Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) của Đảng, Hiến pháp 2013 của Nhà nước và văn

kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành

động. Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay phù hợp với thực tiễn

cách mạng Việt Nam qua hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam. Với tinh thần đó, mỗi cán bộ, đảng viên kiên định với chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực

tiễn Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
g, vừa kiên quyết dũng cảm 
từ bỏ những phương pháp sai lầm, 
mô hình cũ không hiệu quả, xác lập 
mô hình mới để xây dựng chủ nghĩa 
xã hội có hiệu quả hơn. Ch nh độc lập 
dân tộc và chủ nghĩa xã hội đem lại 
sự đổi mới kỳ diệu đó. 
Cách đây hơn 90 năm, dưới ách nô lệ, 
dân tộc Việt Nam, thông qua người 
con ưu tú của mình đã tìm được con 
đường cứu nước, giải phóng dân tộc 
hết sức đúng đắn. Sự lựa chọn đó 
cũng là sự lựa chọn của lịch sử. Việt 
Nam không lựa chọn con đường tư 
bản chủ nghĩa bởi con đường ấy 
không thật sự đưa đến độc lập tự do 
và quyền làm chủ của nhân dân mà 
đại bộ phận là công nhân, nông dân 
và trí thức. Thật ra, ở một quốc gia 
thuộc địa như Việt Nam không có 
những tiền đề, điều kiện, khả năng 
giải phóng đất nước bằng con đường 
tư bản chủ nghĩa. Ở một đất nước nô 
lệ như iệt Nam lúc bấy giờ, chủ 
nghĩa tư bản cũng chỉ là thứ “chủ 
nghĩa tư bản bản xứ” èo uột, phụ 
thuộc vào chế độ thực dân. Nhìn lại 
lịch sử đầu thế kỷ XX, sau Cách mạng 
tháng Tám 1945, dân tộc Việt Nam 
muốn hòa bình, nhưng chủ nghĩa đế 
quốc không để yên. Chúng “phê phán” 
con đường độc lập dân tộc và chủ 
nghĩa xã hội” bằng những lời lẽ thâm 
độc. Ngày nay, nhiều học giả phương 
Tây, kể cả Mỹ nói rằng: không có cuộc 
chiến đấu và chiến thắng của nhân 
dân Việt Nam thì bộ mặt thế giới đã 
khác. Nếu không có 30 năm chiến 
tranh và hàng chục năm khắc phục 
hậu quả chiến tranh thì sự phát triển 
của Việt Nam đã hoàn toàn khác 
(Trần Hữu Tiến, 2008: 225). 
Có ý kiến cho rằng, con đường độc 
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có tác 
dụng diệu kỳ trong giải phóng dân tộc 
(khó có thể phủ nhận), nhưng ngày 
nay không còn thích hợp nữa. Ý kiến 
này “quên” một điều căn bản: con 
đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa 
xã hội sở dĩ có sức mạnh trong giải 
phóng dân tộc vì độc lập dân tộc và 
chủ nghĩa xã hội là khát vọng của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 
7 
nhân dân. Chúng ta cần làm rõ vấn đề 
mà nhiều người quan tâm: “Định 
hướng xã hội chủ nghĩa” có phải là 
“vòng kim cô”, không cho phép đổi 
mới tư duy, kìm hãm sự phát triển của 
đất nước; phát triển theo định hướng 
xã hội chủ nghĩa có phải là đường lối 
phát triển không hiệu quả hay không? 
(Trần Hữu Tiến, 2008: 225). 
Thực tiễn chứng minh gần 35 năm 
qua, chúng ta đã tiến hành công cuộc 
đổi mới theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa. Các nhà quan sát phương Tây, 
các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế 
WB, IMF đều thừa nhận Việt Nam là 
một trong những nước có tốc độ tăng 
trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. 
Chúng ta đều biết rõ, khi trở thành 
một nước công nghiệp thì giữ được 
mức tăng trưởng cao không dễ dàng. 
định hướng xã hội chủ nghĩa không 
triệt tiêu những động lực phát triển. 
Đó là động lực của nền kinh tế nhiều 
thành phần, vận hành theo cơ chế thị 
trường, có sự quản lý của nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là 
động lực của việc kết hợp hài hòa các 
lợi ch, đặc biệt là sự kết hợp hài hòa 
lợi ích của người lao động với lợi ích 
của các doanh nhân, các nhà đầu tư. 
