Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập

Đặt vấn đề

Bài nghiên cứu dưới đây sẽ cố gắng khảo cứu đánh giá, phân tích những thành tựu và

hạn chế cơ bản của báo chí truyền thông Việt Nam. đồng thời cũng chỉ ra cơ hội và thách

thúc trong quá trình hội nhập, để từ đó có giải pháp đúng đắn, khoa học để tiếp tục phát

triển và hội nhập.

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 1

Trang 1

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 2

Trang 2

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 3

Trang 3

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 4

Trang 4

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 5

Trang 5

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 6

Trang 6

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 7

Trang 7

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6680
Bạn đang xem tài liệu "Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập

Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập
, các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, 
Lao động, Thanh niên, Đài THVN, Đài TNVN cũng cử phóng viên thường trú ở các nước. 
Báo chí truyền thông Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các phóng viên, văn 
phòng đại diện, phân xã của hàng chục hãng thông tấn, báo chí quốc tế thường trú tại Việt 
Nam như AP, AFP, UPI, Reuters, Kyodo, Tân Hoa xã, DPA, Itar-TASS, NHK, BBC 
Sự hợp tác này đã mang lại nhiều hiệu quả và tác động tích cực trong việc đưa thông 
tin trong nước ra thế giới và thu nhận thông tin quốc tế cho người dân trong nước, tạo sự 
hiểu biết, hữu nghị và hợp tác lẫn nhau. 
1.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí truyền thông được đẩy mạnh. 
Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực báo chí truyền thông là việc làm quan 
trọng. Mặc dù ngành báo chí truyền thông sử dụng nhân lực từ nhiều nguồn khác nhau (văn 
học, lịch sử, ngôn ngữ, triết học, xã hội học, vật lý, kinh tế, luật...) nhưng để làm báo chuyên 
nghiệp thì phải đào tạo bồi dưỡng bài bản và hệ thống. Ở Việt Nam hiện nay có 4 cơ sở đào 
tạo là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia 
Hồ Chí Minh); khoa Báo chí và truyền thông của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân 
văn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (thuộc Đại học QGHN và Đại học QGTPHCM); Khoa Ngữ 
văn - Báo chí (thuộc Đại học Khoa học Huế) đào tạo cán bộ báo chí truyền thông trình độ 
cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Các trường Cao đẳng PT-TH TW1 (Phủ Lý - Hà Nam), TW2 
(TPHCM), Cao đẳng THTW (Thường Tín - Hà Nội) đào tạo cán bộ phóng viên biên tập 
viên trình độ cao đẳng. Các Trung tâm bồi dưỡng của Hội nhà báo Việt Nam, TTXVN, Bộ 
Thông tin và Truyền thông cũng tổ chức các lớp (khoá) bồi dưỡng ngắn hạn cho các nhà 
báo (thường có sự tài trợ hoặc hợp tác với nước ngoài). Các cơ sở đào tạo hàng năm thu 
nhận khoảng 1.000 sinh viên và học viên cho hệ đại học và sau đại học và cũng cho tốt 
nghiệp ra trường số lượng tương ứng như vậy. 
Đội ngũ này được bổ sung thường xuyên cho các cơ quan báo chí góp phần không 
nhỏ vào sự nghiệp phát triển thông tin báo chí và nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhà báo 
Việt Nam (hiện khoảng 35 - 40% nhà báo chuyên nghiệp và 60 - 65% làm nhà báo nhưng 
chưa chuyên nghiệp). 
 4
1.6. Cơ sở vật chất và tài chính được nâng lên rõ rệt. 
Kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu 
rộng, các cơ quan báo chí cũng có điều kiện tăng nguồn thu từ các hoạt động quảng cáo, 
phát hành, dịch vụ... nhiều cơ quan báo chí có nguồn thu hàng chục, hàng trăm tỷ đồng như: 
đài Truyền hình Việt Nam là 900 tỷ đồng, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là 600 
tỷ đồng, Đài tiếng nói Việt Nam là 122 tỷ đồng, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh hơn 30 tỷ đồng. Đài Phát thanh - truyền hình Hà Nội trên 170 tỷ đồng, Đài Truyền 
hình Vĩnh Long hơn 60 tỷ đồng, Đài truyền hình Khánh Hoà gần 55 tỷ đồng, Đài truyền 
hình Hải Phòng là 45 tỷ đồng, báo Tuổi trẻ hơn 450 tỷ đồng, Thanh niên là 246 tỷ đồng, 
Tiền Phong 50 tỷ đồng, Công an nhân dân 83 tỷ đồng, công an Thành phố Hồ Chí Minh 128 
