Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang

1.1. Khái quát về dự án

Mục Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”

(viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia

đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân;

nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực

hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.

Mục tiêu cụ thể của dự án:

- Phát triển và vận hành Hệ thống thông tin đất đai đa mục đích để đáp ứng tốt

hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

- Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu nhằm đáp ứng

tốt hơn nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và người dân.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa

bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.

- Hoàn thiện và vận hành CSDL đất đai của địa phương (dữ liệu địa chính, dữ

liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất

đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai, kết nối với

Trung ương và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng,

ngân hàng,.).

- Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc

hiện đại hóa các VPĐK từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị

thiết bị đầu - cuối của các VPĐK và đào tạo cán bộ.

- Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng

đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận hành hệ

thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng đất đai.

1.2. Nội dung dự án

Dự án sẽ bao gồm 3 hợp phần như sau:

Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai

Hợp phần này sẽ hỗ trợ: (i) Hiện đại hóa và tăng cường chất lượng cung cấp dịch

vụ công trong lĩnh vực đất đai, (ii) Đào tạo, truyền thông và tổ chức thực hiện kế hoạch

phát triển dân tộc thiểu số; (iii) Thiết lập và thực hiện Hệ thống theo dõi và đánh giá

việc quản lý và sử dụng đất.

Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai thông qua

việc hoàn thiện quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng

lực của các cán bộ VPĐK ở các tỉnh dự án. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc thống nhất các

tiêu chuẩn nghiệp vụ và cơ sở vật chất của VPĐK và chi nhánh VPĐK, đồng thời tăng

cường sự tham gia của người dân, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác thông

qua các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức. Các hoạt động của hợp phần

này sẽ tạo điều kiện để triển khai các hoạt động kỹ thuật trong khuôn khổ Hợp phần 2của dự án. Ngoài ra, Hợp phần này cũng sẽ giúp theo dõi việc thực hiện quản lý sử

dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và dần dần đáp ứng các nhu cầu

của nền kinh tế, xã hội trong hiện tại và trong tương lai về khả năng tiếp cận tốt hơn

với các thông tin và dịch vụ thông tin đất đai.

