Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu là một vấn đề rất phức tạp, do chịu tác động bởi nhiều

nhân tố. Việt Nam hiện đang áp dụng cơ chế tài chính bảo hiểm hưu dựa trên các khoản

đóng góp của những người hiện tại đang tham gia bảo hiểm và sẽ được sử dụng để chi

trả trợ cấp cho những người đang được hưởng hiện tại. Với cách cân đối tài chính như

thế, cơ chế tài chính này không thực hiện đầu tư tích luỹ để tài trợ cho các khoản chi trợ

cấp thì khả năng sẽ bị vỡ quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là lớn. Bài viết này tiếp cận

vấn đề “cân đối quỹ bảo hiểm hưu thông qua xử lý bài toán dòng tiền đầu tư tài chính”

qua việc dùng phương pháp mô phỏng để làm rõ việc cấp bù nhằm duy trì cân đối quỹ

bảo hiểm hưu. Trên cơ sở các nội dung được trình bày, bài viết cũng đã tạo tiền đề quan

trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu sau này nhằm đưa ra những giải pháp cho cân đối quỹ

bảo hiểm hưu và giúp cho hiệu quả hoạt động của quỹ gia tăng một cách tích cực nhất.

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 1

Trang 1

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 2

Trang 2

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 3

Trang 3

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 4

Trang 4

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 5

Trang 5

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 6

Trang 6

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 7

Trang 7

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 8

Trang 8

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính trang 9

Trang 9

pdf 9 trang duykhanh 16920
Bạn đang xem tài liệu "Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính

Cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí thông qua xử lý bài toán dõng tiền đầu tư tài chính
ác khoản vay khó 
có khả năng thu hồi, chưa có cơ chế 
đầu tư hiệu quả Tất cả những vấn 
đề nêu trên là những quan ngại đối với 
sự tồn tại và phát triển bền vững của 
Quỹ BHXH. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 
44 
Theo Nguyễn Minh Thư (2017) 
trong “Bài toán cân đối quỹ bảo hiểm 
xã hội” đã đề xuất các giải pháp: Giao 
chỉ tiêu phát triển đối tượng BHXH 
phù hợp, theo hướng gắn trách nhiệm 
của địa phương; tăng cường gắn kết 
chặt chẽ giữa cơ quan thuế và BHXH; 
thực thi chính sách hỗ trợ "có điều 
kiện" để tạo thói quen tham gia 
BHXH; bổ sung thêm chế độ ngắn 
hạn đối với chính sách BHXH tự 
nguyện; gắn việc tham gia BHXH cho 
người lao động là một trong những 
điều kiện mà doanh nghiệp tiếp cận 
các chương trình ưu đãi của Nhà 
nước; xây dựng chính sách: con tham 
gia BHXH, bố mẹ được hưởng lương 
hưu xã hội; đơn giản hóa quy trình thủ 
tục tham gia và thụ hưởng chính sách; 
xóa bỏ rào cản về ranh giới hành 
chính, địa phương trong việc tham gia 
vào hệ thống BHXH. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ 
CHẾ TÀI CHÍNH CHO BẢO 
HIỂM HƢU 
Cơ chế tài chính của một chương 
trình bảo hiểm là phương thức bảo 
đảm cân đối tài chính giữa các khoản 
thu và các khoản chi của chương trình 
đó. Nói cách khác, mỗi cơ chế tài 
chính thể hiện một phương pháp xác 
định mức đóng góp sao cho đảm bảo 
chi trả các trợ cấp bảo hiểm khi đến 
hạn theo nguyên tắc cân đối thu chi. 
Cơ chế tài chính áp dụng cho 
chương trình bảo hiểm hưu cụ thể của 
một nước thường được qui định trong 
luật. Các qui định này sẽ đảm bảo sao 
cho việc áp dụng cơ chế tài chính vừa 
đủ tính năng động nhưng lại vừa có cơ 
sở chắc chắn. Có nhiều cơ chế tài 
chính cho một chương trình bảo hiểm, 
đối với bảo hiểm hưu có đặc điểm là 
dài hạn, bài viết này giới thiệu 2 cơ 
chế tài chính phổ biến. 
2.1. Cơ chế tài chính PAYG 
Cơ chế tài chính PAYG (pay as you 
go) đã được áp dụng cho bảo hiểm 
hưu dài hạn ở khá nhiều nước trên thế 
giới, kể cả những nước công nghiệp 
phát triển và những nước đang phát 
triển. Thường gặp nhất là trong các 
chương trình trợ cấp hưu BHXH của 
nhà nước. Về nguyên tắc, PAYG là cơ 
chế tài chính thu đến đâu chi đến đấy 
(còn gọi là chi theo mức thu) hoặc thu 
theo nhu cầu chi (còn gọi là thu theo 
mức chi). Chương trình bảo hiểm hưu 
được áp dụng cơ chế PAYG. Theo qui 
chế quản lý tài chính, bảo hiểm xã hội 
Việt Nam chỉ được đầu tư tăng trưởng 
vào một số lĩnh vực như: ngân sách 
Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển, các 
Ngân hàng thương mại Nhà nước, 
mua trái phiếu, công trái mà chưa 
tham gia trực tiếp đầu tư vào các lĩnh 
vực kinh tế – xã hội trong nền kinh tế 
quốc dân,  Các lĩnh vực đầu tư hiện 
nay của quỹ đảm bảo sự an toàn 
nhưng lãi suất đầu tư rất thấp, thời 
gian đầu tư lại dài. Nếu tính đến các 
yếu tố rủi ro như lạm phát, lãi suất 
tăng, sự thay đổi của cơ chế chính 
sách tiền tệ thì giá trị của lãi đầu tư 
thực tế chưa đảm bảo tăng trưởng 
quỹ. Vì vậy với cơ chế tài chính 
PAYG thì nguy cơ mất cân đối quỹ 
bảo hiểm xã hội cao do quan hệ giữa 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 
45 
mức đóng và mức hưởng bảo hiểm xã 
hội còn mất cân đối, mức đóng chưa 
tương ứng với mức hưởng. 
2.2. Cơ chế tài chính có đầu tƣ 
Trong cơ chế tài chính có đầu tư, 
các khoản đóng góp của người tham 
gia bảo hiểm được tích luỹ lại và đầu 
tư theo nhiều cách: gửi Ngân hàng, 
mua trái phiếu, cổ phiếu, kinh doanh 
bất động sản... để thu lãi. Sau đó, 
khoản tiền đã đóng góp tích lũy được 
cùng với phần thu nhập từ đầu tư 
được phân bổ lại cho người thụ hưởng 
