Báo chí di động tại Việt Nam - Một loại hình truyền thông mới
TÓM TẮT
Sự phát triển của báo chí di động hiện nay đang có những tác động lớn đến đời sống báo
giới tại Việt Nam. Chính sự ra đời của báo chí di động đã làm thay đổi cách làm báo của
nhà báo và cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Bài viết chỉ ra những đặc điểm hình
thức của phiên bản báo chí dành cho di động và cung cấp những thông tin thực tế về sự
biến đổi nhu cầu thông tin, hình thành một lớp công chúng với những đặc điểm riêng khác
so với các loại hình báo chí truyền thống
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo chí di động tại Việt Nam - Một loại hình truyền thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo chí di động tại Việt Nam - Một loại hình truyền thông mới
App là ứng dụng di động được tải và cài đặt trên từng thiết bị, khác với mobile web cần phải có trình duyệt để hiển thị nội dung. Người dùng có thể tải ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau như Apple Store, Google Play tuỳ theo hệ điều hành của thiết bị. Ứng dụng di động có thể hiển thị nội dung từ Internet theo mô hình của mobile web, hoặc cũng có thể tải nội dung về thiết bị để hiển thị, sau đó người dùng có thể truy cập vào ứng dụng để theo dõi nội dung mà không cần có kết nối dữ liệu. Thannienonline có Thanh niên for Android, VnExpress có ứng dụng VnExpress for Android, V-News có V-News for Windows Phone, Dân trí có Dân trí for Android, Vietnamnet có Vietnamnet for Windows Phone, Tuoitreonline có Tuổi trẻ Mobile for Android... 2.2. Thay đổi nội dung thông tin Cùng với sự thay đổi về hình thức, giao diện, các phiên bản dành cho điện thoại di động cũng đã kịp thời có những điều chỉnh về nội dung cho phù hợp với cách tiếp cận thông tin mới của thiết bị. Phần lớn nội dung thông tin trên các phiên bản báo chí di động tại Việt Nam luôn có tính thời sự cao, được cập nhật nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ trên 80% số máy điện thoại di động hiện có trên thị trường Việt Nam, hiển thị hoàn toàn bằng tiếng Việt có dấu và nhiều ngôn ngữ khác. Quan trọng nhất vẫn là tiết kiệm tối đa chi phí GPRS cho nhu cầu cập nhật tin tức trên mobile. Điều đặc biệt là các phiên bản báo chí di động tại Việt Nam đã tích hợp 3 xu hướng chính: tính di dộng, việc sử dụng nhiều video, và gắn tin tức với các trang mạng xã hội dựa trên sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin vào loại hình điện thoại di động hiện nay. Nội dung được phản ánh trên các thiết bị di động được cập nhật liên tục. Theo số liệu thống kê của chúng tôi lượng thông tin được upload lên các trang trong một ngày trung bình ở mỗi tờ báo lớn tại Việt Nam là 10 đến 30 nội dung thông tin. Tính tỉ lệ trung bình là cứ 40 đến 65 phút có một thông tin được xuất bản trên các phiên bản báo chí di động. Đây là một tần suất sản xuất thông tin khá cao đối với báo chí và có thể xem là cao nhất trong hệ thống phát hành sản phẩm báo chí ở Việt Nam. Không chỉ cung cấp một lượng thông tin phong phú, đa dạng nhiều chiều, các nội dung thông tin được chuyển tải trên các thiết bị di động cũng đã nhanh chóng cập nhật liên tục những sự kiện nóng từ giây, từ phút để công chúng kịp theo dõi. Sự kiện sập giàn giáo ở Formosa cảng Vũng Áng tại Hà Tĩnh vào lúc 20 giờ ngày 25 tháng 03 năm 2015 khiến 17 công nhân tử vong, và 24 người khác bị thương nặng, chỉ trong khoảng thời gian 12 giờ ngày hôm sau (26/3), Vietnamplus mobile đã đưa đến 14 tin, bài liên quan đến sự kiện này và tiếp 3 ngày sau có thêm 17 tin, bài mới được cập nhật về sự kiện này. Tương tự, sự kiện thảm sát tại Bình Phước xảy ra rạng sáng ngày7/7/2015 gây rúng động dư luận đã được các báo mobile quan tâm đặc biệt. Chỉ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 165 trong vòng 24 tiếng, báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh phiên bản dành cho mobile tại đã thông tin đến 19 lần, tiếp sau 