Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững

Kế toán bền vững tập trung vào việc cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro và cơ hội mà các doanh nghiệp c Kế toán tài chính dựa trên các nguyên t ó thể có trong các hoạt động mang t ắc, giả đính bền vững. ịnh cơ bản của kế toán để đáp ứng các mục tiêu của Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng các Báo cáo. Những định đề, nguyên tắc này gồm: Hoạt động liên tục, đơn vị kế toán, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ. Bài báo nêu lên các nguyên tắc cơ bản của kế toán tài chính được hiểu như thế nào trong kế toán phát triển bền vững, từ đó là cơ sở vận dụng các nguyên tắc kế toán khi thực hành kế toán phát triển bền vững trong các doanh nghiệp

Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững trang 1

Trang 1

Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững trang 2

Trang 2

Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững trang 3

Trang 3

Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững trang 4

Trang 4

Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững trang 5

Trang 5

Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 26980
Bạn đang xem tài liệu "Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững

Các nguyên tắc của kế toán phát triển bền vững
 cũng cho các bên liên quan khác. 
Thông tin được cung cấp liên quan đến rủi ro và 
cơ hội trong các lĩnh vực trọng tâm liên quan đến 
tính bền vững của doanh nghiệp như: nguồn lực xã 
hội và con người, nguồn lực môi trường, nguồn lực 
công nghệ trong quy trình sản xuất (ANEX, R. P. & 
ENGLEHARDT, J. D. 2001).
Kế toán tài chính dựa trên các nguyên tắc, giả 
định cơ bản của kế toán để đáp ứng các mục tiêu 
của báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin 
tài chính hữu ích cho người sử dụng các báo cáo. 
Những định đề, nguyên tắc này gồm: Hoạt động 
liên tục, đơn vị kế toán, kỳ kế toán và đơn vị tiền 
tệ. Chúng không trực tiếp áp dụng cho báo cáo 
phát triển bền vững, nhưng cung cấp các cơ sở để 
phát triển kế toán bền vững (ARONSSON, T. & 
LÖFGREN, K.-G. 2009). 
Kế toán bền vững tập trung vào việc cung cấp 
thông tin để đánh giá rủi ro và cơ hội mà các doanh 
nghiệp có thể có trong các hoạt động mang tính 
bền vững. Trong sự phát triển của một xã hội bền 
vững, người ta chỉ ra rằng việc phân định theo 
cách truyền thống với đơn vị báo cáo là doanh 
nghiệp hoặc tập đoàn không phản ánh toàn bộ 
trách nhiệm của doanh nghiệp. Trách nhiệm bền 
vững liên quan đến các khía cạnh bền vững của sản 
phẩm doanh nghiệp sản xuất ra và phải có trách 
nhiệm trong suốt thời gian hữu ích của sản phẩm 
đến trách nhiệm xử lý, tái chế sản phẩm. Kế toán 
bền vững có trọng tâm rộng hơn với các bên liên 
quan. Mục đích của kế toán bền vững là phản ánh 
một cách có hệ thống, đánh giá rủi ro và cơ hội 
của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các chỉ số 
bền vững trong từng lĩnh vực. Báo cáo bền vững 
được sử dụng nội bộ để hỗ trợ ra quyết định nội 
bộ cũng như được sử dụng ở bên ngoài bởi các bên 
liên quan. Tuyên bố bền vững là cơ sở cho các bên 
liên quan, cả bên trong và bên ngoài, đánh giá rủi 
ro và cơ hội bền vững. 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 141 - tháng 7/2019
kế toán bền vững 
