Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson

Nghiên cứu này chỉ ra những đặc trƣng của hành động lời nói xin lỗi trong tiếng Việt và

tiếng Nhật, đồng thời nêu rõ các điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng các cách

thức xin lỗi của sinh viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản, tìm nguyên nhân gây ra sự

khác biệt đó từ góc nhìn lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson. Nghiên cứu đƣợc lấy

số liệu từ khảo sát trên phiếu điều tra với đối tƣợng là 100 sinh viên ngƣời Việt và 100

sinh viên ngƣời Nhật cho 4 tình huống với mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng, đặt trong 3

mối quan hệ là bố mẹ, bạn bè và thầy cô. Kết quả điều tra cho thấy có nhiều khác biệt

trong cách sử dụng các cách thức xin lỗi giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản,

qua đó cũng thấy đƣợc một nét khác biệt trong văn hóa giữa hai quốc gia.

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 1

Trang 1

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 2

Trang 2

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 3

Trang 3

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 4

Trang 4

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 5

Trang 5

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 6

Trang 6

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 7

Trang 7

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 8

Trang 8

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 9

Trang 9

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson

Các cách thức xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Đối chiếu dựa trên lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson
ghiên cứu của Ikeda (1993) và Hanari (2016)): 
Tiếng Việt 
1. Lời xin lỗi trực tiếp 
9. Các lời xin lỗi trực tiếp trong câu trả lời khảo sát 
10. Xin lỗi 11. Xin lỗi, Xin lỗi cô, Em xin lỗi, Em xin lỗi cô, Em rất xin lỗi, Em 
thành thật xin lỗi cô ạ, Xin cô tha lỗi 
12. Thông cảm 13. Thông cảm hấy, Xin thông cảm 
14. Bỏ qua 15. Mong cô bỏ qua ạ, Bỏ qua cho tao nha 
16. Áy náy 17. Em áy náy quá 
18. Sorry 19. Sorry 
2. Giải thích biện minh 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 537 
Ví dụ: Con xin lỗi tại con có chút việc bận. 
3. Nhận trách nhiệm 
Ví dụ: Tau làm bẩn sách mi rồi. Có làm răng không? 
4. Đề nghị bồi thƣờng 
Ví dụ: Con xin lỗi mẹ. Để con mua lại cuốn khác. 
5. Hứa không tái phạm 
Ví dụ: Cô tới lâu chƣa cô, em có việc gấp nên tới trễ mà không báo cô trƣớc. Lần sau em sẽ 
đến đúng giờ. Em xin lỗi cô ạ! 
6. Các cách thức khác 
- Thể hiện sự quan tâm, lo lắng 
Ví dụ: Có sao không? Tau xin lỗi, tại vô ý quá. 
- Dùng các từ cảm thán 
Ví dụ: Á chết! Đi mà quên mua mất rồi. 
