Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết

Tóm tắt. Liên bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) tan rã tháng 12/1991,15 nước

cộng hoà trong liên bang tuyên bố độc lập, 11 nước liên kết với nhau hình thành nên

cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Đây là hậu quả của sự khủng hoảng kinh tế,

chính trị, xã hội kéo dài từ nhiều thập kỉ ở Liên Xô. Một trong những nhân tố sụp đổ là

do chính sách về dân tộc mắc nhiều sai lầm không được sửa chữa kịp thời và triệt để

từ thời I.V. Stalin đến M.S.Gorbachov.

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 1

Trang 1

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 2

Trang 2

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 3

Trang 3

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 4

Trang 4

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 5

Trang 5

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 6

Trang 6

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 7

Trang 7

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 9440
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết

Chính sách dân tộc – Một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết
Nhìn chung, mục tiêu nhất thể 
hóa các dân tộc tỏ ra càng xa rời thì chính sách dân tộc của Liên Xô bộc lộ nhiều điều 
bất cập. Việc các nhà lãnh đạo Liên Xô tuyên bố như trên hoàn toàn không phù hợp 
với thực tế khách quan của sự phát triển của xã hội loài người nói chung cũng như sự 
phát triển của xã hội Liên Xô nói riêng. 
 2.1.4. Thời kì M.S.Gorbachov (1982 – 1991) 
 Đại hội lần thứ XXVII của Đảng Cộng sản Liên Xô lại một lần nữa khẳng định 
dứt khoát rằng vấn đề dân tộc ở Liên Xô đã được giải quyết. Năm 1989 khi Gorbachov 
tiến hành chủ trương “dân chủ hóa, công khai hóa” thì những uất ức những hận thù 
dân tộc trên đất nước đa dân tộc này được cơ hội bùng phát, các khuynh hướng dân tộc 
chủ nghĩa ngày càng lan rộng làm rõ mâu thuẫn dân tộc là vấn đề đã âm ĩ trong một 
thời gian dài kiềm nén, bị che đậy đi bởi sự tập trung quyền lực cao độ. Trong báo cáo 
chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 19/9/1989 Gorbachov đã phải 
thừa nhận rằng vấn đề dân tộc ở Liên Xô thực sự còn gay gắt, “xung đột”, “bi kịch”, 
“xô xát” liên tiếp xảy ra, không có một ngày yên bình. Thực tế, dưới thời cầm quyền 
của Gorbachov thì mâu thuẫn dân tộc ở Liên Xô bùng phát và bắt đầu phát triển theo 
diện rộng. Tháng 8/1985 tại các nước cộng hòa như Armenia, Azerbaijan, Gruzia, 
Uzbekistan, Tajikistan, Moldova và 3 nước cộng hòa vùng Baltic liên tiếp xảy ra 
những vụ tranh chấp, xung đột dân tộc, sắc tộc. Đầu năm 1988 cuộc xung đột giữa 
Armenia và Azerbaijan về vấn đề Nagorno -Karabakh. Ở Gruzia, tháng 3/1989 khu tự 
trị Abkhazia mít tinh đòi thành lập nước cộng hòa liên bang, yêu cầu rút khỏi Liên Xô. 
Ngày 9/4/1989 diễn ra “vụ Tbilisi”, ở Baku (1/1990), ở Vinius và Riga (1/1991). Tại 
vùng Trung Á ở Uzbekistan vào tháng 6/1989 nổ ra bạo loạn giữa người theo đạo Hồi 
và người Uzbekistan. Ở Moldova diễn ra cuộc tranh chấp đòi thay đổi chữ viết từ kí tự 
Slav sang kí tự Latinh, đòi dùng tiếng Moldova làm tiếng chính thức. Tháng 8/1987 
các lực lượng đối lập của các nước cộng hòa vùng Baltic khởi xướng phong trào đòi 
tách khỏi Liên Xô. 
 Trước những diễn biến của mâu thuẩn, xung đột sắc tộc ngày càng trở nên gay 