Kế toán bền vững (còn được gọi là kế toán xã hội, 
kế toán xã hội và môi trường) xuất hiện từ khoảng 
20 năm trước và được coi là một loại hình kế toán 
tập trung vào trình bày thông tin phi tài chính về 
hoạt động của một đơn vị cho các bên liên quan 
như chủ sở hữu vốn, chủ nợ và các cơ quan chức 
năng khác. Kế toán bền vững phản ánh các hoạt 
động có tác động trực tiếp đến xã hội, môi trường 
và hiệu quả kinh tế của một tổ chức. Kế toán bền 
vững trong kế toán quản trị được sử dụng để ra các 
quyết định nội bộ và tạo ra các chính sách mới có 
ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị về kinh tế, 
sinh thái và xã hội (được gọi là kế toán ba cực: Con 
người, xã hội, lợi nhuận). Kế toán bền vững thường 
được sử dụng để tạo ra giá trị tăng thêm trong một 
tổ chức.
Kế toán bền vững là một công cụ được các đơn 
vị, tổ chức sử dụng để phát triển bền vững hơn. Các 
công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong kế toán 
bền vững là Báo cáo phát triển bền vững doanh 
nghiệp (CSR) và kế toán ba dòng hay kế toán 3 cực 
hay Triple-P. Đây chính là cách thức mở rộng của 
kế toán truyền thống để cải thiện tính minh bạch 
và trách nhiệm của doanh nghiệp bằng cách báo 
cáo trên Triple-P.
Các nguyên tắc kế toán bền vững 
Hoạt động liên tục
 Hoạt động liên tục dựa trên giả định rằng một 
doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai 
gần và có thể hoàn thành các hoạt động, đáp ứng 
các nghĩa vụ tài chính của mình. Khái niệm này 
ảnh hưởng đến việc định giá tài sản và trách nhiệm 
pháp lý. Khi giả định hoạt động liên tục không được 
đáp ứng, phương pháp định giá khác phải được sử 
dụng. Sự liên tục có thể bị gián đoạn một cách tự 
nguyện bằng cách đóng cửa doanh nghiệp hoặc tự 
nguyện tuyên bố phá sản và không tự nguyện bằng 
hành động pháp lý để buộc chấm dứt kinh doanh.
Tính bền vững về nguyên tắc dựa trên cùng một 
ý tưởng với giả định liên tục truyền thống, nhưng 
kỳ hoạt động được kéo dài để bao gồm cả thời gian 
cần thiết để hoàn thành các mục tiêu bền vững như 
xử lý sản phẩm, làm sạch môi trường... Nếu một 
doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng các 
nghĩa vụ liên quan đến các nguồn lực liên quan đến 
tính bền vững của doanh nghiệp như:
- Về tài nguyên xã hội và con người, tài nguyên 
môi trường và tài nguyên công nghệ.
- Doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động 
trong tương lai, thì giả định hoạt động liên tục 
trong bối cảnh phát triển bền vững được định 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 141 - tháng 7/2019
nghĩa là: Doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động 
trong tương lai gần và có thể đáp ứng các cam kết 
về tài chính và bền vững, bao gồm nhưng không 
giới hạn trong vòng đời sản phẩm, về việc tái chế, 
xử lý, làm sạch môi trường...
Giả định này cho rằng trọng tâm của kế toán 
bền vững là cung cấp cơ sở cho đánh giá doanh 
nghiệp về rủi ro và cơ hội liên quan đến tất cả các 
khía cạnh hoạt động của công ty. Khoảng thời gian 
này sẽ dài hơn thời gian liên tục cho mục đích lập 
báo cáo tài chính thông thường, đặc biệt nếu vòng 
đời sản phẩm dài và yêu cầu xả thải, xử lý và phục 
hồi vào cuối vòng đời. Khái niệm hoạt động liên 
tục cũng có tác động đến bảo toàn vốn (ASCUI, F. 
& LOVELL, H. 2012).
Đơn vị kế toán 
