Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới

Blog (viết tắt của từ weblog) được xem là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển

của Internet và của ngành truyền thông. Trước khi có cuộc cách mạng blog, ai muốn trở thành

một nhà bình luận chỉ có một con đường duy nhất là trở thành nhà báo viết bài cho một tạp chí, tờ

báo hoặc một cơ quan phát thanh truyền hình nào đó, nhưng ngày nay, “chỉ cần bạn có điều gì đó

muốn nói và biết cách sử dụng một phần mềm phù hợp, bạn có thể trở thành một nhà quan sát,

một nhà bình luận, một nhà báo”1 – đó chính là điều kì diệu của blog. Cũng nhờ vào sự phát triển

của blog, cụm từ “báo chí công dân” trở nên phổ biến hơn trong ngành truyền thông và trong nhận

thức của mỗi công dân.

Ở Việt Nam, blog ban đầu được giới trẻ đón nhận như một tiện ích chủ yếu mang tính giải trí

do Internet mang lại. Tuy nhiên, dần dần chính tính chất cho phép bộc lộ quan điểm, ý kiến và

khả năng tác động rộng rãi đến cộng đồng online đã khiến cho blog tiến đến một vị trí cao hơn

trong làng truyền thông. Không chỉ giới trẻ mà những người lớn tuổi, những chuyên gia, những

nhà báo chuyên nghiệp bắt đầu tham gia vào thế giới blog. Cụm từ “báo chí công dân” (citizen

journalism) bắt đầu được quan tâm đến. Ý kiến của các blogger (người viết blog) không chỉ ảnh

hưởng đến độc giả online mà còn ảnh hưởng đến cả báo chí chính thống.

Để tìm hiểu về hiện tượng báo chí mới này, nghiên cứu xoay quanh các vấn đề sau: sự ra đời

và phát triển của blog trên thế giới và tại Việt Nam, tính báo chí của blog, mối quan hệ giữa blog

và báo chí công dân, những đặc điểm của báo chí công dân tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh

những cơ sở lý thuyết về báo chí công dân và blog, nghiên cứu dựa trên việc khảo sát và phân tích

một số blog có số độc giả cao và có tầm ảnh hưởng trong cư dân mạng để hiểu sâu hơn về thực tế

phát triển của loại hình truyền thông mới mẻ này tại Việt Nam.

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 1

Trang 1

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 2

Trang 2

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 3

Trang 3

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 4

Trang 4

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 5

Trang 5

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 6

Trang 6

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 7

Trang 7

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 8

Trang 8

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 9

Trang 9

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5800
Bạn đang xem tài liệu "Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới

Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới
Đến khoảng năm 2005, blog mới bắt đầu được biết đến trong giới trẻ tại Việt Nam. Các trang 
như MySpace, Blogger.com, Blogspot.com... bước đầu được người Việt sử dụng, nhưng nhóm 
này chủ yếu gồm những bạn trẻ đi học ở nước ngoài. Trang www.blogvietnam.net là trang chủ 
đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ blog vào năm 2005. 
Ngày 29/3/2005, Yahoo! chính thức cung cấp dịch vụ blog với Yahoo! 360 (cho phép người 
sử dụng tài khoản tạo blog riêng gắn với nickname trên Yahoo! Messenger và Yahoo! Mail). 
Yahoo! Messenger là công cụ chat 9tán gẫu trên mạng) phổ biến nhất ở Việt Nam, cũng nhờ vậy, 
Yahoo! 360° nhanh chóng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là trong giới trẻ. Phong 
trào viết blog trên Yahoo! 360° bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam từ nửa đầu năm 2006. Sự bùng nổ 
này là một trong những sự kiện công nghệ thông tin và viễn thông đáng chú ý nhất của Việt Nam 
trong năm 2006 theo bầu chọn của VnExpress13. Báo VnExpress gọi hiện tượng blog Việt trên 
Yahoo! 360 là “cơn sốt blog”. Theo số liệu từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, ở Việt Nam hiện 
có khoảng 3 triệu blog đang hoạt động. Tính trung bình, mỗi ngày có hàng chục ngàn blog ra đời. 
Từ chỗ chỉ tồn tại trong thế giới ảo, blog Việt bắt đầu được nhắc đến trên các kênh thông tin 
chính thống với một số sự kiện nổi bật trong vòng hai năm trở lại đây như: 
- Blogger “Cường OZ” với 10 bài viết và hình ảnh về dân chơi Hà thành. Loạt “phóng sự 
ảnh” dân chơi Hà thành đã thu hút 1 triệu lượt truy cập trang blog này; 
- Hoạt động quyên góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt của blogger “Trâm Anh Ken” vào tháng 
10/2006 thu hút 100 blogger khác tham gia. Tổng số tiền đóng góp thu được là 
11.688.000 + 500 USD + 100 AUD + 30 SGD. Tất cả số tiền được gửi đến đồng bào 
miền Trung bị thiệt hại trong cơn bão số 6; 
- Hoạt động quyên góp sách cho trẻ em nghèo của blogger “Nomad” (tháng 11/2006) với 
lờ kêu gọi: “Mỗi cuốn sách sẻ chia, một ước mơ bắt đầu”; 
- Blogger “Bé Crys” với một gây ra một “cuộc chiến” trên mạng giữa các blogger Hà Nội 
và Sài Gòn vì một bài viết chê bai Hà Nội (tháng 11/2006). Chỉ trong nửa giờ từ khi blog 
được tung lên, có đến 17.400 lượt truy cập vào blog và chủ nhân blog nhận đến 8.231 
comment (bình luận) cho bài viết này (thông thường số lời bình luận cho mỗi bài viết 
trên blog nhiều nhất cũng chỉ lên đến khoảng 200-300); 
- Cuộc tranh cãi lan rộng trong thế giới blog giữa một bên là các blogger làm công tác tình 
nguyện viên phục vụ hội nghị APEC 14 diễn ra tại Hà Nội và blogger Hà Kin (tháng 
11/2006); 
12
 Theo Vietnam Net,  
13
 Theo VnExpress, 8 sự kiện công nghệ thông tin Việt Nam 2006, 
tinh/2006/12/3B9F140D/ 
 7 
- Blog của Joe - một người Canada viết blog bằng tiếng Việt với những lời nhận xét dí 
dỏm, tinh tế về Việt Nam đã thu hút vài triệu lượt truy cập trong vòng hơn một năm 
qua. Một số bài viết trên blog của Joe được tập hợp in thành sách; 
- Vụ người mẫu X.L kiện một tờ báo vì báo này đã đăng lại nội dung trên blog của cô mà 
không hỏi ý kiến; 
- Những tranh cãi giữa blogger Cogaidolong (nhà báo Hương Trà) và ca sĩ Phương Thanh; 
- Hàng loạt các blogger bàn luận, phân tích, đưa tin về phim sex của một diễn viên trong 
loạt phim truyền hình Nhật ký Vàng Anh, trong đó nổi bật có blog Tắc kè, blog Quách 
Đại ca; 
- Blog Vàng Anh với nội dung tổng hợp thông tin từ các blog khác, trong đó chú ý đến 
các vấn đề báo chí chính thống hạn chế cung cấp thông tin như biểu tình, tình dục; 
- Gần đây nhất, khi hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi trẻ) và Nguyễn Việt Chiến 
(Báo Thanh niên) bị bắt với lý do đưa tin sai trong vụ PMU 18, hàng loạt các blogger 
