Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bài viết làm rõ hoàn cảnh ra đời, khái quát những nội dung chính về chính sách

kinh tế mới của V.I. Lênin. Từ đó, rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn chính sách

kinh tế mới của V.I. Lênin - trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2500
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin - Lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
công nghiệp, công nghiệp nhỏ, "giúp đỡ 
tiểu công nghiệp - ngành đang phục vụ kinh tế nông dân bằng cách cung cấp nguyên 
liệu cho nó"3. 
Không chỉ nhƣ vậy, V.I. Lênin còn khẳng định cần phải có cơ chế, chính sách 
để khôi phục công nghiệp lớn và tiểu công nghiệp: giao lại cho chủ cũ và cho phép họ 
tự do kinh doanh, có sự kiểm soát của Nhà nƣớc Xô viết những xí nghiệp công 
nghiệp dƣới 20 công nhân trƣớc đây bị trƣng thu hay quốc hữu hóa; các tƣ bản nƣớc 
ngoài có thể thuê một số xí nghiệp, hầm mỏ, dƣới hình thức tô nhƣợng; cần phải 
sớm chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế; cải cách chế độ tiền lƣơng; ban hành chế độ 
tiền thƣởng, nhằm nâng cao năng suất lao động trong các xí nghiệp công nghiệp. 
Thứ tư, đổi mới tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, thực hiện các hình thức 
của CNTBNN: cùng với thúc đẩy sản xuất phát triển, V.I. Lênin cũng rất quan tâm tới 
thúc đẩy lƣu thông hàng hóa. V.I. Lênin cho rằng, cần phải khôi phục trao đổi hàng hóa 
và phát triển CNTBNN. Đây là một bƣớc tiến rất quan trọng trong tƣ duy kinh tế thời 
bấy giờ, điều đó đã thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy lƣu thông hàng hóa mạnh mẽ. 
Chính sách có thể áp dụng đƣợc và duy nhất hợp lý là không đƣợc tìm cách ngăn cấm 
hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản mà cần tìm cách hƣớng nó vào con 
đƣờng CNTBNN. 
V.I. Lênin đã chỉ rõ CNTBNN là điều kiện để xây dựng CNXH, là phƣơng tiện 
để phát triển lực lƣợng sản xuất ở nƣớc Nga Xô viết trong những năm 20 của thế kỷ XX. 
3
 V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.295. 
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
73| 
Thành phần kinh tế này có vai trò đặc biệt và vị trí cần thiết đối với nền kinh tế nƣớc 
Nga lúc bấy giờ. Ông viết: “Chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc về kinh tế cao hơn rất nhiều so 
với nền kinh tế hiện nay của nƣớc ta Chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc không có gì là đáng 
sợ đối với Chính quyền Xô viết, vì nƣớc Xô viết là một nƣớc mà trong đó chính quyền 
của công nhân và nông dân nghèo đã đƣợc bảo đảm”4. Mặt khác, cần thiết phải sử dụng 
không những chủ nghĩa tƣ bản trong nƣớc, mà cả ở nƣớc ngoài nữa, khi cần phải học 
tập kinh nghiệm của phƣơng Tây và nói chung, cả kinh nghiệm của những nƣớc phát 
triển. V.I. Lênin vạch ra công thức: “Chính quyền Xô viết + trật tự ở đƣờng sắt Phổ + 
kỹ thuật và cách tổ chức các tơrớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc. + + = 
tổng số = chủ nghĩa xã hội”5. 
Thứ năm, về luân chuyển cán bộ: V.I. Lênin đã đề cập đến việc thuyên chuyển 
một số cán bộ cấp cao về nhận công tác ở huyện, thậm chí ở tổng. Việc này không phải 
là "hạ cấp bậc" cán bộ, mà nhằm tạo ra sự năng động, nắm bắt thực tế tốt hơn, trƣởng 
thành nhanh hơn cho đội ngũ cán bộ các cấp. 
NEP có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó khôi phục đƣợc nền kinh tế Xô viết sau 
chiến tranh. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bƣớc phát triển to lớn, biến 
"nƣớc Nga đói" thành một đất nƣớc có nguồn lƣơng thực dồi dào. Từ đó, đã khắc phục 
đƣợc khủng hoảng kinh tế, chính trị; củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất 
yếu và bản chất tốt đẹp của CNXH theo những nguyên lý mà chủ nghĩa Mác đã vạch 
ra. Rất tiếc những tƣ tƣởng đó của V.I. Lênin không đƣợc những ngƣời kế tục sau này 
phát triển tiếp tục mà lại đƣa nền kinh tế đi sang quỹ đạo của nền kinh tế chỉ huy. Việc 
nóng vội xác lập sự thống trị tuyệt đối của quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng 
về tƣ liệu sản xuất, thực hiện một cách phổ biến kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và phủ 
nhận kinh tế thị trƣờng trong khi lực lƣợng sản xuất phát triển chƣa cao là một trong 
những nguyên nhân chính kìm hãm sức sản xuất của xã hội, sau đó dẫn đến khủng 
hoảng kinh tế - xã hội của Liên Xô cũ và hàng hoạt các nƣớc XHCN. 