gắt diễn ra, chính quyền liên bang đã đề ra những nhiệm vụ chiến lược và những 
phương hướng cơ bản cho chính sách dân tộc. Thứ nhất, hoàn thiện chế độ liên bang 
Xô Viết, bổ sung nội dung kinh tế và chính trị thực tế. Thứ hai, mở rộng quyền và khả 
năng của tất cả các dạng tự trị dân tộc. Thứ ba, đảm bảo các quyền bình đẳng cho các 
dân tộc. Thứ tư, tạo điều kiện để phát triển tự do các nền văn hoá và ngôn ngữ dân tộc. 
Thứ năm, củng cố những bảo đảm loại trừ quyền chèn ép các quyền của các công dân 
theo đặc trưng dân tộc. Thứ sáu, đổi mới toàn bộ công tác nghiên cứu khoa học và giáo 
dục, công tác tư tưởng trong lĩnh vực quan hệ dân tộc. Thứ bảy, trong việc giao tiếp 
32 Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Thị Thư, 2002, Lược sử Liên Bang Nga 1917-1991, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 
239 – 240. 
 346 
giữa các dân tộc khẳng định sự tôn trọng lẫn nhau của các truyền thống lịch sử và đặc 
thù dân tộc, coi trọng những quyền lợi kinh tế và tinh thần từng dân tộc. Đây là những 
vấn đề nằm trong cương lĩnh của Đảng cộng sản Liên Xô năm 1989 với nhiệm vụ 
quan trọng nhất được đề ra để giải quyết vấn đề dân tộc là lập ra cơ chế nhà nước hữu 
hiệu, cơ chế kinh tế và xã hội, đảm bảo sự kết hợp hữu cơ những lợi ích và giá trị quốc 
tế và dân tộc. Nhiệm vụ này sẽ không tách rời cải tổ các quan hệ kinh tế, xã hội, chính 
trị. Nó chỉ có thể giải quyết trên con đưòng dân chủ hoá xã hội Xô Viết và khẳng định 
chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân. 
 Trước đó, vào tháng 4/1985 chính quyền liên bang đã thực hiện Chương trình 
cải cách kinh tế, chính trị. Về vấn đề dân tộc và các quyền của công dân, Cương lĩnh 
cải tổ nêu rõ “nhiệm vụ quan trọng nhất của việc củng cố sự hợp tác giữa các dân tộc 
Xô Viết và đồng thời của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là thực hiện đầy 
đủ và triệt để trong đời sống có tính nguyên tắc Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa 
các công dân, không lệ thuộc vào nguồn gốc dân tộc, chủng tộc và tôn giáo của họ” 33. 
Trong bài phát biểu của Gorbachov vào tháng 7/1989 đã đề cập “giải quyết đúng 
đắn vấn đề quan hệ giữa các dân tộc sẽ quyết định phần lớn sự an ninh và yên ổn của 
mọi người, vận mệnh của cải tổ tức là số phận và sự toàn vẹn của quốc gia chúng ta. 
Tất cả chúng ta thật sự không thể không lo ngại gần thời gian qua ở nơi này, nơi kia 
xuất hiện sự bất bình, sự rạn nứt kể cả xung đột trên cơ sở dân tộc. Những xung dột 
đang đẩy mọi người ra khỏi cuộc sống bình thường” 34 
 Những quan điểm của Đảng Cộng sản Liên Xô và Gorbachov đưa ra để giải 
quyết vấn đề dân tộc đang trở thành mối quan tâm hàng đầu ở liên bang là rất đúng, để 
cứu vãn những gì đang xảy ra nhưng tất cả đã quá muộn. Thời kì Gorbachov nằm 
quyền chỉ là để chứng kiến sự tan rã của liên bang bởi những mâu thuẫn xung đột sắc 
tộc, dân tộc vốn đã âm ĩ từ nhiều thập niên qua. Đảng Cộng sản Liên Xô và nhà nước 
liên bang phải áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết cấp bách vấn đề dân tộc, 
nhưng hành động lại không cương quyết, dứt khoát và tiến hành chậm nên không thể 
nào chặn đứng được chủ nghĩa chia rẽ dân tộc đang ngày càng lan rộng trên khắp đất 
nước. Kết quả là ngày 11/3/1990 Lítvia dẫn đầu tuyên bố độc lập, sau đó lần lượt là 
Estonia, Latvija và Moldova tuyên bố về địa vị nước nhà, hàng loạt các nước cộng hòa 