3 ngày báo này đã đăng thêm 21 thông tin nữa. Riêng báo tuoitremobile đăng về sự kiện này là 12 tin, bài, thanhnienmobile là 14, vnmedia là 19, vnexpress là 17 trong vòng 5 ngày. Một trong những cách thay đổi lớn về nội dung thông tin cho phiên bản báo chí di động nữa là việc các báo điều chỉnh các chuyên mục ngày càng đa dạng hơn, mở nhiều nội dung thông tin mang tính cá nhân hóa, tính chuyên biệt để cung cấp những thông tin thiết yếu theo nhu cầu cá nhân của người đọc. Thống kê cho thấy số chuyên mục trên các phiên bản mobile của 6 tờ báo lớn tại Việt Nam gồm Vietnamplus, Vietnamnet, Vnmedia, Vnexpress, Thanhnienonline, Tuoitreonline đã lên đến con số 500. Đặc biệt có một số tờ báo đã xây dựng những chuyên mục riêng phục vụ công chúng theo khu vực rất hiệu quả như Vietnamplus hay Zing. Vietnamplus hiện có 63 trang tin địa phương được thiết kế như những trang web nhỏ với nội dung thông tin phong phú, khi độc giả truy cập có thể đọc được thông tin giống như một trang tin điện tử địa phương. Ngoài ra, tờ báo này còn thiết kế 200 trang tin các quốc gia khác nhau với đầy đủ các nội dung từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến khoa học, công nghệ, môi trườngNâng tổng số các trang tin chuyên biệt của tờ báo lên con số 300. Có thể nói chưa có báo điện tử nào trong nước có số trang phụ lớn như thế. Lợi ích lớn nhất mà Vietnamplus mang lại cho công chúng là cách tiếp cận thông tin mới với sự lựa chọn nội dung phong phú và chuyên biệt. Ngoài ra, Vietnamplus còn thử nghiệm thành công loại ảnh 360 xem theo hình cầu, sử dụng máy bay không người lái flycam trong trong tác nghiệp. Trong khi đó, Zing đã bắt đầu thay đổi các tiếp cận công chúng qua các nội dung được chia nhỏ theo nhóm lứa tuổi, nghề nghiệp và khu vực địa lý. Tờ báo đã thiết kế nội dung với nhiều mục mới như Sống trẻ (gồm các chuyên mục dành cho giới trẻ: gương mặt trẻ, cộng đồng mạng, sự kiện), Sống khoẻ (gồm các thông tin chỉ dẫn ở các chuyên mục Mẹ và Bé, Dinh dưỡng, khoẻ đẹp), Thế giới (gồm các chuyên mục theo khu vực địa lý Thế giới quanh ta, người Việt bốn phương). Báo chí di động tại Việt Nam - một loại hình truyền thông mới 166 Biểu đồ 1. Số lượng các mục, chuyên mục của các tờ báo qua truy cập trên điện thoại di động. 67 42 96 27 37 25 97 65 39 82 58 72 0 20 40 60 80 100 120 vi et na m m ne t la od on go nl in e vn m ed ia vn ex pr es s sa ig on gi ai ph on go nl in e ha no im oi on lin e da na ng on lin e th ua th ie nh ue on lin e tie np ho ng on lin e th an hn ie no nl in e tu oi tre on lin e da nt ri Nguồn: Khảo sát tháng 5/2013. 2.3. Công chúng báo chí mobile Sự thay đổi các thiết bị tiếp nhận thông tin gắn với sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng và hình thành một bộ phận công chúng mới, công chúng báo chí mobile. Theo số liệu thống kê của của công ty Nielsen hiện nay, Việt Nam có khoảng 145 triệu thuê bao điện thoại di động, trong đó số người sử dụng Internet trên điện thoại đã hơn 20 triệu và 30% số điện thoại đang được sử dụng là điện thoại thông minh (smartphone). Việt Nam hiện đã có gần 2/3 (62%) người dùng điện thoại thông minh để lướt web, hơn một nửa số người dùng điện thoại tính năng thường muốn sử dụng là đọc báo và thực hiện các công việc giải trí, mua bán và liên lạc hàng ngày. Con số trên so với năm 2012 là 109,1 triệu người, số người dùng điện thoại lướt web là 12 triệu, cho thấy chỉ trong vòng 3 năm, số người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam đã tăng 36 triệu người, số người dùng điện thoại để online tăng 183%. Thống kê cho thấy 23% người dùng thanh toán qua điện thoại, 56% online bằng điện thoại với các hoạt động chính là 82% đọc tin, 67% tìm kiếm thông tin, 48% gửi tin nhắn trực tuyến và 35% tham gia các mạng xã hội [6 ] Cuộc điều tra công chúng báo chí mobile độ tuổi 15 – 45 tại thành phố Đà Nẵng và Huế cho thấy: trong 400 người được khảo sát có 279/400 người đọc báo trên điện thoại di động, (chiếm 69,75%). 