Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam

Trong Quy hoạch phát triển điện lực 7 sửa đổi (PDP 7 sửa đổi)

ban hành năm 2016, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu 12

gigawatt (GW) công suất điện mặt trời. Chính phủ cũng đề ra

các mục tiêu trung gian 850 megawatt (MW) điện mặt trời vào

năm 2020 và 4 GW vào năm 2025. Tuy nhiên, vào giữa năm

2019, Việt Nam đã đạt được mục tiêu của năm 2025 với công

suất đặt hơn 4,5 GW. Chính phủ hiện nay đang tính tới mục tiêu

cao hơn trong Quy hoạch phát triển điện lực 8 (PDP 8) từ 12 lên

18 GW. Mức gia tăng này chủ yếu xuất phát từ thực tế là trong

bối cảnh cụ thể, nguồn điện mặt trời (PV) có thể là nguồn phát

điện có chi phí thấp nhất ở Việt Nam. Dự kiến PDP 8 cho giai

đoạn 2020 – 2030 sẽ được công bố vào năm 2020.

4,5 GW dự án điện mặt trời đã xây dựng tại Việt Nam được phát

triển theo chính sách biểu giá điện năng lượng tái tạo ưu đãi

hòa lưới (feed-in-tariff (FIT)), chính sách này đã hết hiệu lực từ

giữa năm 2019. Giá FIT trong Hợp đồng mua bán điện (PPA)

là 0,0935 USD/kWh có thời hạn 20 năm (FIT 1) theo Thông tư

của Quyết định 11 do Bộ Công Thương (MOIT) ban hành. Dự

thảo Quyết định mới hiện đang được thảo luận (FIT 2). Tháng

11 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu MOIT (i) đề xuất

giá FIT thấp hơn cho các dự án đã ký PPA và có thể đưa vào

vận hành thương mại (COD) trước cuối năm 2020 và (ii) xây

dựng một cơ chế đấu thầu cạnh tranh, công khai và minh bạch

để giảm chi phí của nguồn điện mặt trời.

Từ năm 2018, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam

trong quá trình chuyển đổi từ FIT sang đấu thầu cạnh tranh. Các

hạn chế chính được nhận diện trong triển khai điện mặt trời bền

vững với giá cả phải chăng được trình bày dưới đây.

a. Thiếu quy hoạch tập trung gây ra hạn chế về giải tỏa công

suất và hạn chế phát điện. Giữa PDP 7 sửa đổi và Quy

hoạch phát triển điện mặt trời của MOIT không có mối liên

kết rõ ràng. Quy hoạch phát triển điện mặt trời có công suất

điện mặt trời cao hơn nhiều so với đề xuất trong PDP 7 sửa

đổi. Quy hoạch truyền tải cũng không được phối hợp với

công suất nêu trong Quy hoạch phát triển điện mặt trời dẫn

đến hạn chế hơn nữa về tích hợp năng lượng tái tạo (VRE).

Thêm vào đó, theo cơ chế FIT, các đơn vị sản xuất điện độc

lập (IPP) quyết định vị trí đặt các dự án điện mặt trời và lập

nghiên cứu tích hợp lưới điện được Tập đoàn Điện lực Việt

Nam (EVN) phê duyệt. Vì vậy, do EVN không biết dự án nào

sẽ COD, họ đánh giá các dự án một cách riêng lẻ, hết dự án

này đến dự án khác mà không đánh giá được một cách tổng

thể. Thách thức này dẫn tới việc 4,5 GW điện mặt trời được

xây dựng ngoài dự kiến, gấp 5 lần khối lượng quy hoạch

trong PDP 7 sửa đổi. Các dự án này hiện đang phải đối mặt

với việc bị hạn chế nghiêm trọng và thiếu công suất truyền

tải theo kế hoạch của EVN.

b. Thiếu thông số rõ ràng và thống nhất để đánh giá chất

lượng các dự án. Không xây dựng trần công suất điện mặt

trời ở từng tỉnh và cũng không có các thông số thống nhất

giữa các tỉnh để đánh giá chất lượng các đề xuất dự án điện

mặt trời của IPP. Do đó, khi nhận được số lượng đề xuất vượt

quá công suất mục tiêu trong PDP 7 sửa đổi, quy trình lựa

chọn những dự án cần được bổ sung vào Quy hoạch phát

triển điện mặt trời và nhận giấy phép đầu tư giữa các tỉnh

không hài hòa với nhau.

