Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010

TỔNG LƯỢC

 Theo ước tính từ International Rubber Study Group (IRSG), năm 2009, thế giới tiêu thụ khoảng 20,73 triệu tấn cao su, giảm khoảng 6% so với năm 2008; trong đó, tiêu dùng cao su tự nhiên đạt 9,563 triệu tấn, giảm 5,2% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này xuất phát từ suy thoái kinh tế toàn cầu và ngành công nghiệp ô tố thế giới.

 Năm 2009, Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ cao su trên thế giới với mức tiêu thụ khoảng 6 triệu tấn cao su, tăng 7,2% so với năm 2008. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mức tăng trên xuất phát từ tăng trưởng doanh số 46% tiêu thụ xe hơi tại nước này. Chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cao su tự nhiên của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010 mang lại ảnh hưởng tích cực cho thị trường cao su thế giới.

 Mỹ đánh thuế nhập khẩu các sản phẩm săm lốp Trung Quốc. Mỹ đã quyết định đánh thuế nhập khẩu các sản phẩm săm lốp của Trung Quốc lên đến 35%. Đây được coi là một biện pháp nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước.

 Sản lượng cao su tự nhiên thế giới đạt mức trên 9 triệu tấn trong năm 2009, giảm 6,8% so với năm 2008, trong đó sản lượng cao su các nước trong ANRPC đạt 8,57 triệu tấn, giảm 6,4% so với năm 2008.

 Hồi phục giá cao su đặc biệt trong những tháng cuối năm 2009. Do tác động của khủng hoảng kinh tế năm 2008, giá cao su sụt giảm rất mạnh hồi cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009. Từ giữa năm 2009, giá cao su bắt đầu tăng liên tục đến những tháng cuối năm khi kinh tế thế giới và ngành sản xuất ô tô có dấu hiệu hồi phục

 IRCo thực hiện các biện pháp hỗ trợ giá cao su khi mức giá giảm sâu vào cuối năm 2008 thông qua các biện pháp cắt giảm xuất khẩu, hạn chế sản xuất và ấn định mức giá sàn xuất khẩu cao su.

 Năm 2009, diện tích cao su cua Việt Nam đạt 674,2 ngàn ha, tăng 6,8% so với năm 2008. Sản lượng cao su đạt 723,7 ngàn tấn, tăng 9,7% so với năm 2008. Đông Nam Bộ tiếp tục là vùng sản xuất cao su chủ lực của Việt Nam với sản lượng chiếm 80,5% tổng sản lượng cả nước.

 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất lên vùng Tây Bắc và các nước láng giếng (Lào, Campuchia). Diện tích cao su Việt Nam tiếp tục được mở rộng lên vùng Tây Bắc theo kế hoạch. Bên cạnh đó VRG tiếp tục triển khai các dự án mở rộng diện tích tại Lào và Campuchia nhằm đạt mục tiêu trồng 100 nghìn ha cao su ở nước ngoài.

 Sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 đạt 726 ngàn tấn, tăng 10,3% so với năm 2008, với kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của giá.

 Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp nội địa có kết quả sản xuất kinh doanh tích cực trong năm 2009. Các kế hoạch sản xuất sản phẩm mới và mở rộng sản xuất cùng với các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất săm lốp hứa hẹn tiêu thụ cao su nội địa tăng trong thời gian tới.

 Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên được IRSG dự đoán tăng lên mức 9,7 triệu tấn. Agroinfo dự báo giá cao su tự nhiên tăng trong khoảng 30 – 50% trong năm 2010 so với năm 2009. Theo số liệu dự báo của VRA, lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 sẽ đạt mức 750 ngàn tấn, kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD.

 

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 1

Trang 1

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 2

Trang 2

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 3

Trang 3

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 4

Trang 4

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 5

Trang 5

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 6

Trang 6

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 7

Trang 7

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 8

Trang 8

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 9

Trang 9

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 111 trang xuanhieu 6080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010