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 1

Trang 1

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 2

Trang 2

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 3

Trang 3

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 4

Trang 4

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 5

Trang 5

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 6

Trang 6

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 7

Trang 7

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 8

Trang 8

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 9

Trang 9

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang xuanhieu 3200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Kiên Giang
ì trong suốt quá trình 
thực hiện dự án. 
 Hoạt động 8. Công tác theo dõi, đánh giá 
 Hệ thống giám sát Dự án được thiết kế để khảo sát mức độ chấp nhận, mức độ 
hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ quản lý đất đai ở các huyện tham gia dự án, 
kể cả đối với người Kinh và không phải người Kinh. 
 Giám sát nội bộ của Ban VILG cấp Trung ương và Đoàn giám sát của Ngân hàng 
thế giới sẽ được thực hiện tại các huyện có nhiều dân tộc thiểu số với mức độ cao hơn 
tại các huyện khác. Tương tự, việc giám sát tại các xã có cộng đồng người dân tộc thiểu 
số cũng sẽ được thực hiện riêng với mức độ cao hơn tại các xã khác. Vào năm thứ tư, 
Dự án sẽ tiến hành một đánh giá tác động liên quan đến các rủi ro đã xác định ở trên 
đối với quá trình triển khai Dự án tại các địa phương có nhiều dân tộc thiểu số. 
 Ngoài ra, Ban VILG cấp tỉnh phối hợp với UBND các huyện để tổ chức các Hội 
thảo để đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. 
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 Ban Quản lý dự án Trung uơng có trách nhiệm tập huấn, huớng dẫn tổ chức triển khai 
và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triến dân tộc tại địa phương theo 
Khung phát triển dân tộc của toàn dự án và theo sổ tay hướng dẫn của dự án. 
 Lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tố chức 
thực hiện Ke hoạch phát triến dân tộc tại địa phương mình. 
 Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh phối hợp với ủy 
ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch Phát triển Dân tộc 
Thiểu số và những chi tiết được nêu trong sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án. 
 Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh phân công một cán bộ chịu trách nhiệm làm đầu 
mối về các vấn đề xã hội. Cán bộ này có nhiệm vụ đôn đốc Nhóm thực hiện Dự án cấp 
huyện thực hiện đầy đủ các biện pháp trong khuôn khổ hành động này. 
 Đại diện Ban Dân tộc tỉnh, Nhóm tư vấn cộng đồng cấp tỉnh, Nhóm tham gia 
cộng đồng cấp huyện, công chức địa chính phường, xã có trách nhiệm phối họp với 
Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh tổ chức các cuộc họp dân lấy ý kiến cộng đồng; đánh 
giá, tham vấn những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án và các vấn đề về người 
dân tộc thiểu số; giám sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với 
các dịch vụ quản lý đất đai ở các huyện tham gia dự án, kế cả đối với các nhóm dân 
trên địa bàn, gồm cả nhóm dân tộc đa sổ và thiểu số. 
 Cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm phản ánh về tình hình triến 
khai dự án tại cộng đồng, những hoạt động của dự án có tác động và ảnh hưởng không 
tích cực đến quyền và lợi ích của cộng đồng. 
 Các báo cáo định kỳ của Ban quản lý dự án VILG tỉnh (quý, tháng) sẽ bao gồm 
báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số tại tỉnh, trong đó 
nêu rõ các hoạt động đã được triển khai liên quan đến kế hoạch này tại các địa bàn của 
dự án; các ý kiến phản hồi của người dân tộc thiểu số liên quan đến các hoạt động của 
dự án tại tỉnh và kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo, báo cáo về Ban quản lý 
dự án VILG cấp Trung ương. 
 Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các thành viên phản ánh 
kịp thời về Ban quản lý, Ban chỉ đạo dự án VILG tỉnh để có biện pháp giải quyết kịp 
thời. 
 V. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ 
5.1. Công khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số 