khi họ đáp ứng đủ điều kiện qui định. 
Cơ chế tài chính này thực hiện cân đối 
tổng nguồn thu vào quĩ và tổng số chi 
ra từ quĩ trong một thời hạn dài. 
Cơ chế tài chính có đầu tư có khá 
nhiều ưu điểm. Thứ nhất, mối quan hệ 
giữa mức đóng và mức trợ cấp được 
thể hiện một cách rõ ràng, chặt chẽ. 
Một người có thể nhận trợ cấp hưu để 
thay thế cho thu nhập khi còn đang 
làm việc dựa vào sự đóng góp của 
chính họ trước đây chứ không phụ 
thuộc sự đóng góp của những người 
đang tham gia bảo hiểm hiện tại như 
trong hệ thống PAYG. Thứ hai, bằng 
cách đầu tư đầy đủ hoặc ít nhất một 
phần, quỹ bảo hiểm luôn có thể đảm 
bảo khả năng chi trả cho các trách 
nhiệm trong dài hạn, tránh được các 
áp lực tài chính có thể có do mức chi 
trợ cấp hưu tăng lên theo thời gian 
phát triển của chương trình. Ngoài ra, 
cơ chế tài chính có đầu tư áp dụng cho 
chương trình bảo hiểm hưu còn góp 
phần tạo điều kiện để thúc đẩy thị 
trường tài chính phát triển cũng như 
có thể làm tăng tỷ lệ lãi suất tiết kiệm. 
Việt Nam hiện đang áp dụng cơ chế 
tài chính PAYG. Trong chương trình 
bảo hiểm hưu áp dụng cơ chế PAYG, 
các khoản đóng góp của những người 
hiện tại đang tham gia bảo hiểm sẽ 
được sử dụng để chi trả trợ cấp cho 
những người đang được hưởng hiện 
tại. Với cách cân đối tài chính như 
thế, cơ chế tài chính này không thực 
hiện đầu tư tích luỹ để tài trợ cho các 
khoản chi trợ cấp thì khả năng sẽ bị 
“vỡ quỹ BHXH” ở Việt Nam là lớn. 
Theo báo cáo tổng kết đánh giá thi 
hành Luật Bảo hiểm xã hội của Bộ 
Lao động - Thương binh và Xã hội, 
tốc độ tăng bình quân của người tham 
gia bảo BHXH trong giai đoạn từ năm 
2007-2012 là trên 5%/năm, trong khi 
đó tốc độ tăng của người hưởng lương 
hưu từ quỹ BHXH là gần 16%. Từ số 
liệu trên cũng như đòi hỏi cấp bách 
đang đặt ra hiện nay trong quá trình 
quản lý quỹ bảo hiểm là: “làm sao để 
không bị vỡ quỹ lương hưu mà vẫn 
vận hành một cách thực sự có hiệu 
quả”, phân tích và tiếp cận vấn đề cân 
đối quỹ bảo hiểm hưu thông qua việc 
lựa chọn phương thức đầu tư dưới 
hình thức gởi tiền tiết kiệm để làm rõ 
yêu cầu cấp bù quỹ bảo hiểm hưu 
được trình bay tiếp sau. 
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Với ý tưởng bài toán tính quỹ bảo 
hiểm hưu là bài toán đầu tư, theo đó 
một người lao động sẽ tích lũy (tham 
gia đóng BHXH), trong một số năm 
nhất định, được một khoản tiền, và 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 
46 
đến một thời điểm nào đó (ví dụ như 
khi nghỉ hưu) sẽ dùng số tiền này để 
duy trì cuộc sống (lương hưu). Với giả 
định người lao động có thu nhập 
tương đương công chức loại A1, được 
lựa chọn để phân tích đại diện 
(Nguyễn Thị Lan Hương, 2014). 
- Người lao động có thu nhập 
tương đương công chức loại A1 trên, 
có thể có 2 lựa chọn: 
(i) Hoặc là gửi tiền tiết kiệm hàng 
năm với lãi suất giả định là 7%/năm 
và dùng tiền đó để tự chi trả lương 
hưu cho mình cho đến khi hết số tiền 
tích lũy (lãi suất tiền gửi ngân hàng 
không thay đổi); 
(ii) Hoặc là tham gia BHXH theo 
qui định của luật BHXH hiện hành và 
hưởng lương hưu cho đến khi chết. 
Vấn đề đặt ra là: “Nếu gởi tiết kiệm 
thì đến tuổi nào người lao động sẽ 
không còn tiếp cận được đến dòng 
tiền tiết kiệm nữa - hay ngược lại, khi 
đó dòng tiền tiết kiệm sẽ lớn hơn tổng 
số tiền người lao động nhận được từ 
tiền lương hưu?” 
Căn cứ và giả định tính toán đầu vào 
- Số năm đóng BHXH bình quân 
hiện nay của nam là 28 năm và nữ là 
23 năm. 
- Mức hưởng tính như sau: 45% 
bình quân thu nhập đóng bảo hiểm đối 
với 15 năm đầu, sau đó mỗi năm tăng 
thêm 2% đối với nam và 3% đối với 
nữ. Tối đa là 75% (Khoản 1, Điều 52, 
luật BHXH 2006). 
- Lương tối thiểu chung không tăng 