tỷ đồng, Hà Nội mới 71 tỷ đồng, Sài Gòn Giải phóng 121 tỷ đồng... Nhờ đó, các cơ quan 
báo chí có điều kiện nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ làm báo, đầu tư nhiều 
hơn cho hoạt động nghiệp vụ, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ, phóng viên, nhân viên, 
mở rộng các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Một số cơ quan báo chí đang tiến dần tới xây 
dựng mô hình Tập đoàn Báo chí Truyền thông như Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn 
xã Việt Nam, báo Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng, Tiền 
phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Công an Nhân dân, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đài Phát 
thành - truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC... 
Nhìn chung kinh tế, kinh doanh, phát hành, dịch vụ quảng cáo, PR báo chí... có bước 
phát triển mới, sôi động và năng động trong nền kinh tế thị trường góp phần làm cho báo chí 
khởi sắc và phát triển đúng hướng, hiệu quả. 
Các phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật, cán bộ lãnh đạo quản lý và cơ 
quan báo chí được trang bị máy móc, thiết bị tương đối hiện đại, tiên tiến và đồng bộ - chủ 
yếu là kỹ thuật số. Đặc biệt với việc Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-l vào tháng 
4/2008 và sử dụng từ tháng 6/2008 đã góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại 
với cả 3 phương tiện là: Vệ tinh (Vinasat- l); Internet và Cáp quang (cable). Nhờ các 
phương tiện tiên tiến này mà việc thu - phát thông tin của báo chí truyền thông Việt Nam 
nhanh chóng, chất lượng và hiệu qua hơn rất nhiều so với trước đây. 
Tóm lại, trong quá trình phát triển Báo chí truyền thông Việt Nam đã có bước trưởng 
thành và phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng toàn diện, hiệu quả đặc biệt là sau Đổi mới (năm 
1986) đến nay. Tuy nhiên trong quá trình đó, báo chí truyền thông Việt Nam cũng còn hạn 
chế, khuyết điểm cần khắc phục. 
2. Hạn chế, khuyết điểm chính 
Trong điều kiện Việt Nam, báo chí truyền thông là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà 
nước, các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Báo chí truyền thông 
hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và trong khuôn khổ pháp luật. 
Báo chí hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là những nét đặc trưng của Báo chí 
truyền thông Việt Nam. 
 5
Thời gian qua, bên cạnh những thành tích, ưu điểm như đã nêu, báo chí truyền thông 
Việt Nam cũng bộc lộ những yếu kém. khuyết điểm đáng lo ngại. Đó là: 
2.1. Một số nhà báo kể cả một số lãnh đạo cơ quan báo chí truyền thông chưa quán triệt 
đầy đủ sâu sắc đường lối, chính sách và pháp luật Việt Nam về báo chí, trách nhiệm xã hội và 
nghĩa vụ công dân của người làm báo. Đã xuất hiện trên báo chí những tác phẩm vô tình hay cố 
ý đi chệch định hướng, hoài nghi hoặc phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi xem xét lại hoặc 
xoá bỏ điều 4 của Hiến pháp (tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam); tán 
thành, cổ vũ quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi lật lại một số vấn đề lịch sử đã 
được kết luận, xuyên tạc lịch sử, kiến nghị “khôi phục quy chế độc lập cho báo chí”. 
2.2. Tình trạng thông tin không trung thực, áp đặt vô lối, suy diễn chủ quan, viết ẩu, 
viết sai, bịa đặt có xu hướng gia tăng. Việc cải chính thông tin sai trên báo chỉ chưa nghiêm 
túc và đúng luật báo chí. Số nhà báo, người làm công tác trong lĩnh vực báo chí truyền 
thông yếu kém đạo đức, vi phạm pháp luật, lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi có xu hướng 
tăng đáng lo ngại (năm 2008 đã khởi tố, tạm giam 5 nhà báo để điều tra theo pháp luật). 
2.3. Một số cơ quan báo chí và nhà báo chưa bám sát nhiệm vụ của đất nước của 
ngành - địa phương, đoàn thể mình. Chưa quan tâm đúng mức việc nêu gương, biểu dương 
cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt để tạo không khí, niềm tin cho xã 
hội. Sa đà ưa thích đăng tải những tin, bài, ảnh về các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và non 
yếu của xã hội, tiết lộ bí mật Nhà nước, xâm phạm đời tư, thiếu nhạy cảm khi thông tin các 