- Dùng cách nói hài hƣớc 
Ví dụ: Nghiệp quật nhé con! (tình huống 4) 
Ui chao ơi! Bị chi không mi? Mà răng mi không tránh đi? (tình huống 4) 
May đấy (tình huống 4) 
Đến sớm rứa bây (tình huống 2) 
Tiếng Nhật 
1. Lời xin lỗi trực tiếp 
20. Lời xin lỗi trực tiếp trong câu trả lời khảo sát 
21. ごめん系 
22. (gomen) 
23. ごめん、ごめんね、ごめんなさい、本当にごめんなさい、まじ
でごめん、めっちゃごめん、ごめんって、ごめーん 
24. すみません系 
25. (sumimasen) 
26. すみません、すいません、本当にすいません、すまん、すみま
せんでした 
27. 申し訳ない系 
28. (moushiwakenai) 
29. 申し訳ございません、申し訳ありません、申し訳ないです、申
し訳ありません、大変申し訳ありませんでした 
30. 悪い系(warui) 31. 悪い、わり、わりい 
32. 許して系
(yurushite) 
33. 許して、許せ、許してくれると嬉しいです 
34. その他(khác) 35. 謝って済むことじゃないけど、面目ありません 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 538 
2. Giải thích biện minh 
Ví dụ:すみません。寝坊をしてしまって遅れてしまいました。以後気を付けます。 
Xin lỗi. Em ngủ quên nên đến trễ. Lần sau em sẽ chú ý. 
3. Nhận trách nhiệm 
Ví dụ:ごめん、ジュース買うの忘れた。 
Xin lỗi, con quên mua nƣớc ngọt rồi. 
4. Đề nghị bồi thƣờng 
Ví dụ: ほんとうごめん、待たせた。何かおごるね。 
Thật sự xin lỗi đã bắt cậu chờ. Để tớ đãi gì nhé! 
5. Hứa không tái phạm 
Ví dụ: 申し訳ありません。おくれてしまいました。以後気をつけます。 
Xin lỗi em đến trễ. Lần sau em sẽ chú ý. 
6. Các cách thức khác 
- Thể hiện sự quan tâm 
Ví dụ: ごめん!大丈夫?けがしてない? 
Xin lỗi! Cậu ổn không? Không bị thƣơng chứ? 
- Từ cảm thán 
Ví dụ: あー!! ジュース買うの忘れちゃった。 
A! Quên mua nƣớc ngọt mất rồi 
4. Kết quả nghiên cứu 
Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ các bảng dƣới đây: 
Bảng 1: Tần suất sử dụng các cách thức xin lỗi của sinh viên Việt Nam 
(Đơn vị tính: %) 
Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3 Tình huống 4 
Bố 
mẹ 
Bạn 
bè 
Thầy 
cô 
Bố 
mẹ 
Bạn 
bè 
Thầy 
cô 
Bố 
mẹ 
Bạn 
bè 
Thầy 
cô 
Bố 
mẹ 
Bạn 
bè 
Thầy 
cô 
Lời xin lỗi trực tiếp 28 21 61 53 54 90 63 79 89 73 76 95 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 539 
Giải thích biện minh 4 9 5 42 42 49 18 21 29 27 22 33 
Nhận trách nhiệm 93 96 90 47 32 60 56 56 54 0 1 3 
Đề nghị bồi thƣờng 43 21 30 0 1 0 8 24 23 44 34 28 
Hứa không tái phạm 0 0 0 0 0 1 3 0 4 0 0 0 
(Nguồn: Kết quả khảo sát) 
Bảng 2: Tần suất sử dụng các cách thức xin lỗi của sinh viên Nhật Bản 
(Đơn vị tính: %) 
Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3 Tình huống 4 
Bố 
mẹ 
Bạn 
bè 
Thầy 
cô 
Bố 
mẹ 
Bạn bè 
Thầy 
cô 
Bố 
mẹ 
Bạn 
bè 
Thầy 
cô 
Bố 
mẹ 
Bạn 
bè 
Thầy 
cô 
Lời xin lỗi trực tiếp 88 93 95 91 97 99 95 98 97 94 97 97 
Giải thích biện minh 0 0 0 5 2 20 5 3 8 1 0 4 
Nhận trách nhiệm 94 88 86 65 55 61 75 63 64 1 0 2 
Đề nghị bồi thƣờng 11 14 24 0 3 0 5 52 35 16 18 16 
Hứa không tái phạm 0 0 0 0 1 8 1 0 1 2 0 0 
(Nguồn: Kết quả khảo sát) 
Trong đó: 
- Tình huống 1: quên mua chai nƣớc đƣợc nhờ 
- Tình huống 2: trễ hẹn 15 phút 
- Tình huống 3: làm bẩn sách 
- Tình huống 4: Làm đổ trà gây bỏng cho đối phƣơng 
Kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt rõ rệt nhất trong việc sử dụng lời xin lỗi của sinh 
viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản nằm ở tần suất sử dụng các cách thức ―lời xin lỗi trực 
tiếp‖ và ―Giải thích, biện minh‖. 
Về cách thức ―lời xin lỗi trực tiếp‖, câu trả lời của nhóm sinh viên Nhật Bản cho thấy rằng, 
không có sự khác biệt quá lớn trong việc sử dụng ―lời xin lỗi trực tiếp‖ giữa các tình huống 
khi tần suất thấp nhất là 88% và cao nhất là 99%. Trong khi đó, đối với sinh viên Việt Nam, 
tình huống sử dụng ―lời xin lỗi trực tiếp‖ thấp nhất chỉ chiếm 21% và tình huống sử dụng cao 
nhất lến đến 95%. Điều này cho thấy một khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa tần suất sử 
dụng của hai bên. Từ kết quả này, có thể thấy cho dù là tình huống ở mức độ nhẹ hay nghiêm 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 540 
trọng, cho dù là với đối tƣợng là bố mẹ, bạn bè hay thầy cô thì tần suất sử dụng ―lời xin lỗi 
trực tiếp‖ của sinh viên ngƣời Nhật đều rất cao. Ngƣợc lại, việc lựa chọn cách thức xin lỗi của 
sinh viên Việt Nam bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố. Với tình huống nhẹ, tần suất sử dụng lời 
xin lỗi trực tiếp rất thấp và tình huống nghiêm trọng hơn thì tần suất sử dụng cao hơn nhiều. 
Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy cùng một tình huống nhƣng sinh viên Việt Nam có 
xu hƣớng dùng hoặc không dùng ―lời xin lỗi trực tiếp‖ tùy vào đối tƣợng giao tiếp, cụ thể là 
nhiều ngƣời trả lời khảo sát không dùng lời xin lỗi với bố mẹ, bạn bè nhƣng lại dùng với thầy 
cô trong cùng một tình huống. 
Kết quả khảo sát cho thấy, trái với sinh viên Nhật Bản hầu nhƣ không sử dụng cách thức 
―giải thích biện minh‖ thì sinh viên Việt Nam lại sử dụng khá nhiều cách thức này. Đặc biệt, 
với tình huống ―trễ hẹn 15 phút‖, có chƣa đến 10% sinh viên Nhật Bản sử dụng cách thức 
―giải thích biện minh‖ thì số sinh viên Việt Nam sử dụng cách thức này lại lên đến hơn 40%. 
Tuy nhiên, cũng phải nói rõ rằng, mặc dù tần suất sử dụng ―giải thích, biện minh‖ là cao 
nhƣng phần lớn các trƣờng hợp sử dụng cách thức này đều đi kèm với cách thức ―lời xin lỗi 
trực tiếp‖ nên cũng không thể nói rằng ngƣời Việt chỉ biết biện minh mà không xin lỗi. Chẳng 
hạn câu trả lời phổ biến đƣợc sinh viên Việt Nam sử dụng nhƣ ―Cô ơi, cho em xin lỗi. Hôm 
qua em lỡ làm bẩn sách của cô rồi. Cô mua chỗ mô để em mua quyển khác trả cô‖ là sự kết 
hợp giữa các cách thức ―xin lỗi trực tiếp‖, ―giải thích biện minh‖ và ―đề nghị bồi thƣờng‖. 
Các cách thức còn lại không cho thấy sự khác biệt quá lớn giữa tần suất sử dụng của sinh 
viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản. Đối với cách thức ―nhận trách nhiệm‖, kết quả khảo sát 
