Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm

Khuyến lâm là một trong các hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ở nước ta và đã được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Thông qua khuyến lâm, các kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao nhanh vào thực tiễn sản xuất. Trong giai đoạn 2011 đến nay, các dự án khuyến lâm đã được triển khai cho nhiều đối tượng loài cây (Keo, bạch đàn, thông, Quế, Bời lời, Tràm, Song, Mây.) ở nhiều vùng sinh thái khác nhau (Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ,.) với nhiều nội dung phong phú từ đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền đến người sản xuất đến xây dựng các mô hình. Các dự án đã tập trung thực hiện về trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu, trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn, trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu, thực phẩm. với diện tích đạt 17.160 ha cho hơn 17.600 người tham gia trên địa bàn cả nước. Công tác đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền đã nâng cao nhận thức cho 1.080 lượt cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện và 3.500 lượt nông dân. Các kết quả này đã thực hiện việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp mới đến người dân một cách hiệu quả, qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển rừng trồng ở nước ta

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm trang 1

Trang 1

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm trang 2

Trang 2

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm trang 3

Trang 3

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm trang 4

Trang 4

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4000
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp trong công tác khuyến lâm
 CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP 
 TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN LÂM 
 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 
 TÓM TẮT 
 Khuyến lâm là một trong các hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ở nước ta và đã 
 được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 
 Thông qua khuyến lâm, các kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao nhanh vào thực tiễn sản xuất. 
 Trong giai đoạn 2011 đến nay, các dự án khuyến lâm đã được triển khai cho nhiều đối tượng loài cây (Keo, 
 bạch đàn, thông, Quế, Bời lời, Tràm, Song, Mây...) ở nhiều vùng sinh thái khác nhau (Đông Bắc, Bắc Trung 
 Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ,...) với nhiều nội dung phong phú từ đào tạo 
 tập huấn, thông tin tuyên truyền đến người sản xuất đến xây dựng các mô hình. Các dự án đã tập trung thực 
 hiện về trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu, trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành 
 rừng gỗ lớn, trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu, thực phẩm... với diện tích đạt 17.160 ha cho hơn 
 17.600 người tham gia trên địa bàn cả nước. Công tác đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền đã nâng cao 
 nhận thức cho 1.080 lượt cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện và 3.500 lượt nông dân. Các kết quả này đã thực 
 hiện việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp mới đến người dân một cách hiệu quả, qua đó đã góp 
 phần thúc đẩy phát triển rừng trồng ở nước ta. 
 Transfer of technical advances in forestry extension 
 National Agriculture Extension Center 
 Forestry extension is one of the important activities to promote forestry development in our country and 
 also to be the central task in the Vietnam Forestry Development Strategy 2006-2020. Through forestry 
 extension, scientific research results have been quickly transferred into production practice. From 2011 up to 
 now, forestry extension projects have been implemented for many tree species (Acacia, Eucalyptus, Pine, 
 Cinnamon, Boi Loi, Melaleuca, rattan, etc.) in different ecological regions (The North East, North Central 
 Vietnam, South Central Vietnam, Central Highlands, Southeast, Southwest,...) with a variety of content from 