(người viết blog) trên khắp cả nước đã bày tỏ ý kiến của mình lên blog, trong đó hầu hết 
là phản đối việc bắt giữ này (blog Osin, blog L.Đ, blog Bố Cu Hưng); 
-  
Nhìn chung, cho đến thời điểm này, blog tại Việt Nam được sử dụng với những mục đích đa 
dạng: bày tỏ tình cảm, diễn đạt suy nghĩ, ghi chép như nhật ký, phân tích, bình luận các sự kiện, 
tin tức nóng dưới lăng kính chủ quan, nối vòng tay giao lưu, quyên góp ủng hộ, thậm chí có tờ 
báo đã dùng blog làm nơi giao lưu trực tuyến, làm báo (có khi blog tường thuật thông tin nhanh 
trước cả báo chí)... 
Cũng chính từ khi blog được nhắc đến ngày càng nhiều, khái niệm “báo chí công dân” bắt đầu 
được giới truyền thông lưu tâm đến. Tạp chí Nghề báo (số tháng 5/2007) nhận định: “Blog đang 
được nhìn nhận như một hình thức “báo mở” trên mạng Internet. Sự phát triển ồ ạt và nhanh 
chóng của blog đã thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, nó được xem là một loại hình thông tin 
mới rất hấp dẫn bởi ai cũng có thể bình luận ngay tức khắc”. Khái niệm “mỗi công dân là một 
nhà báo” được nhắc đến thường xuyên hơn trên báo chí chính thống, ví dụ như tạp chí Tia sáng 
với bài phân tích “Blog và nền báo chí công dân” (6/12/2006); Sài Gòn Tiếp thị với bài “Thời của 
nhà báo công dân” (đăng lại trên trang web www.vietnamjournalism.com.vn, 08/01/2007); Nghề 
báo (số tháng 3/2007) với bài viết “Thời của Báo chí công dân”; bài “Blog: báo chí công dân” 
(Tiền Phong 22/08/2007), “Báo chí công dân - "đối thủ" của báo in truyền thống?” và “Blog - 
manh nha báo chí công dân ở Việt Nam” (báo Lao Động, ngày 22/06/2007) Cụm từ “báo chí 
công dân” trở nên phổ biến hơn và cũng đặt ra nhiều vấn đề cho những nhà nghiên cứu truyền 
thông, nhất là trong bối cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam hiện nay. 
Trong nghiên cứu này, dựa trên quá trình phát triển của blog tại Việt Nam như đã khái quát ở 
trên, người viết bước đầu đưa ra một số nhận định về blog xét theo khía cạnh báo chí công dân: 
Thứ nhất, số lượng blogger Việt ý thức rằng mình là một “nhà báo công dân” còn ít và chưa 
có tiếng nói đáng kể. 
Quá trình phát triển của blog Việt có một điểm khác so với sự phát triển của blog trên thế giới. 
Trong khi blog trên thế giới xuất phát từ việc đưa tin, phát biểu ý kiến về thông tin, blog Việt 
ngay từ đầu được hiểu là “nhật ký trên mạng”, do vậy chủ yếu các blog được xem như một 
khoảng không gian mới, giúp người sử dụng có thêm cơ hội thể hiện cái tôi của bản thân. Blog là 
 8 
nơi các blogger viết tất cả những gì mình thích, từ những việc làm hàng ngày, những câu chuyện 
vui, những chuyện bực mình, những lời phê phán, bình luận, chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, truyện, 
phim, kêu gọi một phong trào xã hội Khi blog lan đến những người lớn tuổi hơn, blog trở thành 
nơi họ dành viết về con cái, về công việc; blog của giới nghệ sĩ là nơi đăng tải những tác phẩm 
của mình, giao lưu với người hâm mộ Nhiều người sử dụng bị hội chứng “nghiện blog”. Họ 
dành rất nhiều thời gian để viết blog, trang trí, chăm chút cho blog của mình, xem blog như một 
hoạt động giải trí. Việc có nhiều người vào đọc blog làm tăng page views (con số cho biết có bao 
nhiêu người truy cập), hoặc có nhiều người viết lời bình (comments) trong mỗi entry (bài viết) 
đem lại niềm vui cho các blogger. Yahoo!360 cho phép các blog kết nối với nhau và thông báo 
trên trang “Home” của mỗ blog những bài viết mới nhất. Các blogger có thể dễ dàng đọc blog của 
nhau, tìm đến những blog ưa thích và kết nối với nhau. Nhờ vậy, cộng đồng blog ngày càng mở 
rộng. 
Thế nhưng, xem blog như một tờ báo và bản thân mình là một nhà báo có nhiệm vụ đưa tin 
(như các blogger trên thế giới vào thời điểm mới bắt đầu có weblog) thì không nhiều blogger Việt 
nghĩ đến. 
Cụ thể, thực hiện một khảo sát nhỏ trên 180 blog kết nối đến blog của người viết, kết quả như 