Theo kế toán tài chính, khái niệm đơn vị kế 
toán dựa trên quyền sở hữu và kiểm soát, toàn bộ 
doanh nghiệp được coi là một thực thể kế toán. 
Khái niệm đơn vị kế toán cung cấp một cơ sở cho 
các phương pháp được sử dụng trong kế toán 
tài chính truyền thống như báo cáo kết quả (lợi 
nhuận), tài sản, các khoản nợ, thanh khoản... cho 
toàn bộ doanh nghiệp.
Kế toán bền vững, tập trung vào đánh giá rủi 
ro liên quan đến việc doanh nghiệp sử dụng các 
nguồn lực khác nhau, nên các khái niệm giống 
như trong kế toán tài chính không thể luôn luôn 
được sử dụng. Rủi ro liên quan đến việc sử dụng tài 
nguyên của một doanh nghiệp bắt đầu từ nguyên 
liệu thô và tiến tới đưa nguyên liệu vào sản xuất. 
Sau khi sản xuất, sản phẩm được sử dụng và cuối 
cùng được xử lý, được tái chế và có thể yêu cầu xả 
thải, dọn vệ sinh..., cũng liên quan đến rủi ro. Để 
đánh giá một cách hệ thống về rủi ro và cơ hội có 
thể có, ta có khái niệm sau đây về đơn vị kế toán 
bền vững: Đơn vị kế toán bền vững thực hiện tất cả 
các hoạt động mà qua đó doanh nghiệp có thể kiểm 
soát được tính bền vững. Kiểm soát tính bền vững 
có thể được thực hiện trực tiếp đối với các hoạt 
động của công ty hoặc gián tiếp thông qua một đơn 
vị khác để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của 
doanh nghiệp mình. Kiểm soát gián tiếp cũng có 
nghĩa là một doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho 
các sản phẩm doanh nghiệp đã bán. Trách nhiệm 
bao gồm trách nhiệm đối với các sản phẩm, việc tái 
chế và xử lý sản phẩm.
Hình 1. Khái niệm đơn vị kế toán bền vững
Phạm vi trách nhiệm bền vững kể từ khi một 
doanh nghiệp ký hợp đồng với các nhà cung cấp 
đến khi ký hợp đồng với các công ty tái chế để trao 
đổi thông tin liên quan đến các chỉ số bền vững. 
Thực tế, sản phẩm đang được sử dụng cần phải 
được theo dõi cho đến khi xử lý, tái chế và làm sạch 
môi trường. 
Như vậy, khái niệm đơn vị kế toán bền vững 
là một đơn vị bao hàm cả bản thân doanh nghiệp, 
nhà cung cấp, khách hàng (trong việc sử dụng sản 
phẩm, thu hồi, tái chế, làm sạch môi trường). Tổng 
hợp tất cả các khía cạnh bền vững từ nguyên liệu 
thô đến tái chế... về thời gian và không gian là một 
vấn đề tương đối khó khăn. 
Kỳ báo cáo
 Trong kế toán tài chính, các doanh nghiệp sử 
dụng khoảng thời gian như tháng, quý, năm làm kỳ 
kế toán. Để tính toán Lợi nhuận thuần trong một 
khoảng thời gian, hai phương pháp khác nhau được 
sử dụng. Nguyên tắc phù hợp để lập Báo cáo kết quả 
hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo dồn tích. 
Một cách tiếp cận khác đo lường Lợi nhuận thuần 
là đo lường sự thay đổi trong tài sản ròng trong kỳ 
không bao gồm sự thay đổi vốn chủ sở hữu. Trong 
cách thứ hai, lợi nhuận ròng xác định được trên 
cơ sở doanh thu và chi phí. Cả hai phương pháp 
đều có những trở ngại: Do nguyên tắc phù hợp khó 
đánh giá trong tương lai và đo lường tài sản ròng 
khó về đánh giá giá trị.
Kế toán bền vững không tìm cách đo lường lợi 
nhuận và tình hình tài chính mà dùng để đưa ra 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 141 - tháng 7/2019
Hình trên minh họa khoảng thời gian dài từ 
nguyên liệu thô đến xử lý, tái chế và làm sạch môi 
trường trong một doanh nghiệp sản xuất. Trong 
báo cáo phát triển bền vững cho năm dương lịch, 