 Dự thảo Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đã được công bố với chính 
quyền địa phương và cộng đồng DTTS trước khi trình Ngân hàng thế giới phê duyệt. 
Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số được phê duyệt sẽ được công bố cho cộng đồng 
dân tộc thiểu số vùng dự án theo ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu thông qua các cuộc họp 
thôn/bản và lưu giữ ở UBND xã, nhà văn hóa cộng đồng đảm bảo những người dân tộc 
thiểu số vùng dự án, bao gồm hộ bị ảnh hưởng, hộ hưởng lợi và cộng đồng của họ có 
thể tiếp cận một cách thuận lợi và có thể hiểu hết được Kế hoạch đó. Kế hoạch Phát 
triển dân tộc thiểu số được duyệt cũng sẽ được công bố trên trang web của Ngân hàng 
thế giới. 
 Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có các hoạt động phát sinh dẫn đến phát 
sinh các tác động, Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số sẽ được cập nhật. Bản cập nhật 
sẽ được gửi Ngân hàng thế giới xem xét và được công bố tới cộng đồng DTTS vùng 
dự án. 
5.2. Đảm bảo sự tham gia Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số 
 Nhằm đảm bảo việc tham gia của người dân tộc thiểu số trong suốt quá trình 
chuẩn bị và thực hiện dự án, việc tham vấn cần được tiến hành một cách tự do, cung 
cấp đầy đủ thông tin trước khi thực hiện các hoạt động. Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh 
 22 
đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với cộng đồng dân tộc thiểu số, bao gồm hộ hưởng 
lợi và hộ bị ảnh hưởng để đánh giá nhu cầu của cộng đồng về sử dụng các dịch vụ cung 
cấp thông tin đất đai, đảm bảo rằng những phản ánh từ phía cộng đồng DTTS địa 
phương sẽ được ghi nhận và xem xét trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án. 
 Trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), các cuộc 
tham vấn cộng đồng thông qua họp dân, phỏng vấn các cá nhân và thảo luận nhóm đã 
được thực hiện. Người dân ở các thôn vùng dự án, bao gồm cả hộ bị ảnh hưởng đều 
tham gia thảo luận và chia sẻ thông tin. Phụ nữ, người dễ bị tổn thương và thanh niên 
được mời tham gia và khuyến khích đóng góp ý kiến. Các nhóm dân tộc thiểu số ở các 
xã vùng dự án đều được tham vấn. 
 Các cuộc tham vấn cộng đồng DTTS được thực hiện cho tất cả các xã vùng dự 
án có DTTS, đã đề cập các nội dung sau: a) những tác động tích cực và tiêu cực của 
dự án đối với hộ gia đình và cộng đồng, b) trên cơ sở các tác động tiêu cực, thảo luận 
với cộng đồng các biện pháp tránh hoặc giảm thiểu, và c) cơ hội kinh tế - xã hội mà dự 
án sẽ đem lại cho các hộ/cộng đồng DTTS. 
 Cơ chế tham vấn và tham gia của người DTTS trong quá trình thực hiện dự án: 
Tham vấn trước, tự do không ép buộc và cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến sự đồng 
thuận rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với các hoạt động của dự án cần được thực 
hiện suốt quá trình thực hiện dự án và được ghi lại bằng biên bản. Các ý kiến phản hồi 
của cộng đồng cần được xem xét đưa vào dự án. Các phương pháp tham vấn và tham 
gia có thể sử dụng như thảo luận nhóm, phỏng vấn người chủ chốt, người có uy tín 
trong cộng đồng, trình diễn mô hình. Phương pháp tham vấn và sự tham gia của cộng 
đồng DTTS cần đảm bảo phù hợp với văn hóa của họ và đảm bảo các yếu tố về giới, 
liên thế hệ và bao gồm cả nhóm dễ bị tổn thương. 
 Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số được công bố tại cổng thông tin intershop 
của Ngân hàng thế giới, UBND các huyện, xã có đồng bào dân tộc thiếu số và bằng 
nhiều hình thức khác để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số có thế tiếp cận dễ dàng, 
có thể hiểu được nội dung của kế hoạch. 
 VI. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 
 Cơ chế giải quyết khiếu nại được thiết lập cho Dự án này là cơ chế hai cấp: Cấp 
cộng đồng và cấp chính quyền. Tại mỗi xã dự án, một Ban hòa giải sẽ được thành lập 
để tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc hay tranh chấp của người dân bằng biện 
pháp hòa giải theo thể thức truyền thống. Nếu các khiếu nại không thể giải quyết ở cấp 
cộng đồng thì sẽ được gửi lên cấp chính quyền thông qua bộ phận một cửa ở cấp xã, 