Đó là động lực của khối đại đoàn kết 
toàn dân tộc trên cơ sở lợi ích và mục 
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, 
công bằng, văn minh”. Đó là động lực 
của thể chế kinh tế thị trường ngày 
càng hiện đại hóa. Đó là động lực của 
sự cạnh tranh lành mạnh giữa các 
đơn vị kinh tế thuộc các thành phần 
khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà 
nước cũng phải cạnh tranh bình đẳng 
như các doanh nghiệp khác. Đó là 
động lực của sự hội nhập kinh tế quốc 
tế, hợp tác quốc tế, cạnh tranh quốc 
tế mà Việt Nam tham gia một cách 
tích cực và chủ động. Một nền kinh tế 
“thiếu động lực” không thể tăng 
trưởng bình quân 7% trong hàng chục 
năm liên tục như iệt Nam. Định 
hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phát 
huy cao độ mọi tiềm năng của các 
thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế 
tư bản tư nhân. ới sự quản lý tốt của 
Nhà nước, sự phát triển lành mạnh, 
đúng pháp luật, kinh tế tư bản tư nhân 
không mâu thuẫn với định hướng xã 
hội chủ nghĩa; trái lại, đó là một trong 
những nhân tố giàu sức sống của nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa. 
Những ý kiến nhằm bác bỏ định 
hướng xã hội chủ nghĩa thường tập 
trung mũi nhọn phê phán vai trò chủ 
đạo của kinh tế nhà nước. Họ nói kinh 
tế nhà nước ở bất kỳ nước nào cũng 
yếu kém, không hiệu quả vì “cha 
chung không ai khóc”, là bộ phận kinh 
tế không có động lực (Trần Hữu Tiến, 
2008: 227). 
Đó là nhận thức không khách quan. 
Quản lý một doanh nghiệp nhà nước 
khó khăn hơn nhiều so với quản lý 
một doanh nghiệp tư nhân có quy mô 
như nhau, vì phải sử dụng mối quan 
hệ phức tạp hơn. Song nếu quản lý tốt, 
khắc phục được những khuyết điểm 
chủ quan thì tiềm năng của kinh tế 
nhà nước rất lớn, sẽ được phát huy. 
Kinh tế nhà nước có những ưu việt 
NGUYỄN THỊ HIỀN OANH – CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG 
8 
mà ngày nay mới chỉ được khai thác 
một phần rất nhỏ. Trong thực tế sự 
phát triển tốt của kinh tế nhà nước 
không những không cản trở, mà còn 
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát 
triển của các thành phần kinh tế khác, 
kể cả kinh tế tư nhân. 
Có người hiểu sai “vai trò chủ đạo” 
của kinh tế nhà nước, rồi dựa vào đó 
mà phê phán. Vai trò chủ đạo của kinh 
tế nhà nước không phải ở quy mô 
càng lớn càng tốt, ở sự hiện diện các 
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước 
trong tất cả hoặc hầu hết các ngành, 
mà thể hiện trước hết ở sức mạnh tạo 
môi trường, điều kiện hỗ trợ phát triển 
để Nhà nước điều tiết và định hướng 
phát triển kinh tế. Có thể dự đoán 
rằng trong nền kinh tế tri thức của 
tương lai, thế mạnh của kinh tế nhà 
nước sẽ được phát huy cao hơn nữa. 
Những yếu kém của nền kinh tế nhà 
nước là có thật, cần được khắc phục 
và hoàn toàn có khả năng từng bước 
khắc phục. 
Có ý kiến cho rằng định hướng xã hội 
chủ nghĩa có nghĩa là nhà nước can 
thiệp quá nhiều vào đời sống kinh tế - 
xã hội; “nhà nước” cần “nhỏ”, “nhân 
dân” mới là “lớn”. Thế nhưng, trong 
thực tế họ lại đòi hỏi Nhà nước quá 
nhiều, chẳng hạn đòi hỏi Nhà nước 
gánh chịu mọi khó khăn, thua thiệt 
trong cạnh tranh quốc tế. Họ cho rằng 
trong kinh tế có những lĩnh vực rất 
cần cho xã hội nhưng t lợi nhuận nên 
tư nhân không ai muốn làm, vì đó là 
lĩnh vực “dành cho nhà nước”. Đây 
ch nh là quan điểm muốn Nhà nước 
và kinh tế nhà nước là “cha chung”, 
“không của ai cả”; đòi hỏi Nhà nước 
nhiều nhưng không muốn Nhà nước 
có trong tay lực lượng kinh tế (ngoại 
trừ thuế) để quản lý, điều tiết nền kinh 
tế, đó là quan điểm tự mâu thuẫn. 
Định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa 
là thực hiện một quan điểm phát triển 
đúng đắn, đặc biệt là phát triển kinh tế, 
vấn đề sống còn đối với Việt Nam, 
một nước từ nông nghiệp lạc hậu đi 
lên. Nội dung cốt lõi của sự phát triển 
là thực hiện thành công công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa theo phương thức 
công nghiệp hóa rút ngắn, phát triển 
bền vững. 