sau: 170/180 blog chủ yếu mang tính tự sự, bày tỏ ý kiến; 5/180 blog nhắc đến những chuyện liên 
quan đến báo chí, những thông tin bên lề mà báo chí chính thống không đăng tải; 5/180 blog chọn 
hướng đưa tin, tổng hợp thông tin như một tờ báo. Một điều đáng chú ý là hai kiểu blog sau đều 
thuộc về những người làm báo hoặc có liên quan trực tiếp đến báo chí. Kết quả khảo sát cho thấy 
số lượng blogger ý thức rằng blog có thể là một tờ báo của riêng mình và biết sử dụng blog như 
một kênh truyền thông gây ảnh hưởng đến cộng đồng còn khá ít. Chỉ có những người làm báo 
hoặc những công việc liên quan đến báo chí mới nhìn thấy và biết khai thác đặc điểm báo chí của 
blog. 
Có lẽ vì vậy mà nhà báo Lê Quốc Minh (phụ trách trang web www.vietnamjournalism.com 
chuyên về các vấn đề liên quan đến báo chí) nhận định rằng: “Hiện nay chưa thấy blog nào thực 
sự nổi lên theo khía cạnh báo chí, và cuộc đua nóng bỏng giữa blog và báo chí chính thống trên 
thế giới vẫn đang nguội lạnh trên các blog Việt. Đóng góp lớn nhất của blog Việt xét theo tính 
báo chí có lẽ chỉ là vụ chụp ảnh anh cảnh sát giao thông chụp chiếc xe lái ẩu được nhiều báo in 
và website dẫn lại” (Theo Tiền Phong Online, 22/08/2007) 
Thứ hai, mặc dù báo chí chính thống và blog – báo chí công dân có tác động qua lại hỗ trợ lẫn 
nhau, nhưng mối quan hệ này không mang tính chất ngang hàng. 
Blogger gồm hàng triệu người, theo dõi và tham gia vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, là 
tư liệu thực tế rất sinh động cho báo chí. Blog cung cấp thêm những thông tin bên lề, những bài 
tường thuật, những ý kiến, nhận định phong phú, đa dạng Blogger cũng có vai trò rất quan 
trọng trong việc “nhặt sạn” cho các tờ báo chính thống. Người đọc (chính họ cũng có thể là các 
nhà báo công dân) ngày càng sắc sảo với vốn kiến thức sâu rộng khiến các phóng viên, biên tập 
viên phải cẩn trọng hơn trong các bài viết. Ngày càng xuất hiện nhiều blog nhận xét, phê bình, đặt 
nghi vấn về một số bài báo, chương trình truyền hình, phát thanh Điều đó chứng tỏ một bộ 
phận công chúng Việt đã đi qua thời báo chí nói gì biết đó. Tác động của blog – báo chí công dân 
đến báo chí chính thống buộc báo chí chính thống phải nhìn lại mình và phải có một số thay đổi 
theo chiều hướng tích cực hơn. 
 9 
Ngoài việc đưa tin về các sự kiện liên quan đến blog, báo chí chính thống mở các chuyên mục 
như “Blog Việt” (Vietnam Net), chuyên mục blog của Nhịp sống số (báo Tuổi Trẻ),trực tiếp 
đưa nội dung blog lên trang báo, một phần để đáp ứng nhu cầu độc giả trẻ, một phần để thông tin 
đến cả những bạn đọc không thường xuyên sử dụng Internet về một cộng đồng ảo đang hoạt động 
trên mạng. Hiện nay, có nhiều blog đã được các báo trực tuyến liên kết vào như một phần nội 
dung của mình hoặc blogger được mời làm cộng tác viên. Bên cạnh đó, các nhà báo cũng tham 
gia viết blog. Với ưu thế nắm bắt thông tin nhanh, kỹ năng viết tốt, đưa ra những phân tích sâu sắc 
và có quan hệ rộng rãi, blog của nhà báo thu hút một số lượng độc giả không nhỏ (ví dụ như blog 
của các nhà báo Phan Văn Tú – blogger “Phan Văn Tú”, Vũ Mạnh Cường – blogger “VMC”, Huy 
Đức – blogger “Osin”, Đức Hiển – blogger “Bố cu Hưng”) 
Tuy nhiên, mặc dù có mối quan hệ tương tác qua lại về mặt thông tin, báo chí chính thống và 
báo chí công dân ở nước ta không có mối quan hệ ngang hàng, điều đó có nghĩa là báo chí chính 
thống được đặt ở vị trí cao hơn và có nhiệm vụ quản lý, định hướng báo chí công dân. Blog – 
tiếng nói phổ biến nhất của báo chí công dân vẫn chưa được đánh giá là một kênh thông tin đáng 
tin cậy và cần phải được quản lý. Đây là đặc điểm đáng chú ý của báo chí công dân ở Việt Nam 
trong giai đoạn vừa chớm phát triển này. 
Trong bài viết “Báo chí dẫn dắt blogger như thế nào?” (VietnamNet 31/10/2007), ông Dương 
