Bạn đã biết cách đặt câu hỏi?
Hiện công ty có bao nhiêu nhân viên?
Đừng nghĩ rằng đó là câu hỏi thừa thãi. Nếu biết được câu trả lời cho
câu hỏi này, bạn sẽ có thể mường tượng được cơ hội thăng tiến dành chomình là bao nhiêu? Nhờ câu hỏi này bạn cũng có thể biết được liệu trách
nhiệm trong công việc của mình ở mức độ nào. Bởi một công ty với số
lượng nhỏ nhân viên bao giờ cũng sẽ đòi hỏi nhân viên của mình "cứng
cáp", kỹ năng tốt hơn và phải căng mình làm nhiều việc hơn.
Công ty có kế hoạch mở rộng hoạt động không?
Với câu hỏi này bạn sẽ biết được công ty đang ở đâu trong quá trình phát
triển của mình. Nếu họ không có kế hoạch bành trướng, mở rộng hoạt
động nữa, thì có thể là họ đang gặp nhiều khó khăn, hoặc đang phải đối
mặt với nhiều thách thức. Hoặc đơn giản chỉ vì họ chỉ là người làm thuê
và chịu trách nhiệm duy trì công ty, chứ không biết gì về các chiến lược
khác của công ty cả.
Ai sẽ là người trực tiếp quản lý vị trí công việc này?
Bạn hãy hy vọng rằng người quản lý bạn sau này trong công việc chính
là người đang phỏng vấn và ngồi trước mặt bạn. Bởi nếu điều đó là đúngthì ít nhất bạn đã được sếp cân nhắc kỹ về những cá tính mà bạn bộc lộ
chứ không chỉ là bạn trên. giấy. Và điều này cũng dẫn đến một câu hỏi
khác: phong cách lãnh đạo của sếp thế nào?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bạn đã biết cách đặt câu hỏi?
Bạn đã biết cách đặt câu hỏi? Chúc mừng! Bạn đã có được một cái hẹn phỏng vấn. Bạn đang chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho buổi phỏng vấn: may thêm bộ đồ mới, đánh lại đôi giày, nghiên cứu thêm tài liệu về công ty và in thêm vài bản CV nữa... nhưng bạn có biết, tất cả chỉ là phụ. Điều quan trọng nhất bạn cần phải chuẩn bị cho ngày trọng đại này là một chiến lược... đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất mong muốn vị trí ấy. Và biết cách đặt câu hỏi sẽ là cách tốt nhất để bạn thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự quan tâm tới vị trí mà họ đang tuyển dụng. Tất nhiên không có một mẫu số chung nào cho tất cả. Nhưng những mách nhỏ sau đây sẽ giúp bạn biết cách đặt câu hỏi chuyên nghiệp và dễ "ghi điểm" nhất. Hiện công ty có bao nhiêu nhân viên? Đừng nghĩ rằng đó là câu hỏi thừa thãi. Nếu biết được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn sẽ có thể mường tượng được cơ hội thăng tiến dành cho mình là bao nhiêu? Nhờ câu hỏi này bạn cũng có thể biết được liệu trách nhiệm trong công việc của mình ở mức độ nào. Bởi một công ty với số lượng nhỏ nhân viên bao giờ cũng sẽ đòi hỏi nhân viên của mình "cứng cáp", kỹ năng tốt hơn và phải căng mình làm nhiều việc hơn. Công ty có kế hoạch mở rộng hoạt động không? Với câu hỏi này bạn sẽ biết được công ty đang ở đâu trong quá trình phát triển của mình. Nếu họ không có kế hoạch bành trướng, mở rộng hoạt động nữa, thì có thể là họ đang gặp nhiều khó khăn, hoặc đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hoặc đơn giản chỉ vì họ chỉ là người làm thuê và chịu trách nhiệm duy trì công ty, chứ không biết gì về các chiến lược khác của công ty cả. Ai sẽ là người trực tiếp quản lý vị trí công việc này? Bạn hãy hy vọng rằng người quản lý bạn sau này trong công việc chính là người đang phỏng vấn và ngồi trước mặt bạn. Bởi nếu điều đó là đúng thì ít nhất bạn đã được sếp cân nhắc kỹ về những cá tính mà bạn bộc lộ chứ không chỉ là bạn trên... giấy. Và điều này cũng dẫn đến một câu hỏi khác: phong cách lãnh đạo của sếp thế nào? Bảo hiểm sức khoẻ ? Hãy chắc rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Có thể đặt thêm câu hỏi để biết được liệu rằng bạn còn có nhiều lựa chọn khác không? Hay việc khám răng và thị lực có bao gồm trong chế độ chăm sóc sức khoẻ của công ty không? Chế độ hưu trí? Bạn cần phải biết thật kỹ về điều này. Có công ty có chế độ hưu trí rất tốt nhưng nhiều công ty lại không. Bạn phải đảm bảo rằng công ty bạn có chế độ tốt nhất mà bạn có thể có. Tất nhiên bạn cũng nên tìm hiểu mức độ phụ cấp mà bạn sẽ được nhận. Chế độ nghỉ? Vị trí tuyển dụng này có chế độ nghỉ như thế nào? Liệu có thể có những kỳ nghỉ cá nhân đột xuất được không? Nếu ốm đau thì như thế nào? Đó là những câu hỏi mà bạn nên đặt ra với nhà tuyển dụng. Tất nhiên chúng không quá quan trọng nhưng nếu bạn có được những thông tin này thì sẽ tốt hơn cả. Các chế độ khác : Chế độ thưởng dịp lễ Tết hay kỷ niệm thành lập? Chế độ hoa hồng? Các chế độ chăm sóc y tế khác? Đó cũng là những điều bạn không nên quên hỏi nhà tuyển dụng. Tương lai của công ty? Theo ông đâu là thách thức lớn nhất cho công ty trong những năm sắp tới? Ông có chắc rằng chúng ta đang không đi phải ngõ cụt? Đối thủ cạnh tranh ? Lợi thế của chúng ta với đối thủ trực tiếp là những gì? Công ty chúng ta có kế hoạch gì để tạo ra hoặc duy trì thế mạnh cạnh tranh đó với đối thủ? Ông bà hy vọng gì ở người nắm giữ vị trí này? Tương tự với câu hỏi này là câu hỏi kiểu: Ở vị trí này, thế nào được coi là thành công? Đây là cách để bạn định liệu liệu rằng công ty mà mình ứng tuyển có kế hoạch cứng như thế nào và họ kỳ vọng bao nhiêu vào vị trí mà bạn sẽ ứng tuyển. Tại sao người đang ở vị trí này lại không tiếp tục làm việc? Ở cuối buổi phỏng vấn, đây thực sự là một câu hỏi thông minh. Chỉ với câu hỏi này bạn sẽ biết được rất nhiều thứ. Cách thức quản lý của cấp trên, sự kỳ vọng của các thành viên công ty với vị trí ấy, khả năng thăng tiến ở vị trí này... Nhớ, hãy lắng nghe cẩn trọng câu trả lời của nhà tuyển dụng cho những câu hỏi này. Đường "hoạn lộ" của vị trí tuyển dụng này ra sao? Câu hỏi này sẽ là câu hỏi rất hay giúp bạn tìm hiểu được cơ hội thăng tiến của mình nếu ở vị trí này là như thế nào? Đương nhiên nó có thể rất quan trọng hoặc không hề quan trọng với bạn, nhưng đó là điều bạn nên biết.
File đính kèm:
- ban_da_biet_cach_dat_cau_hoi.pdf