cho thấy tỷ lệ sử dụng của hai nhóm sinh viên này lần lƣợt là 49% và 55%. Cách thức này rất 
ít khi đƣợc sử dụng độc lập ở cả hai ngôn ngữ Việt và Nhật mà thƣờng đƣợc dùng với các 
cách thức khác để bày tỏ sự nhận lỗi nhƣ ―xin lỗi, con quên mất‖. Cách thức ―đề nghị bồi 
thƣờng‖ đều có tần suất sử dụng thấp ở cả hai ngôn ngữ với 21% ở sinh viên Việt Nam và 
16% ở sinh viên Nhật Bản. Đặc biệt, cách thức ―hứa không tái phạm‖ là cách thức có tần suất 
sử dụng thấp nhất khi chỉ có 1% ngƣời Nhật và 0% ngƣời Việt sử dụng. 
Để làm rõ hơn cách thức xin lỗi của các bên, chúng tôi chia lại thành bốn nhóm gồm 
―Không dùng cách thức nào‖, ―Chỉ dùng lời xin lỗi trực tiếp‖, ―Dùng lời xin lỗi trực tiếp kèm 
các cách thức khác‖ và ―Không dùng lời xin lỗi trực tiếp nhƣng dùng cách thức khác‖. Cách 
chia này giúp làm rõ các cách thức xin lỗi đƣợc dùng độc lập hay kết hợp với các cách thức 
khác ra sao. Kết quả cụ thể nhƣ bảng sau. 
 Bảng 3: Tần suất sử dụng cách thức xin lỗi của sinh viên Việt Nam và Nhật Bản theo nhóm. 
(Đơn vị tính: %) 
36. 37. Không 
dùng cách 
thức nào 
38. Chỉ dùng 
lời xin lỗi trực 
tiếp 
39. Dùng lời xin 
lỗi trực tiếp kèm 
các cách thức khác 
40. Không dùng lời 
xin lỗi trực tiếp nhƣng 
dùng cách thức khác 
41. Sinh viên Việt 
Nam 
42. 1,5 43. 11,5 44. 57.4 45. 29,6 
46. Sinh viên Nhật 
Bản 
47. 0,2 48. 13,5 49. 81,9 50. 4,4 
(Nguồn: Kết quả khảo sát) 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 541 
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, tỷ lệ ―Không dùng cách thức nào‖ và ―Chỉ dùng lời xin lỗi trực 
tiếp‖ của sinh viên Việt Nam và Nhật Bản có sự khác nhau tuy nhiên không đáng kể. Sự khác 
biệt rõ rệt trong việc sử dụng các cách thức xin lỗi của sinh viên hai nƣớc nằm ở hai nhóm 
―Dùng lời xin lỗi trực tiếp kèm các cách thức khác‖ và nhóm ―Không dùng lời xin lỗi trực 
tiếp nhƣng dùng các cách thức khác‖. Có đến 81.9% sinh viên Nhật Bản ―Dùng lời xin lỗi 
trực tiếp kèm các cách thức khác‖ trong khi tỷ lệ này ở sinh viên Việt Nam chỉ là 57.4%. Về 
nhóm ―Không dùng lời xin lỗi trực tiếp nhƣng dùng cách thức khác‖, trái với con số 4,4% của 
sinh viên Nhật là con số khá cao 29,6% của sinh viên Việt Nam. Qua kết quả này có thể 
khẳng định tỷ lệ dùng lời xin lỗi trực tiếp của sinh viên Việt Nam thấp hơn so với sinh viên 
Nhật nhƣng thay vào đó sinh viên Việt Nam lại có khuynh hƣớng sử dụng các cách thức xin 
lỗi gián tiếp khác để thể hiện sự hối lỗi. 
Tóm lại, sinh viên Nhật Bản có khuynh hƣớng sử dụng nhiều các cách thức ―lời xin lỗi trực 
tiếp‖ và ―nhận trách nhiệm‖. Hai cách thức này trở thành cách thức xin lỗi chính của sinh viên 
Nhật Bản. Việc kết hợp ―lời xin lỗi trực tiếp‖ với các cách thức khác là phƣơng thức đƣợc 
nhiều sinh viên Nhật Bản lựa chọn. Trong khi đó, cách thức ―lời xin lỗi trực tiếp‖ ít đƣợc sinh 
