Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày đúng nội dung các công việc chuẩn bị hiện trường trồng rừng và nhiệm

thu rừng trồng.

- Chuẩn bị được hiện trường để trồng rừng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, phối hợp

trong công tác nhiệm thu rừng trồng. Đạt năng xuất lao động như đã qui định tại quyết

định số: 06 năm 2005/QĐ-BNN, và sửa đổi bổ sung quyết định 59- 2007 của BNN về định

5mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng . Đảm

bảo được nghiệm thu.

- Chăm chỉ chịu khó, trách nhiệm. Tuân thủ đúng quy định an toàn lao động.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1.1. Phát dọn thực bì

*Mục đích

- Làm đất dễ dàng, cải thiện chế độ ánh sáng, độ ẩm , nhiệt độ trên mặt đất.

- Hạn chế sự cạnh tranh của cây bụi , cỏ dại tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng

sinh trưởng, phát triển tốt.

*Yêu cầu

- Lợi dụng triệt để khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của

thực bì, nhất là nơi đất dốc.

- Tuỳ theo đặc tính của từng loại thực bì, khả năng mọc lại của chúng mà

chọn phương pháp sử lý sao cho triệt để nhất.

* Dụng cụ: Dao phát, dao tay, búa, cưa cung, cưa đơn, cưa phát quang.

1.1.1. Phương pháp phát dọn toàn diện

1.1.1.1. Điều kiện áp dụng

- Áp dụng nơi có độ dốc thấp dưới 150, không có mưa kéo dài

- Cây trồng ưa sáng, rừng thứ sinh, rừng cải tạo trồng lại rừng hoặc ở những nơi

thực hiện nông lâm kết hợp.

- Nơi cải tạo trồng rừng lại trên toàn bộ diện tích.

1.1.1.2. Phát thực bì

- Nội dung kỹ thuật: Phát từ chân dốc phát lên, hướng phát theo đường đồng mức.

Bước 1: Phát luỗng thảm tươi, cây bụi, dây leo, những cây có đường kính dưới 6

cm, phát thấp gốc dưới 10cm, băm cành nhánh thành từng đoạn ngắn 1m rải đều trên mặt

luống

Bước 2: Khai thác, tận dụng gỗ, củi, chặt những cây có đường kính từ 6cm trở lên,

tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà phân loại, cắt khúc (theo quy trình khai thác gỗ).

Bước 3. Làm đường băng cản lửa rộng 10 - 12m

1.1.1.3. Dọn thực bì

- Dọn bằng cách đốt: Sau khi phát từ 15 - 20 ngày, cành nhánh bắt đầu khô, tiến

hành đốt toàn diện khi đốt phải làm đường băng cản lửa và châm lửa cuối hướng gió.

6Hình 1:

Dọn thực

bì theo băng

- Dọn thực bì bằng cách để mục: Thường dọn theo băng, áp dụng ở những nơi dễ

gây ra cháy rừng hoặc nơi có độ dốc lớn.

- Thực bì sau khi phát để khô rụng hết lá, dọn thành băng, theo đường đồng mức,

sao cho không ảnh hưởng đến việc làm đất trên băng trồng cây sau này.

Ví dụ: Nếu cự ly cây là 3m thì bề rộng băng xếp thực bì từ 1 - 1,5m

1.1.1.4. Ưu, nhược điểm

* Ưu điểm

- Loại được hết sự cạnh tranh về ánh sáng, về dinh dưỡng đối cây không có mục

đích

- Loại được tối đa sâu bệnh có trên đất trồng

* Nhược điểm

- Khi gặp điều kiện khắc nghiệt: Nắng hạn, Giông bão không có cây tiên phong chắn

đỡ.

- Gặp mưa lớn dễ bị rửa trôi bề mặt mất dinh dưỡng đất.

1.1.2. Các phương pháp phát dọn cục bộ

1.1.2.1. Điều kiện áp dụng: Áp dụng nơi còn rừng, tùy vào điều kiện rừng cụ thể

mà ta áp dụng phát theo đám hay theo băng.

