Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Hoạt động của báo chí Việt Nam hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa xã hội hết sức lớn

lao, bởi, có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội. Nó vừa là kết quả của sự phát triển, vừa

là động lực và đồng thời cũng chính là thước đo của trình độ phát triển xã hội. Hoạt động của

báo chí ảnh hưởng rất sâu rộng tới các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, nhất là trong bối

cảnh hiện nay. Nhiệm vụ của báo chí Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát

triển như vũ bão của các loại hình truyền thông kĩ thuật số là làm thế nào để giữ được bản sắc

độc đáo của văn hóa dân tộc đồng thời mang tính nhân loại phổ biến, hiện đại hóa để làm giàu

thêm cho chính mình bằng tinh hoa văn hóa thế giới trong khi vẫn nhất quán với chính mình.

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 1

Trang 1

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 2

Trang 2

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 3

Trang 3

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 4

Trang 4

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 5

Trang 5

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 6

Trang 6

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 7

Trang 7

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 8

Trang 8

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 8360
Bạn đang xem tài liệu "Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Báo chí và văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
nghìn bài báo in xuất hiện hàng ngày, hàng giờ là sách báo điện tử, 
điện ảnh, tivi, hệ nối mạng Văn hoá đọc đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi sự hiện diện của 
văn hoá máy tính. Con người ngày càng được mở rộng tầm nhận thức, nâng cao sự hiểu biết 
của mình. Họ có quyền lựa chọn thông tin theo cách mà họ cho là phù hợp và hấp dẫn. Điều 
này khiến người cầm bút trong sáng tạo báo chí hôm nay phải tự đổi mới, tự nâng cao để 
không bị bỏ quên. Trong dòng đời sôi động, muôn màu hôm nay, trang báo đơn sơ với những 
mô típ quen thuộc chứa đựng thông tin cần thiết không còn hấp dẫn độc giả nữa. Báo chí phải 
tự làm mới mình. Báo chí Việt Nam ngày càng khằng định vị thế của mình trên diễn đàn văn 
hoá xã hội, diện phổ cập ngày càng sâu rộng. Báo Việt không chỉ của người Việt mà đã trở 
thành bạn tâm giao của nhiều bạn đọc trên thế giới, bởi người nước ngoài sống, làm việc và du 
học ở miền đất diệu kỳ Việt Nam ngày càng nhiều. Văn hoá Việt vốn trọng tình hiếu khách. 
Còn cách thể hiện nào sâu sắc hơn tình cảm với du khách Pháp khi báo chí Việt Nam dùng tên 
tác phẩm “Ba chàng ngự lâm pháo thủ” của A. Đuyma đặt tên cho tít báo của mình? Và không 
riêng người Mỹ có cảm giác ấm nồng khi bắt gặp trên trang báo tiếng Việt dòng tên tác phẩm 
“Cuốn theo chiều gió”. Người Việt Nam đắm say trong “Mùa thu vàng” của Lêvitan, người 
Nga mỉm cười tin cậy khi nhận thấy ngọn lửa từ “Trái tim Đancô” của họ đang toả sáng trên 
phố cổ Hà thành Việt Nam. Báo chí có khả năng đánh thức trong mỗi bạn đọc những rung cảm 
sâu xa nhất, những liên tưởng kì thú nhất. Bằng cách ấy, báo chí nối liền những trái tim, nối 
liền những nền văn hoá khác biệt. Sức mạnh của báo chí khi sử dụng điển tích văn học thế giới 