Báo cáo thường niên ngành Cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010
9
2007
14.78
16.9
16.14
2008
15.85
17.09
16.53
2009*
16.1
17.8
17.17
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ số liệu của GSO và VRA
Bảng 10: Cơ cấu diện tích, sản lượng cao su theo vùng và năng suất năm 2008 và 2009
Diện tích (%)
Sản lượng (%)
Năng suất (tấn/ha)
2008
2009*
2008
2009*
2008
2009*
Đông Nam Bộ
64.3
65.4
77.8
80.5
1.789
1.84
Tây Nguyên
24.9
22.7
17.9
15.7
1.372
1.42
Duyên Hải
10.0
9.1
4.3
3.8
1.178
1.21
Tây Bắc
0.8
2.8
-
-
-
-
Tổng (nghìn ha/tấn)
631.4
674.2
659.6
723.7
1.653
1.717
Nguồn: Agroinfo, tính toán từ số liệu VRA và MARD, số liệu 2009 ước tính
Bảng 11: Sản lượng gỗ cao su khai thác và nhập khẩu giai đoạn 2005 - 2008 (ngàn m3)
Năm
Nhập khẩu
Trong nước
2005
301
141
2006
314
138
2007
357
210
2008
227
240
Nguồn: VRA-TS.Trần Thị Thúy Hoa, hội thảo thường niên của ANRPC 2009
Bảng 12: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam (nghìn tấn, triệu USD)
Năm
Lượng (ngàn tấn)
Kim ngạch (triệu USD)
2003
432.3
377.864
2004
513.4
596.88
2005
554.1
804.125
2006
703.6
1286.365
2007
715.6
1392.838
2008
658.3
1593.328
2009
726
1199
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ GSO và VRA
Bảng 13: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam theo tháng năm 2009
Lượng (ngàn tấn)
Kim ngạch (triệu USD)
Tháng 1
39.13
50
Tháng 2
36.55
51.8
Tháng 3
42.74
60.7
Tháng 4
21.61
31.4
Tháng 5
43.63
64.7
Tháng 6
67.41
99.2
Tháng 7
82.71
122
Tháng 8
76.71
123.3
Tháng 9
68.7
116.9
Tháng 10
77.43
141.9
Tháng 11
84.34
166.8
Tháng 12
85.03
170.2
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ số liệu của GSO
Bảng 14: Cơ cấu xuất khẩu cao su theo sản phẩm năm 2008 và 2009
2008
2009*
SVR L,3L
47%
50%
SVR 10
16%
12%
Latex
9%
10%
RSS
5%
5%
SVR CV
3%
5%
SVR 20
3%
4%
SVR 5
1%
2%
Khác
16%
12%
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ số liệu VRA và Agroviet
Bảng 15: Khối lượng nhập khẩu cao su của Trung Quốc theo thị trường năm 2008 và 2009
NK từ các nước khác
NK từ Việt Nam
2008
1254.85
427.25
2009*
1085.45
443.35
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ GSO và GTIS
Bảng 16: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su năm 2008 và 2009
2008 (Tổng: 658,3 ngàn tấn)
2009 (Tổng: 726 ngàn tấn)
Trung Quốc
66%
69%
Hàn Quốc
4%
4%
Đức
4%
3%
Đài Loan
3%
3%
Malaysia
3%
4%
Khác
20%
17%
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ GSO và Bộ Công thương
Bảng 17: Lượng nhập khẩu cao su Việt Nam (nghìn tấn)
Năm
Khối lượng
2001
22
2002
140
2003
120
2004
155
2005
141
2006
185
2007
130
2008
150.2
2009
135
Nguồn: VRA và ANRPC
Bảng 18: Giá xuất khẩu cao su trung bình theo tháng năm 2008 và 2009 (USD/tấn)
SVR CV 50
SVR CV 60
SVR L
SVR 3L
SVR 5
SVR 10
SVR 20
RSS 3
T1
1574
1564
1504
1494
1454
1434
1416.5
1464
T2
1581.6
1571.6
1511.6
1501.6
1461.6
1346.2
1336.2
1457.6
T3
1598
1588.1
1528.1
1518.1
1478.1
1340.7
1330.7
1430.7
T4
1677.6
1667.6
1607.6
1597.6
1558.1
1519.6
1509.6
1584.5
T5
1678.4
1668.4
1608.4
1598.4
1558.4
1476
1466
1588.4
T6
1668.6
1658.6
1598.6
1588.6
1548.6
1482.9
1472.9
1578.6
T7
1692.3
1682.3
1622.3
1612.3
1572.3
1531.4
1521.4
1602.3
T8
1932.6
1922.6
1862.6
1852.6
1812.6
1772.8
1762.8
1842.6
T9
2033.8
2023.8
1963.8
1953.8
1913.8
1879.3
1869.3
1943.8
T10
2205.2
2195.2
2135.2
2125.2
2085.2
2066.6
2056.6
2115.2
T11
2418
2408
2348
2338
2298
2293.9
2283.9
2328
T12
2701.8
2691.8
2631.8
2621.8
2581.8
2574.4
2564.4
2611.8
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ VRA
Bảng 19: Biến động giá mủ cao su quy khô tại Đồng Nai năm 2008 và 2009 (Ngàn đồng/tấn)
2008
2009
T1
30000
13833.33
T2
31700
15250
T3
32400
17500
T4
33800
19400
T5
35000
22000
T6
38375
22000
T7
43500
22000
T8
44500
26350
T9
43300
28000
T10
27000
28500
T11
19000
33750
T12
11600
38166.67
Nguồn: Agroinfo tổng hợp
Bảng 20: Doanh thu (tỷ đồng) của công ty Kim Đan giai đoạn 1999 – 2009
Năm
Doanh thu (tỷ đồng)
1999
67.9
2000
109.37
2001
154.25
2002
228.51
2003
257.26
2004
349.65
2005
452.2
2006
530
2007
793.09
2008
802.81
2009
858.67
Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ webite công ty Kim Đan
Bảng 21: Dự báo tiêu dùng cao su thế giới đến năm 2019