Chúng ta xác định rõ: đường lối phát 
triển của Việt Nam là phát triển dân 
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, 
văn minh; phát triển hướng về con 
người, vì con người. “Con người” 
không chỉ nói một bộ phận đặc thù 
của xã hội; con người không chỉ là 
một giai cấp, một tầng lớp, một địa 
phương, mà con người là tất cả cộng 
đồng và mỗi cá nhân, tất cả đều có cơ 
hội phát triển và được hưởng mọi 
thành quả của phát triển, tương xứng 
với đóng góp của mình vào sự phát 
triển chung của đất nước. Con người 
không chỉ được xem như động lực 
của sự phát triển, mà được xem trước 
hết như mục đ ch của sự phát triển. 
Sự phát triển của Việt Nam đảm bảo 
lợi ch ch nh đáng của người lao động 
và các chủ thể thuộc mọi thành phần 
kinh tế, nhưng không bình quân, cào 
bằng; thực hiện phân phối theo kết 
quả lao động và hiệu quả kinh tế là 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 
9 
chủ yếu, đồng thời phân phối theo 
mức độ đóng góp vốn và các nguồn 
lực khác vào sản xuất kinh doanh và 
phân phối thông qua phúc lợi xã hội. 
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương 
thống nhất chính sách kinh tế với 
chính sách xã hội, xem phát triển kinh 
tế là điều kiện vật chất để giải quyết 
các vấn đề xã hội ở trình độ ngày 
càng cao; thực hiện tốt chính sách xã 
hội là động lực quan trọng thúc đẩy 
phát triển kinh tế. Một trong những 
đặc trưng nổi bật của định hướng xã 
hội chủ nghĩa là kết hợp hài hòa giữa 
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và 
công bằng xã hội trong từng bước và 
từng chính sách phát triển. 
Định hướng xã hội chủ nghĩa không 
có nghĩa là thực hiện chủ nghĩa bình 
quân, nghèo cùng nghèo, giàu cùng 
giàu, không chấp nhận mọi sự chênh 
lệch, bất bình đẳng, kể cả những bất 
bình đẳng không thể tránh được, thậm 
chí là cần thiết trong quá trình phát 
triển. Chúng ta coi trọng bình đẳng 
trong cơ hội phát triển, tạo cơ hội cho 
mọi người, tạo điều kiện để mọi người 
sử dụng tốt năng lực của mình. Chính 
sách của Đảng và Nhà nước là 
khuyến khích làm giàu hợp pháp, vừa 
thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa vì lợi 
ích của bản thân, không chấp nhận 
làm giàu phi pháp, bất ch nh như lừa 
đảo, tham nhũng. Khuyến khích làm 
giàu ch nh đáng phải đi đôi với chiến 
lược xóa đói, giảm nghèo, chủ yếu 
bằng cách tạo công ăn việc làm, tạo 
cơ hội cho những người nghèo tự cải 
thiện đời sống. Định hướng xã hội chủ 
nghĩa đòi hỏi phát triển kinh tế đi đôi 
với phát triển văn hóa, giáo dục; xem 
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã 
hội; xem phát triển giáo dục và đào 
tạo cùng với khoa học và công nghệ 
là quốc sách hàng đầu nhằm phát huy 
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản 
để phát triển xã hội. Sự phát triển 
trong nền kinh tế thị trường tất yếu 
dẫn đến phân hóa giàu nghèo. Nếu bỏ 
mặc cho sự phân hóa đó diễn ra một 
cách tự phát, viện cớ rằng có phân 
hóa mới có động lực, hoặc viện bất cứ 
lý do nào khác cũng đều trái với mục 
đ ch của chủ nghĩa xã hội thì sớm 
muộn cũng có hại cho sự phát triển. 
Định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi 
Nhà nước và xã hội phải kiểm soát 
được quá trình phân hóa giàu nghèo, 
không để cho sự phân hóa diễn ra 
quá mức dẫn đến một xã hội bất công, 
mà sự đau khổ thiệt thòi thuộc về 
những người lao động và những 
người làm ăn chân ch nh. 
Gần 35 năm qua, đi đôi với sự phát 
triển kinh tế, Việt Nam đạt được 
những thành tựu to lớn về mặt xã hội; 
công tác xóa đói giảm nghèo được 
đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả 
tốt. Việt Nam được cộng đồng quốc tế 
xem là một trong những nước xóa đói 
giảm nghèo thành công. Chỉ số phát 
triển con người (HDI) cao hơn mức 
phát triển kinh tế. Rõ ràng, Việt Nam 
không “tụt hậu” những lợi ích về mặt 
xã hội. Nhân dân iệt Nam không thể 
hưởng thụ những lợi ích về xã hội 
như vậy nếu đất nước không theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa. 
