Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường Trung học Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
Đánh giá kết quả học tập (KQHT) theo tiếp cận năng lực là quá trình thu thập, phân tích và
xử lí thông tin nhằm xác nhận sự phát triển năng lực người học thông qua việc người học vận dụng
kiến thức, kĩ năng, thái độ vào thực hiện các nhiệm vụ hoặc giải quyết các tình huống học tập gắn
với bối cảnh thực tiễn. Quản lí hoạt động đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là nhiệm vụ quan
trọng của người Hiệu trưởng (HT) nhà trường. Bài viết dưới đây trình bày kết quả nghiên cứu lí luận
về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này ở trường trung học cơ sở (THCS) Thành phố Hồ Chí
Minh (TPHCM) đồng thời trình bày kết quả khảo sát thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố này đến hoạt động nêu trên ở các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
nghiên cứu khảo sát 104 CBQL (HT, PHT, TTCM) và 216 giáo viên (GV) Toán cho thấy mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố từ khá ảnh hưởng đến rất ảnh hưởng và đạt 100% từ khá ảnh hưởng trở lên
trên toàn mẫu. Kết quả này có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để HT các trường quan tâm
và đề ra các biện pháp nhằm quản lí hoạt đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS đạt
hiệu quả
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường Trung học Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
Tổng hợp kết quả khảo sát HT, PHT, TTCM Toán và GV Toán về thực trạng các yếu tố thuộc về CBQL trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS được trình bày trong Bảng 2 cho thấy: Thứ nhất: Điểm trung bình của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng thuộc về CBQL trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS đều nằm trong khoảng 3,88 điểm đến 4,14 điểm và tất cả đều đạt mức độ 4. Với các điểm trung bình đã thống kê như bảng trên cho thấy sự nhận định của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng thuộc về CBQL trong việc đánh giá KQHT môn Toán THCS theo tiếp cận năng lực HS luôn ở mức độ Khá ảnh hưởng. Thứ hai: CBQL và GV đều có kết quả đánh giá điểm trung bình cao nhất là Nhận thức của CBQL về sự cấp thiết của hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS và tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động này tại trường THCS, xếp thứ 2 là Năng lực chuyên môn của TTCM Toán; xếp thứ 3 là Năng lực quản lí của CBQL. 834 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Thứ ba: Độ lệch chuẩn từ các kết quả các yếu tố thuộc về CBQL trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS tại trường THCS ở CBQL và GV trong khoảng từ 0,56 đến 0,86 cho thấy số liệu thu được đảm bảo tin cậy. Kết quả phỏng vấn sâu 13 HT, 13 TTCM, 13 GV, dù cách dùng từ ngữ khác nhau, nhưng 100% ý kiến thống nhất các yếu tố thuộc về CBQL bao gồm: Nhận thức của CBQL về sự cấp thiết của hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS và tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động này tại trường THCS; Năng lực quản lí của CBQL; Năng lực chuyên môn của TTCM Toán đều ở mức khá ảnh hưởng đến việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS. b. Yếu tố thuộc về đội ngũ GV Toán và giáo viên, nhân viên hỗ trợ Thực trạng yếu tố thuộc về GV Toán trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Thực trạng của CBQL và giáo viên về yếu tố thuộc về đội ngũ GV Toán và giáo viên, nhân viên hỗ trợ Yếu tố thuộc về CBQL Giáo viên Tổng hợp đội ngũ GV Toán Độ Độ Độ STT Trung Trung Trung Xếp Mức và giáo viên, lệch lệch lệch bình bình bình hạng độ nhân viên hỗ trợ chuẩn chuẩn chuẩn Nhận thức của đội ngũ giáo viên Toán về sự cấp Khá 1 thiết của đánh giá 4,07 0,80 4,00 0,58 4,02 0,66 2 ảnh KQHT môn Toán hưởng theo tiếp cận năng lực HS Năng lực chuyên Khá 2 môn của đội ngũ 4,04 0,79 4,07 0,57 4,06 0,65 1 ảnh giáo viên Toán hưởng Năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ Khá 3 trợ (học vụ, thư 3,99 0,76 4,00 0,70 4,00 0,71 3 ảnh viện, Công nghệ hưởng thông tin) Năng lực của GV Khá 4 chủ nhiệm trong hỗ 3,99 0,82 3,98 0,72 3,98 0,76 4 ảnh trợ với GV Toán hưởng Khá Chung 4,02 0,79 4,01 0,64 4,02 0,69 ảnh hưởng 835 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 5 (2021): 827-839 Tổng hợp kết quả khảo sát cán bộ quản lí và giáo viên về thực trạng các yếu tố thuộc về GV Toán trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS được trình bày trong Bảng 3 cho thấy: Thứ nhất: Điểm trung bình của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng thuộc về GV Toán trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS đều nằm trong khoảng 3,98 điểm đến 4,07 điểm và tất cả đều đạt mức độ 4. Với các điểm trung bình đã thống kê như Bảng 3 cho thấy sự nhận định của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng thuộc về GV Toán trong việc đánh giá KQHT môn Toán THCS theo tiếp cận năng lực HS luôn ở mức độ Khá ảnh hưởng. Thứ hai: CBQL và GV đều có kết quả đánh giá điểm trung bình cao nhất là Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Toán; xếp thứ 2 là Nhận thức của đội ngũ giáo viên Toán về sự cấp thiết của đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS; xếp thứ 3 là Năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ (Học vụ, Thư viện, Công nghệ thông tin); xếp hạng thấp nhất là Năng lực của GV chủ nhiệm trong hỗ trợ với GV Toán. Thứ ba: Độ lệch chuẩn từ các kết quả về các yếu tố thuộc về GV Toán trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS tại trường THCS ở CBQL và GV trong khoảng từ 0,57 đến 0,82 cho thấy số liệu thu được đảm bảo tin cậy. Kết quả phỏng vấn sâu 13 HT, 13 TTCM, 13 GV, dù cách dùng từ ngữ khác nhau, nhưng 100% ý kiến thống nhất yếu tố thuộc về đội ngũ GV Toán và giáo viên, nhân viên hỗ trợ bao gồm: Nhận thức của đội ngũ giáo viên Toán về sự cấp thiết của đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS; Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Toán; Năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ (học vụ, thư viện, Công nghệ thông tin); Năng lực của GV chủ nhiệm trong hỗ trợ với GV Toán, đều ở mức khá ảnh hưởng đến việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS. b. Các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS Thực trạng yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Thực trạng của CBQL và giáo viên về các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS Các yếu tố CBQL Giáo viên Tổng hợp thuộc về điều Độ Độ STT kiện làm việc, Trung Độ lệch Trung Trung Xếp Mức lệch lệch cấp trên và bình chuẩn bình bình hạng độ chuẩn chuẩn cha mẹ HS Điều kiện cơ Khá sở vật chất và 1 3,96 0,82 3,87 0,54 3,90 0,65 1 ảnh tài chính của hưởng nhà trường 836 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Chỉ đạo của cấp trên về đánh giá Khá 2 KQHT môn 3,92 0,80 3,84 0,56 3,87 0,64 2 ảnh Toán theo tiếp hưởng cận năng lực HS Sự quan tâm phối hợp của gia đình HS Khá trong đánh giá 3 3,95 0,82 3,81 0,58 3,85 0,67 3 ảnh KQHT môn hưởng Toán theo tiếp cận năng lực HS Khá Chung 3,95 0,81 3,84 0,56 3,87 0,65 ảnh hưởng Tổng hợp kết quả khảo sát cán bộ quản lí và giáo viên về thực trạng các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS được trình bày trong Bảng 4 cho thấy: Thứ nhất: Điểm trung bình của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS đều nằm trong khoảng 3,81 điểm đến 3,96 điểm và tất cả đều đạt mức độ 4. Với các điểm trung bình đã thống kê như Bảng 4 cho thấy sự nhận định của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS trong việc đánh giá KQHT môn Toán THCS theo tiếp cận năng lực HS luôn ở mức độ Khá ảnh hưởng. Thứ hai: CBQL và GV đều có kết quả đánh giá điểm trung bình cao nhất là Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường; xếp thứ 2 là Chỉ đạo của cấp trên về đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS; xếp hạng thấp nhất là Sự quan tâm phối hợp của gia đình HS trong đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS. Thứ ba: Độ lệch chuẩn từ các két quả các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS trong việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS tại trường THCS ở CBQL và GV trong khoảng từ 0,54 đến 0,82 cho thấy số liệu thu được đảm bảo tin cậy. Qua phỏng vấn sâu 13 HT, 13 TTCM, 13 GV, dù cách dùng từ ngữ khác nhau, nhưng 100% ý kiến thống nhất các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường; Chỉ đạo của cấp trên về đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS; Sự quan tâm phối hợp của gia đình HS 837 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 5 (2021): 827-839 trong đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS, đều ở mức khá ảnh hưởng đến việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn có ý kiến cho rằng cha mẹ chưa quen với việc đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực của người học nên chưa có sự hợp tác với nhà trường trong quá trình giáo dục. 3. Kết luận Cơ sở lí luận và thực tiễn trên cũng cho thấy vai trò quản lí hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quản lí hoạt động đánh giá: Nhận thức của CBQL sự cấp thiết của hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS và tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động này tại trường THCS (4,13 điểm); Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Toán (4,06 điểm); Nhận thức của đội ngũ giáo viên Toán về sự cấp thiết của đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS (4.02 điểm); Năng lực quản lí của CBQL (4,01 điểm). Những yếu tố ít ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá: Sự quan tâm phối hợp của gia đình HS trong đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS (3,85 điểm); Chỉ đạo của cấp trên về đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS (3,87 điểm). Do đó, để hoạt động kiểm tra, đánh giá ở trường THCS được tổ chức một cách có hiệu quả thì HT không chỉ vận dụng tốt các chức năng quản lí mà cần phải tận dụng, phân tích các yếu tố có tác động đến hoạt động đánh giá KQHT của HS. Hiện tại, người viết chưa thấy có nghiên cứu nào về quản lí hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS. Có thể nói đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS TPHCM” là một trong những nghiên cứu đầu tiên trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Người viết cho rằng kết quả nghiên cứu thu được từ thực tiễn trong quá trình nghiên cứu sẽ làm cơ sở để HT phân tích đầy đủ và chi tiết các yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài nhà trường có ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá tại các cơ sở giáo dục. Từ đó, HT đề ra các biện pháp để quản lí hoạt động này một cách hiêu quả. Thông tin trong bài viết có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho HT trong việc quản lí chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời quan tâm đến các yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến KQHT môn Toán của học sinh. Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ministry of Education and Training (2011). Quy che danh gia, xep loai hoc sinh trung hoc co so, trung hoc pho thong [Evaluation and classification regulations for middle and high school students] (Issued under Circular No.58/2011/TT-BGDĐT dated December 12, 2011). 838 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Ministry of Education and Training (2017). Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. [The guidance of how to implement the current general education program in the diection of developing students' capacity and qualities from the 2017-2018 school year]. (Issued under Circular No.4612/BGDĐT-GDTrH dated October 3, 2017). Ministry of Education and Training (2018a). Chuong trinh giao duc pho thong [General education program] (Issued under Circular No.32/2018/TT-BGDĐT dated December 26, 2018). Ministry of Education and Training (2018b). Quy dinh chuan nghe nghiep giao vien co so giao duc pho thong [Professional standarads for principals of general education institutions] (Issued under Circular No.14/2018/TT-BGDĐT dated July 20, 2018). Ministry of Education and Training (2018c). Quy dinh chuan nghe nghiep giao vien co so giao duc pho thong [Professional standarads for teachers of general education institutions] (Issued under Circular No.20/2018/TT-BGDĐT dated August 22, 2018). Ministry of Education and Training (2020). Sua doi bo sung mot so dieu cua Quy che danh gia xep loai hoc sinh THCS va hoc sinh THPT [Amending and supplementing a number of articles of the Regulation on assessment and classification of middle and high school students] (issued under Circular No.26/2020/TT-BGDĐT dated August 26, 2018). Nguyen, C. K. (2016). Kiem tra danh gia trong giao duc [Assessment in education]. Hanoi: National University of Education Publising House. Nguyen, C. K. (2019). Doi moi danh gia hoc sinh pho thong theo tiep can nang luc [Innovating high school assessment according to competency approaches]. Hanoi: National University of Education Publising House. Tran, K., & Tran, D.C. (Co-Editors) (2012). Doi moi cong tac Danh gia (ve ket qua hoc tap cua hoc sinh truong THCS) [Innovating the assessment (on the results of the secondary schools students)]. Hanoi: Education Publishing House. The central execitive committee of the Communist Party of Vietnam (2013). Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. [Resolution on fundamental and comprehensive renovation ò education and training, meeting the requirements of industrialization and modernization in the context of a socialist- oriented market economy and international integration was approved by the 8th Central Conference]. (Issued under The resolution No.29-NQ/TW dated November 4, 2013). 839 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 5 (2021): 827-839 FACTORS AFFECTING THE MANAGEMENT OF STUDENT ASSESSMENT IN MATHEMATICS AT SECONDARY SCHOOLS IN HO CHI MINH CITY Phan Van Quang Department of Education and Training, Tan Binh District, Ho Chi Mình City, Vietnam *Corresponding author: Phan Van Quang – Email: quang_196901@yahoo.com Received: March 15, 2021; Revised: April 20, 2021; Accepted: May 07, 2021 ABSTRACT Assessment of learning outcomes (performance) according to the competency-based approach is the process of collecting, analyzing, and processing information to confirm whether a student can achieve a competency through students’ application of knowledge, skills, attitudes into performing tasks or solving learning situations associated with practical contexts. Managing the evaluation of learning outcomes based on competency is one of important tasks of school principals. This article presents the results of literature review on the factors affecting the management of student assessment as well as presents the survey results of these factors in Mathematics at secondary schools in Ho Chi Minh City (HCMC). The study surveyed 104 management staff (principals, vice- principals, and department leaders) and 216 math teachers. The results show that all these factors have a moderate influence (100%). The results can be a useful source of reference for secondary school principals to consider and propose measures to limit the impact of factors affecting student assessment in Mathematics Keywords: affecting factors; competency-based approach; Ho Chi Minh City; management in education; secondary schools; the assessment of learning outcomes in Mathematics 840
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_quan_li_hoat_dong_danh_gia_ket_qua.pdf