 training, information dissemination to building models. The projects have focused on intensive afforestation 
 of material trees, large timber and conversion of small timber forests into large timber forests, planting of 
 non-timber forest products for medicinal materials, food... with an area of 17,160 ha participated by more 
 than 17,600 relevant people in the country. Training and information dissemination has raised awareness for 
 1,080 times of commune and district extension workers and 3,500 turns of farmers. These results have 
 effectively transferred new forestry technologies to local people, thereby contributing to the development of 
 plantation forests in our country. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Phát triển khuyến lâm là một trong những nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt 
Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 05/02/2007. Từ những 
nhiệm vụ trong chiến lược phát triển lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt đề án 
phát triển khuyến lâm đến năm 2020 với các mục tiêu cụ thể: 
 - Tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện 
thôn tin đại chúng, tài liệu Bản tin khuyến nông, khuyến lâm... về nông nghiệp, nông dân, nông 
thôn cho cán bộ cơ sở và nông dân để phát triển sản xuất; 
106 
 - Phổ cập kiến thức, kinh nghiệm, chuyển giao khoa học, kỹ thuật mới trong sản xuất lâm 
nghiệp cho nông dân để nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất, chất 
lượng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất; 
 - Xây dựng các mô hình trình diễn về kỹ thuật sản xuất mới, trình diễn về giống cây mới có 
năng suất, chất lượng cao, các mô hình sản xuất bền vững để nông dân học tập và áp dụng; 
 - Tư vấn kỹ thuật cho nông dân (trả lời câu hỏi qua điện thoại, trang Web, truyền hình... giúp 
nông dân giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sản xuất; 
 - Giới thiệu các điển hình tiên tiến, gương nông dân sản xuất giỏi, các chủ trang trại có hiệu 
quả... để nông dân học tập và áp dụng; giới thiệu các địa chỉ xanh cung cấp giống, vật tư và thu 
mua tiêu thụ sản phẩm có uy tín cho nông dân liên hệ phục vụ sản xuất. 
II. NỘI DUNG 
2.1. Vai trò của khuyến lâm trong chuyển giao TBKT về lâm nghiệp. 
 Ngành lâm nghiệp Việt Nam nói chung cũng như khuyến lâm nói riêng đã góp phần xứng 
đáng vào sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo tiền đề cho quá trình đổi mới và hội nhập của đất 
nước. Tuy nhiên, để giúp kinh tế hộ phát triển đặc biệt là các hộ ở những vùng khó khăn, vùng 
miền núi có trình độ dân trí thấp còn phải giải quyết những vấn đề khác như vốn, áp dụng khoa 
học kỹ thuật... vì vậy việc hướng dẫn cách làm, chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới trong 
sản xuất lâm nghiệp là việc làm hết sức quan trọng. 
 Do tập quán canh tác lâu đời của người dân vùng miền núi là chưa tin ngay vào kỹ thuật 
mới, ngoài ra còn ảnh hưởng về phong tục tập quán, ngôn ngữ... vì thế mô hình trình diễn 
khuyến lâm sẽ là nơi chứng minh những cái tốt, cái mới để tạo niềm tin cho người nông dân làm 
theo. Như vậy vai trò của khuyến lâm là hết sức quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ 
thuật mới về sản xuất lâm nghiệp nhằm góp phần trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của 
người dân miền núi cũng như sự phát triển chung của đất nước. 
2.2. Kết quả đạt được về lĩnh vực khuyến lâm 
 Các chương trình dự án khuyến lâm được triển khai với nhiều nội dung phong phú, thiết thực 
với trọng tâm là ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật lâm sinh để 
phát triển trồng rừng nguyên liệu thâm canh, trồng cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ làm dược 
liệu, thực phẩm... Ngoài ra các lớp đào tạo, thông tin tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao đời 
sống và giả i quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như nhận thức của người dân về 
phát triển và quản lý rừng bền vững, một số kết quả về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chương trình 
khuyến lâm chính từ năm 2011 đến nay. 
2.2.1. Đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền 
 Trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục phối hợp với hệ thống 