dưới góc nhìn văn hoá xã hội là sức mạnh màu nhiệm của triết lý hoà hợp, hoà bình, triết lý 
nghệ thuật. Mỗi điển tích không chỉ gắn với một mã văn hoá mà nó thực sự mở ra một vùng 
văn hoá, bởi khả năng tái sinh, mở rộng trường nghĩa dưới bàn tay tinh tế của người viết là vô 
cùng. Mỗi trang báo ẩn chứa giá trị văn hoá Việt, một vẻ đẹp bình dị mà sâu xa. Nó không chỉ 
cung cấp thông tin, không nhằm đơn thuần giải trí, mà còn góp phần bồi dưỡng nguồn nhân 
lực, nghĩa là nâng cao nhận thức cho người đọc nguời viết, cung cấp kiến thức sâu rộng cho 
bạn đọc xa gần. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn đón chờ mỗi trang báo 
Việt với bao khao khát, tin cậy sẻ chia. 
Điển tích văn học thế giới đi vào trang báo Việt Nam với nhiều dạng thức, cấp độ và 
trường nghĩa khiến chiều kích trang báo được nâng lên, sức hấp dẫn lớn hơn, chất trí tuệ sâu 
sắc hơn. Chất liệu văn học thế giới sẽ làm giàu thêm văn hoá dân tộc, giúp người làm báo đưa 
tri thức đến với người đọc một cách nghệ thuật và khoa học, giúp người đọc nâng cao văn hoá 
lối sống của mình. Sử dụng điển tích văn học thế giới trong tác phẩm báo chí là cách để báo 
chí Việt Nam nâng mình ngang tầm quốc tế, là động lực cho báo chí phát triển. Bởi quá trình 
quốc tế hoá thông tin không chấp nhận việc báo chí đứng ngoài cuộc. Vai trò của báo chí đồng 
thuận với sự phát triển của xã hội; xã hội nào thì báo chí ấy. Mối quan hệ tương tác ấy cho 
thấy chức năng nhận thức - giáo dục - thẩm mỹ của báo chí Việt Nam thật lớn lao. 
Công chúng là chủ thể thẩm định đánh giá tác phẩm sẽ khám phá, đồng sáng tạo với nhà 
báo. Mỗi bạn đọc có một vốn văn hoá, một quan niệm, một thị hiếu riêng, điển tích văn học 
thế giới sẽ được tái tạo qua màng lọc văn hoá đọc ở Việt Nam, trở nên mới mẻ và sâu sắc, làm 
giàu thêm lớp nghĩa tường minh vốn có ở nền văn hoá phát sinh điển tích. Những kiệt tác văn 
chương xưa nay luôn chứa đựng những tri thức vô cùng quý giá về cuộc sống, có ý nghĩa đặc 
biệt trong việc phản ánh diện mạo lịch sử văn hoá nhân loại. Tác phẩm văn học lưu trữ và trao 
truyền mã văn hoá cho tương lai thông qua giao tiếp bằng truyền thông báo chí. Khi chất liệu 
văn học được tái tạo trong tác phẩm báo chí, các giá trị kết tinh phẩm chất nhân tính của con 
người được phổ biến, văn hoá dân tộc đi đến gặp gỡ văn hoá nhân loại. Phóng viên báo chí đã 
tìm về cội nguồn, tìm về kho tàng ước lệ cổ xưa để biểu đạt sinh động, thâm thuý điều họ 
muốn nói thời nay. Báo chí đưa chất liệu văn học thế giới đến với bạn đọc và chính chất liệu 
văn học giúp báo chí ở lại cuộc sống với ý nghĩa trang báo – trang đời. Báo chí tìm đến với 
văn hóa là tìm đến với khuôn vàng thước ngọc để tìm kiếm một sức sống mới, để xây dựng 
một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến mà đậm đà bản sắc, nền văn hoá trí tuệ Việt Nam. 
2. Báo chí và quá trình hội nhập quốc tế 
Báo chí là yếu tố văn hóa ngoại sinh khi văn hóa Việt Nam cấu trúc lại chính mình trong 
giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây. Điều này đã mặc nhiên đặt ra một nhiệm vụ cho 
đội ngũ những người làm báo: để nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí, người làm báo 
không chỉ phải có vốn văn hóa dân tộc sâu sắc, mà còn phải trang bị cho mình vốn văn hóa xã 
hội mang tính quốc tế thông qua kĩ năng khai thác và sử dụng tri thức văn hóa nhân loại. Vấn 