viên Việt Nam sử dụng hơn, thay vào đó các cách thức gián tiếp nhƣ ―đề nghị bồi thƣờng‖, 
―giải thích biện minh‖ đƣợc sử dụng khá nhiều. 
Một điểm khác biệt nổi bật nữa là tần suất sử dụng lời ―lời xin lỗi trực tiếp‖ đối với các đối 
tƣợng ―bố mẹ‖, ―bạn bè‖, ―thầy cô‖ của sinh viên Nhật Bản đều cao nhƣ nhau. Còn với sinh 
viên Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng là rất thấp với đối tƣợng giao tiếp là ―bố mẹ‖, ―bạn bè‖ và 
ngƣợc lại, rất cao khi ngƣời nghe là ―thầy cô‖. Bằng cách đƣa ra các trƣờng hợp khác nhau 
với sự thay đổi D, P, R, nghiên cứu làm sáng tỏ khuynh hƣớng sử dụng các cách thức xin lỗi 
của sinh viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản. Với các trƣờng hợp có chỉ số D, P nhỏ nhƣ 
đối tƣợng giao tiếp là bố mẹ, bạn bè thì sinh viên ngƣời Việt thƣờng có xu hƣớng không dùng 
―lời xin lỗi trực tiếp‖ hoặc nếu có thì những lời xin lỗi đơn giản nhƣ ―sorry‖, ―xin lỗi hí‖. Mặt 
khác, với trƣờng hợp có chỉ số D, P lớn nhƣ đối tƣợng là thầy cô tần suất sử dụng ―lời xin lỗi 
trực tiếp‖ cao và có xu hƣớng thêm chủ ngữ, tân ngữ, phó từ chỉ mức độ nhƣ ―cô cho em xin 
lỗi‖, ―em vô cùng xin lỗi‖ để lời xin lỗi thêm lịch sự. Ngƣợc lại, ngƣời Nhật dùng ―lời xin lỗi 
trực tiếp‖ với hầu hết tất cả các trƣờng hợp dù đối tƣợng có là bố mẹ, bạn bè với chỉ số D, P 
thấp. Tuy nhiên, khi xét kĩ các mẫu câu xin lỗi đƣợc dùng trong các trƣờng hợp thì có sự khác 
biệt với các đối tƣợng khác nhau. Chẳng hạn, với đối tƣợng là bố mẹ, bạn bè thì các lời xin lỗi 
nhẹ nhàng nhƣ ―gomen‖ thƣờng đƣợc sử dụng và với đối tƣợng là thầy cô thì các lời xin lỗi 
mang tính chất lịch sự hơn nhƣ ―sumimasen‖, ―moushiwakenai‖ lại thƣờng hay đƣợc sử dụng. 
Nhƣ vậy có thể thấy cách chọn lời xin lỗi ―gomen‖, ―sumimasen‖, ―moushiwakenai‖ của 
ngƣời Nhật có bị ảnh hƣởng bởi D, P. 
Ngoài ra, với cách đặt ra các tình huống với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng sẽ cho đƣợc 
kết quả liệu có hay không sự ảnh hƣởng của R đến việc lựa chọn cách thức xin lỗi của ngƣời 
Việt và ngƣời Nhật. Kết quả cho thấy dù là tình huống nhẹ hay vừa hay nghiêm trọng thì 
ngƣời Nhật đều sử dụng cách thức ―lời xin lỗi trực tiếp‖ với tần suất rất cao vì vậy không cho 
thấy rõ ảnh hƣởng của R đến việc chọn lựa cách thức xin lỗi của sinh viên Nhật Bản. Đối với 
nhóm sinh viên Việt Nam, kết quả cho thấy tần suất sử dụng ―lời xin lỗi trực tiếp‖ thƣờng 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 542 
đƣợc sử dụng ở các tình huống có mức độ nghiêm trọng và thƣờng đƣợc bỏ qua với tình 
huống nhẹ. Điều này cho thấy sinh viên Việt Nam chịu ảnh hƣởng của R khi lựa chọn cách 
thức xin lỗi. 
6. Kết luận 
Từ việc sinh viên Nhật Bản sử dụng nhiều ―lời xin lỗi trực tiếp‖ trong hầu nhƣ tất cả các 