1.1.2.2. Phát dọn theo đám: Thường áp dụng nơi làm giàu rừng, tuỳ theo mục đích

kinh doanh, yêu cầu của loài cây mà mỗi đám thường có diện tích là: 10 x 10m, 20 x 20m.

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 1

Trang 1

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 2

Trang 2

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 3

Trang 3

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 4

Trang 4

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 5

Trang 5

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 6

Trang 6

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 7

Trang 7

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 8

Trang 8

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 9

Trang 9

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang xuanhieu 5220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp

Bài giảng Trồng một số loài lâm nghiệp
 8 - 9 năm bắt đầu ra quả, nhưng thu hái ở các lâm phần từ 10 tuổi trở
lên mới có chất lượng hạt tốt. Chu kỳ sai quả: 2-3 năm, ở những năm này tỷ lệ cây ra quả
đạt 80 - 90%.
- Thời gian thu hái: Tùy năm và vùng địa lý khác nhau.
- Quả chín: Khi quả chín vỏ mầu nâu nhạt, một số quả nứt để hạt bay ra bên ngoài.
Hạt và cánh hạt mầu cánh gián, nhân hạt chắc và có mầu trắng.
55
- Thời gian thu hái tốt nhất là vào lúc lâm phần có từ 5-10% số cây có quả nứt, phải
thu sớm trước khi hạt phát tán.
1.2. Chế biến
- Quả khi thu hái, hạt chưa tách. Hạt chỉ tách khi quả chín hoàn toàn.
- Quả thu hái về phải ủ quả 2 đến 3 ngày sau khi phân loại.
- Đống ủ không cao quá 50cm và phải để nơi thông gió. Mỗi ngày đảo 1 lần.
- Khi quả chín có hiện tượng tự tách hạt, ta đem trải đều phơi dưới nắng để tách hạt.
Hạt được phơi 2-3 nắng, khi hạt đã khô sàng sảy, nhặt sạch hạt nép thối có thể đem
gieo ngay hoặc đem bảo quản.
1.3. Bảo quản hạt giống
- Trong điều kiện thông thường: Bảo quản trong túi bóng đã được hút chân không,
trong môi trường nhiệt độ 150c.
- Tỷ lệ chế biến: 20kg quả tươi/1kg hạt khô.
- Số lượng hạt/1kg: 15.000-20.000 hạt.
- Độ thuần: trên 90%.
- Tỷ lệ nảy mầm: trên 95%.
- Hạt có mầu cánh dán trong: hạng tốt nhất, tỷ lệ nảy mầm trên 95%.
2. Tạo bầu
2.1.Vỏ bầu
- Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu hoặc quá
trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng.
- Kích thước bầu: 8x12cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh.
2.2. Thành phần hỗn hợp ruột bầu
- Phân chuồng ủ hoai: 10%, Supe lân Lâm thao: 2%.
- Đất tầng A dưới tán rừng: 88%. 
- Đất có hàm lượng mùn từ 3% và độ pH: 5-6.
Yêu cầu phân chuồng:
- Phân phải qua ủ hoai.
- Phân khô.
* Yêu cầu phân Lân:
- Phân Supe Lâm Thao
- Hàm lượng P205 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14%
Yêu cầu đất rừng tầng A:
- Có hàm lượng mùn 3%
- Độ pH(KCL): 5–6
56
- Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-25%). Trường hợp khan hiếm
đất rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán cây tế hoặc cây cỏ lào. Tuyệt đối không được
gieo chay, không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phan vô cơ.
2.3. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu
- Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính mắt sàng 4mm,
loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15-20cm. Sau đó phun ẩm và dùng
vải mưa, giấy bóng ủ 4-5 ngày ngoài nắng.
- Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân, nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng.
- Các thành phần kể trên được định lượng (đong bằng thúng, sảo) theo tỷ lệ đã
quy định và trộn đều trước khi đóng bầu.
- Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết
vón.
2.4. Tạo luống, xếp bầu và kỹ thuật đảo bầu
- Trang mặt luống cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ.
- Luống để xếp bầu có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10-20m và cao 15-20cm.
Rãnh luống: 40-50cm.
- Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 26-
280 bầu/m2.
- Từ tháng thứ 3-4 phải tiến hành thăm bầu. Mỗi khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy
bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc. Chỉ tiến hành
đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
3. Xử lí hạt giống
- Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1%
(1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút.
- Vớt ra tiếp tục ngâm trong nước ấm 30-350c trong 5 - 6 giờ.
- Hạt được ủ trong túi vải bông để nơi khô ráo ấm áp, khoảng 2kg/túi và cất giữ nơi
khô ráo.
- Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước lã sạch, ấm 300c cho đến khi hạt nứt nanh
đem gieo (Tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm).
4. Thời vụ gieo: Tháng 11 -12 trồng 3-4. Tháng 2-3 trồng 5-6.
5. Gieo hạt và cấy cây
+ Có thể gieo hạt thẳng vào bầu.
- Tạo 1 lỗ sâu 0,5cm giữa bầu và gieo 1 - 2 hạt nứt nanh, sau đó phủ lớp đất mỏng từ
3 - 5mm.
- Dùng rơm rạ phủ trên mặt luống giữ độ ẩm, tránh nắng.
+ Có thể gieo theo hàng hoặc gieo vãi. Số hạt gieo: 1kg/30 - 40m2.
57
- Sau khi gieo tiến hành phủ hạt. Lớp đất phủ không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ
trên mặt luống. Rơm rạ để phủ cần được khử trùng. Sau khi gieo tiến hành tưới nước đủ
ẩm.
- Dùng cây mầm có chiều dài 2 - 2,5cm, khi cây được 15 - 20 ngày tuổi. Hạt cây
mầm là thời kì cây mầm chóng bén rễ có tỷ lệ sống cao nhất.
- Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt,
gió mùa Đông Bắc. Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều.
- Cây cấy sau khi nhổ cần nhúng luôn vào bát nước để tránh khô rễ mầm. Cấy đến
đâu nhổ đến đấy.
- Loại bỏ những cây xấu. Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, hướng
cây mầm sao cho cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm. Trường hợp rễ cây
mầm quá dài có thể cắt bớt, nhưng tránh gây dập nát.
- Sau khi cấy xong tiến hành che mặt luống (Che phủ 80 - 90% mặt luống).
Nên gieo ươm trong nhà lưới hoặc gieo ươm trên luống có che bằng lưới cản quang là tốt
nhất.
6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
6.1.Chăm sóc cây con
6.1.1. Tưới nước
- Tưới nước giữ độ ẩm đất sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa. Không
được để khô luống.
- Từ thời gian hạt chưa bỏ mũ thường xuyên tưới mỗi ngày ít nhất 1 lần vào buổi
sáng sớm hoặc buổi chiều. Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau đó chỉ tưới khi đất khô.
- Ở giai đoạn sau, tuỳ theo tình hình thời tiết mà ở giai đoạn sau điều tiết lịch tưới
cho phù hợp: cách 10 - 15 ngày tưới 1 lần.