khác cũng lần lượt tuyên bố theo đuổi đường lối đối nội, đối ngoại riêng. 
 Vào trung tuần tháng 8/1991 cuộc khủng hoảng ở Liên Xô đã lên đến đỉnh điểm 
và kết quả là xảy ra cuộc chính biến ngày 19/8. Cuộc đảo chính không thành công đã 
gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngày 6/11, tổng thống Nga Enxin ra sắc lệnh thủ tiêu bộ 
máy nhà nước của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga, trên toàn lãnh thổ 
Nga một làn sóng chống chủ nghĩa xã hội được dấy lên. Ngày 21/12/1991 tại Alma-
Ata 11 nước cộng hòa trong liên bang Xô Viết đã ký nghị định thư thành lập Cộng 
đồng các quốc gia độc lập (SNG) và ra tuyên ngôn Alma-Ata, tuyên bố Liên Xô không 
còn tồn tại nữa. Sự kiện chính trị quan trọng này đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của 
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và sự tan rã của nhà nước đa dân tộc lớn nhất trên thế giới. 
 2.2. Tác động của chính sách dân tộc dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết 
 Trong quá trình tồn tại của liên bang Xô Viết, nhiều tài liệu chính trị và khoa học 
đã chứng minh tính bền vững của liên bang. Phải khách quan thừa nhận, liên bang Xô 
33 Lê Ngọc Ái, 1990, Quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc trong CNXH, Viện thông tin KHXH, Hà Nội tr.58. 
34 Lê Ngọc Ái, 1990, Quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc trong CNXH, Viện thông tin KHXH, Hà Nội, tr.25. 
 347 
Viết đã phải vượt qua rất nhiều thử thách để tồn tại và phát triển trong đó khó khăn, gian 
khổ nhất là trong những năm của cuộc chiến tranh vệ quốc (1941 – 1945). Công cuộc 
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt được nhiều thành tựu đều là sự chung tay góp 
sức của tất cả các dân tộc trong liên bang. Điều đáng tiếc, một số nhận định đã quá 
cường điệu coi như ở Liên Xô mọi vấn đề đã được giải quyết xong, đã xây dựng được 
chủ nghĩa xã hội phát triển và bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, trong đó có cả vấn 
đề dân tộc. Trong báo cáo của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tại Đại hội 
Đảng lần thứ XXVII: Nhân dân Xô Viết hiện nay là một khối cộng đồng xã hội và quốc 
tế, mới về chất, nhất trí về lợi ích kinh tế, tư tưởng và mục đích chính trị. 
 Cách mạng Tháng Mười nổ ra phá tan nhà tù của các dân tộc. Để thành công và 
xây dựng một nhà nước mới, cách mạng phải có sự liên hiệp và thống nhất của các dân 
tộc chịu sự áp bức của chế độ Nga hoàng với khẩu hiệu “các dân tộc bị áp bức hãy 
vùng lên”. Sức mạnh của cuộc cách mạng tháng Mười là ở đó, song cũng chính ở đó 
tiềm ẩn những vấn đề sâu sắc trong quan hệ của các dân tộc. Theo con đường phát 
triển của lịch sử tự nhiên, thì mỗi dân tộc phải trãi qua quá trình hình thành, phát triển 
đầy đủ về mọi mặt, mọi lĩnh vực, phải phát triển và hoàn thiện mọi bản sắc của nó, 
phải có được chủ quyền của nó trước khi hòa nhập với những tộc người khác để tạo ra 
một cộng đồng dân tộc thống nhất. Nhưng ở Liên Xô do nhiều nguyên nhân chủ quan 
và khách quan, các tộc người, dân tộc ít người đã không có điều kiện phát triển trọn 
vẹn. Do đó, nhu cầu tự khẳng định, bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại và chờ 
có điều kiện là khởi phát bùng lên. Đến lúc trước khi bị sụp đổ, trên lãnh thổ Liên Xô 
đã có hơn 100 dân tộc sinh sống. Số dân 281,7 triệu người (thống kê ngày 1/8/1987). 