kết quả đầu ra chỉ có thể dựa trên việc sản xuất đã 
diễn ra trong năm, có thể bao gồm các khía cạnh về 
tính bền vững được báo cáo từ các nhà cung cấp do 
hàng mua là sản phẩm của nhà cung cấp sản xuất 
từ các giai đoạn trước. Vì các sản phẩm được sản 
xuất trong năm chỉ một phần được sử dụng trong 
giai đoạn này, nên tính bền vững cho sản phẩm sử 
dụng còn lại, việc tái chế... chỉ được dự báo và ước 
tính cho tương lai.
Do đó, có thể hiểu kỳ báo cáo theo quan điểm 
bền vững là kỳ kế toán trong đó, báo cáo tài chính 
của doanh nghiệp được lập trên cơ sở các tài khoản 
bền vững, ngoài ra đơn vị còn phải lập Báo cáo phát 
triển bền vững với các chỉ số đo lường và dự báo 
cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm trong tương lai, 
chỉ rõ trong các tuyên bố bền vững những kết quả 
được ghi nhận là gì, thực tế và những dự báo dựa 
trên dữ liệu nào?
Đơn vị đo lường
Đơn vị đo lường trong kế toán tài chính truyền 
thống được thể hiện bằng tiền có thể dùng để so 
sánh giữa các đơn vị và theo thời gian. Báo cáo tài 
chính được phân tích và sử dụng các số liệu cũng 
như tỷ suất để làm rõ các rủi ro và cơ hội tài chính. 
Một trở ngại là giá trị tiền tệ có thể thay đổi theo 
thời gian do lạm phát, sự thay đổi của tỷ giá hối 
đoái... Trong kế toán bền vững cho nguồn lực xã 
hội và con người, nguồn lực môi trường tài nguyên 
công nghệ, rất khó để chuyển đổi dữ liệu từ các chỉ 
số khác nhau đó thành tiền. Do đó, các đơn vị đo 
lường cho tính bền vững được đưa ra cho từng chỉ 
số bền vững.
Ví dụ là: Tấn carbon dioxide, ngày nhân viên bị 
ốm... Giá trị của chỉ số bền vững cùng với thông 
tin tài chính khác là cơ sở để đánh giá rủi ro và cơ 
hội. Theo thông lệ chung, các yếu tố rủi ro được 
xếp loại từ 1 đến 9 với 1 là không có rủi ro và 9 rủi 
ro cao; đối với cơ hội các yếu tố cũng được xếp loại 
từ 1 đến 9, 1- không có khả năng cải thiện (ngoài 
việc dừng lại sản xuất hoặc ngừng sử dụng nguồn 
lực) và 9- cơ hội cải tiến lớn nhất. Trường hợp xấu 
nhất với kịch bản là 9 trong rủi ro và 1 trong cơ hội 
(rủi ro rất cao và không có cơ hội tác động đến kết 
quả). Dựa trên lý do này, một khái niệm liên quan 
đến đơn vị kế toán bền vững của đo lường là: Tính 
bền vững được biểu thị bằng mức độ của đơn vị đo 
Hình 2. Vòng đời sản phẩm và phân định thời gian
một cơ sở cho các đánh giá về rủi ro và cơ hội của 
doanh nghiệp liên quan đến nguồn lực và các sản 
phẩm của doanh nghiệp sử dụng. Toàn bộ vòng đời 
sản phẩm cũng được bao gồm trong các đánh giá 
này. Quá trình này rất dài, do phải mất một thời 
gian dài từ khi nguyên liệu thô được đưa lên từ mặt 
đất đến khi các sản phẩm của doanh nghiệp được 
xử lý cuối cùng có thể từ 10-20 năm trở lên.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 141 - tháng 7/2019
lường đại diện cho tính bền vững tương ứng với 
từng chỉ tiêu. 
Ngoài việc nghiên cứu các nguyên tắc kế toán 
trong bối cảnh phát triển bền vững, SASB (Ủy ban 
chuẩn mực kế toán bền vững) đã đưa ra một số 
nguyên tắc để hướng dẫn các chuẩn mực kế toán 
bền vững, đó là: Các chuẩn mực được áp dụng 
cho tất cả các nhà đầu tư theo cách tiếp cận dựa 
trên thực nghiệm, nội dung các chuẩn mực liên 
quan nhiều đến ngành công nghiệp và tập trung 
vào việc thúc đẩy tạo ra giá trị lâu dài và giảm nhẹ 
rủi ro cho doanh nghiệp với nguyên tắc lợi ích dự 
