Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông

TÓM TẮT: Trong những năm qua, Bình Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư, phát triển

mạnh mẽ các khu, cụm công nghiệp. Điều này có được do nhiều nguyên nhân khác nhau,

nhưng quan trọng nhất là chính sách ưu đãi rất tốt của tỉnh. Lợi thế cạnh tranh tự nhiên và

sự tối ưu hóa lợi thế đó qua công tác quản lý, giáo dục và chính sách cụ thể sẽ tạo nên một

thương hiệu nổi bật cho Bình Dương. Dưới góc độ của ngành Quan hệ công chúng, quá

trình truyền thông là một phần không thể thiếu cho các hoạt động quảng bá thương hiệu

của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 1

Trang 1

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 2

Trang 2

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 3

Trang 3

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 4

Trang 4

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 5

Trang 5

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 6

Trang 6

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 7

Trang 7

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 8

Trang 8

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 9

Trang 9

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 10300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông

Bình Dương xây dựng thương hiệu “Thành phố thông minh” dưới góc nhìn quan hệ công chúng và truyền thông
Dương đã xây 
dựng cho mình một thương hiệu riêng, 
mang giá trị bền vững trong quá trình hội 
nhập kinh tế. 
Nhằm kết nối và tạo động lực cho sự 
phát triển tỉnh nhà, tỉnh Bình Dương đã 
triển khai nhiều biện pháp và đã tạo ra hành 
lang pháp lý rõ ràng và hiệu quả, đặc biệt là 
đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tối ưu 
hóa các phương tiện truyền thông đại 
chúng phục vụ cho mục đích xây dựng và 
quảng bá thương hiệu “thành phố thông 
minh” hiện nay. 
2.5. Thƣơng hiệu Bình Dƣơng - “Thành 
phố thông minh” 
Dưới góc độ của ngành Quan hệ công 
chúng, quá trình truyền thông cho các hoạt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Nhƣ Hải 
64 
động quảng bá thương hiệu của tỉnh Bình 
Dương là một phần không thể thiếu để góp 
phần vào sự phát triển bền vững của địa 
phương, nâng cao uy tín thương hiệu và 
tăng cường mối quan hệ gắn kết với cộng 
đồng. Hơn nữa, việc truyền thông rộng rãi 
này còn góp phần khuyến khích các doanh 
nghiệp khác cùng chung tay thực hiện 
trách nhiệm của mình với xã hội. Do vậy, 
chiến lược hoạt động CSR (Corporate 
social responsibility, được dịch là Trách 
nhiệm xã hội doanh nghiệp) và chiến lược 
truyền thông, hoạt động Quan hệ công 
chúng của Bình Dương thường được gắn 
liền với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau 
nhằm tạo dựng hình ảnh riêng. 
Trong thời gian gần đây, sự phát triển 
kinh tế của tỉnh Bình Dương đạt kết quả 
đáng khích lệ. Kết thúc năm 2016, tổng sản 
phẩm của Bình Dương (GRDP) tăng 8,5%; 
thu nhập bình quân đầu người đạt 108,6 
triệu đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển 
dịch đúng hướng, theo đó, công nghiệp 
chiếm tỷ lệ đa số lên đến 63%, dịch vụ là 
23,5% và nông nghiệp chỉ còn chiếm 4,3%. 
Giai đoạn 5 năm qua, chỉ số sản xuất công 
nghiệp của Bình Dương đều tăng gần 11% 
mỗi năm. 
Tổng thu ngân sách năm 2016 thực 
hiện vượt dự toán đề ra với số thu 40.000 tỷ 
đồng, đạt 103% dự toán, tăng 9% so với 
