vụ việc chưa 
từng xử lý cần thận trọng trong quá trình kiểm 
tra, xử lý; sau khi kiểm tra, xử lý đảm bảo 
đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra 
khiếu kiện cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm 
và nhân rộng ra toàn lực lượng. 
- Xây dựng mối quan hệ và liên hệ thường 
xuyên với lực lượng QLTT các tỉnh trên cả 
nước để cập nhật thông về hàng giả cũng như 
học hỏi kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, xử 
lý về hàng giả đối với từng loại hàng hóa, dịch 
vụ từ đó triển khai cho toàn lực lượng tổ chức 
điều tra, trinh sát, kiểm tra và xử lý vi phạm. 
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, 
cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương và 
các doanh nghiệp trong công tác kiểm tra, 
soát thị trường, ngăn chặn vi phạm về sản 
xuất, buôn bán hàng giả nhằm tạo ra điều kiện 
thuận lợi trong thực thi nhiệm vụ đặc biệt là 
khi gặp phải những vụ việc lớn, phức tạp có 
liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều 
địa phương. 
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập và 
thi đua lập thành tích về đấu tranh chống hàng 
giả đi đôi với việc làm tốt công tác thanh tra, 
kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện và chỉ ra 
những sai sót trong quá trình thiết lập hồ sơ 
và xử lý vi phạm qua đó rút ra kinh nghiệm 
và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ 
của cán bộ, công chức, hạn chế tình trạng né 
tránh, dễ làm khó bỏ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bảng phân công nhiệm vụ phòng Nghiệp vụ - 
Tổng hợp - Chi cục QLTT Thái Nguyên 
2. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian 
lận thương mại tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo 
công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận 
thương mại năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ 
năm 2012 (2011), Thái Nguyên. 
3. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên 
(2009), Báo cáo công tác quản lý thị trường năm 
2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 
(2009), Thái Nguyên. 
4. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên 
(2010), Báo cáo công tác quản lý thị trường năm 
2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011(2010), 
Thái Nguyên. 
5. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên 
(2011), Báo cáo công tác quản lý thị trường năm 
2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 
(2011), Thái Nguyên. 
6. Cục Quản lý thị trường (2011), Sổ tay chống hàng 
giả và thực thi sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Nxb 
Thông tin và Truyền thông, TP. Hồ Chí Minh. 
7. Danh mục các loại hàng giả đã tịch thu năm 
2009 -2011- Chi cục QLTT Tỉnh Thái Nguyên. 
35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 27 - 31 
 31
SUMMARY 
THE WORK OF PREVENTING AND FIGHTING AGAINST COUNTERFEIT 
PRODUCTS AT MARKET MANAGEMENT DEPARTMENT, 
THAI NGUYEN PROVINCE 
Ha Thi Thanh Hoa, Duong Thi Thuy Huong*, Ngo Thi Nhung 
College of Economics and Business Administration - TNU 
Counterfeit products are goods and products produced illegally, shaped like goods and products 
that licensed by the State for production, consumption and imports in the market; or goods and 
products that do not have use value in accordance with its origin, nature, name and its use. In 
recent years, the state of transporting, trafficking prohibited goods, smuggled goods along national 
highways across the province and in the fixed market is very complicated, activating by 
organizations and increasingly sophisticated. In addition, frauds of invoices, vouchers, tax fraud, 
measurement, source, origin and quality of goods tends to increase, focusing on products of 
petroleum, oil, gas liquefaction and pre-packaged goods. This paper reviews briefly the prevention 
and fight against of counterfeit goods at Market Management Department, Thai Nguyen province; 
from that proposes a number of measures to fight against this evil. 
Key words: Counterfeit products, goods, Market Management Department, Thai Nguyen. 
Ngày nhận bài: 05/4/2013; Ngày phản biện: 10/5/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013 
*
 Tel: 0915969009; Email: duonghuongqtkd@gmail.com 
36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_dau_tranh_phong_chong_hang_gia_tai_chi_cuc_quan_ly.pdf