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang xuanhieu 6900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam

Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam
 giá thị trường giao ngay 
do SMO hỗ trợ.
c.	 Thu	hút	nguồn	tài	chính	quốc	tế.	Các tổ chức tài chính và 
nhà đầu tư có thể không chấp nhận các PPA dựa trên Hợp 
đồng sai khác thay cho PPA vật lý. Thị trường tài chính, bao 
gồm các tổ chức tài chính quốc tế, phải có niềm tin vào các 
quy định thị trường của VWEM, do đó thị trường cần phải 
thể hiện được sự trưởng thành và độ sâu thị trường như đã 
thảo luận ở trên.
Do đó, tổ chức đấu thầu trong thời kỳ chuyển đổi từ PPA vật lý 
sang hợp đồng sai khác có thể dẫn đến giá điện cao hơn do vì 
các ứng thầu tính tới yếu tố không chắc chắn về thu nhập liên 
quan đến hiệu quả hoạt động của VWEM.3
Do đó, phù hợp với Quyết định 63, khuyến nghị các dự án điện 
mặt trời cần tiếp tục dựa vào PPA vật lý cho đến khi VWEM 
trưởng thành đầy đủ.
CÁC CÂN NHẮC VỀ PHÁP LÝ
Đối với các giai đoạn tiếp theo của VWEM, MOIT đã ban hành 
Thông tư số 45/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018, có 
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 (Thông tư 45) hướng dẫn 
hoạt động của VWEM. Hướng dẫn của Thông tư số 45 về hoạt 
động của VWEM bao gồm cả các dự án năng lượng tái tạo ngoài 
thủy điện. Theo hướng dẫn này, các dự án năng lượng tái tạo 
ngoài thủy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW có thể “chọn 
tham gia” vào VWEM. Trong trường hợp chọn tham gia thì các 
dự án này phải tuân thủ các yêu cầu về pháp lý và quy định đối 
với các nhà máy điện tham gia vào VWEM. Đối với các dự án 
năng lượng tái tạo ngoài thủy điện khác (chẳng hạn như những 
dự án có công suất đặt dưới 30MW), có thể chọn tham gia gián 
tiếp vào VWEM – nghĩa là không cần chào giá trực tiếp và không 
áp dụng cơ chế biểu giá của VWEM. 
Bước tiếp theo là bổ sung khung pháp lý để thực hiện, Cục Điều 
tiết điện lực (ERAV) cần xây dựng các hướng dẫn về việc tham 
gia cụ thể là áp dụng cho các dự án điện tái tạo ngoài thủy điện.
KHUYẾN NGHỊ TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ
Theo mô hình PPA hiện nay cho các dự án điện mặt trời, bên bán 
điện của các dự án điện mặt trời có quyền chọn tham gia vào thị 
trường bán buôn điện như đã nêu trong các quy định hiện hành 
về thị trường điện cạnh tranh. Nếu chọn tham gia vào VWEM, 
bên bán điện cần gửi thông báo trước bằng văn bản 120 ngày 
cho bên mua điện và cho ERAV. Trong trường hợp đó, các bên 
tham gia PPA có thể đơn phương chấm dứt PPA hiện có. Cơ chế 
này đưa ra làm phương án thay thế cho bên bán điện mặt trời 
cân nhắc.4 Như vậy, Chính phủ Việt Nam có thể xem xét tiếp tục 
áp dụng PPA vật lý này cho khung đấu giá mặt trời.
Nếu Chính phủ muốn khuyến khích các nhà phát triển điện mặt 
trời tham gia vào VWEM khi thị trường đã trưởng thành, Chính 
phủ cần cân nhắc vấn đề ưu đãi cho các dự án điện mặt trời và 
các dạng năng lượng tái tạo khác ngoài thủy điện. Ngoài việc 
giải quyết rủi ro tín dụng đối tác liên quan tới SMO và những vấn 