cùng kỳ, góp phần tạo động lực phấn đấu 
cho chu kỳ ngân sách mới. Môi trường đầu 
tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện; thu hút 
đầu tư nước ngoài đến thời điểm hiện tại 
đạt 25,7 tỷ USD; tính riêng trong năm 
2016, tỉnh thu hút được trên 2 tỷ USD, 
trong đó có một số dự án đầu tư nước ngoài 
có quy mô lớn và mang ý nghĩa quan trọng 
đối với tỉnh trong nhiệm kỳ mới. 
Để Bình Dương là một địa chỉ đáng tin 
cậy hơn nữa, một điểm đến hấp dẫn cho các 
nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh đã tiến hành kịp 
thời và hiệu quả những chính sách phát 
triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế 
quốc tế; tự động hóa tất cả các nguồn lực, 
hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tỉnh cũng đã và 
đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư 
địa phương, tăng cường cải cách hành 
chính, đầu mạnh sức cạnh tranh của tỉnh, 
thực hiện những giải pháp đồng bộ để xóa 
bỏ những khó khăn, trở ngại của doanh 
nghiệp, tạo điều kiện cho sản xuất và kinh 
doanh. 
Tỉnh luôn luôn quan tâm đến tầm quan 
trọng của cộng đồng doanh nghiệp, bộ phận 
đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển 
kinh tế, xã hội của địa phương. Do đó, lãnh 
đạo tỉnh luôn luôn lắng nghe những lời 
đóng góp chân thành từ hiệp hội công 
nghiệp, hiệp hội kinh doanh cũng như 
những nguyện vọng của nhà đầu tư, và cam 
kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp 
để có những giải pháp phù hợp, nhằm cải 
thiện môi trường đầu tư của địa phương. 
Lãnh đạo các cấp của tỉnh luôn quan 
tâm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của 
doanh nghiệp, xem những khó khăn của 
doanh nghiệp là khó khăn của tỉnh để hỗ 
trợ tháo gỡ. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình 
Dương thường xuyên tổ chức các buổi đối 
thoại, gặp gỡ doanh nghiệp để lắng nghe và 
giải quyết kịp thời, nhanh chóng tâm tư, 
nguyện vọng và kiến nghị của doanh 
nghiệp. Với những vấn đề vượt thẩm 
quyền, tỉnh phối hợp cùng doanh nghiệp 
kiến nghị lên cấp trên xem xét, giải quyết. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
65 
Quan hệ giữa chính quyền và nhà đầu tư 
không chỉ mang tính hành chính, mà là sự 
trọng thị và gần gũi, thân thiện. 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều hài 
lòng khi chọn Bình Dương để đầu tư, dễ 
thấy nhất là khi mới vào, họ đầu tư ít để 
thăm dò, sau đó họ tăng dần vốn đầu tư. 
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, môi trường 
ổn định và thuận lợi là yếu tố quan trọng 
hàng đầu để họ đầu tư tại nơi này. Ông Tsai 
Tong Ho, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cheng 
Loong đã đầu tư vào Bình Dương năm 
2015 nói: “Môi trường đầu tư tại Việt Nam 
hiện nay rất thuận lợi để đầu tư. Bình 
Dương có cơ sở hạ tầng rất tốt và hiện đại, 
nhất là các khu công nghiệp được quy 
hoạch đồng bộ và kết nối vùng thông suốt 
rất phù hợp cho chiến lược đầu tư lâu dài”. 
Ông Shinji Tachiwa, Tổng Giám đốc Công 
ty trách nhiệm hữu hạn Aiphone 
Communication Việt Nam (Nhật Bản) cho 
biết công ty ông đầu tư nhà máy tại Bình 
Dương từ năm 2008 với vốn đầu tư 15,6 
triệu USD. Sau đó, vì hài lòng với môi 
trường đầu tư nên đã tăng vốn thêm gần 4,5 
triệu USD mở rộng sản xuất. 
Tuy nhiên, khoảng một nửa lao động 
tại Bình Dương là người nhập cư, trong khi 
hầu hết các tỉnh - thành phố khác cũng 
đang xây dựng khu công nghiệp, xu hướng 