kiến cao hơn chi phí bỏ ra, các nghiệp vụ phát sinh 
dễ dàng đo lường được, định lượng được khi có 
thể, có thể so sánh, có thể nhân rộng và kiểm toán 
được. Các chuẩn mực thể hiện bộ tiêu chí tối thiểu 
bao gồm sự liên quan, tính hữu dụng, khả năng 
ứng dụng, hiệu quả chi phí, tính tương đương, 
tính đầy đủ, tính định hướng và phản ánh quan 
điểm của các bên liên quan. Nội dung các chuẩn 
mực có định hướng hỗ trợ chuyển sang báo cáo 
bền vững tích hợp và có xu hướng hội tụ chuẩn 
mực kế toán quốc tế.
kết luận
 Phát triển bền vững là một nhu cầu cấp bách 
đặt ra hiện nay trong sự phát triển của xã hội loài 
người. Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà 
trên các mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường với mục 
tiêu đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, 
văn hóa tinh thần của con người mà không làm tổn 
hại đến nguồn cung cấp tài nguyên thiên thiên của 
đất nước, không làm giảm chất lượng cuộc sống 
của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững phải đảm 
bảo cân bằng xã hội, bảo vệ môi trường, hòa nhập 
với cộng đồng quốc tế.
Kế toán bền vững đưa ra các nguyên tắc kế toán 
cơ bản được dựa trên các nguyên tắc của kế toán 
truyền thống, tạo cơ sở cho việc thực hiện kế toán 
bền vững trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây là 
nền tảng quan trọng thực hiện kế toán bền vững, 
hình thành nên không gian cho các đối thoại hành 
động, tạo điều kiện để làm cân bằng các góc độ 
tài chính, quản lý, sinh thái môi trường trong các 
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AHRENS, H. & KANTELHARDT, J. 
2009. Accounting for farmers’ production 
responses to environmental restrictions 
within landscape planning. Land Use Policy, 
26, 925-934. ANDREW, J. & CORTESE, C. 
2011. Accounting for climate change and 
the self-regulation of carbon disclosures. 
Accounting Forum, 35, 130-138; 
2. ANEX, R. P. & ENGLEHARDT, J. D. 2011. 
Application of a predictive Bayesian model 
to environmental accounting. Journal of 
Hazardous Materials, 82, 99-112; 
3. ARONSSON, T. & LÖFGREN, K.-G. 2009. 
Pollution tax design and `Green’ national 
accounting. European Economic Review, 
43, 1457-1474; 
4. ASCUI, F. & LOVELL, H. 2012. Carbon 
accounting and the construction of 
competence. Journal of Cleaner Production, 
36, 48-59; 
5. ASDRUBALI, F., PRESCIUTTI, A. & 
SCRUCCA, F. 2013. Development of a 
greenhouse gas accounting GIS-based tool 
to support local policy making—application 
to an Italian municipality. Energy Policy, 
61, 587-594; 
6. BALL, A. 2007. Environmental accounting 
as workplace activism. Critical Perspectives 
on Accounting, 18, 759-778; 
7. BARTELMUS, P. 2012. Accounting for 
sustainable growth and development. 
Structural Change and Economic 
Dynamics, 3, 241-260; 
8. BARTELMUS, P. 2013. Green Accounting and 
Energy. Reference Module in Earth Systems 
and Environmental Sciences. Elsevier; 
9. GRAY, R. 2010. Is accounting for 
sustainability actually accounting for 
sustainability and how would we know? An 
exploration of narratives of organisations 
and the planet. Accounting, Organizations 
and Society, 35, 47-62.
Ngày nhận bài: 30/03/2019
Ngày duyệt đăng: 15/4/2019

File đính kèm:

  • pdfcac_nguyen_tac_cua_ke_toan_phat_trien_ben_vung.pdf