vấn đề dân chú nhân quyền tự do - tôn giáo, dân tộc... làm “nóng” các vấn đề kinh tế - xã 
hội một cách thiếu ý thức và trách nhiệm. Khi thể hiện không chú ý cân nhắc liều lượng 
mức độ, thời điềm tiêu đề, mặt lợi hại của thông tin chỉ vì mục đích câu khách, giật gân để 
bán được nhiều báo. 
2.4. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về báo chí truyền thông chưa 
theo kịp thực tiễn sôi động, nhanh chóng và phức tạp của báo chí truyền thông hiện nay. 
Lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng nhân lực báo chí truyền thông chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, 
chất lượng chưa cao, luật báo chí và hành lang pháp lý nói chung chậm đổi mới, bổ sung; cơ 
chế chính sách còn lạc hậu, xa rời thực tiễn. 
Như vậy, những hạn chế, khuyết điểm nói trên là không thể coi thường. Nếu không 
ngăn chặn, điều chỉnh kịp thời sẽ bất lợi cho xã hội, cho đất nước và chính báo chí truyền 
thông Việt Nam. 
3. Cơ hội và thách thức của Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình hội nhập 
3.1. Cơ hội và vận hội cho báo chí truyền thông Việc Nam 
Trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá. Nền kinh tế trí thức, khoa học kỹ 
thuật, công nghệ thông tin, mạng lnternet phát triển mạnh mẽ đang làm biến đổi nhanh 
chóng bộ mặt thể giới hiện đại, mà theo cách nói của Thomas L. Friedman là “Thế giới 
phẳng”. Trong bối cảnh đó, các trào lưu các khuynh hướng tư tưởng và báo chí truyền thông 
 6
mới mẽ của thế giới tác động và ảnh hưởng nhanh chóng, mạnh mẽ vào từng nước; tác động 
trực tiếp vào tư tường tình cảm tâm lý, lối sống và đạo đức của con người. Trong đời sống 
quốc tế xuất hiện những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn về con đường phát triển khác 
nhau của các nước. Các ý kiến, quan điểm, chính kiến, tư tưởng cọ xát diễn ra hàng ngày. 
Đây là những điều kiện để báo chí truyền thông mỗi nước (trong đó có Việt Nam) phát 
triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác của công 
chúng. Qua giao lưu quốc tế, báo chí truyền thông ngày càng hoàn thiện, đóng góp nhiều 
hơn cho sự phát triển của đất nước và sự nghiệp hoà bình, hợp tác và phát triển của thế giới. 
Ở trong nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tiếp tục đổi 
mới, phấn đấu đến năm 2010 đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 
2020 cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, 
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh được xác định rõ và đang nỗ lực thực thi. Kinh tế - xã 
hội tuy có lúc khó khăn nhưng tổng thể phát triển khá, đời sống người dân được cải thiện. 
Theo đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, tháng 11/2007, Việt 
Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước hội nhập sâu, rộng và đầy đủ của Việt Nam 
vào đời sống quốc tế, mở ra cơ hội và cả thách thức mới cho đất nước. Trên cơ sở đó, báo 
chí truyền thông Việt Nam cũng tự đổi mới và phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế, bước 
đầu thu nhiều thành tựu đáng kể. 
Tham gia vào đời sống quốc tế, các nhà báo Việt Nam có môi trường rộng hơn, thuận 
lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và sáng tạo to lớn. Có điều kiện và thời cơ để 
khai thác, xứ lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đa dạng cho công chúng. Học 
hỏi, trao đôi kinh nghiệm nghề nghiệp và tư duy, phương pháp làm báo hiện đại. Sử dụng 
được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho tác nghiệp. Công chúng Việt Nam có thêm sự 
lựa chọn thông tin trong và ngoài nước cho nhu cầu của mình. Báo chí truyền thông Việt 
Nam cũng có cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế, vừa tự mình phát triển vừa đóng góp chung 
cho sự nghiệp báo chí thế giới. 
3.2. Khó khăn và thách thức 
Việt Nam mới bước vào hội nhập. Báo chi truyền thông Việt Nam cũng vậy. Nền 
kinh tế thị trường đang dẫn đến phân hoá xã hội về thu nhập lợi ích và phân tầng xã hội 
thành các nhóm khác nhau. Việc giải quyết hài hoà giữa lợi ích đất nước và quốc tế, bảo vệ 
tư tưởng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với các tư tưởng khuynh hướng mới của thế 
giới là không đơn giản. 