là nhiều lao động nhập cư sẽ chọn làm việc 
tại quê mình không chỉ để giảm chi phí, mà 
còn là vấn đề tình cảm. Do vậy, tỉnh Bình 
Dương cần cố gắng nhiều hơn nữa trong 
việc chăm sóc đời sống người lao động để 
giữ nguồn lao động cho phát triển của tỉnh, 
để nhiều nhà đầu tư tiếp tục đến với Bình 
Dương 
Thực tế cho thấy, việc khách du lịch 
hay nhà đầu tư chọn địa phương nào để đến 
phụ thuộc vào hai yếu tố: địa phương đó có 
thực lực gì và địa phương đó đã có “thương 
hiệu” về thực lực đó hay chưa. Hai tham 
chiếu để cân nhắc một địa phương được gọi 
là có thực lực chính là lợi thế cạnh tranh tự 
nhiên (vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh) và 
lợi thế cạnh tranh do con người ở đó tạo ra 
(hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính 
sách). 
Sau 20 năm chia tách, Bình Dương đã 
trở thành địa phương có vóc dáng một tỉnh 
công nghiệp, là tỉnh đi đầu về “trải thảm đỏ 
đón nhà đầu tư”. Nhờ những cách làm sáng 
tạo, Bình Dương đã có sự bứt phá ngoạn 
mục và nổi lên như một điểm sáng, một 
điển hình về trung tâm công nghiệp của 
Việt Nam. 
Nhất là trong những năm gần đây, 
Bình Dương đã thu hút khá đông các nhà 
đầu tư, phát triển mạnh mẽ các khu, cụm 
công nghiệp. Nguyên nhân một phần là do 
lợi thế về vị trí địa lý, nhưng quan trọng 
nhất là chính sách ưu đãi rất tốt của tỉnh 
dành cho nhà đầu tư. Với chính sách “trải 
thảm đỏ thu hút vốn đầu tư”, Bình Dương 
đã huy động hiệu quả vốn đầu tư từ nhiều 
nguồn khác nhau, đặc biệt là vốn FDI. Tính 
đến 31/3/2015, Bình Dương đã vươn lên là 
một trong 5 tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp 
nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư FDI vào 
Bình Dương lên 20,7 tỷ USD vốn đăng ký 
với 2.449 dự án. Hiện có 39 quốc gia và 
vùng lãnh thổ thực hiện dự án đầu tư vào 
tỉnh Bình Dương. Điểm nhấn trong thu hút 
FDI là phần lớn các dự án của các tập đoàn 
lớn trên thế giới tập trung vào lĩnh vực sản 
xuất linh kiện điện tử công nghệ cao, điện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Nhƣ Hải 
66 
gia dụng, may mặc, giày da, dược phẩm, 
sản phẩm tiêu dùng cao cấp, các dịch vụ 
cao cấp và bất động sản. Đặc biệt, trong 3 
tháng đầu năm 2017, tỉnh nhà đã hoàn 
thành 96% kế hoạch năm về thu hút đầu tư. 
Những dự án FDI được cấp giấy chứng 
nhận đầu tư trong giai đoạn này là minh 
chứng cụ thể về niềm tin và cam kết của 
các nhà đầu tư về sự liên kết dài hạn với 
tỉnh. Nguyên nhân chính để đạt được 
những thành công vượt trội nêu trên là do 
tỉnh Bình Dương đã năng động, biết phát 
huy lợi thế của tự nhiên và con người, tạo 
được thuận lợi cho các nhà đầu tư đã lựa 
chọn Bình Dương là địa điểm sản xuất và 
kinh doanh. 
Trong quá trình phát triển, tỉnh Bình 
Dương luôn coi trọng đảm bảo an sinh xã 
hội, nhất là đối với công nhân, người lao 
động. Bình Dương là một trong những địa 
phương đi đầu về cải cách hành chính được 
nhân dân đồng tình và là một trong số ít 
tỉnh có trung tâm hành chính tập trung, hoạt 
động hiệu quả. Quan điểm của tỉnh Bình 
Dương coi người nhập cư là đối tượng phát 
triển chứ không phải đối tượng quản lý và 
phát huy sức mạnh của đối tượng này vào 
phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. 
Chính vì thế, Bình Dương không những đã 
xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực, chủ động 
xây dựng thành phố thông minh, phát triển 