khuyến nông các cấp và cơ quan nghiên cứu, đào tạo tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho 1.080 
lượt cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện và 3.500 lượt nông dân làm nghề rừng. Tổ chức một số 
diễn đàn Khuyến nông @ về chuyên đề trồng rừng thâm canh, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành 
rừng gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ... đồng thời phát hành 2.000 bộ đĩa hình hướng dẫn kỹ thuật trồng, 
 107 
chăm sóc, khai thác, chế biến một số loài cây lâm nghiệp chính như keo, bạch đàn, Hồi, Thảo 
quả... Có thể nói, trong những năm qua công tác khuyến lâm đã tổ chức được nhiều hoạt động 
tuyên truyền, tập huấn để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người dân có hiệu quả với các nội 
dung và hình thức phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật kịp thời 
cho nông dân. 
2.2.2. Xây dựng mô hình 
a) Trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu
 Các dự án trồng rừng nguyên liệu thâm canh đến nay đã xây dựng được trên 6.300 ha mô 
hình trình diễn với số hộ tham gia đạt 5.275 trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung 
và Tây Nguyên. Các loài cây được triển khai chủ yếu như: Keo tai tượng (có xuất xứ Pongaki, 
Carwell...) keo lai (BV10, BV16, BV32, BV71, BV75..., bạch đàn lai (UP35, UP54, UP99...). 
Các loài cây này trước đây thời gian thu hoạch từ 7 - 8 năm thì nay chỉ còn 5 - 6 năm cho một 
chu kỳ trồng rừng nguyên liệu thâm canh, năng suất rừng tăng từ 15 - 20%. 
b) Trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.
 Các dự án của chương trình trồng rừng gỗ lớn đã xây dựng trên 6.200 ha mô hình trình diễn, 
với trên 3.850 hộ tham gia để trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Các loài 
được chuyển giao như Keo tai tượng, keo lai, Thông mã vĩ, Keo lá tràm, Xoan ta, Giổi xanh... tại 
các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên nhằm góp phần cung cấp nguyên liệu gỗ 
lớn cho chế biến, xuất khẩu. Các dự án đã nâng cao nhận thức cho 5,780 hộ dân về giá trị của 
cây gỗ lớn trên một đơn vị diện tích và phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. 
c) Trồng cây Lâm sản ngoài gỗ
 Dự án trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu, thực phẩm, dược liệu đã xây dựng được 
trên 4.660 ha, với các loài cây chủ yếu như Mắc ca, Ba kích, Kim tiền thảo, Quế, Mây nếp, Hà 
Thủ ô đỏ, Bời lời đỏ, Đinh lăng...) được triển khai tại các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và 
Tây Nguyên. Dự án đã góp phần nâng cao nhân thức cho trên 8.500 hộ tham gia hiểu được giá trị 
của cây lâm sản ngoài gỗ. Chính vì vậy phát triển lâm sản ngoài gỗ đã góp phần tăng cường đa 
dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen, tăng thu nhập cho người trồng rừng và giải quyết việc làm cho 
nông dân vùng miền núi nhằm hiện thực hóa Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai 
đoạn 2006 - 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. 
 Nhận xét chung: 
 Các chương trình khuyến lâm, nhất là các mô hình trình diễn tổ chức trồng rừng đã thực sự 
góp phần quan trọng trong chiến lược xây dựng lại vốn rừng, phát triển nghề rừng, cải thiện môi 
trường và tăng thu nhập hàng năm cho nông dân. Chính vì vậy, nhiều mô hình đã được đón tiếp 
các địa phương khác đến tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, học tập cách tổ chức thực hiện. 
 Mô hình khuyến lâm cũng đã góp phần trong việc xóa đói giảm nghèo, thu hút và tạo công ăn 
việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn trong những năm qua góp phần trong công cuộc xây 
dựng nông thôn mới. Với phương thức nông lâm kết hợp, trồng cây ngắn ngày kết hợp cây dài 
ngày, nên nhiều mô hình đã cho thu hoạch bình quân hàng năm từ 20 - 25 triệu đồng/năm như Kim 
tiền thảo, Hà thủ ô,... 
108 
 Các mô hình khuyến lâm đã thực sự chuyển đổi được nhận thức của người dân miền núi từ 
chỗ chỉ biết khai thác lợi dụng từ rừng sang biết kinh doanh tổng hợp, tạo thu nhập từ đất rừng, 
đồng thời tái tạo lại rừng đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội. 
III. HẠN CHẾ 
 Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu như trên, công tác khuyến lâm vẫn còn một số khó 