Bộ phận cơ bản của dân tộc Liên Xô đi vào thành phần của 5 ngữ hệ: Ấn – Âu 79,4% 
toàn bộ cư dân, Altai (16,2%), Ural (1,6%), KavKaz (1,2%), Kartvel (1,4%). Các dân 
tộc ở Liên Xô khác nhau cơ bản về số dân. Hơn 20 dân tộc có số dân hơn 10 triệu 
người chiếm 96,2% dân số toàn liên bang. Đông nhất là người Nga (137 triệu), Ukaine 
(42 triệu), Ucbets (12 triệu), Belarus (9,5 triệu),Có hơn 30 dân tộc có số dân từ 
100.000 đến 2 triệu người tạo thành 3,4 % cư dân, còn lại hàng chục dân tộc chỉ gồm 
1000 người và ít hơn chiếm 0,4% dân số. Lịch sử của một số dân tộc còn được đo 
bằng niên kỷ của một số tộc người khác về thực chất chỉ hình thành sau khi cách mạng 
Tháng Mười Nga thành công 35. 
 Sự sụp đổ của liên bang bắt nguồn từ sự không đúng đắn, không khoa học của 
mô hình CNXH được xây dựng qua nhiều thập kỷ ở Liên Xô. Trong đó, sự yếu kém về 
kinh tế đã không tạo ra được đầy đủ những tiền đề kinh tế để giải quyết vấn đề dân tộc. 
Những cơ sở lí luận về đường lối và chính sách trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở 
Liên Xô do Lênin vạch ra là đúng đắn, trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện. Khi thành lập 
liên bang Lênin đã bày tỏ quan điểm về vấn đề dân tộc, vấn đề tự trị hóa. Lênin đã đưa 
ra các quan điểm và các nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề dân tộc ở Nga: Thứ 
nhất, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên thực tế; Thứ hai, cải tổ bộ máy Xô 
Viết, giữ lại liên minh các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trên lĩnh vực quân 
sự và ngoại giao; Thứ ba, bảo đảm quyền tự do sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc36. 
Sau khi Lênin mất, cùng với việc thiết lập một nhà nước liên bang thì quan hệ giữa các 
nước cộng hòa với trung ương đã trở thành những quan hệ một chiều phụ thuộc, nội 
35 Lê Ngọc Ái, 1990, Quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc trong CNXH, Viện thông tin KHXH, Hà Nội, tr.89 
– 90. 
36 V.I. Lênin toàn tập, 1978, Nxb Tiến bộ Mátcơva, tập 45, tr.412- 413. 
 348 
dung chính của cương lĩnh dân tộc bị vi phạm nghiêm trọng. Trong đó quyền dân tộc 
tự quyết đã không được thực hiện trọn vẹn “Quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là sự 
phân lập của các dân tộc đó, với tư cách là quốc gia ra khỏi các tập thể dân tộc khác 
có nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc độc lập”37. Quyền dân tộc tự quyết hoàn 
toàn chỉ có nghĩa là các dân tộc có quyền được độc lập về chính trị, có quyền được tự 
do phân lập về mặt chính trị khỏi dân tộc áp bức. 
 Qua thực tiễn lịch sử cho thấy, vấn đề dân tộc là một vấn đề khó khăn nhất, 
phức tạp nhất trong lịch sử loài người. Vấn đề này nảy sinh và hình thành từ lịch sử 
với những nhận thức, định kiến lâu đời, vì thế không dễ dàng gì giải quyết nhanh 
chóng mà phải trải qua những thử thách và kiểm nghiệm lịch sử để từng bước cải tạo 
và biến đổi. Mặc khác, khi trên thế giới còn có các giai cấp đa dân tộc và trong các 
quốc gia đó còn có sự áp bức giai cấp và bức dân tộc thì chừng đó mâu thuẫn dân tộc 
vẫn còn cơ sở xã hội và thực tiễn để bùng phát. Để các dân tộc sinh sống hòa thuận 
trong một quốc gia nhiều thành phần dân tộc thì Đảng, giai cấp, tổ chức chính trị cầm 
quyền phải nhận thức và đảm bảo các quyền như: Quyền được sinh tồn trong đó bao 
gồm cả việc nhà nước công nhận sự tồn tại của các cộng đồng dân tộc nhằm tránh việc 