đề khác, Chính phủ có thể xem xét tới việc đưa vào khung hợp 
đồng một cơ chế bảo vệ rõ ràng trước những thay đổi luật pháp. 
Đơn vị phát triển trong những dự án có giá điện cố định được 
đảm bảo trong chương trình đấu giá điện mặt trời (cũng như 
chương trình FIT) muốn biết là Chính phủ và các bên mua điện 
khác (bên bao tiêu) có chịu những rủi ro do thay đổi pháp luật kể 
từ ngày thực hiện PPA. Cần có đảm bảo cần thiết bằng cách đưa 
vào PPA hoặc khung pháp lý một quy định cụ thể về thay đổi luật 
và điều chỉnh thanh toán tiền điện trong thời gian chuyển dịch từ 
PPA vật lý trong chương trình đấu giá điện mặt trời sang PPA tài 
chính trong VWEM.
4. Thông tư 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương, Phụ lục II, Điều 9.3.3. Điều 4.2 và 4.3(b) Thông tư 45.
34 |  Chiến lược và Khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam
cao không lớn hơn 2.000 mét, độ dốc dưới 5 độ, mật độ dân số 
dưới 400 người trên km2,. Khu vực được bảo vệ phải cách địa 
điểm dự án tối thiểu 1 km và mức độ che phủ đất được phân loại 
dựa trên mục đích sử dụng. Để giảm bớt các hạn chế tiềm tàng 
trong khu vực dự án, phân tích đã giảm 75% diện tích đất được 
xác định. Phân tích này sẽ yêu cầu làm việc thêm với các tỉnh 
để xác định được khu vực đất phù hợp nhất cho các dự án điện 
mặt trời tiềm năng.
Sau đó, phân tích về tính sẵn sàng của mặt bằng được hợp nhất 
với dữ liệu bức xạ mặt trời.5 Ngoài cường độ mặt trời cao là yếu 
tố quyết định quan trọng đến giá cả PPA thấp, dự án cần xây 
dựng trên những vùng đất khô cằn không lý tưởng cho sử dụng 
nông nghiệp.
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ
PHỤ LỤC 2 
Phụ lục này trình bày kết quả phân tích không gian địa lý trên 
toàn quốc được tiến hành để xác định nơi nguồn điện mặt trời có 
thể và cần được phát triển dựa vào cường độ mặt trời, phát triển 
lưới điện, và mức độ đáp ứng về đất đai và mái nhà.
Phân tích không gian địa lý kết hợp tiềm năng bức xạ mặt trời 
của Việt Nam với dữ liệu về sử dụng đất và độ che phủ đất. Nó 
cũng xem xét các yếu tố như độ cao, độ dốc, mức độ gần các 
trung tâm đô thị và các khu vực được bảo vệ. Bốn loại đất được 
xác định phù hợp để phát triển điện mặt trời và được sử dụng 
trong phân tích: (i) đất nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm 
và đất nông nghiệp), (ii) đất lâm nghiệp (sản xuất gỗ), (iii) đất đô 
thị và đất đã xây dựng (thành phố, cộng với đất được sử dụng 
để sản xuất điện hoặc tưới tiêu) và (iv) đất chưa sử dụng (đất 
cằn cỗi, bãi chăn thả). Tiêu chí chính về mặt bằng sẵn có là độ 
5. Bộ dữ liệu kết quả từ phân tích không gian địa lý được cung cấp dưới dạng dữ liệu không gian địa lý theo định dạng KMZ.
Chiến lược và Khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam  | 35
BẢNG A2.1. Các tỉnh và tiềm năng công suất đặt điện mặt trời 
(GW): tiềm năng rất tốt
TÊN TỈNH CÔNG SUẤT (GW)
Bình Phước 47,23
Tây Ninh 24,22
Gia Lai 14,65
Bình Thuận 14,19
Đăk Lăk 12,60
Lâm Đồng 6,53
Ninh Thuận 5,52
Khánh Hòa 3,04
Kon Tum 2,64
Bà Rịa- Vũng Tàu 2,16
Đồng Nai 1,50
Bình Dương 1,27
Nguồn: Ngân hàng Thế giới.