khăn và tồn tại: 
 - Nhận thức về vai trò, tác dụng và hiểu biết về hoạt động khuyến lâm tuy đã có nhiều 
chuyển biến nhưng chưa sâu sắc. Một số đơn vị địa phương chỉ quan tâm đến việc được Nhà 
nước cấp kinh phí, nhưng còn cách thức tổ chức hoạt động chưa thật sự mang lại hiệu quả. 
 - Công tác khuyến lâm ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu vùng xa 
còn nhiều khó khăn do tập quán canh tác lâu đời và trình độ dân trí còn thấp, hơn nữa đời sống 
kinh tế của đồng bào còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. 
 - Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta chiếm gần 2/3 tổng diện tích tự nhiên, số tỉnh có rừng và 
đất rừng chiếm hơn 80% tổng số tỉnh trên cả nước. Do vậy nhu cầu về khuyến lâm rất lớn, nhưng 
các mô hình, dự án khuyến lâm hàng năm chiếm tỷ lệ nhỏ so với ngành nông nghiệp nói chung. 
 - Công tác giống cũng như các tiến bộ mới trong lâm nghiệp thật sự còn nhiều khó khăn, các 
kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học về các loài cây lâm nghiệp có tính hấp dẫn với các 
hộ gia đình nông dân còn rất ít, có những giống đã được nghiên cứu ra nhưng khi có nhu cầu 
trồng rừng thì lại không có giống. Hiện nay các giống đã được công nhận để chuyển giao trong 
chương trình khuyến lâm chiếm tỷ lệ nhỏ. Với các loài lâm sản ngoài gỗ thì người dân chưa chủ 
động được đầu ra của sản phẩm, quy mô hàng hóa còn nhỏ lẻ, manh mún chưa tạo thành vùng 
nguyên liệu thực sự. Đây cũng là điều gây khó khăn cho công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 
trong phát triển lâm sản ngoài gỗ nói riêng cũng như ngành lâm nghiệp nói chung. 
IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 
4.1. Tổ chức 
 - Các hoạt động khuyến lâm cần có sự tham gia của người nông dân, các nhà quản lý, cán bộ 
khuyến lâm, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp. Thiết lập mạng lưới hợp tác giữa các cơ quan, 
đơn vị để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lặp, 
lãng phí. Trong đó người dân phải là người chủ động tham gia. 
4.2. Về phát triển nguồn lực 
 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến lâm các cấp, 
đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp. 
 - Chú trọng phương pháp và hoạt động đào tạo khuyến lâm cho người nghèo, đặc biệt đồng 
bào dân tộc ít người và phụ nữ... 
4.3. Về cơ chế, chính sách 
 - Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách về pháp triển lâm nghiệp nói chung và 
khuyến lâm nói riêng cho cho các cấp lãnh đạo và cộng đồng, để người dân từng bước thay đổi 
cách thức quản lý sử dụng rừng. 
 - Xây dựng cơ chế chính sách khuyến lâm phù hợp để khuyến khích cán bộ khuyến lâm 
làm việc lâu dài và hoạt động ở các vùng sâu, vùng xa. 
 109 
4.4. Về kỹ thuật 
 - Thực hiện phương pháp “Nghiên cứu có sự tham gia của người dân” để gắn kết nghiên cứu 
với sản xuất, chuyển giao và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật. 
 - Tăng cường nghiên cứu về lĩnh vực có tính chất đốt phá như giống, bảo quản và chế biến 
lâm sản. 
 - Cần ưu tiên xây dựng các mô hình khuyên lâm ở những xã nghèo, nơi người dân còn nhiều 
khó khăn, do bất lợi của điều kiện tự nhiên thay cho việc lựa chọn xây dựng mô hình ở những 
vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khá, giao thông đi lai thuận tiện như hiện nay. 
 - Cần nghiên cứu lựa chọn những tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp cho từng vùng sinh thái 
khác nhau, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng người dân, hiệu quả kinh tế cao. Có như vậy mới kỳ 
vọng, đáp ứng mục tiêu nhân rộng của mô hình. 
 - Phải quản lý cho được công tác giống, tránh sử dụng giống xô bồ, chất lượng kém, ảnh 
hưởng đến lòng tin cho người trồng rừng. 
 - Tăng cường công tác khuyến lâm thị trường, khuyến lâm không chỉ là cầu chuyển giao tiến 
bộ kỹ thuật mà còn là “mắt xích” trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, khi đó hoạt động 
khuyến lâm sẽ được hưởng lợi từ việc cung cấp thông tin mang tính định hướng, tiêu thụ sản 
phẩm cho người sản xuất. 
110 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_giao_tien_bo_ky_thuat_lam_nghiep_trong_cong_tac_khuye.pdf