242/279 người thuộc độ tuổi từ 20 – 35 tuổi (chiếm 86,7%), 172/279 là nam 6 Nguồn: Vietnam Internet’s User- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 167 giới, (chiếm 61,0%) 107/279 là nữ giới (chiếm 39,0% ), 212/279 là viên chức và sinh viên (chiếm 75.9 %).[7] Từ khảo sát trên cho thấy, công chúng của báo chí mobile hầu hết là công chúng trẻ tuổi, nghề nghiệp là sinh viên và viên chức lao động. Nhóm công chúng này thường xuyên quan tâm các nội dung chính trị, xã hội và giải trí. Trong đó, nhóm công chúng trẻ đang là sinh viên thường tiếp cận các trang 24h.com, baomoi.com, zing.com. Trong khi đó các trang thanhnienonline, tuoitreonline, laodongonline được đối tượng viên chức truy cập thường xuyên. Biểu đồ 2. Tỉ lệ công chúng khu vực Đà Nẵng và Huế truy cập các trang báo. tuoitre vnexpress vnmedia zing dantrivietnam+ baomoi 24h thanhnien 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nguồn: Điều tra tháng 4/2015. Nội dung truy cập của nhóm công chúng qua thiết bị di động có sự phân hoá rõ rệt. Nhóm nội dung chính trị, xã hội được truy cập cao nhất (97, 2%), tiếp đến là các nội dung du lịch, đời sống, thị trường...Với cách lựa chọn nội dung như trên, có thể thấy, công chúng báo chí mobile đã nghiêng hẳn về thông tin thời sự chính luận. Đây là mảng thông tin được các báo điện tử trên điện thoại di động xuất bản khá nhanh và thường xuyên. Bảng 2. Tỉ lệ nội dung công chúng truy cập Chuyên mục Lượng công chúng quan tâm (%) Chuyên mục Lượng công chúng quan tâm (%) Chính trị Thế giới Kinh tế Xã hội Đời sống Văn hóa Thể thao 97,2 67,6 42,2 97,2 68,3 37,3 12,0 Khoa học Môi trường Du lịch Thị trường Y tế Giáo dục 10,0 7,3 72,7 58,0 20,8 32,5 Nguồn: Điều tra tháng 4/2015. 7 Điều tra tháng 4/2015 Báo chí di động tại Việt Nam - một loại hình truyền thông mới 168 Cũng qua cuộc khảo sát trên, 92/279 (chiếm 32.9%) người cho rằng chất lượng tin, bài của báo chí mobile rất tốt không cần thay đổi bất cứ điều gì, 75/279 (chiếm 26,8%) người phản ánh rằng chất lượng thông tin của trang báo này chỉ đạt mức trung bình và cần phải thay đổi, chỉnh sửa cả nội dung và hình thức cho phù hợp với cách tiếp cận bằng các thiết bị di động. Nhóm này còn khẳng định rằng, Việt Nam chưa có báo chí mobile theo đúng nghĩa. Để có được một phiên bản mobile hoàn chỉnh không phải chỉ là sự tuỳ biến hay sắp xếp lại các mục, chuyên mục của phiên bản báo dành cho desktop, laptop mà phải được thiết kế phiên bản riêng bao gồm cả hình thức và nội dung phù hợp với các thiết bị di động. 3. KẾT LUẬN Tại Việt Nam trong những năm gần đây, sự cải thiện về chất lượng truyền phát thông tin đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển dịch vụ đọc báo trên điện thoại. Với nhu cầu cần cập nhật thông tin thời sự, giải trí, nhanh, kịp thời, mọi lúc mọi nơi, đọc báo trên điện thoại là sự lựa chọn số một của công chúng Việt Nam, nhất là giới viên chức và sinh viên. Các con số thống kê của các đơn vị cung cấp dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động cho thấy số người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam truy cập internet và đọc báo tăng đều qua các năm. Tuy vậy, thực tế khảo sát cho thấy, báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam vẫn còn không ít những hạn chế cần phải khắc phục. Đó là: 1/Giao diện và bố cục trang báo còn cũ, chật chội, stream rối rắm, chậm thay đổi, chưa tạo sự thoải mái cho người đọc; 2/ Đa phần các tờ báo chưa có các phiên bản dành riêng cho điện thoại di động, chỉ dùng lại hoặc tuỳ biến từ các trang của desktop và laptop; 3/ nội dung được chuyển y hệt từ báo mạng điện tử dùng cho desktop và laptop sang. Một số khác không chuyển hết mà có sự lựa chọn nhưng vẫn mang tính “sao chép” nên nội dung khá dài không phù hợp với cách đọc báo trên điện thoại; 4/ Trang chủ quá nhiều ảnh gây nặng và rối, màu sắc giao diện của báo chưa tinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển của báo điện tử dành cho thiết bị di động thì cần có tư duy chiến lược trong việc thiết kế hình thức và sản xuất nội dung. Nghĩa là các cơ quan báo chí phải xây dựng hình thức và nội dung dành riêng cho thiết bị di động phù hợp với nhu cầu và thói quen của người sử dụng. Thậm chí, tư duy đó còn phải tiến xa hơn khi tính đến sản xuất nội dung cho các thiết bị di động cũng khác nhau. Hiện tại, trên thế giới, nhiều cơ quan báo chí và truyền thông đã xác định “Mobile first, web later”, tức là ưu tiên nội dung cho thiết bị di động trước, sau đó mới đến báo mạng điện tử cho desktop, laptop và báo in. Để làm được điều này, theo chúng tôi, báo chí di động tại Việt Nam cần tính đến một số phương án sau: Thứ nhất, về hình thức nên đơn giản hoá các giao diện, không để quá nhiều hình ảnh, mục, chuyên mục trên các trang chủ gây rối và tốc độ truy cập chậm, chỉ để tối đa 5 hình ảnh nổi bật cho tin mới với kích thước nhỏ, nhẹ trên trang chủ và 3 hình trên từng chuyên mục. Điều này làm cho việc load các nội dung trở nên nhẹ và nhanh hơn. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 169 Thứ hai, khi lựa chọn đối tượng phục vụ, phiên bản báo chí di động cần xác định nhóm độc giả hẹp hơn. Độc giả hẹp là xu hướng của báo chí hiện đại. Nhóm độc giả này một khi quan tâm đến thông tin của tờ báo họ có khả năng trở thành những độc giả trung thành nhất của tờ báo. Xu hướng báo chí hiện nay là nếu không đủ sức xây dựng những trang tin mang tính tổng hợp và quy mô lớn thì nên tập trung vào đối tượng hẹp, chuyên sâu vào từng lĩnh vực thì sẽ hiệu quả hơn. Thứ ba, cập nhật nhanh các thông tin thời sự, rút ngắn dung lượng bài viết, tăng nội dung xã hội, giải trí và chỉ dẫn; ưu tiên đăng tải tin tức nhiều hơn các thể loại bài viết dài có dung lượng lớn và tuyệt đối không đăng các bài viết dài kỳ. Thứ tư, xây dựng tin, bài theo phương thức thông tin nhiều cửa và vận dụng triệt để ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện để độc giả có nhiều lựa chọn tiếp cận thông tin và truy xuất thông tin cần nhanh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Châu An, (2014). Xu hướng báo chí mobile trong kỷ nguyên di động, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, Tập 2 (2014), tr 25-37. [2]. Nguyễn Vân Anh (2013). Đọc báo qua mobile một trào lưu mới, Saigon Time, 15/3/2013, tr5. [3]. Lê Quốc Minh (2012). Hướng đến báo chí “di động”, Tuổi Trẻ - 19/06/2012. [4]. Helles R, Wei R.(2007). Điện thoại di động công nghệ cao: bản sắc xã hội và sự phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân”, Tạp chí Nghiên cứu Truyền thông châu Á , 3 (1), 5 - 24 . [5]. Jensen K. B.(2010). Động cơ sử dụng của điện thoại di động cho truyền thông đại chúng và giải trí, Tạp chí Quốc tế về Viễn thông & Công nghệ thông tin , 25 (1), 36 [6]. Wei R. (2006). Lối sống và phương tiện truyền thông mới, New Media & Xã hội , 8 (6), Tr 991 – 1008. [7]. Lo V. (2015). Lối sống và phương tiện truyền thông mới, New Media & Xã hội, 8 (6), 991 - 1008. Báo chí di động tại Việt Nam - một loại hình truyền thông mới 170 MOBILE MEDIA IN VIETNAM: A TYPE OF NEW MEDIA Phan Quoc Hai Department of Journalism and Communications, Hue University College of Sciences Email: phanquochai@gmail.com ABSTRACT The development of mobile media has recently impacted on Vietnam’s journalism. The appearance of mobile media has changed the working of journalists and the receiving of information from the public. This article indicates the form characteristics of the version of mobile media and provides practical information on the change of information needs, forming a group of public with specific characteristics compared to traditional types of media. Keywords: mobile media, information needs, traditional media, public press.
File đính kèm:
- bao_chi_di_dong_tai_viet_nam_mot_loai_hinh_truyen_thong_moi.pdf