HÌNH A2.1. Các khu vực có cường độ mặt trời tốt nhất
HÌNH A2.2. Các khu vực có cường độ mặt trời rất tốt
CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH 
Cường độ bức xạ mặt trời tốt nhất 
Cường độ mặt trời tốt nhất (>4,4 kWh/m2/ngày) tập trung ở hai 
tỉnh: Ninh Thuận và Bình Thuận (hình A2.1). Ở Ninh Thuận có 
sẵn mặt bằng để sản xuất 5 GW và ở Ninh Thuận là 20 GW.
Các loại đất sẵn có chủ yếu ở hai tỉnh này là đất chưa sử dụng 
và đất nông nghiệp. Có bốn trạm biến áp điện lưới với điện áp 
từ 220 kV đến 500 kV. Hầu hết mặt bằng nằm trong bán kính 20 
km của trạm biến áp. Cả hai thành phố thuộc tỉnh, Phan Thiết và 
Phan Rang- Tháp Chàm đều có nhu cầu phụ tải và đường dây 
truyền tải chính là trục 500 kV giúp quản lý điều độ tốt với các 
vùng còn lại của đất nước.
Cường độ bức xạ mặt trời rất tốt 
Cường độ mặt trời rất tốt của Việt Nam (4,2-4,4kWh/m2/ngày) 
tập trung ở 12 tỉnh (bảng A2.1 và hình A2.2), với tiềm năng hàng 
đầu 47 GW ở các tỉnh Bình Phước, 24 GW ở Tây Ninh, 14 GW ở 
Gia Lai, và 14 GW ở Bình Thuận. 
Đất chủ yếu là đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp và rừng sản 
xuất. Có 18 trạm biến áp có điện áp từ 220 đến 500 kV tại 12 
tỉnh trên. Hầu hết mặt bằng nằm trong bán kính 20 km của trạm 
biến áp.
Các thành phố thuộc tỉnh đều có nhu cầu phụ tải, đường dây 
truyền tải chính là trục 500 kV giúp phép quản lý điều độ tốt hơn 
với các vùng còn lại của đất nước.
36 |  Chiến lược và Khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam
Cường độ bức xạ mặt trời tốt 
Cường độ mặt trời tốt (4–4,2 kWh/m2/ngày) có ở 19 tỉnh (bảng 
A2.2 và hình A2.3), với tiềm năng lớn nhất ở Gia Lai (55GW), 
Đắk Nông (44GW), và Đắk Lắk (40 GW). Hầu hết đất đai sẵn 
có là các loại đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp và rừng sản 
xuất. Ở 19 tỉnh này có 23 trạm biến áp điện áp từ 220 đến 500 
kV. Hầu hết mặt bằng đều nằm trong bán kính 20 km của trạm 
biến áp. 
Điện mặt trời nổi
Điện mặt trời nổi (FSPV) đang được sử dụng ngày càng nhiều để 
giảm nhu cầu về đất (1 MWp công suất lắp đặt tại Việt Nam cần 
khoảng 1,5 ha đất) và thuận lợi vì cùng vị trí với nhà máy thủy 
điện và từ đó cải thiện điều độ VRE. 
6. Nghiên cứu về điện mặt trời nổi của Ngân hàng Thế giới được công bố năm 2019 với tên gọi Nơi mặt trời gặp nước: Báo cáo về điện mặt trời nổi. Báo cáo tóm tắt được 
công bố năm 2018 (với cùng tiêu đề).
BẢNGE A2.2. Các tỉnh và tiềm năng công suất đặt điện mặt 
trời (GW): tiềm năng tốt
TÊN TỈNH CÔNG SUẤT (GW)
Gia Lai 54,69
Đăk Nông 44,60
Đăk Lăk 40,75
Bình Phước 27,80
Đồng Nai 25,05
Bình Dương 22,81
Long An 21,06
Lâm Đồng 20,22
Kon Tum 17,66
Bình Thuận 13,11
Bà Rịa- Vũng Tàu 7,19
Bến Tre 6,91
Trà Vinh 6,34
Khánh Hòa 5,59
Tây Ninh 3,65
Tiền Giang 3,17
Sóc Trăng 3,02
Thành phố Hồ Chí Minh 2,82
Đồng Tháp 1,17
Nguồn: Ngân hàng Thế giới.
HÌNH A2.3. Các khu vực có cường độ mặt trời tốt
Mặc dù chi phí EPC của FSPV hiện tại ước tính cao hơn khoảng 
10–20% so với các nhà máy lắp trên mặt đất do ít cạnh tranh 
trong sản xuất thiết bị và cần phải sử dụng cơ cấu neo đắt 