Tiêu dùng (nghìn tấn)
Tốc độ tăng hàng năm (%)
2008
10088
-1.4
2009
9563
-5.2
2010
9714
1.6
2011
10192
4.9
2015
12269
4.4
2019
13537
2.2
Nguồn: IRSG – Hội thảo thường niên cua ANRPC, tháng 11/2009
PHỤ LỤC 2
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015
và tầm nhìn đến năm 2020
______
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với các nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Khai thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường.
2. Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su.
3. Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.
4. Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Đến năm 2010: tiếp tục trồng mới 70 nghìn ha để diện tích cao su cả nước đạt 650 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 800 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến khoảng 220 nghìn tấn.
2. Đến năm 2015: tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha, để diện tích cao su cả nước đạt 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến trong 5 năm 360 nghìn tấn.
3. Đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
1. Về quỹ đất trồng cao su
Để đạt mục tiêu 800 nghìn ha cao su, phải tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây cao su.
2. Định hướng quy hoạch cao su ở các vùng
a) Vùng Đông Nam Bộ: tiếp tục trồng mới 25 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo phù hợp với cao su, để ổn định diện tích 390 nghìn ha cao su;
b) Vùng Tây Nguyên: tiếp tục trồng mới khoảng 95 - 100 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 280 nghìn ha;
c) Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: tiếp tục trồng mới 10 - 15 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 40 nghìn ha;
d) Vùng Bắc Trung Bộ: tiếp tục trồng mới khoảng 20 nghìn ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, để ổn định diện tích 80 nghìn ha;
đ) Các tỉnh vùng Tây Bắc: không phát triển theo phong trào, có bước đi phù hợp. Trên cơ sở quỹ đất và kết quả đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng, các địa phương quyết định mở rộng diện tích ở những địa bàn có đủ điều kiện, để đến năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50 nghìn ha.
3. Về vốn và nguồn vốn
a) Tổng mức đầu tư : khoảng 30 nghìn tỷ đồng;
b) Nguồn vốn:
- Ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng (bao gồm: điện, đường giao thông, trạm xá, trường học thuộc vùng dự án) và đào tạo nghề;
- Vốn của doanh nghiệp và của dân;
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định hiện hành;
- Vốn tín dụng thương mại.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về đất đai
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và xây dựng quy hoạch phát triển cao su của địa phương phù hợp với quy hoạch này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao đất hoặc thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cao su theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cao su, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các pháp luật khác liên quan. Chủ chăm sóc, bảo vệ rừng được hoàn trả phần giá trị sinh khối tăng thêm do đầu tư vốn, công chăm sóc, bảo vệ từ khi được Nhà nước giao đất và khoán rừng đến thời gian bị thu hồi, lấy từ nguồn thu bán sản phẩm tận thu từ rừng trước khi bàn giao đất cho trồng cao su;
c) Đối với đất sản xuất nông nghiệp do hộ nông dân đang canh tác: khuyến khích các hộ thuộc địa bàn dự án cho thuê đất hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào các doanh nghiệp trồng cao su và lao động trong độ tuổi được vào làm việc tại doanh nghiệp;
d) Trên cơ sở quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư lựa chọn và xây dựng dự án trồng mới, đầu tư cơ sở công nghiệp chế biến (sơ chế và chế biến sâu) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Về khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
a) Tiếp tục đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, cung ứng đủ giống đầu dòng cho các vườn ươm phục vụ yêu cầu sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án giống cao su chất lượng cao thuộc Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thuỷ, hải sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su.