huyện và tỉnh và cuối cùng là cấp tòa án. 
 Cán bộ xã hội của Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại của người 
dân (nếu có) và làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và theo dõi quá 
trình giải quyết cho đến khi kết thúc. Kết quả giải quyết cần được thông báo kịp thời 
bằng văn bản đến người có khiếu nại. Khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại cần 
được báo cáo cụ thể trong các báo cáo về thực hiện EMDP cho Ban QLDA Trung ương 
và cho Ngân hàng thế giới. 
 VII. KINH PHÍ DỰ KIẾN 
 Chi phí ước tính để thực hiện Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số này bao gồm 
các chi phí cho những hoạt động liên quan đến dân tộc thiểu số. Kinh phí này được 
tính vào nguồn kinh phí thực hiện dự án. 
 Ngân sách để thực hiện Kế hoạch này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách đối ứng 
của địa phương. 
 Tổng kinh phí dự kiến là 463.000.000 đồng. (Bằng chữ: Bốn trăm sáu 
mươi ba triệu đồng), tương đương 20.000 USD (quy đổi 1USD = 23.150 đồng tại thời 
điểm trình UBND Tỉnh phê duyệt). Quá trình triển khai thực hiện sẽ theo dự toán được 
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cụ thể. 
 Đơn 
 Đơn vị Số 
 STT Nội dung giá Thành tiền (USD) 
 tính lượng 
 (USD) 
 Tổng cộng 20,000 
 Nhóm tham vấn cộng đồng và 
 Hoạt 
 tổ chức hội thảo 2 lần một 5,000 
 động 1: năm 
 Thù lao cho Nhóm tham vấn 
 cộng đồng (Cán bộ cơ quan tài 
 nguyên môi trường, cơ quan 
 quản lý công tác dân tộc địa Làm việc và hưởng 
 - phương, cơ quan văn hóa địa lương theo chế độ kiêm 
 phương, đại diện cộng đồng nhiệm 
 dân tộc thiểu số,.... ) 
 - Chi khác (đi lại, in ấn, ...) 1 5,000 5,000 
 Hoạt Sử dụng các công cụ truyền 
 động 2: thông hiện đại và hiệu quả 
 Xây dựng nội dung truyền Lồng ghép vào tiểu HP 
 - thông (dười hình thức nghe 1.3 HP1 
 nhìn DVD) 
 - Phát sóng và in DVD 
 Đào tạo cho trưởng thôn, 
 xóm, bản Tổ chức 01 hội nghị 
 Hoạt Hội 
 để đào tạo cho các trưởng thôn, 1 3,000 3,000 
 động 3: xóm (120 người x 1 ngày ) nghị 
 Tô chức họp dân ở các thôn 
 Hoạt Cuộc 
 và xã (5 cuộc họp/năm x 3 15 600 9,000 
 động 4 năm) họp 
 Đào tạo cán bộ quản lý đất 
 đai (Tổ chức hội thảo định Lồng ghép vào các 
 chương trình đào tạo 
 Hoạt hướng cho các cán bộ quản lý 
 đất đai trong việc tiếp cận với của dự án và các 
 động 5 
 người dân tộc) (2 Hội chương trình khác của 
 nghị/tỉnh) TW và địa phương 
 24 
 Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp 
 cận thông tin đất đai và đăng 
 Hoạt 
 ký đất ở các cộng đồng nơi có 
 động 6 các nhóm dân tộc thiểu số 
 sinh sống. 
 Kinh phí hỗ trợ cho VPĐKĐĐ 
 tổ chức thực hiện dịch vụ hỗ trợ 
 tiếp cận thông tin đất đai và 
 đăng ký đất cho các nhóm dân Kinh phí từ nguồn chi 
 - tộc thiểu số tại các vùng sâu, hoạt động thường 
 vùng xa (20 xã * 2 năm/lần) xuyên của VPĐK 
 Văn phòng đăng ký đất đai tập 
 huấn cán bộ cấp xã hỗ trợ tiếp 
 cận và sử dụng hệ thống thông 
 - 
 tin đất đai qua mạng Internet 
 Hoạt Ban hòa giải cộng đồng 
 3.000 
 động 7 
 Tổ chức hội nghị tập huấn nâng 
 cao kỹ năng giải quyết tranh 
 chấp của các cán bộ địa chính 
 và tổ hòa giải ở thôn, ấp (100 Hội 
 - 3 1,000 3,000 
 người x 1 ngày *1 năm/lần) Nghị 
 Hoạt Công tác theo dõi, đanh giá 
 Lồng ghép 
 động 8 
 Theo dõi, đánh giá liên quan 
 đến các hoạt động của dự án tại 
 các địa bàn trong tỉnh theo 
 nhóm dân tộc, trình trạng 
 - nghèo/cận nghèo/không nghèo vào tiểu HP3 
 và giới tính. 
 VIII. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ 
 Ban Quản lý Dự án VILG cấp tỉnh theo dõi thực hiện chung và giám sát nội bộ 
 kế hoạch phát triển DTTS. Ban Quản lý Dự án VILG Trung Ương sẽ xem xét góp ý 
 báo cáo giám sát và trình lên Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến. Hoạt động 
 giám sát, đánh giá cần phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện 
 dự án để xác định đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hành động ngay từ phía Ban 
 quản lý dự án VILG cấp tỉnh. 
 Các hoạt động giám sát, đánh giá gồm: 
 BẢNG 2: TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 
Hoạt động giám sát và đánh giá Các chỉ số cơ bản 
 • Bản kế hoạch phải được chia sẻ đến 
 cộng đồng; 
 • Kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu của 
1. Tiến độ thực hiện EMDP người DTTS; 
 • Nguồn nhân lực đầy đủ để thực hiện kế 
 hoạch. 
 • Cộng đồng DTTS, chính quyền xã, lãnh đạo 
 thôn, bản và các tổ chức quần chúng tại địa 
2. Thực hiện tham vấn cộng đồng và phương sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về 
sự tham gia của người dân địa EMDP và cơ chế khiếu nại. 
phương • Cộng đồng DTTS, đại diện các thôn, bản và 
 các tổ chức đoàn thể địa phương phải được tham 
 vào hoạt động giám sát việc thực hiện EMDP. 
3.Thực hiện các biện pháp giảm thiểu • Toàn bộ biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 
tác động tiêu cực tiềm ẩn từ Dự án phải được thực hiện một cách hiệu quả. 
4. Thực hiện các can thiệp phát triển 
 • Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ đào tạo phải được 
cụ thể đối với cộng đồng DTTS địa 
 thực hiện một cách hiệu quả. 
phương 
 • Cộng đồng DTTS hiểu rõ về cơ chế khiếu 
5. Cơ chế khiếu nại/khiếu kiện nại/khiếu kiện và các tài liệu tổ chức liên quan 
 và loại báo cáo, và các giải pháp đạt được. 
 26 
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 
 Giới tính 
 Stt Họ tên Dân tộc Địa chỉ (ấp, xã, huyện) 
 Nam Nữ 
 1 Danh Khía Khmer Ấp Giồng Đá – xã Bàn Thạch - huyện Giồng Riềng x 
 2 Danh Phuông Khmer Ấp Giồng Đá – xã Bàn Thạch - huyện Giồng Riềng x 
 3 Lưu Văn Sang Khmer Ấp Giồng Đá – xã Bàn Thạch - huyện Giồng Riềng x 
 4 Trần Văn Phúc Khmer Ấp Giồng Đá – xã Bàn Thạch - huyện Giồng Riềng x 
 5 Danh Hồng Khmer Ấp Cây Trôm – xã Bàn Thạch - huyện Giồng Riềng x 
 6 Danh Sen Khmer Ấp Huỳnh Tố - xã Vĩnh Phú - huyện Giồng Riềng x 
 7 Danh Duyên Khmer Ấp Huỳnh Tố - xã Vĩnh Phú - huyện Giồng Riềng x 
 8 Thị Tiên Khmer Ấp Huỳnh Tố - xã Vĩnh Phú - huyện Giồng Riềng x 
 9 Thị Tiền Khmer Ấp Huỳnh Tố - xã Vĩnh Phú - huyện Giồng Riềng x 
 10 Thị Oành Khmer Ấp Huỳnh Tố -xã Vĩnh Phú - huyện Giồng Riềng x 
 11 Sơn Suôl Khmer Ấp Thạnh Trúc - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 12 Danh Thông Khmer Ấp Tàu Hơi - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 13 Thạch Của Khmer Ấp Thạnh Trị - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 14 Dương Minh Sung Khmer Ấp Thạch Trúc - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 15 Thị Sol Khmer Ấp Tàu Hơi - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 16 Thạch Thị Tiền Khmer Ấp Thạnh Trúc - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 17 Thạch Thị Lòng Khmer Ấp Thạnh Trúc - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 18 Thạch Thị Phương Khmer Ấp Thạnh Trúc - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 19 Thạch Thị Cẩm Loan Khmer Ấp Thạnh Trị - xã Thạnh Trị - huyện Tân Hiệp x 
 20 Danh Bảo Khmer Tổ 14 ấp Sóc cung - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 21 Danh Mây Khmer Tổ 5 ấp Sóc cung - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 22 Thị Chương Khmer Tổ 5 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 23 Thị Đạt Khmer Tổ 5 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 24 Thị Ngọc Khmer Tổ 7 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 25 Danh Dương Khmer Tổ 7 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 26 Thị Hỏi Khmer Tổ 8 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 27 Danh Chẳng Khmer Tổ 8 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 28 Lâm Sanh Khmer Tổ 8 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 29 Thị dẽ Khmer Tổ 9 ấp Tà Tây - xã Phi Thông - TP Rạch Giá x 
 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CÁN BỘ LÀM CÔNG 
 TÁC QUẢN LÝ 
 Giới tính 
 Stt Họ tên Đơn vị công tác 
 Nam Nữ 
 1 Lưu Huy Chánh Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Giồng Riềng x 
 2 Nguyễn Duy Lạng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tân Hiệp x 
 3 Nguyễn Thị Anh Đào Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Hiệp x 
 4 Lê Hữu Có Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giồng Riềng x 
 5 Trần Thị Khánh Huyền Nhân viên kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp x 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_ke_hoach_phat_trien_dan_toc_thieu_so_emdp_tinh_kien.pdf