NEP cũng đánh dấu một bƣớc phát triển mới về lý luận kinh tế XHCN. Theo tƣ 
tƣởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và 
phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trƣớc hết là 
của nông dân, là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình 
kinh tế XHCN. 
4
 V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.252. 
5
 V.I. Lênin, Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.684. 
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại 
|74 
2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo Chính sách kinh tế mới (NEP) 
của V.I. Lênin trong công cuộc đổi mới đất nước 
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, Đảng ta đã nhận thức và vận dụng sáng tạo NEP 
của V.I. Lênin vào điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam. Từ Đại hội VI (năm 1986), 
Đảng đã thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là đặc trƣng của cơ cấu kinh 
tế quá độ lên CNXH ở nƣớc ta và đƣa ra chủ trƣơng chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa 
sang nền kinh tế nhiều thành phần. Nếu thời kỳ trƣớc đổi mới, ở nƣớc ta chỉ có một 
thành phần kinh tế là “thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc 
doanh và khu vực tập thể”, thì giờ đây, phải “bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng 
mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dƣới sự chỉ 
đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”6. Đến Hội nghị Trung ƣơng 6 (khóa VI), 
Đảng ta khẳng định: phát triển kinh tế nhiều thành phần là chính sách nhất quán có ý 
nghĩa chiến lƣợc lâu dài và các thành phần kinh tế bình đẳng trƣớc pháp luật. 
Xuyên suốt 7 kỳ Đại hội của Đảng từ khi đổi mới (từ Đại hội VI đến Đại hội XII), cả 
“Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” thông qua 
năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011, đều khẳng định quan điểm nhất quán của 
Đảng trong đổi mới là phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành 
theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; 
đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị 
trƣờng hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của 
kinh tế thị trƣờng, đồng thời có sự quản lý của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN do Đảng 
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Nền kinh tế thị 
trƣờng định hƣớng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình 
độ phát triển của lực lƣợng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần 
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tƣ nhân là một động lực 
quan trọng; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh 
theo pháp luật; thị trƣờng đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ các nguồn 
lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà 
nƣớc đƣợc phân bổ theo chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị 
trƣờng. Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, 
tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, 
6
 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà 
Nội, tr.41. 
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
75| 
chính sách và các nguồn lực của Nhà nƣớc để định hƣớng và điều tiết nền kinh tế, 
thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng; thực hiện tiến bộ, công bằng xã 
hội trong từng bƣớc, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân 
dân trong phát triển kinh tế - xã hội”7. 
Bên cạnh tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng quan hệ sản xuất mới với nhiều 
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức phân phối, trong đó kinh tế 
nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo và thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao 
động, hiệu quả kinh tế, định hƣớng trên còn thể hiện sự vận dụng NEP vào nƣớc ta trên 
các khía cạnh: (i) Lần đầu tiên Đảng ta coi kinh tế tƣ nhân là một động lực “quan trọng” 
của nền kinh tế; (ii) Thị trƣờng đóng “vai trò chủ yếu” trong huy động và phân bổ các 
nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Nhà nƣớc chuyển 
từ chức năng phân phối sang chức năng dự báo, quy hoạch, thông tin và cân đối; can 
thiệp và điều tiết “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trƣờng bằng các chính sách đòn bẩy 
kinh tế, bằng chính sản phẩm và dịch vụ của mình là những hàng hoá, dịch vụ công 
Doanh nghiệp nhà nƣớc tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa 
bàn quan trọng về quốc phòng an ninh, những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác 
không đầu tƣ. Còn các nguồn lực nhà nƣớc (tài nguyên, đất đai, ngân sách nhà nƣớc, 
các quỹ dự trữ quốc gia), cùng với các công cụ, cơ chế, chính sách đƣợc Nhà nƣớc 
sử dụng để định hƣớng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; 
(iii) Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng yêu 
cầu Nhà nƣớc nhanh chóng đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách để phát huy vai trò 
làm chủ của nhân dân; bảo đảm quyền tự do, dân chủ trong hoạt động kinh tế của ngƣời 
dân theo đúng Hiến pháp, pháp luật. Bảo đảm mọi ngƣời đều đƣợc bình đẳng trong tiếp 
cận các cơ hội và điều kiện phát triển, đƣợc tham gia và hƣởng lợi từ quá trình phát triển. 
Mở rộng thu thập ý kiến đánh giá từ doanh nghiệp và ngƣời dân đối với quá trình triển 
khai thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. 
Quá trình vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của NEP đã góp phần 
quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nƣớc khi Việt Nam đã ra khỏi 
khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trƣởng 
khá nhanh; sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ 
nghĩa đang đƣợc đẩy mạnh; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc 
7
 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr.103. 