NGUYỄN THỊ HIỀN OANH – CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG 
10 
Về mặt chính trị, định hướng xã hội 
chủ nghĩa là không ngừng tăng cường 
quyền làm chủ về mặt nhà nước của 
nhân dân, xây dựng và phát triển nền 
dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa. Trong tiến trình đổi mới, việc 
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba 
lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư 
pháp. 
Những thành tựu về kinh tế, chính trị, 
xã hội của Việt Nam trong hơn 75 
năm qua, đặc biệt trong gần 35 năm 
thực hiện công cuộc đổi mới, không 
thể có được và không thể giữ được 
nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. 
Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của 
Nhà nước đều vì nhân dân, là tiền đề 
chính trị, là điều kiện tiên quyết để đất 
nước phát triển theo định hướng xã 
hội chủ nghĩa. Như vậy, nói xây dựng 
chủ nghĩa xã hội và định hướng xã hội 
chủ nghĩa mà không giữ vững vai trò 
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự 
quản lý của Nhà nước xã hội chủ 
nghĩa thì chỉ là lời nói suông. Việc 
tuyên truyền đòi “dân chủ” đa nguyên, 
đa đảng đối lập là sự xúi giục của các 
thế lực phản động với ý đồ đen tối 
không vì lợi ích của nhân dân mà 
chúng muốn thay đổi chế độ chính trị, 
chấm dứt định hướng xã hội chủ 
nghĩa theo kịch bản như chúng đã 
thực hiện với Liên Xô trước đây. 
Gần 35 năm thực hiện toàn diện công 
cuộc đổi mới có nghĩa là thay đổi căn 
bản cấu trúc mô hình chủ nghĩa xã hội 
kiểu Xô Viết, nhưng vẫn giữ vững mục 
tiêu quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà 
đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản, và 
thực hiện mục tiêu ấy bằng phương 
thức mới. Thay đổi mô hình chủ nghĩa 
xã hội trong hiện thực đồng thời với 
thay đổi quan niệm về chủ nghĩa xã 
hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân 
dân ta xây dựng là một xã hội dân 
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, 
văn minh; có nền kinh tế phát triển 
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện 
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù 
hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà 
bản sắc dân tộc; con người có cuộc 
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều 
kiện phát triển toàn diện; các dân tộc 
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, 
đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ cùng 
phát triển; có nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do 
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng 
sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ 
hữu nghị và hợp tác với các nước trên 
thế giới (Đảng Cộng sản Việt Nam, 
2011: 70). 
Trong thời kỳ đổi mới, phát triển theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và 
nhân dân ta đã giành được nhiều 
thắng lợi quan trọng có ý nghĩa lịch sử. 
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa 
đang được đẩy mạnh nhằm xây dựng 
cuộc sống ấm no, hạnh phúc của 
nhân dân. 
3. KẾT LUẬN 
Trải qua gần 100 năm nô lệ thực dân 
Pháp, với nhiều cuộc khởi nghĩa 
nhưng cuối c ng đều thất bại. Năm 
1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 
11 
lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa 
thành công, lập nên nước Việt Nam 
dân chủ cộng hòa, và tiếp theo là toàn 
quốc kháng chiến chống thực dân và 
đế quốc xâm lược, nhân dân Việt 
Nam đã hiểu rõ bản chất của chế độ 
tư bản chủ nghĩa. Điều đó càng khẳng 
định rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là 
lực lượng lãnh đạo duy nhất suốt quá 
trình lịch sử chống thực dân, đế quốc 
từ năm 1930 đến thắng lợi hoàn toàn 
và đang tiếp tục lãnh đạo đất nước 
thành công trong giai đoạn toàn cầu 
hóa kinh tế, tích cực tham gia cuộc 
cách mạng công nghiệp lần thứ tư 
hiện nay. 
Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi Đảng Cộng 
sản Việt Nam phải kiên định mục tiêu 
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, 
kiên định và vận dụng, phát triển sáng 
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh, giải đáp được những 
vấn đề mới do thực tiễn đặt ra, tiếp 
tục làm sáng tỏ hơn con đường đi lên 
chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới 
của thời đại ngày nay.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà 
Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
2. Hồ Chí Minh. 2011. Toàn tập, tập 2, 10. Hà Nội. Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
3. Trần Hữu Tiến. 2008. Một số vấn đề về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở 
Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfchu_nghia_mac_lenin_tu_tuong_ho_chi_minh_va_dinh_huong_xa_ho.pdf