công nghiệp mà còn quan tâm đến khu vực 
nông thôn và đang quyết tâm hoàn thành 
chương trình xây dựng nông thôn mới vào 
năm 2018. 
Chính phủ kỳ vọng về một tỉnh Bình 
Dương sẽ trở thành đầu tàu kinh tế phát 
triển mạnh nhất của cả nước, đồng thời sẽ 
giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển của cả 
nước, các vùng kinh tế trọng điểm. “Tầm 
nhìn của Bình Dương phải trở thành thành 
phố trực thuộc Trung ương, một trung tâm 
công nghiệp của cả nước, một thành phố 
thông minh, một điểm đến cho các nhà đầu 
tư và những ý tưởng sáng tạo” là lời phát 
biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 
trong lần về thăm và làm việc tại tỉnh Bình 
Dương vào đầu năm 2017. 
Để đạt được tầm nhìn này, tỉnh Bình 
Dương không những phải tạo đột phá về 
môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực mà còn thực 
hiện tốt hơn kết nối hạ tầng giữa đô thị của 
tỉnh và cả vùng, sớm đưa Bình Dương trở 
thành một trung tâm khởi nghiệp, phát triển 
doanh nghiệp thành công của vùng Đông 
Nam Bộ và cả nước, phấn đấu chỉ tiêu đạt 
50 nghìn doanh nghiệp vào năm 2020, gấp 
đôi so với mức 25 nghìn doanh nghiệp hiện 
nay tại Bình Dương. Đồng thời, Bình 
Dương cần làm tốt hơn nữa công tác quy 
hoạch, phải là tỉnh đi đầu trong thực hiện 
chỉ đạo của Chính phủ là tăng cường kỷ 
cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng 
tạo, phát triển nhanh và bền vững. Động 
lực tăng trưởng của Bình Dương phải dựa 
trên tăng năng suất, ứng dụng công nghệ, 
tính năng động và đổi mới sáng tạo, cần tạo 
sự gắn kết tốt hơn giữa doanh nghiệp trong 
nước và doanh nghiệp FDI. 
Với đặc thù nhiều khu, cụm công 
nghiệp tập trung, trong quá trình phát triển, 
Bình Dương không những thực hiện tốt hơn 
nữa các chính sách người có công, giảm 
nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, 
mà còn quan tâm, cải thiện đời sống vật 
chất, tinh thần cho công nhân, người có thu 
nhập thấp. Đặc biệt, ở khu vực nông nghiệp 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
67 
nông thôn, người dân sống ở đây còn nhiều 
nên Bình Dương phải tập trung phát triển 
nông nghiệp công nghệ cao, phát triển và 
nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, 
liên kết theo chuỗi sản xuất nông sản an 
toàn phục vụ tại chỗ và tiêu thụ tại Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện, hỗ 
trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp 
cận, theo dõi và thực hiện các thủ tục hành 
chính, cũng như giúp cán bộ quản lý giám 
sát chặt chẽ quá trình giải quyết, thụ lý các 
thủ tục hành chính, Ủy ban Nhân dân tỉnh 
Bình Dương đã chính thức đưa vào hoạt 
động Trung tâm hành chính công. Đồng 
thời, tỉnh cũng triển khai sử dụng phần 
mềm một cửa, với các tiện ích hỗ trợ như: 
Tra cứu tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục 
hành chính qua mạng Internet, tin nhắn 
SMS; nhận hồ sơ trực tiếp qua mạng 
Internet, 
Theo ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc 
Chiến lược Công ty Richard Moore 
Asscociates: “So với một số tỉnh, thành ở 
Việt Nam, Bình Dương là tỉnh có một số lợi 
thế cạnh tranh nhất định. Việc biến lợi thế 
cạnh tranh này thành các điểm khác biệt 
thương hiệu để thu hút cả các nhà đầu tư 
và khách du lịch cần có các bước triển khai 
bài bản và chuyên nghiệp”. Theo đánh giá 
của các chuyên gia kinh tế, thời gian qua, 
Bình Dương và Đà Nẵng là hai địa phương 