tiền, các chi phí gia tăng này được bù đắp một phần từ tăng 
10–12% sản xuất năng lượng nhờ hiệu ứng làm mát và giảm 
bụi do nước xung quanh gây ra (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 
ESMAP và SERIS, Nơi mặt trời gặp nước: Báo cáo về thị trường 
điện mặt trời nổi, 2018). Hiệu suất tăng cao nhất ở vùng khí 
hậu nóng như Đông Nam Á, trong đó hiệu ứng làm mát quan 
trọng nhất.6 
Chiến lược và Khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam  | 37
HÌNH A2.4. Tiềm năng điện mặt trời nổiĐiện mặt trời nổi tại cùng địa điểm với nguồn thủy điện mang lại 
nhiều thuận lợi như tối đa hóa cơ sở hạ tầng và kết nối lưới của 
nhà máy thủy điện, giảm thiểu tác động của những thay đổi theo 
mùa trong sản xuất điện, hỗ trợ phụ tải giờ cao điểm ban ngày và 
dự trữ nhiều thủy điện hơn cho giờ cao điểm buổi tối.
Việt Nam có chín hồ thủy điện có công suất lớn hơn 100 MW. 
Hai trong số đó, hồ Trị An và Thác Mơ, đáp ứng các yêu cầu 
về cường độ bức xạ mặt trời (thể hiện bằng PVout) tối thiểu là 
4 kWh/m2/ngày và không nên che phủ hơn 20 phần trăm diện 
tích hồ chứa. Tổng công suất tiềm năng của hai hồ này khoảng 
4,5 GW.
38 |  Chiến lược và Khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG ĐIỆN MẶT TRỜI
PHỤ LỤC 3
Phụ lục 3 trình bày các kết quả chính của Đánh giá chuỗi cung 
ứng điện mặt trời tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới ủy quyền 
thực hiện năm 2018.
PHÂN TÍCH
Điện mặt trời là một lĩnh vực đã trưởng thành và phát triển nhanh 
dựa trên công nghệ wafer silicon tinh thể đơn. Mặc dù Trung 
Quốc, Châu Âu và Mỹ là những thị trường chính nhưng 80 phần 
trăm các mô đun được sản xuất ở châu Á. Tại Việt Nam, các mô 
đun được sản xuất phối hợp với các nhà sản xuất Trung Quốc 
và Mỹ. Năm 2017 có 5 GW tấm năng lượng mặt trời sản xuất tại 
Việt Nam, chiếm 7% thị trường toàn cầu.
Thị trường điện mặt trời trong nước kỳ vọng sẽ đạt đỉnh khoảng 
1,8 GW/năm theo các mục tiêu đề ra trong PDP 7 sửa đổi. Công 
suất sản xuất mô-đun trong nước, hiện nay đang dành hoàn 
toàn cho xuất khẩu vào khoảng 5,2 GW/năm, gấp ba lần công 
suất tối đa dự kiến của thị trường trong nước. Trong bối cảnh 
đó, do quy mô các nhà máy thông thường, chỉ số ít các nhà máy 
sản xuất linh kiện có thể bán cho thị trường nội địa, còn phần 
lớn vẫn phải dựa vào xuất khẩu. Nhưng điều quan trọng là vạch 
ra một lộ trình rõ ràng cho 12 GW điện mặt trời sẽ khuyến khích 
hình thành các công ty EPC và các công ty dịch vụ khác trong 
nước tại Việt Nam để xây dựng các nhà máy theo quy hoạch 
(hình A3.1).
Xây dựng, vận hành, bảo trì và sản xuất cho thị trường trong 
nước có khả năng tăng GDP của Việt Nam lên khoảng 0,25 % 
vào năm 2030 và tạo ra hơn 25.000 việc làm.
NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH
Sức	hấp	dẫn	ngành	của	Việt	Nam.	Khả năng cạnh tranh của 
Việt Nam trong sản xuất điện mặt trời đã được đánh giá dựa 
trên bốn thông số để so sánh với các quốc gia được chọn làm 
cơ sở (Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Hoa 
Kỳ). Bốn thông số đó là: (i) yếu tố sản xuất (mức độ sẵn sàng 