tình huống với tất cả các đối tƣợng, ta có thể kết luận rằng, ngƣời Nhật coi trọng ―thể diện‖ 
của ngƣời nghe hơn là ―thể diện‖ của chính mình. Trong khi đó, ngƣời Việt thƣờng có xu 
hƣớng coi trọng ―thể diện tích cực‖ của bản thân hơn là ―thể diện tiêu cực‖ của đối phƣơng 
trong các mối quan hệ thân thiết nên thƣờng có xu hƣớng không dùng ―lời xin lỗi trực tiếp‖. 
Tuy nhiên, nếu ngƣời nghe là ngƣời trên (sếp, thầy cô giáo) thì ngƣời Việt lại có xu hƣớng 
tôn trọng ―thể diện tiêu cực‖ của đối phƣơng hơn là ―thể diện tích cực‖ của bản thân. Về lý do 
dẫn đến sự khác nhau trong khuynh hƣớng lựa chọn cách thức xin lỗi của ngƣời Việt và ngƣời 
Nhật, có thể do ngƣời Nhật coi trọng việc điều hòa các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời 
bằng cách đề cao ―thể diện‖ của ngƣời nghe trong khi đó ngƣời Việt lại coi trong cả ―thể 
diện‖ của cả bản thân ngƣời nói và ngƣời nghe. 
Kết quả điều tra lần này chƣa cho thấy đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố quê quán, giới tính, 
có học hay không học tiếng Nhật của ngƣời làm khảo sát có ảnh hƣởng đến tần suất sử 
dụng ―lời xin lỗi trực tiếp‖ cũng nhƣ các cách thức khác hay không. Đây cũng là hƣớng đi cho 
các nghiên cứu sau này của tôi. 
Tài liệu tham khảo 
Hanari Takushi(2016)「謝罪発話行為とポライトネス—データ収集方法の差異に着目
して—」『経営学紀要』、亜細亜大学短期大学部学術研究所、117-131 
Ikeda Riyoko(1993)「謝罪の対照研究:日米対照研究—face という視点からの一考
察―」『日本語学』12、明治書院、13-21 
Kumatoridani Teshio(1992)「発話行為対照研究のための統合的アプローチ—日英語
の「詫び」を例に—」『日本語教育』79 号、日本語教育学会、26-40 
Nakata Tomoko(1989)「発話行為としての陳謝と感謝—日英比較—」『日本語教
育』68 号、日本語教育学会、191-203 
Penelope Brown and Stephen C. Levinson(1987)Politeness: Some Universals in Language 
Usage. Cambridge: Cambridge University Press. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 543 
STRATEGIES OF APOLOGIES IN VIETNAMESE AND JAPANESE 
 - A CONTRASTIVE STUDY BASED ON BROWN AND LEVINSON‟S 
POLITENESS THEORY 
Abstract 
This study shows the characteristics of the apologies in Vietnamese and Japanese, 
furthermore, presents similarities and differences between Japanese and Vietnamese 
students in the usage of the strategies of apologies, and finds the cause of the differences 
from perspective of Brown and Levinson‘s Politeness theory. This study was taken by a 
survey of 100 Vietnamese and 100 Japanese students for 4 situations from mild to severe 
level focusing on 3 subjects: parents, friends and teachers. The survey results show that 
there are many differences in the use of apology strategies between Vietnamese and 
Japanese students, thereby also showing a cultural difference between the two countries. 
Keywords 
strategies of apologies, politeness theory, Brown and Levinson 

File đính kèm:

  • pdfcac_cach_thuc_xin_loi_trong_tieng_viet_va_tieng_nhat_doi_chi.pdf