3. Về tiêu thụ sản phẩm
a) Các doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức và người sản xuất, bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi;
b) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su, xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá. Hình thành thị trường kỳ hạn cao su Việt Nam, nhằm xây dựng thị trường bán buôn hàng hoá phù hợp với thông lệ quốc tế. Thúc đẩy quan hệ hợp tác trồng, chế biến và tiêu thụ cao su với các nước trên thế giới.
4. Về đầu tư và tín dụng
a) Khuyến khích, huy động các nguồn vốn các nhà đầu tư, vốn nhàn rỗi trong dân và giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển cao su;
b) Ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí vốn để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng dự án trồng cao su;
c) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cao su ở các địa bàn khó khăn thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP.
5. Về tổ chức sản xuất
a) Đầu tư phát triển cơ sở chế biến mủ, sản phẩm và đồ gỗ cao su gắn với vùng nguyên liệu theo hướng đa dạng sở hữu, đa dạng sản phẩm, hình thành doanh nghiệp công, nông nghiệp nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu;
b) Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch được duyệt;
c) Khuyến khích và hỗ trợ việc hình thức thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trong lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ cao su để hỗ trợ hộ gia đình và tư nhân trồng cao su về kỹ thuật, dịch vụ vật tư và tiêu thụ sản phẩm;
d) Nâng cao năng lực hoạt động Hiệp hội Cao su Việt Nam để hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên và người sản xuất.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai quy hoạch; kịp thời cập nhật về sản xuất, thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để điều chỉnh quy hoạch phù hợp.
2. Các Bộ, ngành Trung ương: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước; hướng dẫn các địa phương sử dụng đất chuyển đổi đúng pháp luật và có hiệu quả; bảo đảm các yếu tố, nhất là vốn đầu tư cho phát triển theo quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh: rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển cao su của địa phương, xác định địa bàn chuyển đổi từ đất đang sản xuất nông nghiệp và đất từ rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo sang trồng cao su, công khai, minh bạch để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước lựa chọn địa bàn đầu tư. Lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đầu tư và tiến hành các thủ tục về lập các dự án đầu tư theo quy định, để các tổ chức này sớm triển khai lập dự án chi tiết.
4. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các Tổng công ty nhà nước về cao su xây dựng kế hoạch phát triển cao su của đơn vị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Quý khách đặt mua báo cáo xin mời liên hệ:
Bộ phận dịch vụ khách hàng
Văn phòng: 84.4.39725153
Email: agro_ipsard@yahoo.com 
Các ý kiến đóng góp xin liên hệ:
Ban Phân tích và dự báo
Văn phòng: 84.4.39725154 
Email: info@agro.gov.vn 
Quý độc giả quan tâm tới các báo cáo sẽ ra mắt trong thời gian tới của Trung tâm xin liên hệ theo số điện thoại, của Trung tâm hoặc truy cập website: www.agro.gov.vn để biết thêm chi tiết.
----------------------
Bản quyền thông tin thuộc về Trung tâm thông tin NNPTNT (AGROINFO). Ghi rõ nguồn AGROINFO khi trích dẫn lại thông tin trong ấn phẩm này. Các thông tin, số liệu được cung cấp đều đã công bố công khai và được AGROINFO bảo đảm có giá trị tính tới thời điểm phát hành. Những nhận định, dự báo trong ấn phẩm do các chuyên gia của AGROINFO đưa ra, không đại diện cho quan điểm của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những nhận định và dự báo này mang tính tham khảo, phục vụ quá trình phân tích, ra quyết định của các doanh nghiệp, nhà quản lý và các tổ chức nhận được ấn phẩm từ AGROINFO. AGROINFO sẽ không chịu trách nhiệm về việc khách hàng sử dụng những số liệu và dự báo công bố trong ấn phẩm.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuong_nien_nganh_cao_su_nam_2009_va_trien_vong_nam.docx