và chi phí nguyên vật liệu, lực lượng lao động và vốn); (ii) yếu 
tố nhu cầu (thị trường trong nước và xuất khẩu); (iii) yếu tố 
rủi ro và ổn định (rủi ro quốc gia, lạm phát, khung quy định 
cho năng lượng tái tạo) ; (iv) các yếu tố hỗ trợ kinh doanh (cơ 
sở hạ tầng, vị trí của ngành trong nền kinh tế, đổi mới và khả 
năng cạnh tranh).
Khả năng cạnh tranh của Việt Nam đi sau Trung Quốc, Malay-
sia, và Thái Lan trong tất cả các lĩnh vực của điện mặt trời trừ 
khung và cơ cấu. Thế mạnh chính của Việt Nam là các yếu tố 
sản xuất, đặc biệt là thị trường lao động, mức độ sẵn sàng của 
các nguyên liệu cho ngành điện mặt trời (đặc biệt là thép), và chi 
phí năng lượng dễ chịu đối với hộ tiêu dùng công nghiệp. Sản 
xuất mô-đun, tế bào quang điện, thanh silic/wafer, và cuối cùng 
là biến tần chủ yếu dành để xuất khẩu và sẽ phát triển độc lập 
với xây dựng các dtự án điện mặt trời trong nước. Cơ cấu và dịch 
vụ (như phát triển dự án, kỹ thuật, thiết kế và O&M) sẽ phát triển 
để phục vụ thị trường trong nước.
Tiềm	năng	tạo	việc	làm.	Mục tiêu 12 GW điện mặt trời dự kiến 
sẽ hỗ trợ tạo ra 25.000 việc làm toàn thời gian trong phát triển 
dự án, dịch vụ và O&M hàng năm trong giai đoạn đến năm 2030. 
Việc làm liên quan đến phát triển điện mặt trời tại Việt Nam được 
tạo ra từ (i) phát triển và vận hành các nhà máy điện mặt trời và 
Chiến lược và Khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam  | 39
(ii) sản xuất thiết bị. Loại đầu tiên bao gồm các việc làm khi phát 
triển, thiết kế, xây dựng và vận hành các nhà máy điện mặt trời. 
Các công việc được tạo ra liên quan đến thực hiện dự án mang 
tính tạm thời và biến mất khi nhà máy được đưa vào vận hành 
và phát điện. Sau giai đoạn thực hiện là O&M, kéo dài theo thời 
gian tuổi thọ của nhà máy.
Việc làm tạo ra trong lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ đạt gần 20.000 
việc làm toàn thời gian đến năm 2030. Hầu hết các việc làm 
này được định hướng xuất khẩu và phụ thuộc vào Việt Nam 
duy trì thị phần hiện tại của mình trong thị trường điện mặt trời 
toàn cầu. Điều này lại phụ thuộc trở lại vào việc quốc gia duy trì 
được sức hấp dẫn của mình đối với các hãng sản xuất tấm năng 
lượng mặt trời quốc tế.
Operations 
and
maintenance
Design, 
engineering,
construction
Project
development
Wholesale
distribution
Electrical
components
Easy to develop
Intermediate
Di
cult to reach
Mounting 
BIPV 
tracking
Education, engineering Publishing, trade and industry organizations
Specialized consulting, testing, design, O&M, R&D, financing
Manufacturing equipment
Poly-
silicon
Ingots &
wafers
Chrystalline
module
Materials and chemicals for water,
cell and module production
PV cell
Software
Solar glass
Substrate
Multi-
junction
cell
Protective
cover
Thin-film
module
Concentrating PV 
module (CPV)
HÌNH A3.1. Hoạt động kinh tế liên quan đến việc Việt Nam theo đuổi mục tiêu 12 GW điện mặt trời
Nguồn: Ngân hàng Thế giới. 2018. Đánh giá chuỗi cung cấp điện mặt trời của Việt Nam

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_va_khung_dau_thau_canh_tranh_du_an_dien_mat_troi.pdf