đề này lại càng trở nên cấp thiết khi báo chí Việt Nam bước vào thời kì hội nhập quốc tế, thế 
giới đang trở nên “phẳng” bởi sự bùng nổ thông tin. Báo chí phải tận dụng được những lợi thế 
và vượt qua rào cản văn hóa trong quá trình hội nhập toàn cầu, để thực sự trở thành động lực 
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Toàn cầu hóa 
và hội nhập quốc tế đặt báo chí Việt Nam trước một nhiệm vụ khó khăn, đó là phải nâng cao 
tính chuyên nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển song song với sự vận hành của cuộc sống. 
Văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới khi tham gia vào lao động sáng tạo báo chí của 
người làm báo, góp phần định hình phong cách của nhà báo. Người Việt Nam là công chúng 
của báo chí Việt Nam, họ vốn có thiên hướng tư duy giàu màu sắc hình tượng, trạng thái tư 
duy thiên về hình tượng hóa ấy là cơ sở cho mối quan hệ tương tác mật thiết giữa văn hóa và 
báo chí. Sáng tạo báo chí cũng chính là sáng tạo văn hóa, mà mọi hoạt động sáng tạo cua con 
người đều tuân theo một quy luật chung, đó là quy luật của cái đẹp. Cho nên tác phẩm báo chí 
muốn thành công là phải mang hơi thở sự sống, là phải nói đúng nói hay, là phải phản ánh hiện 
thực cuộc sống không chỉ trên bình diện hiện thời, mà còn chú trọng chiều sâu đa diện đa 
tầng. Văn hóa đã đem đến cho báo chí nguồn nội lực và sức mạnh để báo chí hoàn thành sứ 
mệnh lịch sử của mình, từ hệ thống đề tài bất tận đến cả một kho tàng điển tích vô giá với bao 
nhiêu tri thức của nhân loại xưa và nay. Tri thức văn hóa được khai thác và vận dụng trong tất 
cả các thành phần của tác phẩm báo chí, có thể là từ việc đặt tên tác phẩm bằng thành ngữ tục 
ngữ, bằng ca dao - nhưng sáng tạo kết tinh trí tuệ và tình cảm của nhân dân. Khi hóa thân vào 
tác phẩm báo chí, những sáng tạo ấy hoặc được sử dụng y nguyên hoặc tái tạo lại nó khiến bài 
báo vừa quen thuộc vừa mới mẻ hấp dẫn, thu hút sự chú ý của công chúng. Chúng lặn sâu vào 
ngòi bút của phóng viên, hóa thân trong sa pô, trong rut tit, trong nội dung bài báo. Đôi khi tên 
tác giả tác phẩm, tên nhân vật văn học trở thành tên gọi của một tác phẩm báo chí, đôi khi điển 
tích điển cố văn chương vốn giàu giá trị biểu cảm, giàu hình ảnh sinh động được sử dụng để 
kết thúc tác phẩm, tác động tâm lý đối với người đọc sẽ đạt hiệu quả rất cao. 
Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là sử dụng một hình tượng nào đó như một dấu hiệu 
nhằm diễn đạt một ý nghĩa mang tính trừu tượng. Khi những biểu tượng này hóa thân vào 
trang báo, dòng tin khô khan sẽ trở nên mềm mại, tác động không chỉ vào trí não con người, 
mà con khơi gợi và đánh thức những rung động sâu xa, những khát vọng cao đẹp. Sức mạnh 
của biểu tượng khi ấy sẽ lớn hơn mọi lời truyền lệnh, nó sẽ liên kết những trái tim cho con 
người sống thật người hơn. Biểu tượng được hiểu là hình ảnh được tái hiện, được hình dung lại 
với những thuộc tính nổi bật của sự vật hiện tượng, gắn với một môi trường văn hoá cụ thể, 
mang giá trị tinh thần. Tác phẩm báo chí là sản phẩm văn hóa mà văn hoá là thế giới thứ hai, 
thế giới do hoạt động sáng tạo của con người tác động vào tự nhiên mà sinh thành. Vấn đề là ở 
chỗ ý nghĩa của biểu tượng sẽ phát sinh trong ngữ cảnh, trong môi trường văn hoá mới, mà 
văn hoá lại vừa ổn định vừa phát triển. Một biểu tượng đặt trong ngữ cảnh này có một ý nghĩa 