- Trước khi xuất vườn 1 - 2 tháng tuyệt đối không được bón thúc, hạn chế tưới nước
hãm cây.
6.1.2. Cấy dặm
- Sau khi cấy cây 5 - 10 ngày, cây nào chết cần tiến hành cấy dặm ngay.
- Nhổ cỏ phá váng:
- Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 - 15 ngày cần làm cỏ,
kết hợp phá váng 1 lần.
- Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn
đến bộ rễ.
6.1.3. Che bóng
- Xoan Đào là cây ưa sáng, nhưng khi còn nhỏ chịu bóng nhẹ và phát triển nhanh.
- Giai đoạn đầu cần có độ che bóng 30%, sau đó dỡ bỏ dần giàn che.
- Trước khi xuất vườn 1-2 tháng cần dỡ bỏ hoàn toàn.
58
6.1.4. Bón thúc
- Có thể bón thúc bổ trợ để thúc đẩy sinh trưởng của cây con trường hợp cây sinh
trưởng kém ở các thời điểm cây 120 ngày, 180 ngày, 240 ngày. Sau 15 - 20 ngày thúc 1
lần.
- Dùng loại phân hỗn hợp Đạm Amôn - Supe lân và Cloruakali tưới thúc với tỷ lệ
1N:6P:1K. Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện tím lá. 2kg bón cho
1000 bầu chia làm 6 lần (Mỗi lần bón 0,340kg/1000bầu).
- Hoà phân với nồng độ 0,5% (1kg phân/200 lít nước). Tưới dung dịch nước phân
bằng bình hương sen. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã.
- Không tưới thúc vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa nắng. Tốt nhất nên
bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn
6.2. Phòng trừ sâu bệnh
- Nhìn chung cây Xoan Đào trong giai đoạn vườn ươm ít nấm bệnh. Thường có 2
loại sâu hại: Sâu đục nõn và sâu ăn lá cả ở vườn ươm và ngoài rừng trồng.
- Cách phòng trự hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng.
Ngoài ra còn có thể dùng hoá chất thông thường.
II. Kỹ thuật trồng cây Xoan đào
1. Cự li, mật độ trồng
1.1. Trồng hỗn giao với cây bản địa lá rộng: Cự li 3 x 4 m, mật độ: 500 - 600 cây/
ha. 
1.2. Trồng xen chuyên canh (Xoan đào + lát hoa): Cự li: 2,5x2,5m; 3x3m ; 3x4m
tùy mục đích trồng, mật độ 800 - 1600cây/ha. Trong đó có 800 cây Xoan đào và 800 cây lát
hoa. 1 hàng Xoan Đào xen 1 hàng Lát hoa. Đây là mô hình lấy ngắn nuôi dài mà bà con
nên áp dụng. 
2. Thời vụ trồng
- Vụ Xuân: Vụ Xuân từ tháng 2 đến tháng 3 khí hậu trời mùa này mát mẻ cây Xoan
Đào sẽ sinh trưởng và bén rễ rất tốt.
- Vụ Thu : tháng 6 đến tháng 9. Đón đầu mùa mưa vừa tiết kiệm nguồn nước, lại ít
tốn công chăm sóc. Đây cũng được coi là vụ chính trong năm. Cây xoan trồng ở vụ này sẽ
phát triển mạnh và nhanh lớn. Ta có thể làm mô hình nông lâm nghiệp kết hợp. Tận dụng
triệt để được nguồn nước và lượng phân thừa trên canh tác nông nghiệp.
3. Cuốc, lấp hố và kết hợp bón lót
3.1. Đối với nhóm dạng lập địa có cây bụi
 Quy cách cuốc hố: 40 x 40 x 40cm. Khoảng cách các hố trong hàng: 4,0m. Hố bố
trí giữa hàng và so le giữa các hàng theo hình nanh sấu. Khi cuốc hố tách riêng phần đất
tốt, đất xấu. Vun hố hình mui rùa, kết hợp màn nilon phủ. Thời gian cuốc hố phải hoàn
thành trước lúc trồng rừng 3 ngày. 
3.2. Đối với nhóm dạng lập địa có cây bụi và cây gỗ rãi rác
59
Quy cách cuốc hố: 40 x 40 x 40cm. Khoảng cách các hố trong hàng: 3,0 - 4,0m. Hố
bố trí giữa hàng và so le giữa các hàng theo hình nanh sấu. Khi cuốc hố tách riêng phần đất
tốt, đất xấu. Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô
mục lấp phần đáy hố. Vun đất theo hình mui rùa. Bón phân vi sinh tỷ lệ 1kg trên