giữ mức 1.210.000 đồng như hiện tại. 
- Tiền lương hưu điều chỉnh tăng 
hàng năm (7%/năm). 
- Tỷ lệ đóng cho hưu trí dài hạn 
không thay đổi (22%/ tiền lương cơ 
bản) 
- Dòng tiền để tính cho đại diện 
nghiên cứu với hệ số khởi điểm là 
2,34, sau đó cứ 3 năm tăng lên một 
bậc và theo mô hình dòng tiền như 
sau: 
FVt = 
FVt là dòng tiền tích lũy tại năm t 
Ai là dòng tiền thu được tại năm i 
r là lãi suất tiền gửi ngân hàng. 
Bảng 1. Tóm tắt một số thông tin giả định trong nghiên cứu 
TT Chỉ tiêu Nam Nữ 
1 Số năm đóng BHXH trung bình 28 23 
2 Tuổi thọ trung bình của người đóng BHXH 77,1 78,5 
3 Tuổi nghỉ hưu bình quân của người đóng BHXH 55,2 51,7 
4 Số năm trung bình hưởng bảo hiểm BHXH 21,9 26,8 
5 Tỷ lệ đóng BHXH dài hạn 22% 22% 
6 Tiền lương hưu tháng khi bắt đầu nghỉ hưu (1.000 
đồng) 
4.235 3.692 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 
47 
4. KẾT QUẢ 
Số liệu trình bày ở bảng 1 cho thấy 
với thời gian trung bình của Nam giới 
là 28 năm, Nữ giới là 23 năm, với lãi 
suất 7% từ tiền đóng BHXH, số tiền 
tích lũy được của Nam giới là 826,199 
triệu đồng và Nữ giới là 526,494 triệu 
đồng. Với số tiền này, người lao động 
sẽ dùng để chi trả lương hưu. 
Tính từ thời điểm nghỉ hưu, kết quả 
dòng tiền tích lũy đóng BHXH được 
thể hiện dưới các bảng 2 và bảng 3. 
Bảng 2. Dòng tiền tích lũy từ tiền đóng BHXH qua các năm 
Năm 
Hệ số 
 lƣơng 
Tiền lƣơng 
(ngàn đồng) Tiền đóng góp 
năm t 
(ngàn đồng) 
Dòng tiền tích 
lũy 
từ tiền đóng 
BHXH (ngàn 
đồng) 
Tháng Năm 
i k(i) 
TLm 
= TLmin x k(i) 
Tly 
=TLm x 12 
Ai = Tly x 
22% 
FVi(tk) = 
FV(i-1)(tk) x 
(1+r)+Ai 
(Ai là dòng 
tiền tiết 
kiệm năm i) 
1 2,34 2.831 33.977 7.475 7.475 
2 2,34 2.831 33.977 7.475 15.473 
3 2,34 2.831 33.977 7.475 24.031 
4 2,67 3.231 38.768 8.529 34.242 
5 2,67 3.231 38.768 8.529 45.168 
22 4,32 5.227 62.726 13.800 479.154 
23 4,32 5.227 62.726 13.800 
(Kết thúc) 
526.494 
24 4,65 5.627 67.518 14.854 578.204 
25 4,65 5.627 67.518 14.854 633.531 
26 4,65 5.627 67.518 14.854 692.733 
27 4,98 6.026 72.310 15.908 757.132 
28 5,03 6.086 73.036 16.068 
(Kết thúc) 
826.199 
 (Nguồn: Tính toán của tác giả) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 
48 
Theo giả định trên tại năm đầu tiên 
Nữ giới hưởng mức lương hưu là 
44,300 triệu đồng và Nam giới hưởng 
50,826 triệu đồng. Giả định mức tiền 
lương tăng bình quân 7% mỗi năm ta 
tính được dòng tiền trả lương hưu và 
dòng tiền tích lũy còn lại trong các 
năm (Bảng 3). 
Bảng 3. Dòng tiền tích lũy tiết kiệm và dòng tiền lương hưu qua các năm 
Năm 
Nam Nữ 
Tuổi 
Tiền 
đƣợc hƣởng 
(ngđ/năm) 
Dòng tiền 
tích lũy từ tiền 
đóng BH còn lại 
(ngđ/năm) 
Tuổi 
Tiền 
đƣợc hƣởng 
(ngđ/năm) 
Dòng tiền tích 
lũy 
từ tiền đóng 
BH 
còn lại 
(ngđ/năm) 
TLh(i) = 
TLh(i-1) x (1+h) 
FV(i) = 
FV(i- 1)x (1+r) 
-TLh(i) 
TLh(i) = 
TLh(i-1)x 
(1+h) 
FV(i) = 
FV(i-1) x (1+r) -
TLh(i) 
23 
51 
526.495 
24 
52 44.300 519.046 
25 
53 47.405 507.973 
26 
54 50.724 492.808 
27 
55 54.274 473.032 
28 
826.199 56 58.074 448.068 
29 56 50.826 833.213 57 62.139 417.295 
30 57 54.377 837.161 58 66.488 380.017 
.       
35 62 76.267 792.826 63 93.253 66.727 
36 63 81.606 766.718 64 99.781 (28.383) 
37 64 87.318 733.070 65 106.766 (137.135) 
44 71 140.214 195.652 72 171.443 (1.420.307) 
45 72 150.029 59.319 73 183.443 (1.703.172) 
46 73 160.531 (97.060) 74 196.285 (2.018.679) 
47 74 171.768 (275.622) 75 210.024 (2.370.010) 
48 75 183.792 (478.707) 76 224.726 (2.760.638) 
49 76 196.657 (708.874) 77 240.457 (3.194.339) 
50 77 210.423 (968.919) 78 257.289 (3.675.232) 
(Nguồn: Tính toán của tác giả) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 
49 
THẢO LUẬN 
a. Tổng số tiền thu tích lũy đến 
trước khi nghỉ hưu chỉ có thể chi trả 