Minh Việt, Trưởng ban biên tập báo Dân trí cho rằng: "Báo chí có trách nhiệm chỉ ra những hành 
vi phạm pháp trên blog"; ông Lê Thọ Bình, Giám đốc trung tâm VTC News lại nhận định: “Báo 
chí chính thống, trên các trang báo của mình, cần giúp giới blogger hiểu rõ điều này [“điều này”: 
các nguyên tắc báo chí, đạo đức, luật báo chí cũng như những trách nhiệm mang tính pháp lý]; 
trong khi đó, ông Phan Văn Tú, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Đồng Nai đưa ra ý kiến: 
“Quá trình định hướng dư luận xã hội một cách hợp lý (thông qua các hình thức phong phú của 
báo chí) sẽ góp phần tác động tới giới blog, dẫn dắt tư tưởng blogger”... 
Trên đây chỉ là vài ý kiến trong số khá nhiều bài báo bàn đến vấn đề quản lý blog trong thời 
gian gần đây. Những ý kiến này cho thấy báo chí chính thống được đặt ở vị trí cao hơn báo chí 
công dân như một điều hiển nhiên. Điều này cũng có nguyên do của nó. Blogger có thể là bất kỳ 
ai, viết bất cứ điều gì, có thể trung thực, khách quan hoặc hoàn toàn không đúng sự thật, có chủ ý 
làm hại đến ai đó Vấn đề quản lý được đặt ra để hạn chế những mặt trái của blog. Tuy nhiên, 
nhìn ở một góc độc khác, nếu báo chí chính thống có thể “dẫn dắt” blog - báo chí công dân, liệu 
báo chí công dân có còn mang đúng tính chất “báo chí công dân” như ý nghĩa vốn có của khái 
niệm này? 
Hai nhận định trên là những ý kiến của người viết về nền báo chí công dân đang trong quá 
trình hình thành tại Việt Nam. Không thể vội vàng phán xét những vấn đề nêu trên mang tính tích 
cực hay tiêu cực trong sự phát triển của báo chí công dân, vì báo chí – dù là loại hình báo chí nào 
đều cần phải xét trong bối cảnh chính trị cụ thể và đặt trong mối quan hệ với những yếu tố khác 
như kinh tế, văn hóa, lịch sử, tư tưởng của cả một hệ thống xã hội. 
Kết luận 
Blog tại Việt Nam là một phương tiện mang tính tự sự, giải trí chủ yếu của thế hệ trẻ bắt đầu 
từ năm 2005. Đến cuối năm 2006, blog mới bắt đầu được công luận nhìn nhận như một hiện 
 10 
tượng truyền thông vì sức tác động đến một số lượng công chúng đông đảo. Blog cho thấy sự 
khao khát thông tin và nhu cầu tham gia vào truyền thông của công chúng, đặc biệt khi có những 
sự kiện nóng xảy ra. Cùng với sự phát triển của blog, báo chí công dân tại Việt Nam cũng trở 
thành một loại hình truyền thông mới và đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ. 
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa việc xuất hiện và phát triển của blog – báo chí công dân cũng là 
một phát triển hợp quy luật, thoả mãn nhu cầu tự do ngôn luận của mỗi công dân. Blog, xét từ 
khía cạnh là một cách thức thể hiện phổ biến nhất của báo chí công dân không những ảnh hưởng 
đến truyền thông, mà còn ảnh hưởng đến ý thức công dân và dần dần sẽ có tác động cả đến thể 
chế chính trị - xã hội. Đó là một quá trình không thể tránh khỏi. Tất nhiên, một phong trào xã hội 
diễn biến như thế nào tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có những điều chỉ có quá trình vận động 
thực tiễn của xã hội mới có thể đưa ra câu trả lời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Joan Connell, Weblog Central explained, mnsbc.com, 30 March, 2003 
2. Matheson, D. and Allan,S. (2006) Weblogs and the war in Iraq, Unpacking Digital 
Dynamics, Cresskill, NJ: Hampton 
3. Stuart Allan, Online News, Open University Press, 2006 
4. Shayne Bowman and Chris Willis, We Media: How Audiences are Shaping the Future of 
News and Information,  
5. Rosenberg, S., Much ado about blogging, Salon.com, 10 May, 2002 
6. Lao động Online, www.laodong.com.vn 
7. Tạp chí Nghề báo 
8. Tiền Phong Online, www.tienphong.com.vn 
9. Tuổi Trẻ Online: www.tuoitre.com.vn 
10. Vietnam Net: www.vnn.vn 
11. VnExpress: www.vnepress.net 
12. www.vietnamjournalism.com.vn 
13. Wikipedia,  
 14. Yahoo! 360 

File đính kèm:

  • pdfblog_tu_giai_tri_den_mot_hinh_thuc_bao_chi_moi.pdf