nhất định, nhưng khi ngữ cảnh văn hoá thay đổi thì ý nghĩa của biểu tượng văn hoá không còn 
được giữ nguyên. Cho nên sử dụng biểu tượng đòi hỏi nhận thức và khả năng huy động vốn 
văn hóa xã hội của mỗi người cầm bút, khi đó biểu tượng văn hóa sẽ trở thành thước đo năng 
lực sáng tạo của nhà báo. 
Biểu tượng văn hoá được sử dụng với chức năng thay thế, thay cho những câu trả lời 
bằng những biểu tượng văn hoá để làm phong phú thêm cho khám phá nhận thức. Biểu tượng 
văn hoá đồng thời thực hiện chức năng giao tiếp nhằm giúp con người liên kết lại với nhau, 
giúp con người hoà đồng với môi trường xã hội, biểu thị được những giá trị đã trở thành chuẩn 
mực văn hoá của cộng đồng. Trên trang báo Việt Nam, hình ảnh “Trái tim Đancô” cũng mang 
giá trị văn hóa linh thiêng như vai trò của nó trong đời sống tinh thần của văn hóa Nga. Người 
làm báo mượn hình ảnh nhân vật đã trở thành biểu tượng văn hóa không phải là để sao chép 
một phiên bản, mà là để khám phá linh hồn cuộc sống bằng quyền năng của nghệ sĩ ngôn từ 
trong hoạt động sáng tạo báo chí. 
Nếu coi văn hoá là một quan hệ thì đó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới 
thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một cá nhân, một tộc người 
so với một cá nhân khác, một tộc người khác. Sự lựa chọn ấy làm nên bản sắc của mỗi nền văn 
hoá. Hiểu như vậy thì một nền văn hoá luôn mang trong nó các hệ thống biểu tượng vừa có 
tính ổn định tương đối vừa luôn biến đổi. Biểu tượng văn hoá phải được xem xét trong mối 
liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển. Khi đi vào tác phẩm báo chí, biểu tượng văn hoá lại 
phát sinh một đời sống riêng, bởi sản phẩm của hoạt động sáng tạo tác phầm báo chí vừa tuân 
theo chuẩn mực của quy luật xã hội, vừa là dấu ấn cá tính sáng tạo độc đáo tự do. Tác phầm 
báo chí vì thế là kết quả của sự hợp nhất giữa cá nhân và cộng đồng, giữa khách thể và chủ 
thể, giữa vô thức và ý thức. Nếu coi văn hoá của một dân tộc sản sinh ra các biểu tượng gốc thì 
khi biểu tượng này được sinh thành trong văn hoá nghệ thuật, nó đã có quá trình dịch chuyển 
biến đổi. Biểu tượng nghệ thuật là những hình ảnh, những tín hiệu, những sắc màu trong tác 
phẩm nghệ thuật có tính khái quát và phổ biến, có khả năng gợi ra hình ảnh khác, đặc trưng 
khác với đối tượng biểu hiện. Biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật được nuôi dưỡng bằng tư 
duy thẩm mỹ và năng lực sáng tạo của nghệ sĩ mà thước đo tư duy và năng lực sáng tạo ấy ở 
mỗi người mỗi khác nhau. Có thể trong một môi trường văn hoá nhưng ý nghĩa của biểu tượng 
trong tiếp nhận của mỗi người, mỗi nhóm người với tư cách là chủ thể sáng tạo vừa đồng nhất 
vừa khác biệt. Đó là bởi biểu tượng trong thế giới nghệ thuật phải vừa độc đáo khác biệt vừa 
thống nhất và phổ biến, nó được sử dụng như một ẩn dụ mang tính quy ước. 
Biểu tượng như là một đơn vị cơ bản của văn hoá. Giá trị của biểu tượng được xác định 
nằm trong chính sự chuyển vượt từ cái cụ thể sang trừu tượng, cái đã biết sang cái chưa biết, 
cái tường minh sang cái hàm ẩn. Biểu tượng được sáng tạo dựa vào năng lực tượng trưng hoá 
của con người theo cách dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám 
phá một giá trị nào đó theo qui ước bất thành văn, nhưng chính qui ước đó lại qui định mọi 
hành vi ứng xử và giáo tiếp của con người, đồng thời liên kết họ thành một cộng đồng riêng 