tiền lương hưu cho 17 năm đối với 
Nam giới và 13 năm đối với Nữ giới. 
Có nghĩa là nếu gửi tiết kiệm khi Nam 
giới 72 tuổi và Nữ giới 64 tuổi thì 
dòng tiền tiết kiệm sẽ hết. Nếu tham 
gia bảo hiểm xã hội thì số tiền đóng 
BHXH của người lao động sẽ nhỏ hơn 
tổng số tiền họ nhận được từ BHXH. 
Tức là trong những năm sau đó tiền 
lương hưu của người đóng BHXH sẽ 
do quỹ BHXH bù từ những người 
đang đóng BHXH. 
b. Vào năm cuối khi Nam giới đạt 
77 tuổi và Nữ giới đạt 78 tuổi chênh 
lệch dòng thu-chi đối với Nam giới là 
968,919 triệu đồng và đối với Nữ giới 
là 3.675,232 triệu đồng. Nghĩa là nếu 
tham gia BHXH quỹ bảo hiểm phải bù 
cho Nam giới 6 năm với số tiền là 
968,919 triệu đồng và bù cho Nữ giới 
15 năm với số tiền là 3.675,232 triệu 
đồng. 
5. KẾT LUẬN 
Cân đối quỹ bảo hiểm hưu là một 
vấn đề rất phức tạp, do chịu tác động 
nhiều nhân tố. Trong phạm vi nghiên 
cứu, tác giả chỉ nêu lên việc tiếp cận 
vấn đề “cân đối quỹ bảo hiểm hưu’ 
thông qua xử lý bài toán dòng tiền đầu 
tư tài chính qua việc dùng phương 
pháp mô phỏng để làm rõ việc cấp bù 
nhằm duy trì cân đối quỹ bảo hiểm 
hưu. Còn việc đưa ra những giải pháp 
tháo gỡ cho việc cân đối quỹ bảo hiểm 
hưu và giúp hiệu quả hoạt động của 
quỹ ngày càng gia tăng, như: cải cách 
phương thức đóng BHXH (tức là 
đóng theo tổng thu nhập chứ không 
đóng theo mức lương cơ bản được ghi 
trên hợp đồng như hiện tại), xem xét 
lại tuổi nghỉ hưu, nâng cao hiệu quả 
đầu tư sinh lãi của quỹ BHXH (giá trị 
hiện tại của các tài sản của BHXH 
Việt Nam hiện thấp hơn giá trị hiện tại 
của nghĩa vụ thanh toán của BHXH 
Việt Nam) sẽ được tiếp tục trình bày ở 
những nghiên cứu tiếp theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Cẩm Hường, 2013. Nỗ lực cải 
cách hệ thống hưu trí Việt Nam, bảo 
hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm 
hưu trí bổ sung. Tạp chí Tài chính –
Bảo hiểm. 
2. Luật BHXH, 2006 và Luật BHXH, 
2014. 
4. Nguyễn Thị Lan Hương, 2015. Mô 
phỏng lợi ích của tham gia bảo hiểm 
xã hội bắt buộc so với gửi tiết kiệm 
ngân hàng. Tạp chí Lao động và Xã 
hội.Bộ Lao động thương binh và Xã 
hội. 
5. Nguyễn Minh Thư, 2017. Bài toán 
cân đối quỹ bảo hiểm xã hội Việt 
Nam. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Bảo 
hiểm xã hội, Việt Nam. 
6. Thanh Thương, 2014. Giải bài toán 
mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. The 
Saigon Times. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 
50 
PENSION INSURANCE FUND BALANCE THROUGH CASH FLOW 
ALGORITHM HANDLING FINANCIAL INVESTMENT 
Dao Duy Huan
1
 and Nguyen Hoang Giang
2 
1
Faculty of Business Administration, Tay Do University 
(Email: ddhuan51@yahoo.com.vn) 
2
HCMC University of Labour and Social Affairs 
ABSTRACT 
Balancing pension fund is extremely complicated which is affacted by many factors. 
At present, Vietnam is applying financial pension fund based on contributions of people 
who are currently pay for insurance and that will be used to pay for retired people at the 
moment. With this strategy in which the financial mechanism does have cumulative 
investment to fund the pension payments, it is are likely for the Vietnamese social 
insurance funding to be broken. This paper approaches the problem "balancing pension 
insurance fund through cash flow algorithm handling financial investment" by using the 
simulation methods in order to clarify the provision of subsidies to maintain the balanced 
pension fund. The paper also offers solutions make the pension insurance fund balance 
more effective. 
Keywords: Balance, Financial investment, Pension insurance fund 

File đính kèm:

  • pdfcan_doi_quy_bao_hiem_huu_tri_thong_qua_xu_ly_bai_toan_dong_t.pdf