1gốc. Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng ít nhất là 7 ngày.
3.3. Đối với nhóm dạng lập địa có tre nứa mọc rải rác
Quy cách cuốc hố: 40 x 40 x 40cm. Khoảng cách các hố trong hàng: 3,0m. Hố bố trí
giữa hàng và so le giữa các hàng theo hình nanh sấu. Khi cuốc hố tách riêng phần đất tốt,
đất xấu. Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô mục
lấp phần đáy hố. Vun đất theo hình mui rùa. Bón phân vi sinh tỷ lệ 1kg trên 1 gốc. Thời
gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng 14 tháng. 
4. Trồng cây
- Bố trí trồng cây từ trên đỉnh xuống chân đồi. rồng cây vào những ngày có mưa nhỏ
hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông bắc. Tỉa lá và
cai nước cho cây trước khi đem trồng một ngày. Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu.
Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh làm bầu bị hư hại. 
- Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt
cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín nén chặt đất xung quanh
gốc cây (chú ý nén dất vừa phải để tránh gây vỡ bầu rễ của cây). 
- Tạo rãnh tưới nước , nên làm luống để thuận tiện cho việc tưới nước cho cây.Nếu
nguồn nước hạn hẹp có thể dùng hệ thống tưới nước nhỏ giọt và kết hợp với nilon, sơ dừa,
mùn cưa, tro trấu, lá khô.....xung quanh gốc cây để tạo thành một lớp đệm với tác dụng giữ
lượng nước xung quanh gốc cây
5. Chăm sóc cây sau trồng
Sau khi trồng rừng, cần được chăm sóc và bảo vệ liên tục cho đến khi rừng khép tán,
đặc biệt trong 3 năm đầu.
5.1. Chăm sóc rừng mới trồng
5.1.1. Năm thứ nhất 
Số lần chăm sóc: 2 lần với cây trồng vụ xuân và 1 lần với cây trồng vụ thu. 
- Lần 1 : Tháng 5 - 6. 
- Lần 2 :Tháng 11 - 12. 
Nội dung chăm sóc: 
- Trồng dặm những cây đã chết. 
- Phát dọn toàn bộ dây leo, cây bụi cỏ dại và cây phi mục đích trong rạch trồng cây
với chiều rộng 2 m. 
- Xới đất xung quanh hố với đường kính rộng 40 - 50cm 
- Bảo vệ không cho gia súc phá cây. 
5.1.2. Chăm sóc năm thứ 2
60
Số lần chăm sóc: 2 lần. 
- Lần 1 : tháng 5-6. 
- Lần 2 :11, 12.
Nội dung chăm sóc: 
- Phát dọn toàn bộ dây leo, cỏ dại, cây bụi và cây phi mục đích trogn rạch trồng cây
với chiều rộng 2m.
- Trồng dặm những cây chết.
- Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 50cm, sâu 3-4cm, vun gốc kết hợp bón
thúc vào lần chăm sóc đầu cho công thức trồng Xoan đào với cây phù trợ Keo.
- Tiến hành vệ sinh băng chừa: Phát luỗng dây leo, cây sâu bệnh, sau đó đánh
dấu những cây mục đích cần nuôi dững (bằng sơ hoặc buộc dây mầu).
5.1.3. Năm thứ 3
Số lần chăm sóc: 2 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa. Nội dung chăm sóc:
- Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây. Nơi nào cây tái sinh ở băng
chừa lấn át chèn ép cây trồng thì phải chặt thấp xuống hoặc loại bỏ.
- Xới đất xung quanh gốc rộng 60cm, sâu 3-4cm, vun gốc.
- Trồng dặm những cây chết
- Bảo vệ không để gia súc phá hoại rừng
5.4.1. Năm thứ 4
- Phát luỗng dây leo, loại bỏ cây sâu bệnh, cây bụi, cây tái sinh phi mục đích chèn
ép cây trồng và cây mục đích trên toàn bộ lô trồng rừng. 
- Những khoảng trồng không có cây mục đích, cần giữ lại cây tái sinh, cây bụi thảm
tươi để phòng hộ. 
5.2. Chăm sóc rừng non
- Khi cây trồng phát triển đạt chiều cao 3 - 5m: Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ
không để cháy rừng. Khi cây chưa lớn vượt khỏi tầng thực bì, rất dễ bị cháy khi lửa rừng
xảy ra.
- Những nơi có thực bì rậm rạp, cần phát luỗng thực bì dọn ra khỏi rừng để tránh
khỏi rừng để tránh vật liệu dễ cháy. Làm trước mùa hanh khô. 
- Điều chỉnh khoảng không dinh dưỡng: Khi cây trồng bị cây bụi hoặc cây tái sinh
phi mục đích chèn ép cần tiến hành phát loại bỏ những cây chèn ép. 
- Tỉa cành những cành khô, những cành thấp không có khả năng quang hợp. 
- Khi cây rừng chuẩn bị khép tán vào năm thứ 4 - 5 :Trường hợp mật độ đủ, cần
chặtbỏ những cây ngoại hình kém: Những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, nhiều thân,
còi cọc, tán lệch cây mọc trội chèn ép nhiều cây có triển vọng xung quanh. 
- Tỉa cành cho Xoan Đào, chặt dần cây phù trợ. Trước khi tiến hành chặt bỏ, cần
kiểm tra mật độ và bài cây do người có trình độ chuyên môn thực hiện.
61
5.3. Chăm sóc rừng sào
- Khi cây ở tuổi 8 - 10 năm nhu cầu ánh sáng của cây Xoan Đào cao cần phát luỗng
cây bụi, cây chèn và loại bỏ những cây có hình thái xấu: Cây cong queo, sâu bệnh, cụt
ngọn. Những cây bị chèn không có triển vọng, cây tán lệch, nhiều thân, cây đột biến (cây
trội) cành to và góc cành to chèn ép nhiều cây có triển vọng khác.
6. Nghiệm thu rừng trồng
6.1. Ngay sau khi trồng rừng nhằm mục đích
- Đánh giá nghiệm thu diện tích rừng trồng so với diện tích thi công: phải đúng và
đủ theo đúng thiết kế.
- Đánh giá chất lượng cây con đem trồng theo tiêu chuẩn của dự án: Phải đúng theo
biên bản xuất vườn. Trường hợp không đúng, các chủ vườn ươm chịu trách nhiệm.
- Đánh giá kỹ thuật trồng cây: Phát băng, cuốc hố, trồng cây. Trường hơp thi công
không đúng quy trình dẫn đến cây con bị chết, các chủ rừng phải chịu trách nhiệm.
- Cự ly và mật độ trồng.
- Tỷ lệ sống phải đạt từ 85%
6.2. Nghiệm thu chăm sóc rừng hàng năm theo định kì của dự án quy định
- Đánh giá việc thực hiện chăm sóc rừng mới trồng theo thời điểm, kỹ thuật và diện
tích.
- Bón phân: Chủng loại, thời điểm, liều lượng và kỹ thuật bón phân.
- Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn về sinh trưởng hiện có.
- Các biện pháp phòng chống cháy rừng, bảo vệ gia súc và người phá hoại
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường Đại học lâm nghiệp Hà Nội: Trồng rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội
1997.
2. Trường Đại học lâm nghiệp Hà Nội: Điều tra rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội
1997.
3. Bộ lâm nghiệp: Cây rừng. Trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp 4.
4. Trường Đại học lâm nghiệp: Lựa chọn loài cây trồng trên cơ sở yêu cầu của cộng
đồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1996.
5. Cây gỗ rừng Việt Nam – Viện điều tra quy hoạch rừng – Bộ lâm nghiệp –
NXBNN, 1983.
6. Cây Keo tai tượng – Bộ lâm nghiệp – 1990.
7. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng – Vụ khoa học công nghệ - Bộ lâm nghiệp –
NXBNN – 1990.
8. Bạch đàn trong trồng rừng – NXBNN -1990.
9. Bệnh hại thông – Nguyễn Sĩ Giao – NXBNN -1982.
10. Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh các loài thông, bạch đàn, bồ đề, keo lá
to để cung cấp nguyên liệu giấy – Bộ lâm nghiệp – 1987.
63
64

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_trong_mot_so_loai_lam_nghiep.pdf