biệt bởi một cảm quan văn hoá đồng nhất. Với người Việt Nam thì Quốc tử giám là biểu tượng 
thiêng liêng của truyền thống ngàn năm văn hiến, tôn trọng hiền tài là nguyên khí quốc gia. Hồ 
Gươm là nơi quy tâm của muôn triệu con tim bởi lòng yêu nước, bởi tinh thần quật khởi quật 
cường, hồ Gươm là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Truyền thuyết về cha Rồng mẹ Tiên có 
khả năng truyền lệnh kì diệu, bởi đó là cội nguồn huyết thống. Mỗi biểu tượng được hiểu như 
là hình ảnh tượng trưng được cả cộng đồng chấp nhận và đồng thuận về hàm nghĩa, được sử 
dụng trong một không gian rộng và thời gian dài. Các giá trị, các chuẩn mực được kết tinh 
trong lòng các biểu tượng chính là yếu tố cốt lõi làm nên bản sắc văn hoá của cộng đồng dân 
tộc, định hướng cho sự tìm kiếm hoặc lựa chọn quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên và 
xã hội. 
Văn hóa chính là kho tàng tri thức của nhân loại, là sản phẩm sáng tạo của con người 
tuân theo quy luật giá trị. Bởi vậy để quá trình nhận thức về vai trò của văn hóa đối với hoạt 
động thực tiễn của người làm báo, người làm báo phải có những năng lực then chốt, cơ bản 
nhất. Đó là năng lực thu thập, phân tích, chọn lọc và xử lý thông tin, đánh giá về các thông tin 
trên mọi phương diện để rồi truyền bá một cách có hiệu quả những thông tin đó để liên kết và 
tác động tới người khác nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết các vấn đề đặt ra. Phải có năng lực 
cảm thụ văn hóa nghệ thuật thì mới có năng lực chọn lọc và kế thừa những tinh hoa văn hóa 
nghệ thuật kết tinh trong kho tàng văn hóa thế giới. Từ đó người làm báo sẽ sáng tạo ra những 
giá trị mới, đưa những tri thức khai thác và thẩm định được vào trong lao động sáng tạo của 
nghề báo. 
Làm báo trong thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hóa toàn cầu hôm nay không thể không chú 
ý tới mối quan hệ tương tác biện chứng giữa văn hóa và báo chí và vấn đề nâng cao tính văn 
hóa của đội ngũ người làm báo để đáp ứng yêu cầu của chính cuộc sống bởi không gian báo 
chi Việt Nam đã vươn xa, vươn rộng khắp hoàn cầu. Bạn đọc là công chúng tiếp nhận cũng 
ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính chuyên nghiệp của báo chí. Sự bùng nổ 
thông tin đã thổi vào đời sống báo chí Việt Nam một luồng sinh khí, để báo chí Việt Nam 
không chỉ có mối quan hệ mật thiết với văn hóa Việt Nam mà còn có quan hệ trực tiếp và sâu 
rộng với văn hóa thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ 11 đã xác định một 
trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong tương lai là chăm lo phát triển văn hóa, 
trong đó chú trọng tới vấn đề văn hóa báo chí : “Tập trung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hoạt 
động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt 
yêu cầu của thời kỳ mới...Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, 
nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu 
quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất bản. 
Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá 
văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.”1. 
1
 Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ 11- Nxb. Chính trị quốc gia- Hà Nội 2011- trang 226 

File đính kèm:

  • pdfbao_chi_va_van_hoa_viet_nam_trong_qua_trinh_hoi_nhap_quoc_te.pdf