hòa tan các dân tộc ít người vào các dân tộc đông hơn, ít người nhưng vẫn tồn tại. 
Quyền tự xác định thành phần dân tộc mình. Quyền tự quyết, tự quản và chủ quyền 
của dân tộc. Quyền bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có ngôn ngữ, các di sản 
văn hóa dân tộc, truyền thống dân tộc. Quyền kiểm soát và sử dụng các nguồn tài 
nguyên thiên nhiên. Quyền được tiếp xúc và sử dụng thành tựu của nền văn minh thế 
giới. Quan trọng là quyền cá nhân cho tất cả các dân tộc phải được đảm bảo, không 
được phép phân biệt nguồn gốc dân tộc của cá nhân. 
3. Kết luận 
 Từ việc sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã cho Việt Nam bài học kinh 
nghiệm, trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc 
phải được coi là một trong những điều rất cơ bản và rất cần thiết. Tăng cường đoàn kết 
dân tộc luôn là một nhiệm vụ quan trọng phải được quán triệt và thực hiện nghiêm 
chỉnh. Cần thực hiện tốt sự bình đẳng giữa các dân tộc coi trọng việc phát triển kinh tế 
- xã hội- văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số, ổn định tình hình chính trị xã hội trên 
mọi miền của đất nước, đẩy mạnh hơn sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện và triệt 
để để xây dựng Việt Nam ngày càng phồn vinh hiện đại, thực hiện thắng lợi mục tiêu 
dân giàu nước, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiến Pháp nước 
Cộng hòa chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã ghi rõ: Nhà nước Cộng hòa chủ nghĩa xã hội 
Việt Nam là nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 
 Lịch sử của một trong những trang bi hùng của thời đại đã khép lại nhưng có thể 
khẳng định rằng sự sụp đổ mô hình dân tộc ở Liên bang Xô Viết không phải bắt nguồn 
từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà là do những nội dung, chính sách và biện 
pháp cụ thể đã thực hiện không đúng đắn, thiếu khoa học, mắc nhiều sai lầm nghiêm 
trọng. Chủ nghĩa xã hội vẫn là lí tưởng cao đẹp của loài người tiến bộ và sự nghiệp giải 
phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã 
hội vẫn là con đường đúng đắn và khoa học để các dân tộc bị áp bức noi theo. 
37 V.I. Lênin toàn tập, 1978, Nxb Tiến bộ Mátcơva, tập 45, tr. 68. 
 349 
 Tài liệu tham khảo 
[1]. Lê Ngọc Ái, 1990, Quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc trong CNXH, Hà 
 Nội, Viện thông tin KHXH. 
[2]. Hà Mỹ Hương, 2004, Về quan hệ dân tộc hiện nay ở các nước thuộc Liên bang 
 Xô Viết và Liên bang Nam Tư cũ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Đảng, số 1. 
[3]. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư, 2002, Lược sử Liên Bang Nga 1917-
 1991, Hà Nội, Nxb Giáo dục. 
[4]. Tiêu Phong, 2004, Hai chủ nghĩa một trăm năm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà 
 Nội. 
[5]. Nguyễn Anh Thái, 1994, Sự sụp đổ của một mô hình dân tộc và đôi điều suy 
 nghĩ về nhận thức vấn đề dân tộc trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu 
 Lịch sử số 2. 
[6]. Nguyễn Chí Tình, 1999, Mâu thuẫn dân tộc và sắc tộc phải chăng là định 
 mệnh, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6. 
[7]. V.I. Lênin toàn tập, 1978, tập 45, Moscow, Nxb Tiến bộ. 
[8]. V.I.Lênin, 1984, Về quyền dân tộc tự quyết, Moscow, Nxb Tiến bộ. 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_dan_toc_mot_nguyen_nhan_tan_ra_cua_lien_bang_xo_v.pdf