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại 
|76 
củng cố và tăng cƣờng; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh đƣợc giữ 
vững. Từ những bài học kinh nghiệm của NEP và sự vận dụng thành công trong công 
cuộc đổi mới ở Việt Nam, có thể thấy, mặc dù ra đời cách đây gần 100 năm nhƣng 
NEP vẫn còn nhiều gợi ý quý báu đối với cách mạng Việt Nam và nhiều quốc gia khác 
trên toàn cầu. Quá trình vận dụng NEP luôn đòi hỏi phải sáng tạo, tìm tòi những biện 
pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, không bao giờ đƣợc rập 
khuôn, máy móc, bảo thủ, trì trệ, luôn đề cao tính cầu thị, tăng cƣờng tổng kết thực 
tiễn, nghiên cứu lý luận, xây dựng đất nƣớc trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 
Việc tiếp tục bổ sung, phát triển NEP luôn cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên và là 
nhiệm vụ quan trọng đặt ra hiện nay đối với những nƣớc đang phát triển theo con đƣờng 
xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, muốn vận dụng thành công NEP trong bối cảnh chúng ta 
đang phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa hiện đại và hội nhập quốc 
tế, cần phải thực hiện một số giải pháp sau: 
Một là, hoàn thiện hơn nữa thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ 
nghĩa, trong đó đặc biệt là cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, Chính phủ kiến 
tạo và phát triển. Hoàn thiện thể chế để thực hiện có hiệu mối quan hệ giữa Nhà nƣớc, 
thị trƣờng và xã hội theo nguyên tắc “Nhà nƣớc mạnh - thị trƣờng hiệu quả - doanh 
nghiệp, ngƣời dân và xã hội năng động, sáng tạo”. Chuyển mạnh hệ thống hành chính 
chủ yếu từ quản lý, kiểm soát bằng các quyết định hành chính sang nền hành chính 
quản trị phát triển, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nƣớc. 
Tạo cơ chế để nhân dân tăng cƣờng giám sát cán bộ, đảng viên, công chức. 
Hai là, hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ hơn khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc. Cần 
quan tâm nhiều hơn tới sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các hộ kinh doanh 
buôn bán nhỏ lẻ, các tổ chức xã hội nghề nghiệpƢu tiên hơn nữa cho nông nghiệp, 
nông dân và nông thôn, cần phải hỗ trợ kinh phí và điều kiện để thực hiện chƣơng trình 
đào tạo về kỹ năng quản lý cho các cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, vì đa phần đội ngũ 
cán bộ quản lý ở các hợp tác xã hiện nay đều rất yếu về kỹ năng quản lý và kỹ năng 
tiếp thị sản phẩm. Cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc áp dụng hình thức tô nhƣợng 
trong NEP của V.I. Lênin trong việc cho đấu thầu, khoán một số hầm mỏ, ao hồ, thác 
nƣớc đẹp ở các địa phƣơng, để khai thác du lịch, với nguyên tắc hai bên cùng có lợi. 
Ba là, giảm thiểu can thiệp của Nhà nƣớc vào giá cả để tăng cƣờng điều tiết thông 
qua các công cụ thị trƣờng nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc cạnh tranh bình đẳng với các 
loại hình doanh nghiệp khác. Nhà nƣớc sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ, thƣơng 
mại quốc tế để điều tiết phân bổ nguồn lực và phân phối của cải xã hội... 
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
77| 
Bốn là, xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển 
lực lƣợng sản xuất, gắn với phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 phù hợp và hiệu quả trong từng lĩnh vực; đồng thời, nghiên cứu xây dựng và 
đổi mới hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp, hiệu quả, thích ứng với yêu cầu của bƣớc 
phát triển cao hơn và hội nhập quốc tế. 
Năm là, phải quan tâm đầu tƣ hỗ trợ cho các chƣơng trình đào tạo khởi nghiệp ở 
của các thành phần kinh tế, khuyến khích cho thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia. 
Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh nhân biết gắn sự phát triển và lợi ích của 
mình với lợi ích của dân tộc, góp phần quan trọng vào “định vị” nền kinh tế Việt Nam 
trên thế giới. 
Sáu là, cần phải cải tiến công tác luân chuyển cán bộ hai chiều, có chế độ phù 
hợp để cán bộ luân chuyển có thể quay trở lại công tác tại cơ quan, địa phƣơng cũ sau 
một đến hai nhiệm kỳ. 
III. KẾT LUẬN 
Nhƣ vậy, chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin có ý nghĩa to lớn đối với các 
nƣớc phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Những thành 
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau gần 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cƣơng lĩnh 
xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo đà cho đất nƣớc bƣớc 
vào thời kỳ phát triển mới. Điều đó đã và đang khẳng định chủ trƣơng phát triển nền 
kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra trên tinh thần 
vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới là đúng đắn và cần thiết để đƣa nền kinh tế 
nƣớc ta từng bƣớc tiến lên, hƣớng tới mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1, 2, 3, 4. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.262; 
tr.264, tr.295, tr.252. 
5. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.684. 
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, 
Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.41. 
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.103. 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_kinh_te_moi_cua_v_i_lenin_ly_luan_va_thuc_tien_tr.pdf