Hội nhập quốc tế, báo chí truyền thông Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt 
hơn giữa báo chí trong nước và báo chí nước ngoài (mà đa phần là vượt trội về công nghệ, 
kỹ thuật, tài chính, tính chuyên nghiệp... cạnh tranh về sản phẩm báo chí, cơ quan quản lý 
và cấp độ báo chí Trung ương - địa phương trong nước, có thể dẫn tới sự phân hoá - tạo ra 
sự không đồng đều, thậm chí một bộ phận cơ quan báo chí bị phá sản, phóng viên thất 
nghiệp. Báo chí truyền thông nước ngoài (chủ yếu là các nước G.8) với những ưu thế nhiều 
mặt sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến nhu cầu báo chí trong nước, có thể gây ra rối loạn 
 7
thông tin chèn ép và áp đặt thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền 
vững của đất nước và báo chí truyền thông Việt Nam. 
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên hiện nay nhìn chung còn yếu và thiếu tính chuyên 
nghiệp trình độ tin học ngoại ngữ, hiểu biết thông lệ và luật pháp quốc tế còn yếu; kỹ thuật 
thu - phát thông tin chưa tốt; lực lượng phóng viên, biên tập viên tuy được đào tạo nhưng 
giao lưu quốc tệ rất hạn chế. Những yếu kém đó gây khó khăn, bất cập cho quá trình hội 
nhập quốc tế của nhà báo nói riêng và báo chí truyền thông Việt Nam nói chung. 
Cùng với những thách thức trên, quá trình hội nhập quốc tế còn đặt ra những thách 
thức khác như lập trường, bản lĩnh của nhà báo, giữ vững định hướng phát triển đất nước, bảo 
đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường độc lập dân tộc 
và phát triển bền vững đất nước... là những vấn đề cần được giải quyết hài hoà và tỉnh táo, đòi 
hỏi mỗi nhà báo phải phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện toàn diện để đáp ứng yêu cầu mới. 
Như vậy, trong quá trình phát triển và hội nhập có cả thời cơ và thách thức. Thời cơ 
đi cùng thách thức và đan xen nhau. Tuy nhiên, nếu có thời cơ mà không tận dụng thì cũng 
bị tuột và thách thức nếu được xử lý tốt có thể thành thời cơ. Mặc dù có khó khăn thách 
thức nhưng thuận lợi và thời cơ vẫn nhiều hơn. Vì vậy báo chí truyền thông Việt Nam cũng 
phải biết tận dụng thời cơ vượt qua thách thức để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững. 
4. Kết luận 
Lịch sử báo chí truyền thông Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển 143 
năm (trong đó có 83 năm báo chí cách mạng) có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc 
giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước. 
Sau 20 năm Đổi mới, báo chí truyền thông Việt Nam đã có bước phát triển mới 
nhanh chóng, toàn diện, mạnh mẽ, đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp Đổi mới công nghiệp 
hoá - hiện đại hoá đất nước và mở rộng giao lưu quốc tế. Mặc dù còn không ít khuyết điểm, 
yếu kém nhưng báo chí truyền thông Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí ảnh hưởng 
to lớn của mình đối với xã hội trước yêu cầu mới . 
Báo chí truyền thông Việt Nam cũng tích cực chủ động tham gia vào báo chí và đời 
sống quốc tế. Quá trình đó có cả thời cơ và thách thức. Việc xây dựng một nền báo chí 
truyền thông Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc nhưng vẫn tiên tiến là mục đích phát 
triển của nước ta trong lĩnh vực này. 
Trước yêu cầu và bối cảnh mới, báo chí truyền thông Việt Nam tiếp tục phát triển và 
hội nhập để phục vụ tốt hơn cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, 
văn minh. 
 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghị quyết TW lần thứ 5 (khoá X) về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu 
cầu mới”. Nxb Chính trị Quốc gia, H.2007. 
2. Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 19.9.2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”, H.2005. 
3. Bộ văn hoá - thông tin. Tình hình phát triển và quản lý báo chí, xuất bản qua 20 năm Đổi 
mới, H.2006. 
4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học 82 năm báo chí cách mạng Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, 
H.2007. 
5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí và truyền thông đại chúng - Đào tạo, bồi 
dưỡng trong thời kỳ hội nhập”, Học viện Báo chỉ tuyên truyền, H.2008. 

File đính kèm:

  • pdfbao_chi_truyen_thong_viet_nam_trong_tien_trinh_phat_trien_va.pdf