đạt được những thành công ấn tượng trong 
quy hoạch phát triển đô thị. Thông qua quá 
trình quy hoạch lại và sử dụng quỹ đất để 
tự đầu tư phát triển, Đà Nẵng đã tạo dựng 
được hình ảnh khuôn mẫu của một “thành 
phố đáng sống”. Trong khi đó, cùng với thể 
chế quản lý nhằm tạo môi trường thông 
thoáng trong kinh doanh, Bình Dương đã đi 
theo hướng đô thị hóa gắn với phát triển 
công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công 
nghệ cao. 
Như vậy, về khía cạnh thu hút các nhà 
đầu tư, Bình Dương đã có thực lực, đã có 
thành tích và được ghi nhận. Việc xây dựng 
hình ảnh, một thương hiệu cho Bình Dương 
là để khi nhắc đến Bình Dương, người ta 
phải nhớ ngay thương hiệu gắn liền với 
Bình Dương. Chẳng hạn, khi nói tới Đà 
Nẵng là du lịch, là nơi “đáng sống nhất 
Việt Nam”; Hội An là phố cổ; Huế là cố 
đô, là du lịch văn hóa. Vậy, Bình Dương sẽ 
chọn gì làm giá trị cốt lõi khi xây dựng 
thương hiệu địa phương: các khu công 
nghiệp, ẩm thực, du lịch, chính sách quản 
lý có hiệu quả của các cấp lãnh đạo 
tỉnh,? Theo tôi, lựa chọn thuyết phục 
nhất là “thành phố thông minh”, vì thương 
hiệu này bao hàm nhiều yếu tố tích cực như 
đã phân tích ở trên. 
3. KẾT LUẬN 
Chiến lược xây dựng thương hiệu địa 
phương là một quá trình lâu dài, bền bỉ, 
nhất quán và đòi hỏi nhận thức cao nhất 
của chính quyền địa phương. Song song với 
đó là yêu cầu tham gia của nhiều đối tác 
liên quan, cùng với các chuyên gia phù 
hợp, có trách nhiệm và có tầm nhìn. 
Chiến lược xây dựng thương hiệu ở 
các địa phương nói chung và Bình Dương 
nói riêng là chìa khóa thu hút nguồn nhân 
lực, vốn đầu tư, phát triển các ngành kinh 
tế, du lịch, văn hóa - xã hội. Chính sách 
đúng đắn, quy hoạch tổng thể khoa học, 
nhưng không có một chiến lược thương 
hiệu mạnh, thì mọi nỗ lực của chính quyền 
địa phương khó có thể được biết đến một 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Nhƣ Hải 
68 
cách rộng rãi, và quan trọng hơn khó có thể 
là điểm đến thực sự đối với các doanh 
nghiệp, nhà đầu tư và khách du lịch. Vì 
vậy, Bình Dương cần có chính sách thông 
thoáng trong thu hút đầu tư, tạo động lực để 
tỉnh nhà tiếp tục phát triển, trở thành điểm 
đến hấp dẫn và bền vững của các nhà đầu 
tư, xứng đáng với thương hiệu “thành phố 
thông minh”. Để khi nói đến Bình Dương, 
mọi người sẽ nghĩ và nói đến “thành phố 
thông minh”, một thành phố năng động và 
sáng tạo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014. 
2. Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR: 
một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam. 
3. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ 
năng cơ bản, Nxb. Lý luận Chính trị. 
4. Đinh Thị Thúy Hằng (2009), PR - Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Nxb. Trẻ. 
5. Michael Schudon (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb. Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
6. Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2010), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nxb. Trí 
thức. 
7.
minh.aspx. 
8. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng. 
9.  
10.
quyet-de-nghi-cong-nhan-thu-dau-mot-la-do-thi-loai-i.html. 
11.  
12.  
13.
bs. 
14.
/Pages/InBaiVietPage.aspx? 
Ngày nhận bài: 01/9/2017. Ngày biên tập xong: 20/9/2017. Duyệt đăng: 18/10/2017 

File đính kèm:

  • pdfbinh_duong_xay_dung_thuong_hieu_thanh_pho_thong_minh_duoi_go.pdf